K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 4

Chuyển đổi số làm tăng nhu cầu nhân lực công nghệ thông tin của những nghề sau: kĩ sư điện toán đám mây, kĩ sư oT, kĩ sư trí tuệ nhân tạo.

29 tháng 4

Một số nghề trong ngành công nghiệp phần mềm mà không phải lập trình như: Kiểm thử viên, người quản lí kiểm thử, nhà thiết kế giao diện người dùng, nhà thiết kế trải nghiệm người dùng

29 tháng 4

Nếu chọn nghề trong ngành công nghệ thông tin, em sẽ hướng đến nghề kiểm thử viên, là người chạy thử phần mềm để xác nhận rằng phần mềm đáp ứng đúng các yêu cầu của thiết kế, xây dựng và vận hành. Vì đây là công việc không cần đến kiến thức lập trình.

29 tháng 4

Một số sản phẩn truyền thông đa phương tiện như: truyền hình, báo điện tử, trang tin, quảng cáo, kĩ xảo điện ảnh, hoạt hình, trò chơi…`

Chủ đề tin học sau đã góp phần phát triển năng lực để trong tương lai e có thể làm ra các sản phẩm ấy như:

Chủ đề F. Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính. Tạo trang web.

29 tháng 4

Theo em, sản phẩm của nghành Công nghiệp phần mềm gồm có: kiểm thử viên, quản lí kiểm thử.

Để làm việc trong nghành này không bắt buộc phải biết lập trình.

29 tháng 4

Nội dung

Quản trị mạng

Quản trị hệ thống

 

Nhiệm vụ

Đảm bảo hệ thống mạng máy tính luôn thôn suốt và an toàn.

Đảm bảo an ninh hệ thống, bảo mật thông tin

Công việc chính

- Quản lí thiết bị mạng, vận hành mạng, thiết lập mạng theo yêu cầu công việc.

- Bảo vệ mạng trước các nguy cơ bị tấn công, truy cập mạng bất hợp pháp.

- Khắc phục sự cố mạng.

- Phân tích và xác định nhu cầu về hệ thống thông tin, lập kế hoạch chiến lược để đảm bảo an toàn thông tin.

- Cài đặt phần cứng và phần mềm cho hệ thống mạng.

- Nâng cấp, sửa chữa duy trì hệ thống mạng hoạt động hiệu quả.

- Hướng dẫn người sử dụng sử dụng đúng cách.

- Giải quyết vấn đề do người dùng hoặc hệ thống giám sát cảnh báo.

Kiến thức cần có:

- Phần cứng máy tính, các loại thiết bị mạng, hệ thống mạng, giao thức mạng, dịch vụ mạng, an toàn an ninh mạng.

- Hệ thống thông tin, các   nền tảng ứng dụng, hệ thống mạng, an toàn thông tin.

29 tháng 4

Anh giúp em ạ 

https://hoc24.vn/cau-hoi/ket-qua-y-nghia-cua-cai-cach-ho-quy-ly-bai-hoc-rut-ra-tu-cuoc-cai-cach.8986145517693

29 tháng 4

An toàn thông tin (Information Security) là bảo vệ thông tin số trong các hệ thống thông tin trước các rủi ro thường xảy ra hay nguy cơ tiềm ẩn bao gồm: các hành động bất hợp pháp về truy cập và sử dụng dữ liệu; đánh cắp, phá huỷ dữ liệu của cá nhân hay tổ chức. Bảo đảm an toàn thông tin có nghĩa là bảo đảm rằng hệ thống thông tin luôn sẵn sàng và tin cậy, cung cấp thông tin tới đúng đối tượng, không để lộ, mất thông tin. Bảo đảm an toàn thông tin bao gồm nhiệm vụ bảo mật hệ thống thông tin.

Kĩ sư an toàn thông tin là người xây dựng và duy trì các giải pháp an toàn dữ liệu, bảo mật thông tin và khôi phục hệ thống khi sự cố an toàn xảy ra.

Một số công việc chính của kĩ sư an toàn thông tin gồm:

– Thiết lập và hướng dẫn các quy định an toàn thông tin cho người dùng.

– Sử dụng các công cụ theo dõi, báo động khi có tín hiệu đáng ngờ.

– Cập nhật và nâng cấp giải pháp an toàn thông tin cho phủ hợp thực tế.

− Lập và triển khai thực hiện kế hoạch xử lí sự cố an toàn thông tin.

– Sửa chữa những lỗ hổng an toàn thông tin.

– Tư vấn an toàn thông tin cho bộ phận phát triển phần cứng, phần mềm.

29 tháng 4

Quản trị mạng là đảm bảo hệ thống mạng máy tính luôn thông suốt và hoạt động an toàn. Công việc của kĩ sư quản trị mạng bao gồm:

– Quản lí các thiết bị mạng, vận hành mạng, thiết lập mạng theo yêu cầu công việc, cấu hình và điều chỉnh hiệu năng mạng.

– Bảo vệ mạng trước các nguy cơ: bị tấn công, truy cập mạng bất hợp pháp.

– Khắc phục sự cố mạng.

Để trở thành kĩ sư quản trị mạng cần có kiến thức về: phần cứng máy tính; các loại thiết bị mạng; hệ thống mạng; một số giao thức mạng và các dịch vụ mạng phổ biến; an toàn an ninh mạng. Kĩ sư quản trị mạng cần có kĩ năng khắc phục các lỗi thường gặp trong vận hành hệ thống mạng. Những tố chất cá nhân phù hợp với người làm nghề này là khả năng tập trung cao độ, tỉ mỉ trong công việc, linh hoạt trong xử lí tình huống.

Nhiều trường cơ sở giáo dục và đào tạo có ngành đào tạo “Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu”. Ngành này trang bị những kiến thức và kĩ năng cần có của kĩ sư quản trị mạng.

29 tháng 4

Kĩ thuật viên công nghệ thông tin làm những việc sau:

- Khắc phục  lỗi, sửa máy tính cho khách hàng.

- Tư vấn cho khách hàng mua máy tính hay khách muốn nâng cấp phần cứng phần mềm.

- Lắp đặt phần cứng, kết nối mạng, thiết lập nội dung số cho khách hàng.

- Quản lí máy tính, thiết bị mạng, hướng dẫn sư dụng thiết bị số và phần mềm mới, lên kế hoạch cho việc nâng cấp bảo trì.

29 tháng 4

Nếu chọn nhóm nghề quản trị, em sẽ quản trị và bảo trì hệ thống. Vì nếu quản trị mạng là phải có tố chất có khả năng tập trung cao độ, tỉ mỉ trong công việc, linh hoạt trong xử lí tình huống. Đó là điều không phải ai cũng có được.