K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Tình thương và niềm tin yêu mẹ, có một niềm khát khao âm thầm cháy bỏng luôn ấp ủ trong lòng bé Hồng: được gặp mẹ. Xa mẹ nhưng bé Hồng dường như vẫn bấm đốt ngón tay, tính từng ngày khắc khoải, chờ mong mẹ về.
Người mẹ đã trở về, nỗi nhớ, niềm mong của bé Hồng đã trở thành hiện thực. Đến đây có thể nói những rung động về mẹ của bé Hồng đã đến cực điểm qua ngòi bút miêu tả của nhà văn. Đầu tiên là cảm giác bối rối, hồi hộp đến nghẹn ngào của bé Hồng khi vừa tan trường ra nhìn thấy người đàn bà ngồi trên xe kéo giống mẹ, bé đuổi theo gọi bối rối: "Mợ ơi!Mợ ơi! Mợ ơi!"
Tiếng gọi ấy bấy lâu nay chỉ là tiếng nấc thầm đau khổ của trái tim thơ dại nhưng đến nay đã bật lên thành tiếng thổn thức vừa mừng rõ sung sướng vừa vộ vã đến cuống quýt tội nghiệp như sợ bóng hình mẹ tan biến mất.
Mong ngóng bao ngày, giây phút gặp mẹ, bé Hồng vẫn cảm thấy như quá đột ngột, niềm vui, niềm hạnh phúc được gặp mẹ khiến bé ngờ không dám tin vào mắt mình nữa....

19 tháng 9 2021

bài tên gì chị em còn biết kiếm chị nói thế em đọc cả quyển sách à chị

18 tháng 9 2021

h cho mình nha

Đã hơn ba năm rồi nhưng kỷ niệm của ngày đầu đi học vẫn không phai mờ trong em. Sáng đó em dậy rất sớm. Em mặc bộ đồng phục mà mẹ đã chuẩn bị cẩn thận ngày hôm qua. Xong, bố đưa em tới trường. Bố dẫn em đến trước cửa lớp 1E em cứ níu chặt lấy bố. Cô giáo bước xuống mỉm cười: “Em đừng sợ, có cô ở đây! Em tên là gì?” - “Dạ, em tên là Nguyễn Duy Anh”. Rồi cô chỉ cho em chỗ ngồi. Em nhìn xung quanh tất cả đều mới lạ. Em không quên được những kí ức đó.

18 tháng 9 2021

Quả thực, văn bản " Tôi đi học" đã gợi lại hồi ức từ buổi tựu trường đầu tiên. Trong văn bản trên, những hình ảnh so sánh đã được tác giả sử dụng để miêu tả những tâm trạng của các em nhỏ và tâm trạng của tác giả. Câu : "họ như con chim con đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ" đã cho thấy 'họ' ở đây chính là mấy cậu học trò bỡ ngỡ, e sợ. CŨng giống như những chú chim non đứng bên bờ tổ, bỡ ngỡ muốn cất cánh bay trên quãng trời mênh mông như những chú chim khác. Nhưng nó vẫn có cảm giác lo lắng bởi chăng nó chưa quen với môi trường sống nơi đây hay là nó ko dám đối mặt với khó khăn phía trước. Mấy cậu học trò cũng vậy, họ còn quá xa lạ với mọi thứ xung quanh. Nhưng được sự an ủi của ông đốc, họ cũng phần nào quên đi cái cảm giác ấy. Nhưng chính vì những cảm giác ấy lại chính là những yếu tố giúp chúng ta nhớ mãi. Để khi nhớ lại thì nó là kỉ niệm đẹp. Dù đã 30 tuổi, nhưng ông vẫn nhớ như in cái buổi tựu trường. Các hình ảnh so sánh đã thêm phần sinh động, thú vị hấp dấn và lôi cuốn người đọc.

18 tháng 9 2021

Văn bản Tôi đi học của tác giả Thanh Tịnh là một văn bản hay, một văn bản đẹp. Hay bởi ý nghĩa, đẹp bởi từ ngữ. Góp một phần không nhỏ làm nên thành công chung của văn bản chính là sự thành công về nghệ thuật. Trong đó, không thể không để đến những hình ảnh so sánh trong văn bản rất giàu giá trị biểu cảm, góp phần tạo nên nội dung ý nghĩa của văn bản.

Ngay từ phần đầu tiên của văn bản, theo dòng cảm xúc của nhân vật tôi, hình ảnh về buổi tựu trường đã in đậm trong tâm trí của đứa con "Tôi không thể nào quên được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng". Tâm hồn trong sáng của cậu bé ngày đầu tiên đi học, bước vào lớp một thật nhẹ nhàng, thật khác lạ. Hôm nay cậu đi học, hôm nay cậu có sự thay đổi lớn. Sự thay đổi ấy tích cực, thật đẹp như những cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời. Khi ý nghĩ của cậu bé nhỏ chợt lướt qua khi nhìn thấy các bạn học sinh khác cầm bút thước như một người lớn "Ý nghĩ thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi". Hình ảnh so sánh này cũng rất thú vị, đặc biệt. Đọc câu văn khiến người đọc có một cảm giác nhẹ nhàng, thư thái về những hình dung đầy chất thơ trong suy nghĩ của cậu bé nhỏ. Khi quan sát các bạn học sinh cùng trang lứa với mình, nhân vật tôi có suy nghĩ trong đầu "Họ như con chim con đứng trên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ước ao thầm được như những học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ". Cậu bé quan sát những người bạn học cùng như những chú chim nhỏ đang sắp phải rời khỏi tổ. Nhưng cảm xúc nhẹ nhàng, tinh tế khi những chú chim ấy muốn cất cánh bay nhưng còn ngập ngừng e sợ, nhút nhát, nửa chưa muốn nửa muốn bay khỏi tổ để đến những chân trời mới. Hình ảnh so sánh ấy thật đẹp, thật giàu sức gợi. Những hình ảnh so sánh trong văn bản được tác giả ghi lại ở những thời điểm khác nhau theo dòng cảm xúc của nhân vật, khi thì gắn liền với tâm trạng cậu bé trước khi đến trường, khi đến trường hay khi đã vào lớp học. Tuy nhiên, tất cả hình ảnh ấy đều thể hiện tài năng của tác giả Thanh Tịnh. Các hình ảnh so sánh cũng rất đỗi đẹp, rất đỗi hay, tinh tế vô cùng. Những hình ảnh cánh hoa tươi, làn mây, con chim non...tạo nên sự gợi hình, gợi cảm cao cho văn bản. Nhờ đó, dòng tâm trạng, cảm xúc của nhân vật tôi được thể hiện rõ ràng hơn bao giờ hết.

18 tháng 9 2021

Có thể nhận thấy được chính những điều đã gợi lên trong lòng nhân vật “tôi” như cũng đã kỉ niệm về buổi tựu trường đầu tiên: Khi mà thời tiết cuối thu, lá rụng ngoài đường nhiều thế rồi cũng trên không có những đám mây bàng bạc.

– Thế rồi những kỉ niệm được diễn tả theo trình tự thời gian thật đẹp biết bao nhiêu

+ Có thể nhận thấy được cũng chính từ hiện tại hồi tưởng về quá khứ: Lúc này đay cũng là đang độ tiết trời cuối thu, có các hình ảnh em nhỏ tới trường.

+ Chính những dòng hồi tưởng của nhân vật “tôi” dường như cũng nói về con đường cùng mẹ tới trường

+ Chính những cảm giác nhân vật “tôi” mà khi nhìn thấy ngôi trường trong ngày khai giảng được tác giả thể hiện rất rõ nét.

+ Không những thế mà tác giả cũng lại còn diễn tả được một tâm trạng hồi hộp của nhân vật “tôi” khi mà nhân vật vào ngồi vào chỗ của mình trong giờ học đầu tiên.

Ai trong số người học sinh chúng ta đều có cho mình kỉ niệm về buổi tựu trường đầu tiên, đó mãi là những kỉ niệm đẹp nhất, sâu sắc và in đậm nhất trong tâm trí mỗi người. Nhà văn Thanh Tịnh - một nhà văn trữ tình với những vẻ đẹp đằm thắm, êm dịu và trong trẻo đã mang đến cho chúng ta truyện ngắn "Tôi đi học" (in trong tập "Quê mẹ"), người đọc như được sống lại với chính kỉ niệm của mình với tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật "tôi" trong buổi tựu trường đầu tiên.

Nhân vật "tôi" nhớ lại kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường và gọi đó là "những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng". Tiết trời cuối thu đặc trưng với những buổi sáng dày sương và gió heo may lạnh, cậu bé được mẹ âu yếm dắt tay đi trên con đường làng tới trường dự buổi tựu trường đầu tiên. Bước đi trên con đường quen thuộc nhưng nhân vật "tôi" lại cảm nhận được những thay đổi lớn, cảm thấy bản thân mình đã lớn, đã chững chạc và đứng đắn hơn, "cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn", "trong chiếc áo vải dù đen dài tôi cảm thấy mình trang trọng và đứng đắn".

Cậu nhìn những cậu nhỏ khác nhí nhảnh trao sách vở cho nhau xem mà "thèm", đó là nỗi khao khát của một cậu bé cũng có sách vở mới nhưng chưa có bạn, cậu cẩn thận và nâng niu giữ chặt hai quyển vở mới của mình. Bước vào trong sân trường, nhân vật "tôi" có phần ngỡ ngàng trước cảnh tượng "dày đặc cả người" bởi cậu nhớ lại lần cậu ghé trường "trước mắt tôi trường Mĩ Lí trông vừa xinh xắn vừa oai nghiêm như cái đình làng Hòa Ấp...". Trước khung cảnh có phần khác lạ ấy, cậu bé đâm ra lo sợ những nỗi sợ vẩn vơ, cùng với sự bỡ ngỡ cậu trở nên rụt rè, khép nép bên người thân "chỉ dám nhìn một nửa hay dám đi từng bước nhẹ".

Nỗi lo lắng, e dè và lo sợ của cậu khiến cậu ước muốn được là những người học sinh cũ, đã quen thầy, quen trường và quen lớp không còn rụt rè trước cảnh xa lạ như bây giờ. Cậu cảm thấy những người học trò mới "như con chim con đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ". Tâm trạng bơ vơ, lạc lõng và lúng túng nhất chính là lúc nhân vật "tôi" nghe tiếng trống vào lớp, khi xung quanh các học sinh cũ đã xếp hàng vào lớp cả thì các học trò mới như cậu không đi, không biết đi và không muốn đi "hai chân các cậu cứ dềnh dàng mãi. Hết co lên một chân, các cậu lại duỗi như đá một quả banh tưởng tượng".

Nghe tiếng đọc tên của ông đốc mà cậu bé cảm thấy "quả tim tôi ngừng đập", "quên cả mẹ tôi đứng sau", khi nghe đến tên lại giật mình lúng túng, quả thực đó chính là những phản xạ tự nhiên vô điều kiện đã xảy đến với cậu. Tuy có phần nhút nhát và lo sợ nhưng cậu vẫn cảm nhận được sự hiền từ và tận tình của ông đốc, đã vơi đi phần nào sự bỡ ngỡ với trường với thầy. Bước đến lớp, dường như bước đi của cậu không hề theo ý muốn "người tôi lúc ấy tự nhiên thấy nặng nề một cách lạ", rồi bất chợt nghe đâu tiếng khóc, mọi cảm xúc dồn nén trong lòng cậu đã vỡ òa, tuôn trào ra "Tôi bất giác quay lưng lại rồi dúi đầu vào lòng mẹ tôi nức nở khóc theo".

Rồi giây phút đó cũng qua đi, cậu trở lại với nhiệm vụ của mình - vào lớp, chấp nhận xa mẹ dù cậu đã từng xa mẹ cả ngày nhưng chẳng lần nào lạ như lần này. Ngồi trong lớp, nhân vật "tôi" cảm thấy cái gì cũng lạ và hay, bạn mới tuy chưa quen biết nhưng lại cảm thấy gần gũi "sự quyến luyến tự nhiên và bất ngờ quá đến tôi cũng không dám tin có thật". Tâm trạng cậu đan xen giữa những kỉ niệm trong quá khứ và hiện tại, tiếng chim và cánh chim gợi kỉ niệm đi bẫy chim còn tiếng phấn thầy gạch trên bảng là hiện thực về một chặng đường mới, giai đoạn mới - trở thành người học sinh.

Buổi tựu trường đầu tiên của nhân vật "tôi" đã được tác giả Thanh Tịnh tái hiện rất chân thực, sinh động và tràn đầy cảm xúc, từng trạng thái và diễn biến tâm trạng của nhân vật được thể hiện theo trình tự không gian, thời gian rõ ràng. Với mỗi không gian, thời gian tâm trạng ấy lại thay đổi, lại có những điểm nhấn riêng, chung quy lại tất cả những tâm trạng ấy đã làm nên một kỉ niệm sâu sắc, đẹp đẽ, khó có thể phai mờ trong tâm trí của nhân vật nói riêng và người đọc nói chung.

17 tháng 9 2021

Tham khảo ạ :

Tình mẫu tử là một thứ tình cảm thiêng liêng nhất của con người. Nó giúp con người ta có thể xua tan đi mọi băng giá, hướng đén những tia nắng của sự hạnh phúc.  Và tình cảm của cậu bé Hồng và mẹ trong tác phẩm Trong lòng mẹ cũng vậy. Hồng là một đứa bé sinh ra trong gia đình không mấy hạnh phúc , mẹ phải bỏ hai anh em đi tha hương cầu thực. Cậu phải sống trong những năm tháng cô đơn, trong sự ghẻ lạnh của họ hàng. Nhưng cậu vẫn kiên cường vượt qua tất cả để đến ngày được nằm trong vòng tay ấm áp của mẹ. sau bao năm xa cách, được gặp lại mẹ, Hồng vô cùng ngạc nhiên , bối rối và hạnh phúc. Cậu bé òa khóc khi được ở trong lòng mẹ. có lẽ cậu thấy hạnh phúc khi được gặp lại người mẹ yêu quý và cũng thấy tủi thân khi moottj mình không có mẹ suốt bao năm qua. Cậu bé ngắm mẹ của mình , thấy mẹ vẫn trẻ như hồi gia đình còn sung túc. Hạnh phúc tưởng chừng như nhỏ nhoi những lại vô cùng to lớn đối với cậu bé bé bỏng ấy.  Cuộc gặp gỡ đó vô cùng xúc động , chạm đến trái tim của hàng triệu người đọc. Có lẽ rằng tình mẫu tử thiêng liêng sâu nặng không gì chia cắt được của hai mẹ con bé Hồng. 

Cre : hoidap247

17 tháng 9 2021

Tham khảo ạ !!

“Mợ ơi… mợ ơi… mợ ơi!”, tiếng gọi thống thiết của bé Hồng đã khuấy động cả không gian. Tiếng kêu vội vã, kéo dài mà mơ hồ có một sự sợ hãi đã diễn giải đầy đủ những khát khao trong tâm hồn đứa trẻ thiếu thốn tình thương. Thật xúc động biết bao trước giây phút lo lắng hồi hộp khi sợ nhận nhầm người mà mình gọi là “mợ”. Điều đó lại càng khẳng định cho niềm mong mỏi được gặp mẹ của bé Hồng. Bởi không phải những xúc cảm mãnh liệt thôi thúc thì tiếng nói cất lên sẽ rất e dè ,thận trọng, thậm chí không dám cất lên khi chưa chắc chắn. Nhưng dẫu cho có sự mơ hồ, tình mẫu tử thiêng liêng, nỗi nhớ nhung khắc khoải trong bao năm xa cách, tiếng gọi đã vang lên đến độ đã níu kéo được chân người, xé toạc không gian. Nhưng sự “ngờ ngợ” ấy đã không còn mơ hồ nữa, khi người thiếu phụ dừng xe lại và bé Hồng nhận ra đích thị là mẹ. Người mẹ trở về trong niềm vui, hân hoan và hạnh phúc của đứa con trai bé bỏng. Lần nữa, bé Hồng lại cất tiếng khóc khi được đón nhận sự chở che, thương yêu, bảo bọc: “Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi thì tôi oà lên khóc rồi cứ thế nức nở”. Nếu những lần trước là tiếng khóc kìm nén, những giõt nước mắt rưng rưng không tràn ra được thì giờ đây lại là những tiếng nức nở làm vơi đi nỗi uất ức, tủi cực trong lòng. Tiếng khóc vang vọng hơn không còn chất chứa nỗi niềm xót xa mà tràn trề niềm hạnh phúc. Giọt nước mắt hôm nay hoà chung giữa hai con người, là sự oà vỡ của cả hai tâm hồn mẹ – con làm nên tình mẫu tử. Hình ảnh người mẹ được diễn tả bằng những nét tươi tắn sinh động trong đôi mắt nhìn của đứa con, mẹ vẫn đẹp một cách lạ lùng. Vẻ đẹp ấy không cần rực rỡ mà nó chỉ giản dị và vô cùng thân thương. Bởi trong cái nhìn của bé Hồng bằng tất cả sự xúc động và tình thương vô bờ bến thì mẹ bao giờ chẳng là người đẹp nhất! Từ đó, gợi đến niềm ước mơ mà bất kỳ đứa con nào cũng khát khao khi đứng trước mẹ “Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy mẹ có một êm dịu vô cùng”. Dường như ,đoạn văn đã ắp đầy những cảm xúc êm ái lan toả toàn bộ không gian và thời gian. Phút giây gặp gỡ ấy như ngưng đọng mãi niềm hạnh phúc trong trái tim nhân vật cũng như người đọc. Cảnh đời thực của những số phận con người, đặc biệt là người phụ nữ vẫn còn bị ràng buộc bởi hủ tục phong kiến khắt khe đã được ghi lại đầy đủ đậm nét bằng những trang hồi ký nóng hổi niềm thương cảm của chính tác giả. Nhằm phản ánh một xã hội bất công, dồng thời lên tiếng bảo vệ cho con người bất hạnh, tác phẩm đã thể hiện một tinh thần nhân đạo cao cả. Gắn với tình cảm chân thành của nhà văn là sự chuyển tải nỗi xúc động trong từng câu chữ hình ảnh đã khắc hoạ sâu sắc giá trị tình cảm thiêng liêng trong gia đình: tình mẫu tử. Trong lòng mẹ cũng là tiêu biểu cho phong cách “văn nóng” của Nguyên Hồng. Có những tình cảm dễ dàng đổ vỡ trước chông gai nhưng tình mẫu tử thiêng liêng của bé Hồng đã không hề suy xuyển. Đó cũng là sự nhắc nhở cho mỗi con người phải biết thương yêu kính trọng mẹ với tất cả tình cảm của mình. Có những tác phẩm đã mau chóng bị lãng quên nhưng giá trị Trong lòng mẹ cũng như Những ngày thơ ấu sẽ mãi mãi trường tồn bởi nó không những chứa đựng một tình cảm nhân đạo sâu sắc mà còn là một triết lí về giá trị tình cảm gia đình, thấm đượm chất thơ giữa cuộc đời nhiều cay cực.

* Nguồn : Lazi *

Học tập là chìa khóa mở ra một tương lai tươi sáng. Thật vậy, em hoàn toàn đồng ý với quan điểm này. Trong cuộc sống, dù mỗi người có một cách học và phương pháp học khác nhau nhưng việc học đối với mỗi người là việc làm bắt buộc. Đối với mỗi người trẻ, chủ nhân của tương lai của đất nước thì việc học lại càng quan trọng và cần thiết, nhất là trong công cuộc hội nhập thế giới như ngày nay. Trong hành trang bước vào tương lai ấy, mỗi người đều cần học tri thức nền tảng, học kỹ năng mềm, học cách đối nhân xử thế. Chỉ khi mỗi người đều có đủ kiến thức nền tảng, kỹ năng và các mối quan hệ thì chúng ta mới có thể thích ứng với xu thế của xã hội để mà thành công. Nhờ có quá trình học tập chăm chỉ, lâu dài, ta mới có thể có đủ kiến thức, kỹ năng và yếu tố cần thiết để mà làm việc, để theo đuổi đam mê của mình và trở nên thành công sau này. Và bên cạnh việc học tập chăm chỉ, mỗi người đều cần sự bền bỉ, kiên trì, đam mê nhiệt huyết và thái độ nghiêm túc với chính việc học của mình. 

18 tháng 9 2021
Ôi bạn ơi là do bạn chưa chơi đồ đấy bạn ạ