Đọc lại bài ca dao "Con cò mà đi ăn đêm" rồi tưởng tượng và viết thành một câu chuyện.
"Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao
Ông ơi ông vớt tôi nao
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng
Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục đau lòng có con"
Trời mùa đông. Những trận gió rít vi vu vi vút. Cò sải cánh bay hối hả. Người Cò run lên vì rét, miệng khô khốc vì chưa được miếng gì vào bụng. Giữa đêm đen, có một mình bay lẻ loi. Nghĩ đến các gia đình khác giờ đây đang co tròn trong ổ rơm còn mình thì sải cánh kiếm ăn, Cò trào nước mất vì tủi cực. Cò nhắm mắt nhớ lại chuyện xưa. Hồi đó, Cò cũng nhàn hạ lắm chứ. Cò đâu phải đi suốt đêm, kiếm miếng ăn cơ cực như thế này. Chuyện khiến Cò lâm vào tình cảnh này chỉ có họ hàng nhà Cò và nhà Vạc biết. Ngày đó, Cò và Vạc là bạn thân, thường cùng nhau đi bắt tép. Cò chăm chỉ, thương con đói nên cố tìm bắt, còn Vạc nhác nhớn, không chịu tìm tôm cá. Vì vậy, suốt cả buổi mà Vạc chẳng bắt được con nào. Cò thi no bụng, lại còn đem mấy con cá thia cờ về cho đàn con nhỏ. Vạc thấy thế liền nghĩ bụng: “Nếu làm như Cò thì mệt lắm. Ta chỉ muốn được ăn một mình một ruộng". Thế là ngày đêm, Vạc nghĩ cách hại Cò. Một hôm, Vạc ra vẻ hốt hoảng:
– Ôi! Cái lông xinh đẹp của tôi đâu rồi.
Trước khi chết Cò trăn trối lại cho lũ con là mình đã không làm điều gì xấu khiến chúng phải xấu hổ
Rồi Vạc khóc lóc, kể cho Cò nghe rằng con mình bị ốm, nó muốn có một cái lông Cò, rằng mình đi xin mãi mới được một cái lông Cò tuyệt đẹp.
Ai ngờ về đến đây thì cái lông Cò bị mất. Cò an ủi, nghiến răng rứt một cái lông ở cổ, đưa cho Vạc:
– Thôi! Chị đừng khóc nữa. Chị hãy cầm lấy cái lông này đem về cho cháu bé!
Vạc ra vẻ cảm động nhưng trong lòng hí hứng, nhủ thầm: “Thế là mày tiêu đời rồi Cò nhé”.
Vạc hối hả bay đến nhà kia, đậu trên nóc nhà, chén hết cá phơi, rồi nó đặt cái lông Cò cạnh đó, vội vã bay về nhà, nằm nghĩ đến cảnh Cò bị dân làng đánh đập.
Lại nói về nhà chủ bị mất cá. Khi thấy nong cá của mình sạch bóng, bà điên tiết lên, tìm dấu vết kẻ trộm. Bà thấy cái lông Cò nằm bên cạnh, bà cầm lấy, chạy ra cổng, chửi to:
– Mẹ cha nhà nó chứ, bà đã thương tình cho vào ruộng kiếm cá, lại còn ăn cắp. Từ nay thì đừng hòng bà cho ăn nữa nhé!
Hôm sau, Cò định sà xuống ruộng tìm cá thì từ trong bụi rậm, những viên đá nhỏ tới tấp ném vào người. Cò vội vã bay lêèn, ngạc nhiên trước thái độ của bá chủ nhà. Nó vừa bay vừa nghĩ xem tại sao mình bị như thế. Đến ruộng khác, nó đậu xuống định tìm cá, nhà chủ cũng vác sào đuổi đi. Cò vừa bay lên thì nghe một giọng mỉa mai:
– Định ăn trộm xoá vết, ai ngờ đề lại chiếc lông.
Cò nghe và hiểu ra tất cả. Cò không ngờ Vạc đối xử với mình như thế. Cò đau khổ vì tình bạn của mình dành cho Vạc đã bị lợi dụng. Vậy mà bấy lâu Cò tin tưởng vào tình bạn đó. Giờ đây, Cò thấy mất hết cả niềm tin vào tình bạn.
Từ đó, Cò không làm bạn với ai nữa. Suốt ngày, ru rú trong tổ, không dám ra ngoài. Nhìn đàn con há miệng vì đói, Cò đau thắt ruột. Cò ghé mắt nhìn ra ngoài, bà Cốc đang bay cùng lũ con. Dưới ao, chị Vịt đang hướng dẫn lũ con tập bơi, dáng bộ vui vẻ. Cò rơm rớm nước mắt khi nghĩ từ nay, nhìn không dám ra đón ánh nắng vàng rực nữa. Rồi đây, các con Cò sẽ không được no đủ như trước. Cò biết làm gì đây?
À! Phải rồi, chờ đến đêm mình sẽ đi kiếm thức ăn về cho con. Cò chợt thấy một tia hy vọng nhói lên trong lòng. Từ đó đêm đêm, cò bay đi kiếm ăn. Lần đầu làm quen với bóng tối, Cò run rẩy, sợ sệt. Nhưng rồi đang nghĩ đến các con đang đói đợi mẹ về, Cò lại sải cánh bay. Nhưng thường nó không kiếm được nhiều vì không quen ăn đêm. Cò hay phải ăn đói vì còn phái dành đem về cho con. Nhìn đàn con háo hức há mỏ đớp vội vàng vài con tép, Cò sung sướng trào nước mắt, quên cả đói. Cò hy vọng đêm nào cùng có thức ăn về cho đàn còn nhỏ dù ít còn hơn không.
Cò bừng tỉnh khỏi dòng suy nghĩ triền miên bởi tiếng ú ớ mê ngủ của một chú chim gần đấy. Trời tối đen như mực, Cò không còn biết mình đang bay ở đâu. Nó đậu xuống một nơi mà chẳng biết là chỗ nào.
May quá! Một cánh đồng. Cò sục sạo tìm tôm tép. Mỏ tím rát vì rét mà Cò chẳng bắt được gì. Gà gáy canh hai mà Cò mới mò được một con cá nhỏ. Cò kiếm tìm hối hả. Chợt chân Cò đụng phải một vật gì rắn, mừng rỡ reo lên:
– A! Một con cua. Thế là con ta có miếng ăn rồi.
Sau đó, Cò bay ngay về với lũ con. Trời mịt mù, đen tối, gió rít lên từng trận. Cả người Cò run lên. Cò đáp xuống một cành cây. Ai ngờ, vừa đậu xuống thì cành cây gẫy rắc. Cò chới với rồi lộn cổ xuống ao. Ao sâu, Cò lạnh cóng, không còn sức vỗ cánh. Cò nhìn lên trời, nước mắt tuôn chảy khi nghĩ đến lũ con đang đói. Cò nức nở, mắt nhoà đi. Bỗng nghe có tiếng chân người. Cò vật mình trong bóng đêm rồi người Cò được nâng bổng lên. Một giọng đàn ông:
– A ha! Ta có bữa ăn rồi.
Cò dùng tàn sức, thều thào: “Ông ơi… tôi… Van ông. Ông làm ơn… xáo tôi với nước… trong kẻo con tôi sẽ… nghĩ không… tốt về tôi”.
Giọng người đàn ông sang sảng:
– Được ta sẽ chiều ý miễn là ta được một bữa ngon.
Cò mím cười, gục xuống sau khi trăn trối:
– Các con ơi… hãy… sống cho… trong sạch.
Cò chết đi, các con Cò đã hiểu ra tất cả. Chúng ghi nhớ lời mẹ dặn.
Từ đó, các bà thường hay ru cháu:
Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao
Ông ơi ông vớt tôi nao
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng
Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.
Trả lời : ( Nói trước là copy nha ) :
Tôi van ông… Tôi van ông… Đó là nguyện vọng cuối cùng của đời tôi… mong ông chấp nhận… Trời ơi! Tội nghiệp các con tôi…
Tiếng van xin não nuột da diết từ đâu vọng đến, xoáy vào lòng em. Em vùng dậy ra mở cửa. Lời van vỉ theo gió thoảng đến, tiếng được, tiếng mất. Đi ngược hướng gió, lần theo tiếng thì thào, em đã ra đến đầu làng. Cạnh ao cá lớn là cái lều trông cá của ông Thanh. Trong lều, có tiếng người hỏi nhau tìm hộp diêm châm lửa. Trước cửa lều, một con cò xõa cánh ướt lướt thướt đang nằm thoi thóp. Nghe tiếng bước chân người, cò cố ngóc đầu lên nhìn em với đôi mắt hoảng hốt, cầu khẩn. Em như chợt hiểu ra mọi chuyện…
– Mẹ ơi! Chúng con đói quá!
– Ngủ đi các con! Cố ngủ cho quên đói. Sáng mai mẹ về, sẽ có cá cho các con ăn.
Cò mẹ vừa nói vừa vuốt nhẹ lên lớp lông tơ óng mượt của lũ con. Chị gạt thầm nước mắt, trong đầu cứ xoáy lên câu hỏi: Làm thể nào bây giờ ? Biết tìm đâu ra mồi ? Dạo này chuyển vụ, thức ăn khan hiếm quá! Tôm tép biến hết đi đằng nào…
Có tiếng lao xao của mấy chị Vạc rủ nhau đi ăn đêm. Bỗng cò mẹ nghĩ: Hay mình cũng đi như họ xem sao? Họ nhà Cò xưa nay chỉ quen kiếm ăn ban ngày, nhưng biết đâu ban đêm lại sẵn mồi hơn, may ra mình kiếm được chút gì cho lủ trẻ.
Nhìn các con ngủ trong cơn đói, lòng cò mẹ như lửa đốt. Chị thầm thì:
– Các con ngoan nhé! Mẹ đi một lát sẽ về.
Lũ cò con nhao nhao:
– Mẹ cố kiếm cái gì cho chúng con ăn nhé!
Hướng về phía cánh đồng, cò,mẹ bay rảo tới. Con đường mọi ngày thân quen là thế mà sao ban đêm trở nên lạ hẳn. Cò không biết là mình đã đến đoạn nào. Bỗng thấy ở dưới có một vệt đen mờ, trông như một cành cây nho nhỏ. Cò nghĩ bụng: Ta nghỉ chân một chút rồi sẽ bay tiếp.
Ối Ùm … Hóa ra vệt đen đó chỉ là một nhánh cây mềm mọc bên bờ ao. Cò cố bay lên. Mọi ngày đi kiếm mồi trên ruộng, cò chỉ lội nước ngập đến khoeo chân. Bây giờ ngã xuống ao, khua khoắng mãi mà cò không sao nhấc nổi thân mình lên được. Càng vùng vẫy, đôi cánh càng nặng trĩu. Cò mẹ trào nước mắt, thầm gọi các con.
Một vệt sáng đèn pin lia đến chỗ cò cùng với tiếng quát;
– A! Con cò ma lanh dám nhờ bóng đêm để ăn trộm cá phải không? Thật đáng đời! Quân ăn trộm sẽ được một bài học. Thịt cò xáo măng ngọt ra phết đấy!
– Không! Không phải như thế đâu, các ông ơi!
Cò cố nghểnh cổ thanh minh nhưng không ai chú ý đến cả. Người ta giục nhau vặt lông cò.
Cầm chắc cái chết, cò mẹ lo sợ, hoảng hốt khi nghĩ đến đàn con. Sáng ra, tỉnh dậy không thấy mẹ đâu, chúng sẽ ra sao? Chúng đã lớn, có thể tự kiếm ăn đôi chút được rồi nhưng nếu biết mẹ bị bắt vì ăn trộm cá, chúng sẽ nghĩ như thế nào? Từ trước đến giờ, cò mẹ vẫn luôn dạy các con phải sống lương thiện, phải biết tự trọng, phải thương yêu giúp đỡ mọi người… Vậy mà giờ đây, mẹ chúng lại chết vì ăn trộm ư? Không, không thể được!
Khi người canh ao cá tới gần, túm hai cánh cò nhấc lên, cò cô hết sức nói tha thiết và rành rọt:
– Ông ơi! Vì các con tôi đói quá nên tôi phải đi kiếm ăn đêm. Không ngờ… Tôi thực tình không biết đó là ao cá người nuôi. Tôi chưa bao giờ làm điều xấu. Vì thế tôi tha thiết mong ông cho tôi một ân huệ cuối cùng. Nếu có xáo măng, xin ông hãy xáo bằng nước trong, chớ dùng nước đục. Có như vậy thì nỗi oan của tôi mới được giải, tâm hồn tôi được thanh thản và các con tôi mới khỏi đau lòng.
Hai hàng nước mắt lã chã, cò mẹ nói xong nhắm nghiền mắt lại, chờ đợi giây phút cuối cùng…
Chợt có tiếng mẹ lay gọi dồn dập: – Dậy thôi, dậy thôi con ! Đến giờ đi học rồi kìa! Trời ơi, sao nằm ngủ mà nước mắt đầm đìa thê hả con ? Em bàng hoàng tỉnh giấc. Thì ra tất cả chỉ là một giấc mơ. Bài ca dao Con cò mà đi ăn đêm mà cô giáo vừa dạy hôm qua đã sống lại trong giấc mơ của em như thế đó. Em hỏi bà về ý nghĩa của bài ca dao, bà nói: Người nông dân nghèo khổ xưa kia luôn đề cao cách sống trong sạch, chết trong hơn sống đục. Họ muốn mượn lời con Cò để nói lên điều ấy, cháu ạ !