K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 11 2017

Quê hương tôi ngoài bãi đá bờ đê dòng sông bên lở bên bùi thì còn có cánh đồng lúa là thắng cảnh đẹp. Có thể nó không được thế giới cũng như nhà nước công nhận nhưng nó luôn là cảnh tượng đẹp nhất trong lòng tôi. Còn gì đẹp hơn khi nhìn thấy những cánh đồng lúa rộng thẳng cánh cò bay, một nét đẹp của cội nguồn dân tộc mà mỗi chúng ta nên tìm về để chiêm ngưỡng cũng như gìn giữ nó. Một nét đẹp giản dị mộc mạc mang màu xanh của hòa bình.

Cánh đồng lúa quê tôi mang một màu xanh hòa bình êm dịu bất cứ ai cũng yêu mến khi ngắm nhìn nó. Một hình ảnh quá đỗi quen thuộc của làng quê khiến cho những ai sinh ra ở đây thì sẽ không thể quên được nó. Cánh đồng lúa quê tôi được chia thành những ô nhỏ, những bờ ruộng vuông vắn với bờ cao được những người nông dân đắp cao để ngăn không cho nước chảy ra khỏi ruộng. Những cây lúa cứ thế không lo hết nước sinh trưởng và phát triển tốt.

Khi cây lúa mới được trồng lên ngọn của nó nhỏ nhắn thân mền trước gió, nếu gió to có thể gẫy cây bất cứ lúc nào. Những cây lúa non ấy chỉ khi qua mấy tuần nó sẽ cứng chân lên, xanh tốt và đẹp đẽ. Cái màu xanh non của lúa mới trông thật dễ mến làm sao. Cả đồng lúa mơn man một màu xanh nhẹ nhàng như thế, một màu xanh dịu dàng nhưng không kém phần tinh tế. Có những lúc cơn gió kia vội vàng thổi làm cho đồng lúa như múa reo vì những lá lúa non đua nhau phấp phới như múa như reo hay chính là nó đang vung vẫy nổi dậy để lớn lên?

Khi cây lúa lớn hơn những cây khác mọc lên thành khóm lúa, những khóm lúa có màu xanh đậm hơn, cứng cáp hơn dày dặn hơn. Thân vẫn không thiếu đi độ mềm dẻo khi có những cơn bão trở về từng khóm lúa bám chặt vào đất mặc cho sức gió lúa vẫn phát triển lớn lên. Khi cơn bão qua đi thì cánh đồng lúa không còn thẳng một màu được nữa vì cũng có những cây lúa đã đổ xuống. thế nhưng nó không chết đi mà nó vẫn gượng dậy và phát triển cho ra những hạt thóc vàng mùa bội thu. Cũng có những cây lúa nghiêng ngả đã vững vàng trước sóng gió đứng thẳng được dậy. Thời này là nơi đẹp nhất người ta gọi nó là thời con gái, những hạt thóc đang ấp ủ bên trong những thân lúa, cái món mà lũ trẻ trâu chúng tôi thường hay ăn, mùi của nó thơm thơm, vị của nó ngọt ngào, ngọt cái ngọt riêng của thóc lúa mà không có cái nào giống được. Dân làng tôi gọi nó là đòng đòng, những nhánh đòng đòng dấu mình bên trong thân lúa giống như những cô gái thẹn thùng nép nép ngượng ngùng. Không chỉ thế gọi nó là thời con gái vì lúc này lúa dẻo dai nhất đẹp nhất, nhìn cả cánh đồng với màu xanh đậm ai cũng sẽ chạnh lòng nghĩ về một thời tuổi thơ trên cánh đồng xanh mượt này.

Còn khi đồng lúa có màu vàng đòng nghĩa là lúa đã đến mùa gặt, những bông lúa nặng trĩu trên tay vàng chói như những bông vàng, hạt châu báu của dân làng tôi. Cả đồng lúa tràn ngập sắc vàng, có chỗ vàng tươi, có chỗ lại vãng sẫm, có chỗ vàng xen lẫn xanh. Khi những cơn gió ùa về như nổi nhớ cả cánh đồng rì rào uốn lượn như từng lớp sóng đầy nhau về phía bờ. Thân lúa lúc này vững chải, người ta không thể lấy tay nhổ được nữa mà phải lấy liềm cắt. những bó lúa được xếp thành những lượm lúa nhỏ tuyệt đẹp. Lúa chín đều vui vẻ một mùa bội thu cho nhân dân. Nó giống như hạt ngọc của quê tôi vậy

Tôi rất yêu cánh đồng quê hương, nó không chỉ là chỗ để nhân dân tăng gia sản xuất mà nó còn là cánh đồng lúa xanh mướt, là cánh đồng tuổi thơ, cánh đồng kỉ niệm của cá nhân tôi cũng như của những người sinh ra trên quê hương cánh đồng lúa. Càng ngày tôi càng nhận thấy vẻ đẹp của nó và tôi biết nó đã chiếm một phần nào đó trong tái tim tôi.

14 tháng 11 2017

Nhà em ở cạnh cánh đồng lúa, mỗi sáng mai thức dậy em đều thấy cánh đồng lúa đang vươn mình đón lấy những tia nắng đầu tiên của ngày mới. Cánh đồng lúa ở quê em rộng mênh mông, trải dài đến khắp nơi.

Mẹ em bảo ngày xưa bố chọn mảnh đất sát cánh đồng lúa vì có không khí trong lành, tốt cho sức khỏe, làm mùa thì cũng thuận tiện cho việc đi lại, cày cuốc. Cánh đồng lúa quê em khi lúa đang thì con gái thì có màu xanh mượt mà, óng ả. Một màu xanh khi có mặt trời chiếu vào thật đẹp. Lúc đồng lúa đã bắt đầu trổ bông, từng hạt nặng kéo cong cả thân lúa. Khi lúa bắt đầu ngả màu vàng, chín đều thì trông cánh đồng lúa tựa như một bức tranh được dát vàng, đẹp đến lạ kỳ.

ta-canh-dong-que-em

Khung cảnh tấp nập khi mọi người thu hoạch lúa thật vui tươi, phấn khởi, ai ai cũng hào hứng vì lúa năm nay được mùa.

Ở giữa cánh đồng lúa có một con đường lớn để dẫn ra đường quốc lộ, vì vậy ở đây luôn tấp nập người qua lại. Cánh đồng lúa sáng mai và lúc chiều tà hoàn toàn khác nhau. Buổi sáng, lúa như uống cạn từng giọt sương cuối cùng còn đọng lại trên lá. Vươn lên thật tươi tốt, ngọt lành. Còn khi về chiều, lúa nhẹ nhàng, khẽ khàng lay động theo từng tiếng gió. Nắng chiều vương trên những thân cây lúa tạo nên màu sắc riêng biệt.

Trên cánh đồng lúa, thi thoảng từng chú châu chấu, cào cào thi nhau xem ai nhảy nhanh và xa hơn ai. Xa xa thấp thoáng những đàn trâu thung thăng gặm cỏ, chốc chốc lại ngẩng đầu lên lắng nghe tiếng sáo diều bay trên cao. Đám trẻ con chúng em nằm dài trên vạt cỏ mềm, ngửa mặt lên trời và nhìn từng chú chim đang chao liệng.

Cánh đồng lúa gắn với tuổi thơ của em, gắn với những buổi trưa hè đám con nít kéo nhau ra đồng hái lúa nếp về rang lên và ăn ngon lành. Nhớ nhừng chiều cưỡi trên lưng trâu, ngắm mặt trời lặn.

Cánh đồng lúa cho đến sau này em vẫn nhớ mãi không quên. Vì nó thanh bình và êm ả.

14 tháng 11 2017

Xuân Quỳnh là một nữ nhà thơ nổi tiếng với những vần thơ giàu xúc cảm trong tình yêu. Nhưng khi viết về tình cảm gia đình, thơ Xuân Quỳnh lại rất nhẹ nhàng, lắng đọng, khơi gợi cho ta bao cảm xúc. “Tiếng gà trưa” là một bài thơ đặc sắc của Xuân Quỳnh được viết năm 1968 với những hình ảnh bình dị mà gần gũi nhưng thấm đượm tình bà cháu.

“Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
“Cục… cục tác cục ta”
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ”

Bài thơ mở đầu bằng những vần thơ tự nhiên mà bình dị, thủ thỉ như kể về một câu chuyện hết sức bình thường. Người chiến sĩ trên đường hành quân mệt mỏi được dừng chân bên một xóm nhỏ, anh nghe tiếng gà gáy trưa để rồi nững cảm xúc tuổi thơ chợt ùa về. Ơ đây, điệp tử “nghe” như mở rộng về chiều sâu cảm xúc của nhân vật. Mỗi lần từ “nghe” lặp lại, âm thanh của tiếng gà như lan tỏa thêm. Đầu tiên là sự tháy đổi của ngoại cảnh “nghe xao động nắng trưa”, tiếp đến là sự thay đổi của cảm giác “nghe bàn chân đỡ mỏi” để rồi cuối cùng là sự thấm sâu vào tâm hồn “nghe gọi về tuổi thơ”. Điêp từ “nghe” cùng ẩn dụ chuyển đổi cảm xúc đã diễn tả tình tế sự thay đổi cảm xúc của nhan vật trữ tình. Tiếng gà là âm thanh của thực tại, nhưng nó lại vọng về được tận kí ức, đánh thức những xúc cảm luôn giấu kín mà tưởng như con người  đã quên.

Tiếp theo, theo những hồi tưởng, kỉ niệm dần ùa về

Tiếng gà trưa
Ổ rơm hồng những trứng
Này con gà mái mơ
Khắp mình hoa đốm trắng
Này con gà mái vàng
Lông óng như màu nắng
Những kỉ niệm tuổi thơ thật bình dị khiến cho nhân vật như trải qua những cảm xúc tuôi thơ trong sáng. Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng, ổ rơm hồng những trứng dường như luôn thương trực trong tâm trí của anh. Nối tiếp những hình ảnh gần gũi của tuổi thơ này, người bà hiện ra trong khổ thơ tiếp theo:

Tiếng gà trưa
Có tiếng bà vẫn mắng
– Gà đẻ mà mày nhìn
Rồi sau này lang mặt!
Cháu về lấy gương soi
Lòng dại thơ lo lắng
Có bóng dáng thân thuộc của bà:
Tiếng gà trưa
Tay bà khum soi trứng
Dành từng quả chắt chiu
Cho con gà mái ấp

Tiếng gà trưa gợi bao kỉ niệm đẹp thời thơ ấu được sống trong tình yêu thương của người bà. Tiếng bà mắng, tay bà khum soi trứng, bóng dáng thân thuộc của bà, tất cả những hình ảnh sống lại cho ta thấy sự tần tảo, chắt chiu luôn chăm lo cho cháu của người bà.

14 tháng 11 2017

cxúc của nhà thơ đc khơi gợi khi tgiả nghe thấy tiếng gà kêu ở trog một xóm nhỏ trên đường hành quân vào buổi trưa nắng nóng

15 tháng 11 2017

Với cuộc đời mỗi người, quãng đời học sinh là tuyệt vời, trong sáng và đẹp đẽ nhất. Quãng thời gian quý báu ấy của chúng ta gắn bó với biết bao ngôi trường yêu dấu. Có người yêu ngôi trường tiểu học, có người lại nhớ mái trường mầm non. Nhưng với tôi, hơn tất cả, tôi yêu nhất mái trường cấp hai - nơi tôi đang học - đơn giản bởi chính nơi đây tôi đã và đang lưu giữ được nhiều cảm xúc thiêng liêng nhất.

Ngôi trường của tôi là một ngôi trường mới, khang trang và đẹp đẽ với những dãy nhà cao tầng được sơn màu vàng, được lợp mái tôn đỏ tươi. Từng phòng học lúc nào cũng vang lên lời giảng bài ân cần của thầy cô, tiếng phát biểu dõng dạc hay tiếng cười nói hồn nhiên, vô tư, trong sáng của những bạn học sinh. Sân trường rộng rãi, thoáng mát nhờ những hàng cây xanh tươi xào xạc lá và những cơn gió nhè nhẹ. Đây thật là nơi lí tưởng chúng tôi chơi đùa.
 
Tôi yêu lắm sân trường này. Mỗi khoảng đất, mỗi chiếc ghế đá đều in dấu những kỉ niệm của tôi về những lần đi học hay chơi đùa cùng bạn bè hay cũng có thể là những buổi dọn vệ sinh vất vả mà vui không kể xiết. Cây vẫn đứng đó, lá vẫn reo vui như ngày tôi vào lớp sáu, ngỡ ngàng nhìn khoảng sân đẹp đẽ - thứ tài sản quý báu mà bắt đầu từ ngày ấy tôi cũng được "chia phần"!. Vâng, mọi thứ vẫn vẹn nguyện chỉ có chúng tôi là đang lớn lên. Thấm thoát hơn một năm đã trôi qua, giờ tôi đã là học sinh lớp bảy. Thời gian ơi, xin hãy ngừng trôi để tôi mãi là cô học sinh trung học cơ sở để tôi được sống mãi dưới mái trường này!
 
Và nơi đây cũng lưu giữ bao kỉ niệm đẹp đẽ về những người thầy cô, những đứa bạn bè mà tôi yêu quý. Thầy cô của tôi luôn dịu dàng mà nghiêm khắc, hết lòng truyền lại cho tôi bao bài học quý giá. Với tôi, thầy cô như những người cha, người mẹ thứ hai dạy dỗ chúng tôi thành người. Những người bạn lại là những người đồng hành tuyệt vời luôn sát cánh bên tôi trên con đường học tập. Tất cả là những người anh, người chị, người em thân thiết và gắn bó với nhau trong một đại gia đình rộng lớn. Mỗi khi buồn bã hay thất vọng, chỉ cần nghĩ tới ánh mắt trìu mến của thầy cô, nụ cười hồn nhiên của bạn bè, tôi lại thấy lòng như ấm áp hơn. Và tôi hiểu rằng, tuy không nói ra nhưng các bạn của tôi mọi người cũng cùng chung suy nghĩ ấy.
 
Ngôi trường còn ghi dấu không thể nào phai trong tôi vì những ngày kỉ niệm tưng bừng, rộn rã ; những buổi liên hoan vui vẻ, ồn ào. Ngày khai trường, tết Trung thu, ngày hai mươi tháng mười một... những ngày tháng tuyệt vời lần lượt trôi đi để lại trong tôi bao nuôi tiếc về hôm qua và hi vọng về những ngày phía trước. Tôi bỗng cảm thấy lòng buồn man mác. Chỉ còn hai năm nữa là tôi sẽ phải rời xa mái trường này. Tôi sẽ lại học ở những ngôi trường mới, có những thầy cô bạn bè mới... liệu những tháng ngày đẹp đẽ có được kéo dài lâu?
 
Có nhạc sĩ nào đã viết: “Tuổi thơ như áng mây, rồi sẽ mãi bay về cuối trời. Thời gian xoá những kỉ niệm dấu yêu”. Vậy thì tôi mong có thể gửi lòng mình vào nơi cuối trời ấy để mãi được sống bên mái trường cấp hai thân yêu của mình.
 
Thời gian trôi đi, tuổi thơ trôi đi như những làn sóng dập dềnh ra khơi không thể trở lại. Nhưng có một thứ mãi ở lại cùng tôi, đó chính là hình bóng mái trường cấp hai yêu dấu.

1 tháng 4 2018

Nhớ ngày còn bé khi ta lần đầu tiên cắp sách tới trường. Đối với ta lúc đó mái trường mới xa lạ, bí ẩn làm sao. Mọi thứ đều lạ lẫm, tất cả đều phải thay đổi. Ta đã được vào một thế giới mới, ta phải tự bước trên chính đôi chân nhỏ bé của mình. Nhưng sát cánh bên ta sẽ là bạn bè dìu dắt, dẫn đường chỉ lối cho ta là thầy có. Mái trường sẽ mở ra và tiếp nhận ta, chăm sóc và yêu thương ta không kém gì gia đình. Thời gian trôi qua để lại trong ta biết bao kỉ niệm. Giờ đây ta đã có kỉ niệm về mái trường; mọi thứ thật gần gũi, thân thiết và làm cho ta cảm thấy hạnh phúc. Mái trường đã cho ta quá nhiều, những thứ ấy ta đều phải nhớ, phải trân trọng, coi nó như thứ quý giá. Và thử tưởng tượng xem một ngày kia bạn sẽ rời xa mái trường. Và khi ngày ấy đến, nước mắt ai sẽ rơi, trái tim ai sẽ buồn, lòng ai sẽ đau? Đó chính là ta, bởi vì trong tim ta đã có mái trường, ta yêu thương và quý trọng mái trường.

14 tháng 11 2017

1 . Tình bạn là tình cảm của một người biết quan tâm, giúp đỡ, đồng cảm, một người mình có thể tin tưởng để chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn. ... Tình bạn có thể trong giai đoạn ngắn hạn hay lâu dài cả đời, có thể : Bạn đời.

2 . Đọc câu hỏi của bạn, tôi hình dung ra bạn đang có những vấn đề băn khoăn trong tình cảm cha con. Đầu tiên mình muốn sẻ chia những tâm tư của bạn, nếu vui thì cho mình cùng vui nếu buồn thì cho mình chia sớt. Bạn ơi! "Tình cha con" là thứ tình cảm không gì có thể thay thế được. Mình đã mất cha 06 năm rồi nhưng mỗi khi nhớ về cha mình vẫn thấy vẹn nguyên không phai nhạt, vẫn thấy nỗi đau chia ly vừa mới hôm qua và dòng nước mắt chưa thể cạn khô.
" Công cha như núi Thái sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra"
Và ở trong kinh dịch phần nói về chữ Hiếu có noi " Đi suốt cuộc đời không ai khổ bằng cha". Đọc những dòng này bạn có thấy cảm động không? Trong thực tế cha còn vất vả và cao thượng hơn thế rất nhiều. cha chăm lo cho chúng ta khi còn thơ ấu, Cha tạo ra cho ta nguyên vóc vẹn hình. cha nhịn ăn cho ta ăn, nhịn mặc cho ta mặc. Lo cho ta mỗi khi ta đau ốm, băn khoăn cho ta mỗi khi ta có lỗi lầm....Tuy nhiên trong cuộc sống có lúc cha nóng giận khi ta mắc lỗi, bởi lẽ nam nhi thường hay nóng giận hơn mà nhưng những lúc cha nóng giận chính là lúc cha lo cho ta nhất. Thậm chí có đòn roi ta thì mỗi roi vào người con là 1 lần lòng cha quặn thắt. Bạn sẽ hiểu hơn khi bạn đã trưởng thành, đã có gia dình và làm cha làm mẹ. Bạn sẽ lại hát ru cho con bạn :
" Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng cha đã thức vì chúng con
Đêm nay con ngủ giấc tròn
Cha là ngọn gió của con suốt đời"
Tình cha quý giá vô bờ bạn ạ. chúc bạn có 1 gia đình hạnh phúc và có tình nghĩa cha con thật măn nồng

14 tháng 11 2017

tình bạn và tình cha là 2 thứ quý giá của con người

14 tháng 11 2017

MDCLXV=1666

14 tháng 11 2017

1 đô la mỹ

13 tháng 11 2017

 Bài thơ Nam quốc sơn hà: là tác phẩm được sử dụng trong kháng chiến chống Tống lần thứ nhất (Lê Hoàn) và lần thứ 2 (Lý Thường Kiệt) nhằm mục đích khẳng định chủ quyền dân tộc, khích lệ ba quân tướng sĩ và uy hiếp tinh thần giặc Tống. 

13 tháng 11 2017

Sử học Việt Nam hiện nay coi là Việt Nam có cả thảy 3 bản tuyên ngôn độc lập: 

1. Bài thơ Nam quốc sơn hà: là tác phẩm được sử dụng trong kháng chiến chống Tống lần thứ nhất (Lê Hoàn) và lần thứ 2 (Lý Thường Kiệt) nhằm mục đích khẳng định chủ quyền dân tộc, khích lệ ba quân tướng sĩ và uy hiếp tinh thần giặc Tống. 
2. Bình Ngô đại cáo: Nguyễn Trãi viết Bình Ngô đại cáo thay lời Bình Định vương Lê Lợi năm Đinh Mùi (1427), tuyên bố bình định giặc Minh, giành lại độc lập cho dân tộc. 
3. Bản tuyên ngôn độc lập do Hồ Chí Minh viết, sau đó đọc tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, ngày 2 tháng 9 năm 1945, tuyên bố Việt Nam độc lập, thoát khỏi ách đô hộ của thực dân Pháp, phát xít Nhật, thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

13 tháng 11 2017

Con rồng cháu tiên ko phải truyện ngụ ngôn bạn ơi

13 tháng 11 2017

Trần Khánh Linh

Đề bài ghi như vậy bạn ạ

13 tháng 11 2017

mk năm nay cũng hc lp 7 đó

13 tháng 11 2017

mình 2k5

13 tháng 11 2017

miêu tả và biểu cảm

13 tháng 11 2017

biểu cảm

13 tháng 11 2017

??? oái oăm??? ;((

13 tháng 11 2017

giúp mik ik ạ