K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 7 2021

Tham khảo nha em:

- Tâm trạng khi nghe gọi tên mình và phải rời tay mẹ vào lớp.

+ Chi tiết hình ảnh:

“Trong lúc ông đọc tên từng người, tôi cảm thấy như quả tim tôi ngừng đập, tôi quên cả mẹ tôi đứng sau tôi. Nghe gọi đến tên, tôi tự nhiên giật mình và lúng túng”.

“ Tôi cảm thấy sau lưng tôi có một bàn tay dịu dàng đẩy tôi tới trước”.

“Nhưng người tôi lúc ấy tự nhiên thấy nặng nề một cách lạ”.

“Quay lưng dúi đầu vào lòng mẹ tôi nức nở khóc”.

“Trong thời thơ ấu tôi chưa lần nào thấy xa mẹ tôi như lần này”.

+ Ý nghĩa:

++ Thể hiện tâm trạng lo sợ hồi hộp lúng túng sự hồn nhiên, trong sáng của tuổi thơ trong buổi tựu trường đầu tiên.

++ Đỉnh cao của tâm trạng là khi nhân vật tôi phải rời tay mẹ để vào lớp, tiếng khóc như một phản ứng dây chuyền, nó vừa thể hiện niềm vui, nhưng chủ yếu là sự e sợ trước những khó khăn, thử thách ở phía trước. Cảm giác sợ hãi khi mình phải tự lập không còn chỗ dựa ở phía sau.

++ Nhà văn đang giãi bày lòng mình thời thơ ấu một cách chân thực cảm động.

- Tâm trạng khi ngồi trong lớp đón giờ học đầu tiên:

+ Chi tiết hình ảnh:

“Một mùi hương lạ xông lên, trông hình gì treo tên tường tôi cũng thấy là lạ và hay hay”.

“Nhìn bàn ghế của tôi rất cẩn thận rồi tự nhiên lại nhận là vật của riêng mình”.

“Người bạn tôi chưa hề quen nhưng lòng tôi vẫn cảm thấy không xa lạ chút nào”.

“ Tôi đưa mắt thèm thuồng nhìn theo cánh chim…”.

+ Ý nghĩa: thể hiện một sự mới mẻ thích thú khi mới bước vào lớp học, cảm giác xốn xang, vừa lạ vừa quen với mọi vật, với người bạn ngồi bên.

Hình ảnh ánh mắt nhìn theo cánh chim thèm thuồng có ý nghĩa đặc biệt đó là sự sang trang của cuộc đời, tạm biệt thế giới trẻ thơ nghịch ngợm, chỉ biết vui đùa, để bước vào thế giới của học đường hấp dẫn nhưng không kém phần gian khó. Với sự trang nghiêm: “Tôi đi học”.

2 tháng 7 2021

Tham khảo!

"Sống trong đời sống cần có một tấm lòng. Để làm gì? Em biết không?. Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi....". Trong cuộc sống này, không phải ai cũng may mắn có được cho mình sự đủ đầy, trọn vẹn. Có bao nhiêu người ngoài xã hội kia gặp những khó khăn, trắc trở, bất hạnh trong cuộc đời, dù đã nỗ lực, cố gắng vẫn khó có thể một mình vượt qua. Bởi vậy, vòng tay giúp đỡ, nhân ái của những tấm lòng từ bi, bác ái là điều rất được trân trọng, là những "tấm lòng vàng" với những hành động đầy nhân văn của họ. Hiện nay, khi mạng xã hội đang phát triển, việc từ thiện qua mạng được lan rộng và là một vấn đề đáng được quan tâm.

 

Trước hết, những người sẵn sàng giúp đỡ, yêu thương, san sẻ những khó khăn với đồng loại, họ đáng được ca ngợi bởi tấm lòng " tương thân tương ái" của mình. Lướt facebook một vòng, ta không khỏi gặp những hoàn cảnh thương tâm, trớ trêu của số phận được các nhà hảo tâm kêu gọi giúp đỡ. Đó là hình ảnh người phụ nữ tần tảo ngày đêm cũng không đủ sức nuôi hai đứa con thơ bị chất độc da cam, là hình ảnh em bé ung thư đang ngày ngày chống chọi với căn bệnh, bố mẹ nghèo bán hết của cải cũng chẳng đủ để lộ chữa trị cho em. Đó là hình ảnh em bé vừa sinh ra sáu tháng đã phải đương đầu với căn bệnh Glôcôm quái ác, gia đình bán nhà cửa cũng không đủ hai tỉ để sang Philippines phẫu thuật. Là bao lời thiết tha cùng những câu thơ thấm đẫm lòng người của bao nhiêu tấm lòng tuyệt vời khi xót xa trước cảnh đau thương, khốn cùng của người dân miền Trung khi thiên tai hoành hành tàn ác. Dù cách này hay cách khác, bằng vật chất, tiền bạc, áo quần hay đơn giản chỉ bằng những nút chia sẻ đầy yêu thương, họ đã lan tỏa tình thương, là sứ mệnh tình nguyện của bản thân mình tới những tấm lòng vàng, để họ được chia sẻ, được yêu thương nhiều hơn, lấy động lòng trắc ẩn của mỗi người. Mạng xã hội giờ đây trở thành một công cụ hữu hiệu vô cùng, kết nối con người lại gần nhau hơn. Ta không khỏi xúc động trước sự quyên góp ủng hộ của cộng động, dù chỉ là dành một phần ăn sáng bé nhỏ hay một lý cà phê tối thôi dù dành ra vài chục nghìn hay vài trăm đồng để chung tay giúp đỡ những hoàn cảnh éo le ấy, đó là những nghĩa cử đầy nhân văn.

Tuy nhiên, không ít người lại lợi dụng mạng xã hội để thực hiện hoạt động từ thiện nhằm mục đích khác. Họ xem việc kêu gọi từ thiện như một cách đánh bóng, tạo tên tuổi cho bản thân, từ thiện nhằm mục đích tạo lợi ích cho bản thân mình. Mặt khác, một số kẻ còn nhẫn tâm khi lợi dụng những hoàn cảnh thương tâm để thu lợi, chúng copy những dòng kêu gọi của các nhà từ thiện chân chính, đổi số tài khoản của mình rồi sẵn sàng nhận bất kỳ khoản tiền chuyển khoản từ người khác, chúng trục lợi trên lòng thương của con người đầy tàn ác. Một số kẻ khác, trích một phần nhỏ nhận được sau khi kêu gọi từ cộng đồng cho những nạn nhân, phần còn lại giữ cho riêng mình, làm giàu trên sự lừa dối, ích kỉ, cơ hội, vô cảm trước khó khăn của người khác. Nhiều người thậm chí còn xem đó như là một "phong trào"cười cợt trên nỗi đau của người khác, điều này thật đáng lên án.

Chúng ta đã từng không khỏi khâm phục trước những lời kêu gọi đầy tình người và hành động đầy thiết thực của MC Phan Anh hay hoa hậu Phạm Hương kêu gọi đồng nghiệp và người hâm mộ chung tay giúp đỡ người dân miền Trung. Là lời động viên và kêu gọi quyên góp giúp đỡ từ các đồng nghiệp cho một nữ diễn viên trẻ đang phải chống chọi từng ngày với căn bệnh hiểm nghèo lại phải đơn thân nuôi con nhỏ. Là những tiếng thơ, những lời văn, lời động viên đầy xúc động của công đồng mạng dành cho những số phận ngang trái đau thương. Nguồn giúp đỡ về vật chất và tinh thần lớn lao ấy mãi mãi sáng ngời trong lòng mỗi người. Thiết nghĩ từ thiện là một việc làm đầy nhân văn và cao cả, vì vậy hãy để nó thật tuyệt vời như chính ý nghĩa mà nó mang lại. Vì vậy, cần có cơ chế quản lý đối với vấn đề này một cách nghiêm túc, tránh tình trạng những kẻ cơ hội ngang nhiên trục lợi. Mỗi chúng ta cần tỉnh táo trước những lời kêu gọi, hãy tìm hiểu thật kĩ, giúp đỡ đúng người, đúng việc, tránh để người khác lợi dụng chính mình, đặc biệt là khi mạng xã hội thông tin tràn lan, gây rối loạn, nhũng nhiễu thông tin.

 

Hãy trân quý những tấm lòng cao cả, hãy hành động ngay từ bây giờ để giúp những hoàn cảnh éo le vượt lên nghịch cảnh, số phận để vươn tới những niềm hy vọng, xây dựng một xã hội nơi nơi ngập tràn lòng yêu thương, thấm đượm tình người.

2 tháng 7 2021

có dàn ý không ạ

 

2 tháng 7 2021

Em tham khảo bài chính chị viết nhé, bài đã được đăng trên fanpage Hoc24 rồi:

Đố kị là một tính xấu mà chúng ta nên tránh xa. Đố kị là gì? Là sự ghen ghét, khó chịu thể hiện qua hành động, lời nói, suy nghĩ khi thấy người khác có hoặc làm được. Sự đố kị luôn có trong mỗi con người chúng ta, một khi nó bộc phát sẽ khiến con người có những suy nghĩ, việc làm tiêu cực. Có thể nói ''đố kị là bản năng, loại bỏ đố kị mới là bản lĩnh'' là như vậy. Đố kị có những tác hại vô cùng lớn với xã hội. Trong môi trường học tập, đố kị ở học sinh là điều không hề hiếm thấy, nó sẽ dẫn đến những xung đột, tranh cãi không đáng có. Ở lứa tuổi học sinh, khi nhận thức còn nhỏ, nên phải loại bỏ sự đố kị, đó chắc hẳn là lí do khiến tổng thống Lincoln muốn nhà trường dạy cho con mình. Hay như trong chuyện cổ tích Thạch Sanh, vì muốn được nhận thưởng, được lấy công chúa... mà hết lần này đến lần khác Lý Thông bày mưu để lừa gạt Thạch Sanh để rồi cuối cùng lại nhận đắng cay. Trong công việc, khi nhìn thấy đồng nghiệp đạt thành tích, được mọi người yêu mến, chắc hẳn ai cũng có sự ghen tị, nhưng nếu là người tích cực, họ sẽ tìm cách cố gắng, chúc mừng, còn nếu là người tiêu cực, họ sẽ dùng thủ đoạn để chiếm được thành công, hãm hại người khác. Đối với bản thân chúng ta, khi đố kị với người khác, chỉ khiến ta thêm phần suy nghĩ tiêu cực và bị người khác ghét bỏ, bản thân em luôn dặn mình phải cố gắng, dù nhỏ nhưng không bao giờ được đố kị với người khác. Đố kị sẽ khiến cho ta mù quáng, suy nghĩ không tốt để rồi hành động, buông lời không tốt làm tổn thương người khác. Chúng ta hãy lên tiếng tố cáo, ngăn chặn sự đố kị, ngưỡng mộ, học tập theo những người giỏi hơn để lấy đó làm mục tiêu cố gắng cho bản thân.

2 tháng 7 2021

Tham khảo:

 

Trong cuộc sống xã hội hiện đại, mỗi người có một khả năng, một sự hiểu biết và một hướng đi cho cuộc đời mình. Mỗi khả năng ấy sẽ mang đến thành công cho cuộc đời bạn nhưng nếu bạn không biết vận dụng khả năng của mình bạn có thể thất bại. Khi thất bại có nghĩa là bạn sẽ kém hơn người khác và khi ấy rất có thể tính đố kỵ sẽ xuất hiện. Đố kị là một đức tính xấu của con người. Những người có lòng đố kị thường tỏ ra khó chịu khi thấy người khác thành công hơn mình. Tính đố kỵ có nhiều biểu hiện khác nhau như là cảm giác bực bội, tức tối khi thấy người khác hơn mình, là ghen ghét khi thấy người khác giỏi hơn mình. Thậm chí, người đố kị còn đặt điều nói xấu, bôi nhọ thanh danh và luôn tìm cách làm hại người tốt hơn, giỏi hơn. Có thể nói tính đố kỵ xuất phát từ sự thiếu tự tin, mặc cảm, tự ti nhưng khi thể hiện ở bên ngoài lại luôn tự cao tự đại cho rằng mình chỉ là không may mắn mà thôi. Xuất phát từ những người luôn bất mãn với cuộc sống của bản thân và ghen tị với thành công của người khác. Khi mang trong mình tính đố kị người ấy sẽ luôn cảm thấy mình kém cỏi, thua thiệt và có khi còn cảm thấy đau, không được thanh thản. Người có tính đố kỵ sẽ ít có thời gian để nhận ra và hưởng thụ những điều tốt đẹp trong cuộc sống của chính mình. Con người đố kị sống không thoải mái, không vô tư thanh thân được. Bên cạnh đó đố kỵ còn phá hoại mối quan hệ giữa người với người, cản trở con người phát triển tài năng, năng lực của bản thân mình và của người khác. Chính vì vậy mỗi người chúng ta phải biết nhận thức lòng đố kỵ là một tính xấu cần loại bỏ nó ra trong cuộc sống. Con người cần phải có lòng cao thượng, rộng rãi, biết vui và san sẻ với thành công của người khác - Hãy cạnh tranh lành mạnh. Hãy cố gắng nỗ lực và coi đó là động lực vươn lên. Có như thế, mỗi người mới có thể tự hoàn thiện chính mình, xã hội mới hòa bình, yên ổn. Mỗi học sinh khi còn ngồi trên ghế nhà trường hãy tự xác định cho mình một hướng đi tốt đẹp trong cuộc đời để từ đó phát huy hết khả năng, sở trường của mình giúp cho việc học tập và thi cử trở nên thuận lợi hơn và thành công hơn về sau này.

1 tháng 7 2021

Tham khảo nha em:

Nhận xét về sự thay đổi cách xưng hô của chị Dậu với tên cai lệ trong đoạn trích, có thể thấy :

– Chỉ trong một đoạn văn ngắn, ta thấy chị Dậu ba lần xưng hô khác nhau với tên cai lệ : ban đầu, chị xưng cháu (và nhà cháu), gọi tên cai lệ bằng ông (cháu – ông), sau chị chuyên sang xưng tôi (tôi – ông) và cuối cùng, chị xưng là bà, gọi tên cai lệ bằng mày (bà – mày) !…

Sự thay đổi cách xưng hô đó phản ánh sự thay đổi thái độ và cách đối phó của chị Dậu đối với tên cai lệ để bảo vệ anh Dậu :

+ Ban đầu, chị Dậu quá lo sợ (vì chúng bất ngờ ập đến với điệu bộ hung dữ, quyết bắt trói chồng chị, điều mà chị lo nhất ; dù sao, lúc này tên cai lệ cũng là “người nhà nước” đang đi nã thuế theo lệnh trên, còn chồng chị thì… vẫn chưa có tiền nộp thuế nên đang là kẻ có tội ! Vì vậy, chị Dậu phải lễ phép van xin thiết tha, nên chị lễ phép xưng cháu với hắn và gọi hắn bằng ông.

+ Đến khi tên cai lệ hung hãn đó đáp lại chị rất phũ và “cứ sấn đến để trói anh Dậu” thì chị “tức quá không thể chịu được” đã “liều mạng cự lại”. Chị đã vụt đứng dậỵ như một người ngang hàng, xưng tôi chứ không tự hạ xưng cháu như trước. Chú ý: Chị vẫn gọi cai lệ bằng ông nhưng lần này, ông (trong tôi – ông) không còn được coi là người bề ữên đáng tôn kính (như ông toong cháu – ông) mà chỉ là kẻ ngang hàng.

+ Cuối cùng, trước sự hung ác, đểu cáng tột cùng của tên cai lệ (hắn tát vào mặt chị “đánh bốp” và “cứ nhảy vào cạnh anh Dậu”), thì chị ngùn ngụt phẫn nộ, đã “nghiến hai hàm răng” xưng bà với tên tay sai mất hết tính người đó và gọi hắn bằng mày (bà – mày). Đây là cách xưng hô hết sức “đanh đá” của người phụ nữ khi căm giận cao độ. Chẳng những hoàn toàn không còn tư thế cúi đầu van xin, cũng không chỉ là tư thế đững đạc của người ngang hàng, mà đây là tư thế “đứng trên đầu thù”, đè bẹp hoàn toàn uy thế của đối phương. Cùng với cách xưng hô ngỗ ngược ấy là động tác quật tên tay sai “ngã chỏng quèo” hết sức dữ dội, bất ngờ…

Như vậy, sự thay đổi cách xưng hô của chị Dậu đối với tên cai lệ phản ánh sự thay đổi rất nhanh và hợp lí, trong thái độ và trong cách đối phó của chị Dậu đôi với tên tay sai hung ác đó. Sự thay đổi đó cũng phản ánh sự phát triển (cũng rất hợp lí) của tình huống truyện, làm toát lên cái chân lí, cái quy luật lớn của hiện thực: “tức nước vỡ bờ”.

– Để chứng minh sự “vỡ bờ” (hành động quật lại quyết liệt của chị Dậu) ở đây là tất yếu, phấi bám sát văn bản, theo dõi sự diễn biến của tình huống truyện, cần đặc biệt chú ý :

+ Ban đầu, chị Dậu hoàn toàn không có ý chống lại “người nhà nước”, đúng là chị đâu “dám bỏ bễ tiền sưu của nhà nước”. Dù quá túng bấn, chị đã chạy vạy xoay xoả đủ cách, phải bán cả con và đáng lẽ đã đủ tiền nộp sưu thì chị lại bị buộc phải nộp cả suất sưu của người đã chết một cách hết sức vô lí nên mới bị coi là kẻ thiếu sưu ! Chị “run run”, “cố thiết tha” van xin tên cai lệ cho khất, nhưng tên tay sai không chút tình người đó không thèm nghe chị lấy nửa lời, đã đáp lại chị một cách tàn nhẫn và cứ xông vào trói anh Dậu. Trong tình thế mạng sống của anh Dậu treo trên sợi tóc như vậy, chị không thể chịu đựng hơn được nữa, mới “liều mạng cự lại”.

+ Cần chú ý, thoạt đầu chị cũng chỉ “cự lại” bằng lí lẽ. Chị dõng dạc nói lên cái đạo lí tối thiểu của con người : Không được hành hạ người đau ốm ! Nhưng tên cai lệ hung ác hơn cả chó sói ấy quay lại “tát đánh bốp” và cứ chồm tới anh Dậu, thì lúc này chị Dậu phẫn nộ ngút trời, vụt đứng dậy với một sức mạnh ghê gớm bất ngờ, ra tay quật ngã cả hai tên tay sai…

Đoạn văn tuy ngắn nhưng đã cho thấy rõ trong tình thế cùng đường, chị Dậu buộc phải hành động như vậy, không thể nào khác. Chị Dậu vốn là một phụ nữ nghèo, hiền dịu, giàu lòng yêu thương, nhưng muốn sống yên phận mà cũng không xong, đã trở thành người đàn bà “ngỗ nghịch”, “bất trị” với bọn thống trị tàn ác. Sự “vỡ bờ” (việc chống trả lại của chị Dậu) trong tình huống ấy là điều hoàn toàn tất yếu. Điều tất yếu trong hành động của chị Dậu đó cũng phản ánh cái quy luật tất yếu của hiện thực : “tức nước vỡ bờ”, “con giun xéo lắm cũng quằn”, “có áp bức có đấu tranh”.   

Ta có thể thấy

- Chỉ trong một đoạn văn ngắn, ta thấy chị Dậu ba lần xưng hô khác nhau với tên cai lệ : ban đầu, chị xưng cháu (và nhà cháu), gọi tên cai lệ bằng ông (cháu - ông), sau chị chuyển sang xưng tôi (tôi - ông) và cuối cùng, chị xưng là bà, gọi tên cai lệ bằng mày (bà - mày) !...

   Sự thay đổi cách xưng hô đó phản ánh sự thay đổi thái độ và cách đối phó của chị Dậụ đối với tên cai lệ để bảo vệ anh Dậu :

   + Ban đầu, chị Dậu quá lo sợ (vì chúng bât ngờ ập đến với điệu bộ hung dử, quyết bắt trói chồng chị, điều mà chị lo nhất ; dù sao, lúc này tên cai lệ cũng là “người nhà nước" đang đi nã thuế theo lệnh trên, còn chồng chị thì... vẫn chưa có tiền nộp thuê nên đang là kẻ có tội ! Vì vậy, chị Dậu phải lễ phép van xin thiết tha, nên chị lễ phép xưng cháu với hắn và gọi hắn bằng ông.

   - Đến khi tên cai lệ hung hãn đó đáp lại chị rất phũ và cứ sân đến để trói anh Dậu” thì chị “tức quá không thế chịu được” đã “liều mạng cự lại”. Chị đã vụt đứng dậy như một người ngang hàng, xưng tôi chứ không tự hạ xưng cháu như trước. Chú ý: chị vần gọi cai lệ bằng ông nhưng lần này, ông (trong tôi - ông) không còn được coi là người bề trên đáng tôn kính (như ông trong cháu - ông) mà chỉ là kẻ ngang hàng.

   + Cuối cùng, trước sự hung ác, đểu cáng tột cùng của tên cai lệ (hắn tát vào mặt chị “đánh bốp” và “cứ nhảy vào cạnh anh Dậu”), thì chị ngùn ngụt phần nộ, đã “nghiến hai hàm răng” xưng bà với tên tay sai mât hết tính người đó và gọi hắn bằng mày (bà - mày). Đây là cách xưng hô hết sức “đanh đá” của người phụ nữ khi căm giận cao độ. Chẳng những hoàn toàn không còn tư thế cúi đầu van xin, cũng không chỉ là tư thế đĩnh đạc của người ngang hàng, mà đây là tư thế “đứng trên đầu thù”, đè bẹp hoàn toàn uy thế của đối phương. Cùng với cách xưng hô ngỗ ngược ấy là động tác quật tên tay sai ngã chỏng quèo hết sức dữ dội, bất ngờ...

   Như vậy, sự thay đổi cách xưng hô của chị Dậu đối với tên cai lệ phản ánh sự thay đổi rất nhanh vả hợp lí, trong thái độ và trong cách đối phó của chị Dậu đốí với tên tay sai hung ác đó. Sự thay đổi đó cũng phản ánh sự phát triển (cũng rất hợp lí) của tình huống truyện, làm toát lên cái chân lí, cái quy luật lớn của hiện thực:  “tức nước vỡ bờ”.

1 tháng 7 2021

Tham khảo nha em:

Bằng sự kết hợp hào hoà giữa bút pháp tả thực và bút pháp lãng mạn, mở đầu khổ thơ thứ 2 cho ta thấy được khung cảnh thiên nhiên ra khơi của đoàn thuyền thật đẹp , đó là cảnh " trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng ". Sự vật ra khơi cũng rất quen thuộc, ấn tượng và tràn đầy khí thế. Những chàng trai khoẻ mạnh, trên chiếc thuyền gắn bó của quê hương, của gia đình đã lướt nhẹ ra khơi. Nhưng dưới tâm hồn tinh tế của nhà thơ, con thuyền ra khơi được ví như con tuấn mã, với các hành động" phăng"," vươt " đã diễn tả tốc đọ phi thường của đoàn thuyền ra khơi. Tốc độ ấy càng mạnh hơn, đẹp hơn khi tác giả có 1 liên tưởng đọc đáo , 1 ẩn dụ sáng tạo " cánh buồm giương to như mảnh hồn làng, rướn thân trắng bao la thâu góp gió". Ôi! phải nói nhà thơ có 1 tình cảm thiêng liếng sâu nặng với quê hương thì mới có được cảm nhận như vậy. Cái tinh tế ở đây là nhà thơ lấy cái cụ thể để nói cái trừu tượng, lấy cái hữu hình để nói cái vô hình, lấy cái vô hồn để nói cái có hồn. Tất cả tài năng và tình cảm của nhà thơ đã thăng hoa, ngưng kết lại tạo ra 1 cảnh ra khơi của làng chài hết sức lãng mạn và tràn đầy sức sống.

Câu có từ cảm thán: in đậm nghiêng

1 tháng 7 2021

THAM KHẢO

a.Phép tu từ
- Phép tu từ nhân hóa: « Trăng nhòm”, điệp từ “ ngắm”
b. Giá trị các biện pháp tu từ trong câu thơ trên:
- Nghệ thuật nhân hóa: Trăng được nhân hóa có khuôn mặt và ánh mắt như con người. Người và trăng đều chủ động tìm đến giao hòa cùng nhau. Điều đó cho thấy Bác Hồ và trăng hết sức gắn bó, thân thiết, trở thành tri âm, tri kỷ từ lâu...
- Nghệ thuật điệp từ: Từ “ ngắm” được điệp lại hai lần, nghệ thuật đối xứng nhấn mạnh hình ảnh trăng và người. Đó là tư thế ngắm trăng tuyệt đẹp, hướng tới cái đẹp của cuộc đời

Tham khảo

biện pháp tu từ : điệp ngữ và nhân hóa

 BP nhân hóa : Trăng được nhân hóa có khuôn mặt và ánh mắt như con người. Người và trăng đều chủ động tìm đến giao hòa cùng nhau. Điều đó cho thấy Bác Hồ và trăng hết sức gắn bó, thân thiết, trở thành tri âm, tri kỷ từ lâu

BP điệp từ : ngắm” được điệp lại hai lần, nghệ thuật đối xứng nhấn mạnh hình ảnh trăng và người

giá trị : Trăng được nhân hóa có khuôn mặt và ánh mắt như con người. Người và trăng đều chủ động tìm đến giao hòa cùng nhau. Điều đó cho thấy Bác Hồ và trăng hết sức gắn bó, thân thiết, trở thành tri âm, tri kỷ từ lâu 

1 tháng 7 2021

THAM KHẢO

 

trong cuộc sống cách mạng buổi đầu đầy gian khổ và khó nhọc nhưng ta vẫn thấy rõ đc tinh thần lạc quan phong thái ung dung của người chiến sĩ cách mạng. và người chiến sĩ đó là Hồ Chủ tịch vĩ đại . dù sống trong hoàn cảnh vô cùng thiếu thốn gian khổ , phải sống trong hang ẩm ướt , lạnh lẽo bên bờ suối '' sáng ra bờ suối tối vào hang '' . bữa cơm của bác cũng thật là đạm bạc chỉ có '' cháo bẹ '' và ''rau măng'' . thiếu thốn gian khổ  như vậy nhưng bác vẫn rất lạc quan '' vẫn sữn sàng'' . trong lời thơ của bác ta như cảm thấy cuộc sống ấy  ko  hề gian khổ mà lại rất đầy đủ '' sẵn sàng''.ko những vậy câu thơ như thể hiện được sự biết ơn của Người trước những thứ mà thiên nhiên mang lại. dù sống thiếu thốn về vật chất nhưng bác lại thấy ''cuộc đời cách mạng thật là sang''. Đó là sự sang trọng, giàu có về mặt tinh thần của những cuộc đời làm cách mạng lấy lí tưởng cứu nước làm lẽ sống, không hề bị những khó khăn, gian khổ làm cho khuất phục. đó cũng là cái giàu sang của một nhà thơ luôn tìm thấy sự hài hòa với tự nhiên, thư thái với thiên nhiên. đó là tinh thần lạc quan, tin tưởng ở sự nghiệp cách mạng gian khổ nhưng sẽ giành thắng lợi. tinh thần bài thơ được kết tinh và tỏa sáng ở từ sang cuối bài thơ.  Chao ôi, đây chính là phong thái của người chiến sỹ cách mạng lạc quan và dành trọn cho đất nước, non sông.dù cho cuộc đời hoạt động cách mạng có gian khổ nhưng đối với Bác thì đó là chặng đường đầy tự hào vì Bác đang gánh vác trọng trách lớn lao của cả 1 dân tộc. 

  
Tham khảo

Tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của người chiến sĩ cách mạng được thể hiện ở niềm vui, sự thích thú trong cuộc sống đầy gian khổ ở núi rừng: ngủ trong hang tối, ăn cháo bẹ rau măng, bàn làm việc là tảng đá chông chênh. Người chiến sĩ ở đây cảm thấy: Cuộc đời cách mạng thật là sang. Sang ở đây là sang trọng, tức là người chiến sĩ không những cảm thấy dồi dào, giàu có về vật chất mà còn cảm thấy sự cao quý, đáng kính trọng. Người thật vĩ đại làm sao! Đó là sự sang trọng, giàu có về mặt tinh thần của những cuộc đời làm cách mạng lấy lí tưởng cứu nước làm lẽ sống, không hề bị những khó khăn, gian khổ làm cho khuất phục. Đó cũng là cái giàu sang của một nhà thơ luôn tìm thấy sự hài hòa với tự nhiên, thư thái với thiên nhiên. Đó là tinh thần lạc quan, tin tưởng ở sự nghiệp cách mạng gian khổ nhưng sẽ giành thắng lợi. Tinh thần bài thơ được kết tinh và tỏa sáng ở từ sang cuối bài thơ. Hình tượng người chiến sĩ được khắc họa chân thực, sinh động với những gian khổ và thiếu thốn về vật chất nhưng lại giàu có về tinh thần. Tầm vóc người chiến sĩ trở nên lớn lao, tư thế trở nên uy nghi trong cuộc đời cách mạng cao đẹp. Bài thơ làm nổi bật hình tượng, cốt cách cao quý của lãnh tụ Hồ Chí Minh vĩ đại.

 ***Câu ghép***: Câu đầu tiên

***Câu cảm thán***Người thật vĩ đại làm sao!

21 tháng 12 2023

Hơ do you learn English

 

 

 

 

 

30 tháng 6 2021

1. NDC: Kỉ niệm khó quên của tác giả về ngày khai trường đầu tiên

2. Phép liên kết: Phép lặp: Tôi

Phép nối: Nhưng

3. PTBD: Miêu tả và biểu cảm

4. BPTT: Ẩn dụ

Tác dụng: Cho người đọc thấy được sự náo nức, bồi hồi khó quên của tác giả trong ngày đầu đến trường

5. Tương tự bài Cổng trường mở ra của Lý Lan

30 tháng 6 2021

cảm ơn

 

30 tháng 6 2021

Câu 2: Trường từ vựng chỉ sự vật: mùi hương, tường, bàn ghế, bờ cửa sổ, cánh, cánh đồng, phấn, bảng đen.

30 tháng 6 2021

trl hết vào chứ men !