K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
24 tháng 4

- Trong tiếng Việt có thành ngữ “niêu cơm Thạch Sanh: niêu cơm ăn mãi không hết, vật thần kỳ, lạ thường.

- Những thành ngữ cũng được hình thành từ nội dung của các truyện kể: đẽo cày giữa đường, đàn gảy tai trâu, ở hiền gặp lành, hiền như bụt, đẹp như tiên… 

23 tháng 4

Giải thích ý nghĩa của những từ in đậm:

a. Nhắm mắt xuôi tay: lìa đời, chết đi, về cõi vĩnh hằng.

b. Mái nhà tranh, đồng lúa chín: hình ảnh quen thuộc của làng quê Việt Nam.

c. Áo cơm cửa nhà: cuộc sống chân chất, giản đơn, giản dị của con người Việt Nam.

Tìm từ ngữ có nghĩa tương đồng để thay thế cho những từ ngữ in đậm trong các trường hợp sau:a. Một hôm có người hàng rượu tên là Lý Thông đi qua đó, nghỉ ở gốc đa. Thấy Thạch Sanh gánh về một gánh củi lớn, hắn nghĩ bụng: “Người này khoẻ như voi. Nếu nó về ở cùng ta thì lợi bao nhiêu”. Lý Thông lân la gợi chuyện rồi gạ cùng Thạch Sanh kết nghĩa anh em.b. Còn Lý Thông hí hửng đem thủ cấp của con...
Đọc tiếp

Tìm từ ngữ có nghĩa tương đồng để thay thế cho những từ ngữ in đậm trong các trường hợp sau:

a. Một hôm có người hàng rượu tên là Lý Thông đi qua đó, nghỉ ở gốc đa. Thấy Thạch Sanh gánh về một gánh củi lớn, hắn nghĩ bụng: “Người này khoẻ như voi. Nếu nó về ở cùng ta thì lợi bao nhiêu”. Lý Thông lân la gợi chuyện rồi gạ cùng Thạch Sanh kết nghĩa anh em.

b. Còn Lý Thông hí hửng đem thủ cấp của con yêu quái vào kinh đô nộp cho nhà vua.

c. Đến cuối hang, chàng thấy có một chiếc cũi sắt. Một chàng trai khôi ngô tuấn tú bị nhốt trong đó, chàng trai đó chính là Thái tử con vua Thuỷ Tề.

d. Về phần nàng công chúa bất hạnh, từ khi được cứu thoát đưa về cung thì bị câm. Suốt ngày nàng chẳng nói, chẳng cười, mặt buồn rười rượi.

1
HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
24 tháng 4

Những từ có nghĩa tương đồng để thay thế cho các từ ngữ in đậm trong các trường hợp đã cho là:

a. - khỏe như voi: khỏe như vâm.

    - lân la: mon men

    - gạ: gạ gẫm.

b. hí hửng: tí tởn

c. khôi ngô tuấn tú: sáng sủa, thông minh

d. - bất hạnh: không may mắn

    - buồn rười rượi: buồn phiền

Khi gặp một từ ngữ mới trong văn bản, trước khi dùng từ điển để tra cứu, cũng có thể dựa vào những từ ngữ xung quanh để suy đoán nghĩa của nó. Chẳng hạn, khi đọc câu: “Cô chị rất khéo léo, còn cô em thì rất hậu đậu.” Có thể có người không biết hậu đậu nghĩa là gì, nhưng khéo léo thì nhiều người biết. Nhờ biết nghĩa của khéo léo và sự xuất hiện trong câu có ý đối lập hậu đậu với khéo léo,...
Đọc tiếp

Khi gặp một từ ngữ mới trong văn bản, trước khi dùng từ điển để tra cứu, cũng có thể dựa vào những từ ngữ xung quanh để suy đoán nghĩa của nó. Chẳng hạn, khi đọc câu: “Cô chị rất khéo léo, còn cô em thì rất hậu đậu.” Có thể có người không biết hậu đậu nghĩa là gì, nhưng khéo léo thì nhiều người biết. Nhờ biết nghĩa của khéo léo và sự xuất hiện trong câu có ý đối lập hậu đậu với khéo léo, có thể suy đoán được hậu đậu là không khéo léo, nghĩa là vụng về.

Đọc những đoạn trích sau, vận dụng phương pháp đã được hướng dẫn để suy đoán nghĩa của các từ ngữ in đậm. Lí giải cách suy đoán của em để biết được nghĩa của các từ ngữ đó.

a. Thạch Sanh đã xả xác nó ra làm hai mảnh. Trăn tinh hiện nguyên hình là một con trăn khổng lồ và để lại bên mình một bộ cung tên bằng vàng.

b. Hồn trăn tinh và đại bàng lang thang, một hôm gặp nhau bàn cách báo thù Thạch Sanh. Chúng vào kho của nhà vua ăn trộm của cải mang tới quẳng ở gốc đa để vu vạ cho Thạch Sanh. Thạch Sanh bị bắt hạ ngục.

c. Mọi người bấy giờ mới hiểu ra tất cả sự thật. Vua sai bắt giam hai mẹ con Lý Thông lại giao cho Thạch Sanh xét xử. Chàng rộng lượng tha thứ cho chúng về quê làm ăn.

d. Thạch Sanh xin nhà vua đừng động binh. Chàng một mình cầm cây đàn ra trước quân giặc. Tiếng đàn của chàng vừa cất lên thì quân sĩ của mười tám nước bủn rủn tay chân, không còn nghĩ gì được tới chuyện đánh nhau nữa.

1
HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
23 tháng 4

Vận dụng phương pháp đã được hướng dẫn để suy đoán nghĩa của các từ ngữ in đậm:

a. Hiện nguyên hình: bộ mặt thật, hình hài vốn có.

b. Vu vạ: làm ra chuyện xấu xa rồi đổ oan cho người khác.

c. Rộng lượng: cảm thông, dễ tha thứ với người có sai lầm, lầm lỡ

d. Bủn rủn: cử động không nổi nữa, chân tay rã rời

23 tháng 4

Em đang sống ở thời điểm hiện đại, khi sắt thép xi măng đã dần thay thế cho tre. Nhưng không vì thế mà tre mất đi vị thế của mình:

- Tre vẫn xuất hiện trên phù hiệu ở ngực thiếu nhi, qua hình ảnh “măng mọc"

- Trên đường làng, tre vẫn xanh và tỏa bóng mát cùng những cơn gió hiền hòa cho thôn xóm.

- Tre vẫn mang khúc nhạc tâm tình đong đưa theo gió, reo vui với muôn loài.

- Tre chiếm một vị thế quan trọng trong quần thể Lăng Chủ tịch như thể canh giác, che chở cho giấc ngủ của Bác.

- Cây tre với những phẩm chất quý báu của nó lưu giữ những giá trị lịch sử, văn hoá, là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam nên cho dù xã hội phát triển thế nào thì tre luôn còn mãi với các thế hệ Việt Nam hôm nay và mai sau.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
23 tháng 4

Nghĩa của các từ đã cho:

Gia tiên: Gia trong nghĩa gia đình, còn tiên là tổ tiên. Gia tiên là thế hệ đầu tiên khai sinh ra dòng họ, gia tộc.

Gia truyền: Gia là nhà, truyền là để lại. Gia truyền là truyền đời nọ sang đời kia trong gia đình. 

Gia cảnh: Gia là nhà, cảnh là cảnh ngộ, hoàn cảnh. Gia cảnh là hoàn cảnh khó khăn của gia đình.

Gia sản: Gia là nhà, sản là tài sản. Gia sản là tài sản của gia đình.

Gia súc: Gia là nhà, súc là các loài động vật như dê, cừu, trâu, bò, lợn, thỏ... Gia súc là một hoặc nhiều loài động vật có vú đã được con người thuần hóa, nuôi với mục đích sản xuất ra hàng hóa

23 tháng 4

- “Nước Việt Nam xanh muôn ngàn cây lá khác nhau. Cây nào cũng đẹp, cây nào cũng quý, nhưng thân thuộc nhất vẫn là tre nứa".

- Cũng bởi vậy mà tre có mặt ở khắp mọi nơi: “Tre Đồng Nai, nứa Việt Bắc, tre ngút ngàn Điện Biên Phủ, lũy tre thân mật làng tôi,... đâu đâu ta cũng có nứa tre làm bạn".

=> Việt Nam có nhiều loại cây nhưng có lẽ gắn bó sâu sắc nhất với người nông dân vẫn là cây tre hiền hòa.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
23 tháng 4

     Nguyễn Ngọc Mạnh là người dũng sĩ trong đời thực để lại ấn tượng sâu đậm trong em. Anh chỉ là một người bình thường như bao chúng ta chứ không có phép thuật phi thường nào cả. Vậy mà khi chứng kiến hình ảnh em bé đang lơ lửng trên ban công, anh đã không ngại hiểm nguy, không kịp suy nghĩ mà lao lên nơi nhà xe bằng mái tôn bất chấp nguy hiểm. Trong phút giây nghìn cân treo sợi tóc, tinh thần, lòng trắc ẩn đã đánh thức bản năng anh hùng trong một con người bình thường. Và chính anh đã cứu sống em bé, cứu sống niềm tin trong tất cả chúng ta và giúp mọi người hiểu hơn về anh hùng đời thường.

23 tháng 4

Tác giả khẳng định “Cây tre mang những đức tính của người hiền là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam” vì vẻ đẹp mộc mạc, giản dị của cây tre Việt Nam, sự gắn bó với thế hệ người Việt Nam từ khi kháng chiến đến hòa bình chính là sự kiên cường, bất khuất, gan dạ. Đó cũng chính là tính cách, nét đẹp cao quý của người dân Việt Nam, dân tộc Việt Nam. 

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
23 tháng 4

Bản của Anh Động (và nhân dân một số vùng Nam Bộ) kể: “Lý Thông được tha nhưng y về dọc đường mưa to, sấm sét đánh tan thây ra từng mảnh, mỗi mảnh hoá thành một con ễnh ương. Cho nên bây giờ mỗi khi có mưa to sấm sét, ễnh ương sợ, kêu lên những tiếng man dã...”. Kết thúc truyện trong bản này là một kết cục đáng sợ, thích đáng hơn mà những kẻ ăn ở xấu xa gian ác nhận phải. Xét về phương diện giáo dục, kết thúc này có thể có tính răn dạy cao hơn.