K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

 Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ lặp cấu trúc trong những đoạn trích dưới đây:a. Trăng nhập vào dây cung nguyệt lạnh.Trăng thương, trăng nhớ, hỡi trăng ngần.Đàn buồn, đàn lặng, ôi đàn chậm! Mỗi giọt rơi tàn như lệ ngân.(Xuân Diệu, Nguyệt cầm)b. Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp...
Đọc tiếp

 Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ lặp cấu trúc trong những đoạn trích dưới đây:

a. Trăng nhập vào dây cung nguyệt lạnh.

Trăng thương, trăng nhớ, hỡi trăng ngần.

Đàn buồn, đàn lặng, ôi đàn chậm!

 

Mỗi giọt rơi tàn như lệ ngân.

(Xuân Diệu, Nguyệt cầm)

b. Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa. Khi Nhật hàng Đồng minh thì nhân dân cả nước ta đã nổi dậy giành chính quyền lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hoà.

Sự thật là dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay pháp.

Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần một trăm năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỉ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng Hoà.

[…]

Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn tám mươi năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!

Vì những lẽ trên, chúng tôi, Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, trịnh trọng tuyên bố với thế giới rằng:

Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.

(Hồ Chí Minh, Tuyên ngôn Độc lập)

c. Gió, gió thổi rào rào.

Trăng, trăng lay chấp chới.

Trời tròn như buồm căng.

Tất cả lên đường mới.

Hồn ta cảnh rộng mở

 Đôi bên gió thổi vào,

 Nghĩ những điều hớn hở

Như trời cao, cao, cao.

(Xuân Diệu, Gió)

d. Rau cần, với cải bắp cho một tí rau răm vào, muối xổi, lấy ra ăn với thịt đông hay kho tàu, nó lạ miệng và có khi thú hơn cả dưa cải nữa... Nhưng ăn cháo ám mà không có rau cần thì… hỏng, y như thể vào một khoảng vườn mà không có hoa, đi trong mùa xuân mà không thấy bướm.

(Vũ Bằng, Thương nhớ mười hai)

1
QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

Câu

Biện pháp lặp cấu trúc

Tác dụng

a

1. Lặp cấu trúc trong từng dòng thơ:

trăng thương/ trăng nhớ

đàn buồn đàn lặng

2. Lặp cấu trúc hai dòng thơ:

Trăng thương, trăng nhớ, hơi trắng ngẩn.

Đàn buồn, đàn lặng, ôi đàn chậm!

Làm cho cấu trúc câu thơ ngắt thành những nhịp ngắn, mô phỏng tiếng đàn đang bắt đầu tấu lên, rải từng nốt chậm rãi.

b

1. Lặp cấu trúc hai câu sau:

(1) Sự thật là từ miều thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa.

(2) Sự thật là dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp.

2. Lặp cấu trúc giữa các vế câu: Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Đây là phép lặp cấu trúc cụm chủ vị trong cùng một câu ghép.

3. Lặp cấu trúc hai câu sau:

(1) Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần một trăm năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập.

(2) Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hoà.

4. Lặp cấu trúc thành phần câu:

Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn tám mươi năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng minh chống phát xít mấy năm nay.

5. Lặp cấu trúc hai cụm chủ vị nòng cốt của hai câu:

(1) ... dân tộc đó phải được tự do!

(2) Dân tộc để phải được độc lập!

6. Lặp cấu trúc các bổ ngữ: thủ thân và lực lượng tính mạng và của cải.

Tạo giọng văn đanh thép, hùng hồn, mạnh mẽ, khẳng định những sự thật lịch sử không thể chối cãi.

c

Lặp cấu trúc: Gió, gió thổi rào rào/ Trăng trắng lay chấp chơi. Đây là phép lặp cấu trúc giữa hai dòng thơ.

Nhấn mạnh sự chuyển động tươi mới của mọi sự vật trong trời đất.

d

Lặp cấu trúc: vào một khoảng vườn mà không có hoại đi trong mùa xuân mà không thấy bướm.

Nhấn mạnh ý nghĩa quyết định của rau cần đối với lượng của món cháo ám.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

Để xác định yếu tố tượng trưng trong một tác phẩm nghệ thuật, cần dựa vào các chi tiết nghệ thuật (hình ảnh, từ ngữ trong văn chương, màu sắc, đường nét, hình ảnh trong hội hoạ...); từ đó, chỉ ra những triết lí sâu xa về bản chất của đời sống mà những chi tiết đó gợi nên.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

- Giá trị của những yếu tố tượng trưng trong bức tranh Tiếng thét: hình ảnh nhân vật tượng trưng cho sự kinh hoàng của con người trước những thảm họa sắp xảy đến, các chi tiết trong bức tranh tượng trưng cho những biến cố dữ dội của cuộc sống.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

- Những chi tiết nghệ thuật quan trọng trong bức tranh Tiếng thét: Hình ảnh nhân vật chính, các hình thù trừu tượng xung quanh, các đường xoáy và màu sắc....

=> Tất cả gợi cảm giác ghê sợ, rùng rợn, lo âu.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

Văn bản đề cập đến những chi tiết nghệ thuật thú vị và bất ngờ được thể hiện trong bức tranh “tiếng thét”.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

- Bài hát để lại ấn tượng sâu sắc của Văn Cao: Mùa xuân đầu tiên.

- Cảm nhận:

“Mùa xuân đầu tiên” là bài hát trở lại của Văn Cao sau gần 20 năm tuyên bố gác bút, trong một hoàn cảnh đặc biệt, đó là mùa xuân năm 1976 - mùa xuân thống nhất đầu tiên của dân tộc; và cứ như vậy, nhạc sĩ Văn Cao đã để lại cho đời một nhạc phẩm xuất sắc. Theo lời tâm sự của Văn Cao, nếu như “Tiến quân ca” là bản nhạc đưa những người lính ra trận thì “Mùa xuân đầu tiên” là bản nhạc đón những người lính trở về trong một khát vọng sum họp và đoàn tụ. Ca khúc còn gửi gắm một tư tưởng lớn về hòa hợp dân tộc, tôn vinh một hạnh phúc giản dị và đời thường của hòa bình: “Rồi dặt dìu mùa xuân theo én về. Mùa bình thường mùa vui nay đã về/ Mùa xuân mơ ước ấy đang đến đầu tiên với khói bay trên sông, gà đang gáy trưa bên sông/ Một trưa nắng vui cho bao tâm hồn”. “Mùa xuân đầu tiên” cũng là một ca khúc được viết theo điệu Valse, một điệu thức trước đó nhiều lần được Văn Cao sử dụng qua các nhạc phẩm khác. Nhưng với bản Valse mùa xuân này, tưởng như đây là một điệu khiêu vũ dặt dìu bất tận trong niềm hạnh phúc khôn nguôi, khi những giọt nước mắt lặng lẽ rơi xuống nghẹn ngào trong cả người nghe, người hát và chính người sáng tác: “Nước mắt trên vai anh, giọt rơi ấm đôi vai anh/ Niềm vui phút giây như đang long lanh”. Xóa bỏ thù hận, chỉ còn lại yêu thương, tin cậy và cùng nhau hướng về tương lai. Một tư tưởng sâu sắc được viết ra bằng những lời ca giản dị mà lay động lòng người: “Từ đây người biết quê người/ Từ đây người biết thương người/ Từ đây người biết yêu người”. Mùa xuân đầu tiên cũng có thể xem là ca khúc nổi tiếng cuối cùng trong sự nghiệp sáng tác của Văn Cao, dù sau đó ông có viết thêm hai bài: “Hành khúc công nhân toa xe” (1983) và “Tình khúc trung du” (1984).

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

- Điểm tương đồng về cảm nhận về sự nghiệt ngã của thời gian: Thời gian qua kẽ tay làm khô những chiếc lá (Thời gian); vườn hoa thành bãi hoang, văn chương bị đốt đỏ... (Độc “Tiểu Thanh kim),

- Điểm khác biệt: Nguyễn Du dự cảm xót xa về sự lãng quên của người đời đối với những giá trị của nghệ thuật và số phận người nghệ sĩ (Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa; Người đời ai khóc Tố Như chăng?), Văn Cao thể hiện niềm tin về sự trường tồn của những giá trị của nghệ thuật và tình yêu (Riêng những cầu thời còn xanh Riêng những bài hát/ còn xanh/ Và đôi mắt em như hai giếng nước).

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

Bài thơ viết theo thể thơ tự do, gần như không có vần, nhịp thơ chậm rãi khiến giọng điệu bài thơ có sự giản dị, trầm lắng, dồn nén, hàm súc, giàu chất suy tưởng.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

a. Điểm tương đồng giữa các hình ảnh “những câu thơ”, “những bài hát” và “đôi mắt em” ở sáu dòng thơ cuối: gợi cho ta nghĩ đến cái đẹp trường tồn của nghệ thuật và tình yêu, vì nó sống mãi trong tâm hồn con người.

b. Điểm khác biệt giữa những hình ảnh trên với hình ảnh “những chiếc lá” ở sáu dòng thơ đầu: một bên là cái đẹp và sự trường tồn, một bên là sự huỷ hoại và tàn phai.