K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 6 2021

Bạn có thể tham khảo nhé !

GỢI Ý THÂN BÀI

I. GIẢI THÍCH -

Thơ: Thể loại văn học thuộc phương thức trữ tình, bắt nguồn cảm xúc của con người, đặc điểm ngôn từ hàm súc, cô đọng, giàu nhạc tính. - Nhà thơ gói tâm tình của mình trong thơ: Khi sáng tác thơ, nhà thơ gửi gắm tâm tư, tình cảm vào tác phẩm. - Người đọc mở ra bỗng thấy tâm tình của chính mình: Khi tiếp nhận tác phẩm thơ, người đọc thấy được chính mình, nhận ra những cảm xúc của bản thân, cảm thấy được chia sẻ, cảm thông. ==> Chốt: Câu nói của Lưu Quý Kỳ đề cập đến đặc trưng cảm xúc của thơ. Đối với thơ, tình cảm là cội nguồn cảm hứng của người nghệ sĩ và đồng thời cũng là cầu nối để khơi gợi sự đồng cảm ở người đọc.

II. BÀN LUẬN Câu nói của Lưu Quý Kỳ là đúng đắn.

👉1. Vì sao “Nhà thơ gói tâm tình của mình trong thơ”? - Thơ là tiếng nói của cảm xúc, tác phẩm thơ chỉ thành hình khi nhà thơ có được những cảm xúc mãnh liệt. “Thơ chỉ bật ra trong tim ta khi cuộc sống đã tràn đầy” (Tố Hữu), “Thơ ca có một sức đồng cảm mãnh liệt và quảng đại, nó ra đời từ những buồn vui của loài người và sẽ làm bạn với con người cho đến ngày tận thế” (Hoài Thanh) ==>Bản chất của thơ ca chính là người thư kí trung thành của trái tim, chuyên chở, kết nối, sẻ chia sẻ tâm tư, tình cảm của con người. Nhờ thơ, tình cảm của nghệ sĩ mới được nói ra trọn vẹn. - Đối với mỗi nhà thơ, động lực của quá trình sáng tạo là nhu cầu được bày tỏ, được thấu hiểu, được sẻ chia. Để thể hiện được những cung bậc cảm xúc mãnh liệt nhưng đồng thời sâu sắc, đa dạng, khó nắm bắt thì cần đến thơ ca. Thơ ca với những khoảng lặng của mình có thể biểu đạt được cảm xúc, bày tỏ được những tâm tình khó nói và những chiều sâu trong tâm hồn.

👉2. Vì sao Người đọc mở ra bỗng thấy tâm tình của chính mình? - Thơ ca có tính cá thể hóa và tính khái quát hóa. Cảm xúc làm nên thơ ban đầu là rung cảm của một cá nhân, nhưng sự rung cảm ấy có sức khái quát lớn lao, có tính nhân loại và vì thế có thể chạm được vào trái tim người đọc, để họ như thấy mình trong bài thơ ấy. - Về phương diện tiếp nhận, trong quá trình đọc tác phẩm văn học nói chung và tác phẩm thơ nói riêng, người đọc sẽ sống trong thế giới nghệ thuật được gợi ra từ tác phẩm, sẽ soi chiếu bản thân vào những điều tác giả gửi gắm, nhập thân vào các hình tượng thơ ca để trải nghiệm, để sống, để thấu hiểu ==>Qua quá trình đọc thơ, họ tìm thấy tâm tình của chính mình.

III. CHỨNG MINH

👉Định hướng chứng minh: Chọn được đoạn thơ hay, đặc sắc, ấn tượng, tiêu biểu và phân tích theo 2 câu hỏi: 1. Tâm tình của nhà thơ thể hiện trong đoạn thơ ấy như thế nào? 2. Người đọc tìm thấy tâm tình của mình trong đoạn thơ ấy như thế nào?

👉Dẫn chứng minh họa: “Ánh trăng” (Nguyễn Duy) “Trăng cứ tròn vành vạnh kể chi người vô tình ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình”. 1. Qua đoạn thơ, nhà thơ đã gửi gắm tâm tình của bản thân qua hình tượng nhân vật trữ tình. Đó là nỗi ăn năn, day dứt, tự vấn lương tâm, là sự thức tỉnh lương tri nơi sâu thẳm tâm hồn. + Cuộc gặp gỡ giữa ánh trăng và con người đã buộc con người phải đối mặt với quá khứ, với lương tâm của chính mình. “Ánh trăng lãng du đã gặp con người lãng quên, và con người không thể chạy trốn chính mình được nữa” (Vũ Dương Quỹ). + Trăng “im phăng phắc”: Cái im lặng nghiêm khắc mà bao dung. + Con người “giật mình”: nhận ra bản thân quá vô tâm, quá thờ ơ, đã phản bội quá khứ nghĩa tình; nhận ra dù cho mình đã vô tình thì vầng trăng vẫn ở đó, vẫn vẹn nguyên, chung thủy và bao dung. ==> Cái giật mình ấy không chỉ là của nhân vật trữ tình mà còn là của người đọc, những người đã quên và sẽ quên, nó truyền đến bài học về sự ăn năn trong cuộc sống. Về bản chất, sự ăn năn là kết quả của quá trình đấu tranh giữa thiện – ác, bóng tối – ánh sáng, cao cả - thấp hèn, vị tha – vị kỉ trong mỗi con người, là khi người ta dám thừa nhận phần tối của tâm hồn, dám thay đổi để hướng tới những điều tốt đẹp ==>Tâm tình của nhà thơ đã chạm vào trái tim người đọc. 2. Để mỗi khi đọc “Ánh trăng”, người đọc cũng giật mình nhận ra chính bản thân. (Học sinh dựa vào trải nghiệm của bản thân để viết phần này).

IV. TỔNG KẾT - Với thơ, tâm tình là yếu tố then chốt, là cầu nối giữa nhà thơ và bạn đọc, quá trình sáng tạo và quá trình tiếp nhận. Nhờ có thơ ca mà nhà thơ và người đọc tìm được sự đồng điệu trong tâm hồn. - Tuy việc tìm được tiếng nói tri âm là hạnh phúc lớn lao của thi sĩ, nhưng không vì thế mà anh được phép quên đi tiếng nói của chính mình, chạy theo thị hiếu mà bán rẻ bản ngã nghệ thuật. - Để nhà thơ có thể gửi gắm tâm tình, và để người đọc có thể nhận ra tâm tình của mình trong thơ, cần hình thức nghệ thuật độc đáo, sáng tạo, phù hợp.

Tham khảo

Đại La là thắng địa xứng là kinh đô của đế vương muôn đời. Thật vậy, vua Lý Công Uẩn với tầm nhìn xa trông rộng và tấm lòng yêu nước thương dân của mình từ sớm đã nhận ra mảnh đất của cố đô Hoa Lư không còn phù hợp cho đất nước ta sinh sống và phát triển nữa. Đầu tiên, mảnh đất Đại La là mảnh đất có thế đất đẹp.Trong văn bản Chiếu dời đô, vua Lý Công Uẩn đã chỉ ra kinh thành Đại La là nơi "ở vào trung tâm trời đất, được cái thế rồng cuộn hổ ngồi, đúng ngôi nam bắc đông tây, lại tiện hướng nhìn sông dựa núi". Với những chứng cứ vô cùng thuyết phục như vậy, vua Lý Công Uẩn đã chỉ ra được đây chính là mảnh đất dành cho những bậc đế vương vì thế đất đạt đến độ lý tưởng theo phong thủy của nước ta. Thứ hai, kinh thành Đại La là mảnh đất thuận lợi cho trồng trọt, chăn nuôi, lại ít thiên tai. Ngày trước, vào triều đại nhà Đinh Trần, nước ta phải đóng đô ở kinh thành Hoa Lư vì nơi đó núi non hiểm trở, thuận tiện cho việc tấn công và phòng thủ của nước ta trong trận chiến chống giặc ngoại xâm. Ngày nay, nếu như cứ đóng đô ở Hoa Lư thì nhân dân sẽ chẳng thể trồng trọt và canh tác nông nghiệp được. Chính vì vậy, mảnh đất Hoa Lư đất cao mà rộng bằng phẳng, màu mỡ thì sẽ thuận lợi cho nông nghiệp và trồng trọt, tránh được ngập lụt làm khổ nhân dân. Bên cạnh đó, khung cnarh thiên nhiên của Đại La cũng rất tốt tươi và phong phú. Chính vì vậy, nhà vua đã kết luận đây chính là thắng địa của đất nước, là nơi hội tụ trọng yếu của 4 phương đất nước. Chao ôi, quả là một vị vua anh minh sáng suốt làm sao! Tóm lại, kinh thành Đại La chính là kinh thành bậc nhất của đế vương muôn đời

4 tháng 3 2022

con cặccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccccc

24 tháng 6 2021

Trả lời:

Ko đăng linh tinh

Mai học kệ bn 

24 tháng 6 2021

Trả lời :

Học thì mk chịu thôi

chán j

k đăng linh tinh

~HT~

24 tháng 6 2021

THAM KHẢO

 

Buổi sáng, mặt sông một màu xanh biếc, cầu sông Hàn sừng sững vắt ngang sông. Đường phố đông người qua lại. Lòng sông rộng mênh mông, nước chảy lững tò. Hai bên bờ sông rợp mát bóng cây. Buổi trưa, mặt nước trong như tấm gương khổng lồ phản chiếu mây trời. Tiếng chim ríu rít trên mấy cây cao ven bờ. Buổi chiều, gió thổi nhẹ từ phía cửa sông. Mặt nước như sẫm hơn. Khi hoàng hôn buông xuống, sông Hàn thật đẹp, thật lộng lẫy và thật duyên dáng. Đường phố ven sông đông đúc người qua lại. Bên bờ sông, du khách ngồi hóng mát, thưởng thức cảnh đẹp. Buổi tối, dãy đèn hai bên vệ đường thắp lên những quả tròn đủ màu sắc, mặt sông lấp lánh ánh sáng. Hơi nước bốc lên mát mẻ. Đường phố vẫn nhộn nhịp người qua lại. Khung cảnh dòng sông thật vui tươi trong nhịp chuyển động mới của dãy phô ven sông.

Sông Hàn đã làm cho phong cảnh quê em thêm đẹp, thêm sống động. Sông Hàn vinh dự được chọn điểm thi bắn pháo hoa Quốc tế. Những dịp ấy, sông Hàn đẹp biết bao.

Sông Hàn cùng với cây cầu mang tên nó là biểu tượng của sức sống mới, là khát vọng đi lên của thành phố quê em. Em yêu biết bao nhiêu dòng sông Hàn quê em. Em mong dòng sông luôn luôn tươi đẹp.

  
24 tháng 6 2021

Tham khảo!

 

Hà Nội có sông Hồng, Huế có sông Hương, và Đà Nẵng có sông Hàn, những con sông chảy êm đềm, dịu dàng uốn quanh như ôm ấp yêu thương những thành phố của mình, sông Hàn mang vẻ đẹp vừa xưa cũ lại vừa hiện đại, trầm lắng nhưng cũng rất nhộn nhịp.

 

Đứng trên cầu rồng của sông Hàn nhìn xuống, dòng sông Hàn vừa rộng dài, vừa êm đềm lại vừa khỏe khoắn, màu nước trong xanh với những đợt sóng dập dờn khẽ đưa đẩy thuyền bè qua lại, khung cảnh yên bình mà đông vui tấp nập. Em thích đi bộ vào buổi sáng sớm trên vỉa hè cạnh con sông, những con gió thổi mát lạnh, sự im lặng vắng vẻ giúp em nghe được cả tiếng rì rào sóng vỗ, thi thoảng còn có tiếng quẫy mạnh của những chú cá làm nước bắn tung tóe. Khi thành phố nhộn nhịp xe cộ qua lại cũng là lúc trên sông Hàn nhộn nhịp tàu bè, con sông trở nên "ầm ĩ" hơn vì những con tàu, nhìn từ xa thì có vẻ chúng đi rất chậm nhưng khi lại gần chúng đi như băng, xé dòng nước mà chạy. Hoàng hôn trên sông Hàn không được thấy màu đỏ của mặt trời vì mặt trời đã sớm bị khuất sau những nhà cao tầng bên sông chứ không được thấy khi lặn tới cuối chân trời. Muốn thấy sông Hàn đẹp nhất phải ngắm về đêm, hoặc ngắm sông Hàn vào những dịp tổ chức lễ hội bắn pháo hoa quốc tế, khi đó sông Hàn sẽ phô diễn tất cả mọi vẻ đẹp rực rỡ nhất, yêu kiều nhất.

Tuy tuổi thơ của em không được tắm mát trên sông Hàn nhưng đã gắn bó với sông Hàn từ những buổi chiều chơi trên bờ sông, em yêu mọi vẻ đẹp, mọi khoảnh khắc của sông Hàn và sẽ ghi nhớ đến suốt đời.

24 tháng 6 2021

"Tình mẫu tử là mạch nguồn tình cảm thiên liêng, không bao giờ vơi cạn trong tâm hồn mỗi người ". Đúng vậy, tình mẫu tử là thứ tình cảm thiêng liêng nhất mà thượng đế ban tặng cho mỗi con người. Tình mẫu tử là sức mạnh kì diệu giúp con người vượt lên những khó khăn của cuộc sống. Tình mẫu tử là điểm dựa tinh thần, sẳn sàng tiếp thêm sức mạnh cho ta mỗi lúc khó khăn, là niềm tin là động lực và là mục đích cho sự nỗ lực và khát khao trong mỗi người. Mẹ là người bao dung với ta nhất trong cuộc đời, dù ta có vấp ngã, có mắc sai lầm thì mẹ cũng là người luôn lo lắng, quan tâm đến ta một cách thiết thực nhất, những người mẹ, tình yêu thương của mẹ có sức mạnh vô cùng to lớn, nó có thể giúp ta vượt lên trên tất cả. Tình mẫu tử có thể soi sáng con đường cho mỗi người, giúp con người thức tỉnh khi lầm đường lạc lối, sống tốt hơn và sống có trách nhiệm hơn. Thứ tình cảm bao la, rộng lớn và vĩ đại ấy là bến đỗ bình yên nhất trong cuộc đời mỗi người. Vậy nên mới nói, tình mẫu tử thiêng liêng và cao cả như vậy.

23 tháng 6 2021

Tham khảo nha em:

Trong tác phẩm nhân vật chính Lão Hạc là một người nông dân lương thiện với tấm lòng yêu thương con vô hạn. Lão Hạc sống cô độc trong ngôi nhà, vợ ông mất sớm còn người con trai vì không có tiền cưới vợ nên anh con trai quẫn chí bỏ nhà để đi đồn điền cao su. Cuộc sống của lão vốn không bình yên mà lại gặp nạn đói, mất mùa, không có thóc gạo. Nhưng không vì vậy mà lão mất đi bản tính lương thiện của mình. Và có một sự việc đã khiến cho cuộc sống của lão thay đổi đó là vì đói kém mà lão phải bán đi cậu Vàng-người bạn của lão và nó cũng là kỉ vật cuối cùng mà con trai lão để lại. Khi bán đi cậu Vàng về lão đến nhà ông giáo kể câu chuyện đó, dáng vẻ buồn đau, lão không nhịn được mà khóc hu hu. Cuồi cùng để giữ lại chút lương thiện của bản thân lão đã chọn cái chết, một cái chết đau đớn, rũ rượi. Lão Hạc là một người rất đáng quý với những phẩm chất quý. 

23 tháng 6 2021

Tham khảo

Với một vẻ ngoài lẩm cẩm, gàn dở và cô độc, thực chất lão Hạc là một nhân cách cao đẹp. Lão nhân hậu ngay cả với con chó. Vắng con, “cậu Vàng” đã giúp lão bớt cô đơn. Vui buồn của “cậu Vàng” cũng là vui buồn của lão. Vì vợ mất sớm, lão dồn tình thương nuôi con khôn lớn. Lão giữ mảnh vườn cũng vì con. Lão tìm đến cái chết cũng vì con (khi chết lão vẫn còn tiền). Đây thực sự là một sự hi sinh vô cùng to lớn. Là một người tự trọng, lão chuẩn bị tiền cho cái chết của mình. Lão không muôn phiền lụy đến ai. Nghệ thuật phân tích tâm lí nhân vật già dặn. Nam Cao tập trung khai thác thế giới bên trong của lão Hạc, chỉ ra đựơc những giằng xé, những day dứt, những chua xót, hối hận… của một nông dân chất phác, nhân hậu. Với bút pháp linh hoạt, xen kẽ được cách kể chuyện tỉnh táo, chân thực và màu sắc trữ tình, đồng thời, tăng hàm lượng triết lí về nhân tình, thế thái qua những suy nghĩ của “tôi” – ông giáo. Đối với “cậu Vàng”, lão chăm sóc chó hết sức chu đáo (cho ăn cơm trong bát như một nhà giàu). Lão coi cậu Vàng như một đứa trẻ, đứa trẻ ấy trung thành với lão, làm lão bớt cô đơn. Gắn bó với cậu Vàng, khi buộc phải bán “cậu”, mắt lăo đã “ầng ậng nước”. Đặc biệt, lão cảm thấy mình là kẻ lừa dối bán “cậu Vàng”. Vì lão không còn kiếm được tiền nữa, lão sợ rằng mình sẽ tiêu lạm vào tiền của con. Lão thà chết chứ không thể để con trắng tay. Vậy nên lão thật sự tìm đến cái chết. Việc ấy càng cho thấy lão là người giàu tính thương yêu, giàu đức hi sinh biết bao. Vậy nên có thể nói, Nam Cao đã xây dựng thành công nhân vật lão Hạc trong lòng người đọc, và đã để lại những ấn tượng sâu sắc nhất.

23 tháng 6 2021

Tham khảo

Lão Hạc là một nhân vật thành công mà Nam Cao đã xây dựng lên. Cuộc đời bi thảm của lão Hạc đã để lại trong lòng người đọc ấn tượng sâu sắc khó quên. Lão có một người vợ và một người con trai độc nhất. Vợ lão mất sớm, do không đủ tiền cưới vợ, con trai lão phẫn trí bỏ đi phu đồn điền cao su. Trước khi đi lão được người con trai trao lại một kỉ vật là một con chó vàng nên lão rất yêu thương và đặt cho nó một cái tên hay Cậu Vàng. Năm ấy do đói kém mất mùa, bão lũ cướp hết toàn bộ số hoa màu của lão và lão còn bị một trận ốm nặng. Cuộc đời đau khổ dồn ép lão đến bên bờ vực thẳm, không còn cách nào khác, lão đành phải đứt ruột mà bán đi con chó Vàng lão hằng yêu thương; để rồi khi bán xong, lão lại hu hu khóc như con nít. Sợ sống mà ảnh hưởng tới con trai, vì đã trót lòng lừa gạt một con chó, lão quyết định chết bằng bả chó và lão "đi đời" trong đau khổ và tủi nhục. Cái chết của lão cũng chính là sự tự trọng của lão với con lão. Lão Hạc có một tấm lòng thật đáng.

23 tháng 6 2021

Tham khảo nha em:

Lão Hạc là một nhân vật thành công mà Nam Cao đã xây dựng lên. Cuộc đời bi thảm của lão Hạc đã để lại trong lòng người đọc ấn tượng sâu sắc khó quên. Lão có một người vợ và một người con trai độc nhất. Vợ lão mất sớm, do không đủ tiền cưới vợ, con trai lão phẫn trí bỏ đi phu đồn điền cao su. Trước khi đi lão được người con trai trao lại một kỉ vật là một con chó vàng nên lão rất yêu thương và đặt cho nó một cái tên hay Cậu Vàng. Năm ấy do đói kém mất mùa, bão lũ cướp hết toàn bộ số hoa màu của lão và lão còn bị một trận ốm nặng. Cuộc đời đau khổ dồn ép lão đến bên bờ vực thẳm, không còn cách nào khác, lão đành phải đứt ruột mà bán đi con chó Vàng lão hằng yêu thương; để rồi khi bán xong, lão lại hu hu khóc như con nít. Sợ sống mà ảnh hưởng tới con trai, vì đã trót lòng lừa gạt một con chó, lão quyết định chết bằng bả chó và lão "đi đời" trong đau khổ và tủi nhục. Cái chết của lão cũng chính là sự tự trọng của lão với con lão. Lão Hạc có một tấm lòng thật đáng.

22 tháng 6 2021

Tham khảo

Nhớ rừng không chỉ để lại trong lòng người đọc những tâm sự của chú hổ trong những tháng ngày giam hãm, đầy căm hận và uất ức, Đó còn là bức tranh tranh thiên nhiên tuyệt sắc về núi rừng, được tác giả khắc họa qua khổ 3 của bài thơ. Kỷ niệm về thời kì huy hoàng tiếp tục hiện về khung cảnh bình minh. Vương quốc tràn ngập trong màu xanh và ánh nắng. Hổ nằm ngủ ngon lành trong khúc nhạc của tiếng chim muôn. Bức tranh trên hiện ra đầy màu sắc và âm thanh, màu hồng bình minh, màu vàng nhạt nắng sớm, màu xanh cây rừng, âm thanh vui nhộn của đàn chim. Tất cả đều tạo ra một không gian nghệ thuật, cảnh sắc hệt như xứ sở thần tiên. Nhưng than ôi tất cả chỉ còn là kí ức huy hoàng, quá khứ càng oanh liệt nỗi tiếc nuối, hoài niệm càng đau đớn. Các cụm từ trước mỗi câu thơ như “nào đâu”, “đâu những”, càng cho thấy niềm nuối tiếc khôn cùng, sự xót xa trong chính con hổ. Bức tranh tứ bình đã khép lại, chỉ còn lại hình ảnh hiện thực tối tăm, gian cầm, tù túng và sự khát khao mãnh liệt được tự do.

22 tháng 6 2021

Tham khảo nha em:

Đoạn thơ trên nói về sự tiếc thương một thời oanh liệt của chúa sơn lâm trong văn bản " Nhớ rừng " của Thế Lữ . Những kỉ niệm  khi còn tại vị trên ngai vàng phần nào thể hiện một nỗi niềm khát khao muốn quay về khu rừng . Điều đó cũng diễn tả được một sự oán hận của con Hổ với con người . Qua cây bút tinh hoa của tác giả , hình ảnh tiếc thương trở nên đẹp đẽ hơn . Bằng những từ gợi tả phong phú , đặc sắc và nghệ thuật tu từ tinh tế , nỗi niềm ấy đã được cụ thể , sinh động hoá . Còn những kí ức đẹp đẽ xưa kia đã khơi dậy chúa sơn lâm vùng lên và than khóc , ... Những điều trên làm cho sự tù đày  , nỗi oán hận , nỗi nhớ rừng , tiếc thương vị thế khi xưa được đọc giả bốn phương thấu hiểu và cảm nhận được qua từng câu thơ , qua đó chúng ta càng ngợi ca tài năng của Thế Lữ . 

    12. Xác định các kiểu câu được học trong các ví dụ sau:a) Thôi, các em đứng lên sắp hàng để vào lớp.                                                                            (Tôi đi học – Thanh Tịnh)b) Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về.                                                                            (Trong lòng mẹ - Nguyên Hồng)c ) Có chuyện gì để anh ở nhà lo...
Đọc tiếp

 

   12. Xác định các kiểu câu được học trong các ví dụ sau:

a) Thôi, các em đứng lên sắp hàng để vào lớp.

                                                                            (Tôi đi học – Thanh Tịnh)

b) Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về.

                                                                            (Trong lòng mẹ - Nguyên Hồng)

c ) Có chuyện gì để anh ở nhà lo liệu.

                                                                             (Thạch Sanh – Truyện cổ tích)

d) Có đồng nào, cụ nhặt nhạnh đưa cho tôi cả thì cụ lấy gì mà ăn?

                                                                              (Lão Hạc – Nam Cao)

e) Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho.

                                                                              (Tắt đèn – Ngô Tất Tố)

          f) – Bác trai đã khá rồi chứ ?                        (Lão Hạc – Nam Cao)

 

g) Con trăn ấy là của vua nuôi đã lâu. Nay em giết nó tất không khỏi tội chết.

                                                                                         (Thạch Sanh)

h) - Thôi, nhân lúc trời chưa sáng, em hãy trốn ngay đi.. (Thạch Sanh)

        k) Nếu không có tiền nộp sưu cho ông  bây giờ, thì ông sẽ dỡ cả nhà mày đi, chửi mắng thôi à?                                                                              (Tắt đèn – Ngô Tất Tố)

2

 

a) trần thuật

b) cảm thán

c)trần thuật

d) nghĩ vấn 

e)cầu khiến, bộc lộ cảm xúc

g)trần thuật

 h)cầu khiến

k)cảm thán , nghĩ vấn 

22 tháng 6 2021

a) Kiểu câu : trần thuật

b) Kiểu câu : phủ định

c) Kiểu câu : trần thuật

d) Kiểu câu : nghi vấn

e) Kiểu câu : cầu khiến

f) Kiểu câu : nghi vấn (nhưng có ý bộc lộ cảm xúc )

g) Kiểu câu : mình nghĩ là câu nghi vấn ( tại có ý đe dọa nhẹ)

h) Kiểu câu : cầu khiến

k) Kiểu câu : nghi vấn  ( có ý đe dọa )

 Chúc bạn học tốt

Xác định mục đích nói của những câu nghi vấn trong các trường hợp sau:             a,  Nếu không bán con thì lấy tiền đâu nộp sưu để cứu thầy Dần?      ( Ngô Tất Tố)       b, Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!                                                                  ( Tố Hữu)       c, Ông  tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à?                            ( Ngô Tất Tố)        d, Tôi cười dài trong tiếng  khóc, hỏi cô...
Đọc tiếp

Xác định mục đích nói của những câu nghi vấn trong các trường hợp sau:      

       a,  Nếu không bán con thì lấy tiền đâu nộp sưu để cứu thầy Dần?      ( Ngô Tất Tố)

       b, Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!                                                                  ( Tố Hữu)

       c, Ông  tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à?                            ( Ngô Tất Tố)

        d, Tôi cười dài trong tiếng  khóc, hỏi cô tôi:

            - Sao cô biết mợ con có con?                                                     ( Nguyên Hồng)

       e, Những người muôn năm cũ

          Hồn ở đâu bây giờ?                                                                ( Vũ Đình Liên)

       f)     Thoắt trông lờn lợt màu da

          Ăn gì to lớn đẫy đà làm sao?                                                           ( Nguyễn Du)

       g) Nghe  nói, vua và các triều thần đều bật cười. Vua lại phán:

          - Mày muốn có em thì phải kiếm vợ khác cho cha mày, chứ cha mày là giống đực, làm sao mà đẻ được?                                                             ( Em bé thông minh)

       h)  Mụ vợ nổi trận lôi đình tát vào mặt ông lão:

          - Mày cãi à? Mày dám cãi một bà nhất phẩm phu nhân à? Đi ngay ra biển, nếu không tao sẽ cho người lôi đi                                     ( Ông lão đánh cá và con cá vàng)

3

Xác định mục đích nói của những câu nghi vấn trong trường hợp sau:

a, Nếu không bán con thì lấy tiền đâu nộp sưu để cứu thầy Dần?

--> Phủ định

d, Tôi cười dài trong tiếng nấc hỏi cô tôi:

- Sao cô biết mợ con có con?

--> Hỏi

c, Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à?

--> Khẳng định

 

b, Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!

--> Bộc lộ cảm xúc ( nhớ thương)

22 tháng 6 2021

a) Nếu không bán con thì lấy tiền đâu để nộp sưu cứa thầy Dần

\(\rightarrow\) Mục đích nói : phủ định

b) Bác đã đi rồi sao , Bác ơi !

\(\rightarrow\) Mục đích nói : bộc lộ cảm xúc

c) Ông tưởng mày chết đêm qua , còn sống đấy à ?

\(\rightarrow\) Mục đích nói : khẳng định

d) Tôi cười dài trong tiếng khóc hỏi cô tôi :

     - Sao cô biết mợ con có con ?

\(\rightarrow\) Mục đích nói : Hỏi

e) Những người muôn năm cũ 

    Hồn ở đâu bây giờ ?

 \(\rightarrow\) Mục đích nói : bộc lộ cảm xúc

f) Thoắt trông lờn lợn màu da

     Ăn gì to lớn đẫy đà làm sao ?

 \(\rightarrow\) Mục đích nói : bộc lộ cảm xúc

g) Nghe nói , vua và các triều thần đều bật cười . Vua lại phán : 

- Mày muốn có em thì phải cưới vợ khác cho cha mày , chứ cha mày là giống đực sao mà đẻ được ?

 \(\rightarrow\) Mục đích nói : khẳng định

h) Mụ vợ nổi trận lôi đình , tát vào mặt ông lão :

- Mày cãi à ? Mày dám cãi một bà nhất phẩm phu nhân à ? Đi ngay ra biển nếu  không tao sẽ cho người lôi đi 

Mày cãi à ? 

\(\rightarrow\) Mucj đích nói : bộc lộ cảm xúc

Mày dám cãi một bà nhất phẩm phu nhân à ?

 \(\rightarrow\) Mục đích nói : bộc lộ cảm xúc

Đi ngay ra biển

\(\rightarrow\) Mục đích nói : ra lệnh

 Chúc bạn học tốt