K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 7 2021

Nguyễn Khuyến là một nhà thơ nổi tiếng trong nên văn học Trung Đại VN, những tác phẩm của ông thg viết về làng cảng Việt Nam, về mùa thu, đặc biệt là về tình bạn. Bài thơ "bạn đến chơi nhà" là tác phẩm nổi bật nhất trong số đó. Tình bạn của Nguyễn Khuyến với người bạn của mình là tình bạn tinh khiết, thanh cao. Nó không màng đến vật chất hay của cải, nó xuất phát từ hai người bạn tri ân tri kỉ. Trong cái xã hội phong kiến mà cái gì cũng có thể dùng tiền để thay thế đc thì t mới thấy tình bạn của Nguyễn Khuyến tươi đẹp biết bao nhiêu. Tình bạn của ông là một tấm gương sáng cho các hậu thế soi chung

19 tháng 7 2021

Tham khảo nha em:

Tình bạn của Nguyễn Khuyến trong bài thơ bạn đến chơi nhà là một tình bạn đẹp. Ngay mở đầu câu '' Đã bấy lâu nay bác tới nhà '' , tác giả đã thể hiện sự vui mừng phấn khởi khi có bạn đến chơi nhà, muốn tiếp bạn một cách chu đáo nhất nhưng thực tế thì khác :''Trẻ thời ....đương hoa'' Mọi thứ sản vật của gia đình đều có nhưng lại không dùng được. Tuy hoàn cảnh nghèo khó nhưng Nguyễn Khiếm đã tiếp bạn bằng một tình cảm chân thành, hóm hỉnh và quý trọng bạn. Câu thơ đắt giá nhất trong bài là '' Bác đến chơi đây ta với ta '' Câu thơ đã thể hiện một tình bạn cao cả, sâu sắc, vượt lên cả vật chất bình thường. Bạn đến đâu phải nhất thiết alf mâm cao cỗ đầy chỉ cần hòa hợp, gắn bó, thông cảm và thấu hiểu cho nhau là được.

18 tháng 7 2021

hai câu thơ trên được trích từ bài bình ngô đại cáo của nguyên trãi

thuộc thể loại thể văn biền ngẫu

đặc điểm của thể văn biền ngẫu :Tham khảo

Văn biền ngẫu có năm đặc điểm. Một là ngôn ngữ đối ngẫu. Theo nghĩa từ nguyên, biền là “hai con ngựa chạy song song với nhau” và ngẫu là “chẵn đôi”. ... Hai là kiểu câu chỉnh tề : câu 4 chữ đối với câu 4 chữ, câu 6 chữ đối với câu 6 chữ, hoặc câu 4/4 và câu 6/6 đối nhau ; ba là có vần điệu hài hòa.

Tham khảo

 Tư tưởng ẩy, chân lí ấy là nền tảng của mọi suy nghĩ, hành động, chiến lược, chiến thuật và quyết tâm chiến đấu, chiến thắng của quân dân ta trong cuộc kháng chiến chống kẻ thù xâm lược phương Bắc. Hơn ai hết, Nguyễn Trãi thấm nhuần quan điểm tiến bộ của Nho giáo, coi dân là gốc (dân vi bản), ý dân là ý Trời. Ông cho rằng, bất cứ triều đại nào muôn tồn tại dài lâu và vững mạnh đều phải dựa vào dân, đặt mục đích yên dân lên hàng đầu bởi dân có yên thì nước mới thịnh.

câu 3

đặc điểm tiến bộ và mới là :

coi dân là gốc (dân vi bản), ý dân là ý Trời. Ông cho rằng, bất cứ triều đại nào muôn tồn tại dài lâu và vững mạnh đều phải dựa vào dân, đặt mục đích yên dân lên hàng đầu bởi dân có yên thì nước mới thịnh.

4 BN tự làm nhé

18 tháng 7 2021

lúa chiêm là CN 1

đang chín là VN 2

trái cây là CN 2

ngọt dần là VN 2

=> vì câu này có 2 cụm chủ vị nên là câu ghép

Trong Nhật kí trong tù ta luôn thấy có sự đối lập giữa một thế giới “trong tù” hà khắc, đói rét, bệnh tật, đầy sự khổ đau và một thế giới tâm hồn người tù thanh tao, lạc quan, tràn đầy hi vọng, tình yêu thương. Nó khiến hơn 100 bài thơ trong Nhật kí trong tù không hề bi luỵ mà ở đó, hình ảnh người tù hiện lên như một “tiên ông”, một khách du lãng xuống vườn trần. Bài thơ Ngắm trăng của Hồ Chí Minh đã thể hiện rõ điều này:

Trong tù không rượu cũng không hoa,
Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ;
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.

Ngắm trăng là đề tài quen thuộc của thi ca phương Đông. Đó là một thú vui tao nhã của các tao nhân mặc khách. Không biết tự bao giờ, trăng đã trở thành người bạn thơ, trở thành nguồn cảm hứng dồi dào cho những tâm hồn nhiều xúc cảm. Nhưng người ta chỉ ngắm trăng trong những lúc thanh nhàn, tâm hồn thư thái. Vậy mà trong những tháng ngày bị giam cầm, mất tự do, Bác Hồ của chúng ta vẫn ngắm trăng và làm thơ.

Tìm đến với trăng, Hồ Chí Minh tìm đến với vẻ đẹp vĩnh hằng của tạo hoá nhưng cũng là tìm đến với người bạn tri âm, đối ảnh của mình trong những tháng ngày gian khổ. Điều đó đã tạo nên một hoàn cảnh giao tiếp đặc biệt và một giọng thơ độc đáo cho thi phẩm. Câu thơ mở đầu đã mở ra một cảnh sống trong tù: Trong tù không rượu cũng không hoa.

Câu thơ mở ra một hiện thực trần trụi. Hai từ “không” xuất hiện như một sự khẳng định tuyệt đối sự vắng mặt của “rượu” và “hoa”. Giữa bao nhiêu thiếu thốn, đắng cay của kiếp sống trong tù vậy mà nhà thơ lại đưa ra sự thiếu thốn về “rượu” và “hoa” – những đối tượng phục vụ cho đời sống tinh thần, thuộc về những thú vui tao nhã.

Đó có thể coi là những thứ xa xỉ của kiếp sống tù đày. Nhưng không phải ngẫu nhiên, nhà thơ đề cập đến rượu và hoa. Bởi tâm hồn nhà thơ đang hướng ra một thế giới khác. Thế giới đó đối lập với cuộc sống trong tù. Thế giới đó đang tràn ngập trong tâm hồn nhà thơ: Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ;

Câu thơ thứ hai chính là lí do của câu thơ thứ nhất, làm điểm tựa cho câu thơ đầu. Thì ra trước cảnh đẹp của buổi đêm làm Người nhớ tới rượu và hoa thấp thoáng một nỗi băn khoăn, đầy thơ mộng. Tất cả giúp người đọc nhận ra một người tù đặc biệt, với một tâm hồn thanh cao, khao khát hòa nhập với thiên nhiên, đất trời. Cụm từ “nại nhược hà” (làm thế nào bây giờ ?) nghĩa là có cái lúng túng, băn khoăn của con người trước cảnh đẹp.

Cảnh đẹp hiện ra trước mắt thi nhân trong khi bên mình chẳng có những thứ vốn thuộc thú vui thanh cao, tao nhã để cùng thưởng thức: đó là rượu và hoa. Một niềm băn khoăn rất nghệ sĩ đi bên cạnh cái trơ trụi, khốc nghiệt của nhà tù. Hai câu thơ đầu làm bộc lộ nên cái thiếu thốn của chốn lao tù nhưng câu thơ không hề có chút bi luỵ. Một giọng điệu thơ hóm hỉnh, có chút bông đùa trong cách vào đề đầy bất ngờ: Trong tù không rượu cũng không hoa.

Vẫn chưa có một từ ngữ cụ thể nào chỉ con người nhà thơ nhưng thi nhân đã hiện lên với một bản lĩnh vững vàng của một con người biết vượt lên trên những gian khổ của đời sống tù ngục để giữ nguyên vẹn một tâm hồn thanh tao, nhạy cảm, tinh tế, biết rung động trước mọi vẻ đẹp của đất trời. Đến câu thơ thứ ba, ánh trăng mới xuất hiện trực tiếp trước con mắt đắm say của người tù:

Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.

Cảnh thưởng trăng ở đây thật đặc biệt. Đặc biệt trong sự giản dị không có rượu có hoa. Đặc biệt bởi vị thế của người ngắm trăng không phải là người thanh nhàn, một tao nhân mặc khách mà là một người tù bị giam hãm, xiềng xích trong bốn bức tường với muôn nghìn khổ cực.

Nhưng tâm hồn của người tù đó đã vượt thoát khỏi bốn bức tường của nhà lao để mở rộng chào đón chân thành và tha thiết người bạn đặc biệt của mình. Tất cả thu vào một hành động ngắm, nhòm kì lạ ; nhìn nhau qua chấn song sắt của nhà tù. Hai câu thơ chữ Hán đã lột tả được đầy đủ cảnh thưởng trăng đặc biệt này:

Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,
Nguyệt tòng song khích khán thi gia.

Hai đầu của hai câu thơ là người và trăng (Nhân – nguyệt, nguyệt – thi gia) và giữa hai vế của mỗi câu, giữa trăng và người tù là song sắt nhà giam tàn bạo. Hiện thực tàn bạo của nhà tù vẫn len lỏi vào cuộc sống tinh thần của người tù. Nó như muốn ngăn cách người tù và trăng. Tất cả làm cho cuộc sống trong tù và làm cho buổi thưởng trăng thật rõ ràng, sống động. Ở đây, người tù đã một lần nữa vượt qua và chiến thắng được hiện thực tù đày.

Người tù ấy đã quên đi cuộc sống lao khổ của chốn tù đày để tâm hồn vượt thoát, bay bổng, hòa vào với vẻ đẹp của ánh trăng. Động từ “hướng” không chỉ là cử động của một cái nhìn mà là sự thức dậy của cả một tâm hồn đầy say đắm. Hình như trăng đã hiểu tâm hồn người tù, hiểu được tình cảm chân thành của người tù nên cũng có một hành động đầy tình cảm: Nguyệt tòng song khích khán thi gia. Ánh trăng xuyên thấu nhà tù để nhìn lại, chia sẻ với người tù.

Ánh trăng như ánh mắt, như gương mặt con người, có tâm hồn, có tình cảm và đầy sự đồng cảm. Trăng đâu chỉ còn là đối tượng thiên nhiên, là vẻ đẹp chỉ để thưởng thức mà ở đây trăng đã trở thành kẻ tâm giao, tri kỉ của người tù. Hành động của trăng là hành động của những người bạn đã thấu hiểu tâm hồn của nhau.

Trăng nhìn người, người nhìn trăng. Và phút giao cảm thiêng liêng ấy đã khiến mọi đau thương, gian khổ, tăm tối của cuộc sống ngục tù tan biến. Tâm hồn con người nhẹ nhõm, thăng hoa, khiến tù nhân thoắt biến thành thi nhân. Chữ “nhân” trong câu thơ thứ ba Bác dùng để chỉ người ngắm trăng, nhưng đến chữ cuối cùng của bài thơ, người ngắm trăng đã biến thành thi nhân. Có một điều kì lạ, bài thơ Ngắm trăng là một trong số ít những bài thơ Bác tự nhận mình là thi nhân.

Cuộc sống nhà tù là vô nhân đạo. Nhưng đằng sau đó, không đơn giản chỉ là một trái tim biết rung cảm trước cái đẹp vĩnh hằng của tạo hóa, mà còn là một tâm hồn mạnh mẽ, ngập tràn sức sống, dám vượt qua hiện thực trần trụi của nhà tù để giao hòa với thiên nhiên, đất trời. Nếu không phải là một tâm hồn nghệ sĩ, không phải là một bản lĩnh thép của một người chiến sĩ kiên cường thì Bác không thể vượt qua chính mình trong hoàn cảnh đó.

Ngắm trăng là một bài thơ chứa nhiều sức nặng, một thi phẩm mang vẻ đẹp cổ kính, hoa lệ. Ngắm trăng, thưởng trăng đối với Bác Hồ còn là một nét đẹp của tâm hồn yêu đời và khao khát tự do.

18 tháng 7 2021

Ngắm trăng là bài thơ được trích trong tập Nhật kí trong tù, đây là thời gian bác ngồi trong tù và sáng tác nên những vần thơ rất hay.

Bài thơ được Bác viết trong một đêm trăng đẹp, nhìn qua khe cửa sổ thưởng thức một đêm trắng với khung cảnh trong tù nhưng vẫn ung dung, tự tại.

Qua bài thơ vẻ đẹp tâm hồn của Bác được thể hiện rất rõ nét:

Vượt qua mọi hoàn cảnh khó khăn trong ngục tù Bác vẫn thể hiện tình yêu thiên nhiên, thể hiện tâm hồn lãng mạn, bay bổng, thưởng thức một đêm trăng đẹp đúng nghĩa. Điều đó thể hiện tâm hồn cao đẹp, giao hòa cùng thiên nhiên của một người nghệ sĩ chân chính.

Bài thơ ngắm trăng cũng nói lên tinh thần thép của Bác, vượt qua mọi gian khổ khó khăn bị giam cầm trong ngục tù nhưng Bác vẫn yêu và hướng đến cái đẹp, hướng đến bầu trời tự do nơi có những ánh sáng lung linh của đêm trăng đẹp. Đó cũng là tinh thần vượt lên mọi khó khăn vươn đến những điều tốt đẹp hơn của những người chiến sĩ cách mạng kiên cường, không khuất phục số phận.

Bài thơ Ngắm trăng được viết trong hoàn cảnh không như những bài thơ ngắm trăng thông thường khi Bác đang ở hoàn cảnh ngặt nghèo của xiềng xích kẻ thù giam cầm. So với bài thơ “Rằm tháng giêng” hay là “Tin thắng trận” hoàn cảnh sáng tác và thưởng thức đêm trăng có khác nhau nhưng đều toát lên vẻ đẹp của tâm hồn Bác, đó là vẻ đẹp chung của những người chiến sĩ cách mạng.

18 tháng 7 2021

3 trợ từ :

+ những

+ là 

+ Chính

VD về trợ  từ những

- Hôm nay có những hai con gà 

VD về trợ từ là 

- Khang là người học giỏi toán nhất lớp

VD về trợ từ chính 

Chính con mèo này đã ăn vụng cá

18 tháng 7 2021

 Người học giỏi nhất lớp  Mai Hương

trợ từ : là

Hôm nay Mai Hương uống những 2 bịch sữa.

trợ từ : những

 Chính bạn Minh là người nói chuyện trong giờ học môn toán.

trợ từ : chính

18 tháng 7 2021

Tham khảo

Lão Hạc- một con người nghèo khổ, bất hạnh. Vợ lão mất sớm, lão ở vậy gà trống nuôi con. Vất vả nuôi con khôn lớn, đến tuổi lấy vợ,lão lại không lo được đủ tiền cưới cho con. Không lấy được vợ, con lão buồn phiền mà bỏ đi đồn điền cao su, đã 5-6 năm biền biệt chưa về. Tuổi già cô quạnh một mình, bất hạnh càng đến với lão khi lão ốm một trận thập tử nhất sinh, vườn tược, hoa màu bị phá sạch sau trận bão. Lão mất vé sợi, ốm xong không đủ sức làm việc nặng, những việc nhẹ nhàng thì bị đàn bà trong làng tranh hết. Lão Hạc ăn uống đói deo đói dắt, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc. Cậu Vàng- con chó mà người con trai trước khi đi đã để lại cho lão, là niềm vui duy nhất trong quãng đời cuối của lão. Thế nhưng vì cậu Vàng ăn nhiều mà lão không nuôi nổi, phải bán chó. Sau khi bán cậu Vàng, lão Hạc đau khổ, cảm thấy mình tệ bạc, lão càng sống kham khổ. Lão chỉ ăn khoai, củ chuối, củ ráy,... Cuối cùng để bảo toàn số tiền cho con, lão kết thúc cuộc đời mình một cách đau khổ bằng bả chó. Thế nhưng, Lão Hạc vẫn giữ được phẩm chất trong sạch, giàu lòng tự trọng. Cho dù lão sống túng bấn đến đâu, lão cũng không muốn lấy của ai cái gì. Sau khi bán chó, lão chỉ ăn khoai, củ chuối, củ ráy, sung luộc, vài bữa ốc cho qua ngày, nhưng khi ông giáo mời ăn khoai, uống trà thì lão chỉ khéo léo từ chối bảo để khi khác. Khi mà ông giáo ngấm ngầm giúp đỡ, lão từ chối gần như hách dịch. Sau khi bán chó, lão Hạc gửi ông giáo 3 sào vườn và 30 đồng bạc để không làm phiền tới láng giềng khi ông chết. Và rồi cuối tác phẩm, Nam Cao làm người đọc bất ngờ khi nghe nhân vật Binh Tư- một kẻ chuyên đánh bả chó kể rằng lão Hạc vừa xin hắn một ít bả để bẫy con chó hay vào vườn nhà lão. Để rồi lại tới một bất ngờ khác khi chứng kiến cái chết thảm thương của lão. Từ đó càng thấy được lòng tự trọng, trong sạch của lão Hạc. Đó là một phẩm chất đáng quý mà khó ai giữ được trong hoàn cảnh của lão.

Phương tiện liên kết: Phép nối

18 tháng 7 2021

Tham khảo nha em:

1. 

Truyện ngắn Lão Hạc của nhà văn Nam Cao là một trong những tác phẩm tiêu biểu thể hiện chân thực nhất về sô phận người nông dân trong xã hội cũ.- nghèo khổ, bần hàn, biến chất...Lão Hạc đại diện cho bộ phận nông dân nghèo, bị đè nén, tài sản chả có gi, luôn sống cô đơn sợ sệt. Số phận của Lão bế tắc, cay nghiệt quá đến mức lão phải tự tìm đến cái chết- một cái chết quằn quại, đau đớn chả khác nào một con chó dính bả. Nhân vật Binh Tư lại đại diện cho tầng lớp nghèo khổ quá đến mức biến chất, việc gi cũng làm, bất chấp mọi việc để có tiền. Số phận của hai người họ, chính là số phận của những người nông dân trong xã hội cũ. Những số phận khiến người xem không thể không xót xa, thương cảm. Thương thay con người dù có tốt đẹp đến đâu cũng đều phải quỵ ngã trước cái xã hội đầy bất công, oan trái này. 

Phép liên kết: Phép lặp: Lão Hạc

2. 

    Lão Hạc là một người nông dân nghèo khổ nhưng có phẩm chất trong sạch , giàu lòng tự trọng. Lão Hạc vốn túng thiếu nhưng không muốn phiền phức, liên lụy đến ai. Cảm thông cho cuộc sống tạm bợ củ khoai củ ráy qua ngày của lão, ông giáo ngấm ngầm giúp đỡ thì " lão từ chối tất cả.Từ chối đến mức gần như là hách dịch". Sự giúp đỡ của ông giáo chắc cũng chẳng đáng là bao, nhưng trong cảnh khốn cùng"một miếng khi đói, bằng một gói khi no" hẳn là rất đáng quý. Nhưng mà lão lại từ chối. Phải chăng lão hiểu rằng nhà ông giáo cũng nghèo, hiểu rằng bà giáo không thoải mái gì. Ông giáo tốt bụng thật, nhưng lão không thể lợi dụng lòng tốt của ngơừi khác, không thể để phiền luỵ đến người khác. Lão đã từng nói với ông giáo "Để phiền cho hàng xóm, chết không nắm mắt được". Ngay đến cả đám ma của mình, lão cũng gửi tiền lại hờ bà con làm ma cho,lão thà chết chứ không chịu ăn cắp, ăn trộm của ai, không dám phạm vào tiền để dành của con một đồng nào.

Phép nối: Nhưng

17 tháng 7 2021

Tham Khảo:

Tìm hiểu tác phẩm Tôi đi học, chúng ta không thể bỏ sót hình ảnh những người lớn trong truyện. Chính sự có mặt của những nhân vật này đã làm cho mạch truyện trở nên thi vị và giàu giá trị nhân văn. Người mẹ là hình ảnh thân thương nhất của em bé trong buổi tựu trường. Người mẹ hiền in đậm trong "những ki niệm mơn man" mà nhân vật "tôi" mãi mãi không bao giờ quên.

        Hình ảnh người mẹ luôn sánh đôi cùng nhân vật “tôi” trong buổi tựu trường. Khi thấy các bạn mang sách vở, nhân vật “tôi” ao ước muốn thử sức mình thì người mẹ cúi đầu nhìn con, đôi mắt âu yếm, giọng nói dịu dàng: “thôi để mẹ cầm cho” làm cậu bé vô cùng hạnh phúc. 

        Từ ngôi nhà yên ấm tuổi thơ đến mái trường, đi trên con đường làng thân thuộc "dài và hẹp" trong một buổi sáng mùa thu "đầy sương thu và gió lạnh", chú bé đã được mẹ hiền "âu yếm nắm tay... dẫn đi...". Chú bé vô cùng hạnh phúc, cảm thấy mọi cảnh vật chung quanh "đều thay đổi" vì trong lòng mình "đang có sự thay đổi lớn".

        Khi thấy các bạn nhò “quần áo tươm tất, nhí nhảnh", trao sách vở cho nhau xem, còn ôm nhiều sách vở lại kèm cả bút thước nữa, mà không để lộ vẻ khó khăn gì hết, nhân vật "tôi" cũng muốn "thử sức mình", đòi mẹ được cầm bút thước. Lần thứ hai, tác giả nhắc đến hình ảnh người mẹ với cử chỉ "cúi đầu nhìn" con thơ, với cặp mắt "thật âu yếm", với tiếng nói dịu dàng: "Thôi để mẹ cầm cũng dược".

        Bàn tay mẹ là biểu tượng cho tình thương, sự săn sóc vỗ về, sự an ủi động viên khích lệ. Mẹ lúc nào cũng đi sát bên cậu con trai, lúc thì bàn tay mẹ “ dịu dàng đẩy" con "tới trước", lúc thì bàn tay mẹ "nhẹ vuốt mái tóc" con thơ khi đứa con nức nở khóc theo" các bạn nhỏ khác đang xếp hàng vào lớp. Vì thế chú bé mới cảm thấy "trong thời thơ ấu, tỏi chưa lần nào thấy xa mẹ tôi như lần này".

        Ai đó đã từng ví “Mẹ là lọn mía ngọt ngào/ Mẹ là nải chuối buồng cau… Mẹ là vốn liếng yêu thương của cuộc đời” và trong những ngày trọng đại của đời người, có lẽ chúng ta đều bồi hồi xúc động khi nhắc tới tượng đài sừng sững của yêu thương này. Có thể nói, Thanh Tịnh qua hình ảnh người mẹ đã làm cho trang văn "Tôi đi học" dạt dào cảm xúc, trở thành một kỉ niệm êm đềm tuổi thơ không thể phai mờ.