K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 12 2021

Chú Huỳnh là kĩ sư công nghệ phần mềm, chú làm việc ở công ty viễn thông Mobifone.

Chú năm nay vừa tròn ba mươi tuổi. Chú đã có hơn sáu năm kinh nghiệm làm việc cho các công ty công nghệ phần mềm. Chú hơi gầy, người tầm thước. Mắt chú to và sáng. Mái tóc xoăn bồng bềnh khiến chú giông một thi sĩ hơn là một kĩ sư.

Ngày hai buổi, chú Huỳnh làm việc cần mẫn tại cơ quan. Khi có dự án về, chú thường thức khuya, làm việc miệt mài bên bàn vi tính, trầm ngâm suy nghĩ. Mọi người trong nhà đi lại khẽ khàng, giữ yên lặng để chú làm việc.

Chú Huỳnh cũng rất yêu trẻ con. Khi rỗi, chú thường vui đùa cùng chúng em.

Em rất yêu quý và thích chú Huỳnh, thích nghề kĩ sư phần mềm của chú. Em sẽ cố gắng học giỏi để làm việc giỏi giang như chú Huỳnh.(tham khảo thui nha em,tích đúng cho chị)

11 tháng 12 2021

Người xưa có câu “Lương y như từ mẫu”. Một bác sĩ tài giỏi còn phải có tấm lòng như người mẹ hiền. Em thật may mắn khi được lớn lên trong vòng tay yêu thương của vị bác sĩ như thế. Bác sĩ ấy, trùng hợp lại chính là mẹ yêu của em.

Mẹ em khoác chiếc áo blue trắng tinh khôi đã hơn mười năm nay. Từ ngày tốt nghiệp trường trung cấp y năm hai mươi lăm tuổi đến nay, mẹ đã bước sang tuổi ba mươi sáu. Trong ký ức tuổi thơ của em và trong cuộc sống thường ngày, mẹ giống như một thiên thần áo trắng với khuôn mặt trái xoan thanh tú, dễ gần. Sống mũi cao ngay thắng. Đôi mắt đằng sau cặp kính cận nhẹ đen lấy, sáng suốt mà cũng chan chứa tình yêu, tình yêu dành cho gia đình và cho những người mẹ chăm sóc. Đôi môi mẹ luôn nở nụ cười ấm áp. Mái tóc đen và dài thường được cột lên gọn gàng sau lưng. Dáng người thanh mảnh, cao gầy của mẹ được bọc trong chiếc áo blue trắng – chiếc áo tượng trưng cho người bác sĩ. Trước ngực áo là bảng tên nho nhỏ, xinh xinh ghi đầy đủ họ tên của mẹ cùng chức danh bác sĩ mà em vô cùng tự hào.

Mẹ em là bác sĩ khoa sản và mẹ chưa bao giờ ngừng yêu công việc của mình. Đã có lần em tò mò hỏi mẹ tại sao mẹ lại chọn trở thành bác sĩ khoa sản. Ánh mắt mẹ nhìn về phía xa xa, thoáng hiện lên một thứ ánh sáng hạnh phúc giản đơn, giọng mẹ trầm ấm: “Năm 13 tuổi, mẹ vô tình giúp đỡ một bà đỡ trong xóm đỡ đẻ cho một bà mẹ sinh non vì trượt ngã. Khoảnh khắc đón một đứa trẻ đỏ hỏn vào tay, nghe tiếng khóc của nó chào cuộc sống này, mẹ cảm thấy rất kỳ diệu”. Và sau này mẹ nuôi ước mơ trở thành bác sĩ như thế. Hơn mười năm qua, biết bao sinh linh bé nhỏ đã qua bàn tay gầy gầy, thoang thoảng mùi thuốc sát trùng để đến với thế gian này. Có nhiều đứa bé còn được bố mẹ đưa tới nhà thăm hỏi mẹ em khi chúng lớn hơn một chút.

Vì yêu cầu công việc nên mẹ rất bận rộn, ca trực ở bệnh viện cứ dồn dập không thôi. Có những hôm, mẹ trực đến tận 3 giờ sáng, chợp mắt được một lát, điện thoại báo có ca mổ lại vội vàng đi ngay. Nhưng mẹ chưa bao giờ quên quan tâm, lo lắng cho gia đình em. Mỗi lần em ốm, mẹ mất ăn mất ngủ chăm sóc, cộng thêm việc bệnh viện khiến mẹ mệt mỏi vô cùng. Nhiều lần tỉnh táo sau cơn sốt mê man, em đau lòng nhìn vào đôi mắt đầy quầng thâm của mẹ. Mẹ hiểu và yêu thương những đứa trẻ hơn bao giờ hết, có lẽ cũng vì tình cảm đặc biệt ở một nữ bác sĩ khoa sản và tình yêu vô bờ bến mẹ dành cho chúng em mà mẹ luôn bao dung cho mọi lỗi lầm mà chị em em gây ra.

Mẹ là người đồng hành bên em từng bước đi, từng ngày trưởng thành. Dù không thể ngày ngày túc trực kề bên, nhưng tình cảm của mẹ luôn chân thành, sâu sắc hơn bao giờ hết. Mẹ đã dạy cho em rất nhiều bài học làm người, rất nhiều câu chuyện cảm động về những sinh mệnh bé nhỏ mà kiên cường. Mẹ truyền cho em tình yêu thương đồng loại và động lực theo đuổi ước mơ của mình.

Mẹ đã trở thành tượng đài yêu thương bất tử trong trái tim em. Dẫu nhiều ngày đi sớm về khuya, dẫu nhiều đêm không được ôm trong vòng tay mẹ, em vẫn yêu và tự hào về mẹ của mình. Mẹ chính là món quà vô giá mà cuộc đời đem đến cho em. Em sẽ luôn cố gắng để không phụ tình yêu, niềm tin của mẹ.

Có thể tham khảo bài trên mạng nha! (Tham khảo chứ đừng copy hết từ A đến Z)

Học tốt!!! ❤❤❤

12 tháng 12 2021

Mẹ em tên ĐOÀN THỊ KHÁCH LY. Mẹ em năm 30 tuổi . Nghề của mẹ em chăm sóc em bé nhỏ. Em rất yêu mẹ vì mẹ đã chăm sóc từng giấc ngủ đến bữa ăn . Em đặt một cái cho mẹ là người mẹ thiên nhiên

11 tháng 12 2021

cộng -1

11 tháng 12 2021

Một cộng một bằng hai

Hai cộng một bằng ba

Vậy ba cộng âm một bằng hai

/HT\

11 tháng 12 2021

        Ca dao, dân ca là tấm gương phản ánh đời sống tâm hồn phong phú của nhân dân lao động. Nó không chỉ thể hiện tình cảm gắn bó thiết tha đối với quê hương, đất nước... mà còn là tiếng thở than về số phận bất hạnh và những cảnh ngộ khổ cực, đắng cay.

          Những câu hát than thân ngoài ý nghĩa than thân trách phận còn có ý nghĩa phản kháng, tố cáo sự thối nát, bất công của xã hội phong kiến đương thời. Điều đó được thể hiện chân thực và sinh động qua hệ thống hình ảnh, ngôn ngữ đa dạng, phong phú. Ba câu hát sau đây là những ví dụ tiêu biểu:

1.

Nước non lận đận một mình,

Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.

Ai làm cho bể kia đầy,

Cho ao kia cạn, cho gầy cò con?

2.

Thương thay thân phận con tằm,

Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ.

Thương thay lũ kiến li ti,

Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi.

Thương thay hạc lánh đường mây,

Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi.

Thương thay con cuốc giữa trời,

Dầu kêu ra máu có người nào nghe.

3.

Thân em như trái bần trôi,

Gió dập sóng dồi, biết tấp vào đâu?

       Cả ba câu hát đều sử dụng thể thơ lục bát cổ truyền với âm hưởng ngậm ngùi, thương cảm, cùng với những hình ảnh so sánh hoặc ẩn dụ thường thấy trong ca dao để diễn tả thân phận bé mọn của lớp người nghèo khổ trong xã hội cũ (con cò, con tằm, con kiến, trái bần... ). Mở đầu mỗi câu thường là những cụm từ như Thương thay... Thân em như... và nội dung ý nghĩa được thể hiện dưới hình thức câu hỏi tu từ.

       Trong ca dao xưa, người nông dân thường mượn hình ảnh con cò để diễn tả cuộc đời và thân phận bé mọn của mình, bởi họ tìm thấy những nét tương đồng ở loài chim quen thuộc ấy.

       Bức tranh phong cảnh nông thôn Việt Nam không thể thiếu những cánh cò lặn lội kiếm ăn trên cánh đồng, lạch nước. Cò gần gũi bên người nông dân lúc cày bừa, cấy hái vất vả. Cò dang cánh nối đuôi nhau bay về tổ lúc hoàng hôn... Con cò đã trở thành người bạn để người nông dân chia sẻ tâm tình:

 Nước non lận đận một mình,

Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.

        Nghệ thuật tương phản tài tình trong câu ca dao trên đã làm nổi bật hình ảnh đáng thương của con cò. Giữa trời nước mênh mông, cò lủi thủi, đơn côi, lầm lũi kiếm ăn. Thân cò vốn đã bé nhỏ lại càng thêm bé nhỏ. Đã vậy mà cò vẫn phải lên thác, xuống ghềnh, đương đầu với bao lỗi éo le, ngang trái. Câu ca dao như một tiếng thở dài não nề, như một lời trách móc, oán than trước nghịch cảnh của cuộc đời.

      Nhìn cái dáng lêu đêu, gầy guộc của con cò lặn lội đồng trên, ruộng dưới để mò tép, mò tôm, người nông dân ngậm ngùi liên tưởng tới thân phận mình phải chịu nhiều vất vả, nhọc nhằn và bất bình đặt ra câu hỏi nguyên cớ do đâu:

Ai làm cho bể kia đầy,

Cho ao kia cạn, cho gầy cò con?!

       Cò đã cam chịu số kiếp hẩm hiu, thế nhưng nó vẫn không được sống yên ổn trong cảnh bần hàn mà vẫn bị một ai đó, một thế lực nào đó đẩy vào bể đầy, ao cạn trớ trêu. Phải chăng đó chính là giai cấp thống trị trong xã hội cũ luôn muốn dồn người bị trị vào bước đường cùng?

      Cao hơn ý nghĩa của một câu hát than thân, bài ca dao trên chứa đựng thái độ phản kháng và tố cáo xã hội đương thời. Hình ảnh con cò ở đây tượng trưng cho thân phận long đong, khốn khổ của người nông dân nghèo vì sưu cao, thuế nặng, vì nạn phu phen, tạp dịch liên miên, vì sự bóc lột đến tận xương tủy của giai cấp thống trị.

       Vẫn theo mạch liên tưởng giống như ở bài ca dao thứ nhất, bài ca dao thứ hai là một ẩn dụ so sánh giữa thân phận của người nông dân với những loài vật bé nhỏ, tầm thường như con tằm, con kiến:

Thương thay thân phận con tằm,

Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ.

Thương thay lũ kiến li ti,

Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi.

Thương thay hạc lánh đường mây,

Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi.

Thương thay con cuốc giữa trời,

Dầu kêu ra máu có người nào nghe.

      Đây là câu hát nói về những số phận vất vả, bất hạnh. Điệp từ Thương thay được lặp lại bốn lần, biểu hiện sự thương cảm, xót xa vô hạn. Thương thay là thương cho thân phận mình và thân phận của những người cùng cảnh ngộ.

       "Thương thay thân phận con tằm/ Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ" là thương cho những người lao động nghèo khổ suốt đời bị kẻ khác bòn rút sức lực, công lao. "Thương thay lũ kiến li ti/ Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi " là thương cho nỗi khổ chung của những thân phận nhỏ nhoi, suốt đời xuôi ngược vất vả làm lụng mà vẫn cơ cực, nghèo khổ. "Thương thay hạc lánh đường mây/ Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi" là thương cho những cuộc đời phiêu bạt, lận đận để kiếm sống qua ngày. "Thương thay con cuốc giữa trời/ Dầu kêu ra máu có người nào nghe" là thương cho những thân phận thấp cổ bé họng, suốt đời ôm khổ đau oan trái, không được ánh sáng công lí soi tỏ.

        Bốn câu ca dao là bốn nỗi xót thương. Sự lặp đi lặp lại ấy tô đậm mối cảm thông và xót xa cho những cuộc đời cay đắng nhiều bề của người dân nghèo trong xã hội cũ. Sự lặp lại còn có ý nghĩa kết nối, mở ra những niềm thương xót khác nhau và mỗi lần lặp lại, tình ý của bài ca lại được phát triển và nâng cao thêm.



BRUH BO RA CA 1 BUOI TOI DE VIET MOI TAY V

12 tháng 12 2021
Mk cảm ơn nha
11 tháng 12 2021
Thơ mà tả hãe?:))
13 tháng 12 2021

THÍCH CHÍ : VUI MỪNG

12 tháng 12 2021

thích chí là vui mừng à tui học qua bài này ruig

Giúp mình giải bài tập này vớiBài 1:“Có người hỏi:- Sao bảo làng Chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà?- Ấy thế mà bây giờ đổ đốn ra thế đấy!Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm.chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to:- Hà, nắng gớm, về nào…Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng. Tiếng cười nói xôn xao của đám người mới tản cư lên cứ vẫn dõi theo....
Đọc tiếp

Giúp mình giải bài tập này với

Bài 1:“Có người hỏi:

- Sao bảo làng Chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà?

- Ấy thế mà bây giờ đổ đốn ra thế đấy!

Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm.chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to:

- Hà, nắng gớm, về nào…

Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng. Tiếng cười nói xôn xao của đám người mới tản cư lên cứ vẫn dõi theo. Ông nghe rõ cái giọng chua lanh lảnh của người đàn bà cho con bú:

- Cha mẹ tiên sư nhà chúng nó! Đói khổ ăn cắp ăn trộm bắt được người ta còn thương. Cái giống Việt gian bán nước thì cứ cho mỗi đứa một nhát!

Ông Hai cúi gằm mặt xuống mà đi.Ông thoáng nghĩ đến mụ chủ nhà.

Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len lén đưa nhau ra đầu nhà chơi sậm chơi sụi với nhau.

Nhìn lũ con tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu…” (Trích Làng – Kim Lân)

Câu 1: Xác định nội dung của phần trích trên?

0
11 tháng 12 2021

Người ta thường có câu "Nhất quỷ nhì ma thứ ba học trò", tuổi học trò có sự ngây thơ, tinh nghịch nhưng cũng có sự ngang bướng, táo bạo, phách lối, thích làm theo ý mình. Chính vì thế mới có những lần trốn học đi chơi để lại kỉ niệm không bao giờ quên của người học sinh.

Em có một nhóm bạn chơi thân với nhau đều là con gái gồm 4 đứa: em, Lan, Vy, An. Ai cũng tưởng con gái thì ngoan ngoãn, hiền lành, chăm chỉ thế nhưng mấy đứa chúng em lại nghịch ngợm không thua kém gì bọn con trai. Một lần chúng em rủ nhau trốn học để đi hái hoa sen ngoài đầm.

Hôm đó là thứ bảy có tiết học bù môn tiếng Anh, đáng lẽ là ngày nghỉ nhưng lại phải đi học nên chúng em cảm thấy rất khó chịu. Thế rồi Vy rủ bọn em nghỉ học một buổi đi hái hoa sen ở đầm gần nhà bạn ấy rất đẹp. Ban đầu em rất sợ bị phạt không muốn nghỉ, Lan và An cũng bảo chưa nghỉ học bao giờ sợ bố mẹ biết. Thế nhưng sau đó Vy bày cách nói dối là bị ốm để nghỉ thì chúng em cả bốn đứa đều hăm hở đi chơi và hái sen thật vui.

Chiều về chúng em mỗi đứa hái được vài bông hoa sen nhưng quần áo đã lấm bùn và nhựa không ít. Về đến nhà bố mẹ biết em trốn học đi chơi cũng không mắng nhiều chỉ nói lần sau em không được như thế nữa. Thứ 2 đi học bốn đứa chúng em đã lên gặp cô giáo và xin lỗi cô vì đã trốn học đi chơi, cô giáo vừa cười vừa trách chúng em nghịch ngợm.

Sau lần đó em nghĩ là mình sẽ không trốn học nữa, dù rất vui nhưng mình có thể để vào ngày chủ nhật hoặc những hôm được nghỉ rồi đi chơi, không nên nghỉ học vì kiến thức cô giáo dạy là không thể tự mình học được.

THIK THI KO CUNG DC 

11 tháng 12 2021

Bạn viết văn hay thật ấy!Mik k đúng bạn đấy bạn k đúng cho mik đi!

11 tháng 12 2021

người dân chư lê đón tiếp cô giáo  trang trọng trọng và thân tình như thế nào

11 tháng 12 2021

Những từ bạn in đậm đó, và tặng bạn vé báo cáo, không có ngữ văn nào lại vớ vẩn như này, bạn viết thế khác nào đang xúc phạm người trước màn hình.