tìm những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ về hà nội?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đêm trăng nào cũng đẹp, nhưng ai đã có dịp thưởng thức đêm trăng rằm ở quê em thì thật là thú vị. Khi hoàng hôn vừa tắt đã có hàng vạn ngôi sao lờ mờ, lấp lánh trên bầu trời. Màn đêm dần dần buông xuống, ánh sáng từ các bóng điện cùa các ngôi nhà nhỏ thi nhau loé sáng. Những chị đom dóm lập loè tựa như các vì sao nhỏ đua nhau bay lượn, ô kìa! Phía đằng đông, mặt trăng tròn vành vạnh từ từ nhô lên sau luỹ tre làng. Mấy sợi mây vắt ngang qua bầu trời mỗi lúc một mảnh dần rồi dứt hẳn. Cơn gió nhẹ thoảng qua mang theo hương thơm quen thuộc của các loài hoa trong vườn hoà quyện vào nhau tạo nên một cảm giác thật dễ chịu. Một lát sau, trăng đã nhô lên khỏi rặng tre, sáng vằng vặc trên không và du du như sáo diều. Bầu trời trong vắt, thăm thẳm và cao để lộ ra vẻ kiêu hãnh vầng trăng như một nàng công chúa đứng giữa trời thu. Ánh trăng chảy khắp cành cây, kẽ lá, tràn ngập con đường trắng xoá, nhuộm vàng đồng ruộng, xóm làng. Con sông uốn lượn ôm lấy xóm làng, đang lăn tăn gợn sóng như có hàng trăm con sóng vàng đang múa lượn trên mặt sông. Bóng những ngôi nhà, những hàng cây in rõ thành từng vầng đen nhạt trên mặt đất, đôi lúc như chập chờn theo gió. ánh sáng như mạ vàng còn bao trùm lên những mảng cỏ xanh và các khu vườn. Trẻ con trong xóm chạy nhảy, nô đùa khắp sân nhà. Các cụ già vừa ngắm trăng vừa kể chuyện cổ tích cho các cháu nghe. Mấy bác nông dân cứ đến kỳ trăng sáng lại ngồi ngắm trăng và suy đoán thời tiết để áp dụng vào việc sản xuất. Cả đến những chú chó cũng chạy ra đường nhìn quanh, nhìn quẩn rồi cất tiếng sủa vu vơ. Trên đồng ruộng, mọi vật dều say sưa đón ánh trăng vàng. Từng làn sóng lúa nhấp nhô như sóng biển cuộn trào. Tiếng côn trùng đó đây kêu rền rĩ. Càng về khuya cảnh vật càng thêm tĩnh mịch. Ánh trăng tròn và đẹp cùng với hơi sương mát dịu như đang ru ngủ mọi vật, mọi người. Mỗi lần được ngắm cành vật của quê hương vào những đêm trăng đẹp, em rất tự hào bởi em thấy “Quê hương mình đẹp quá!”. Em lại càng tự nhủ lòng mình phải cố gắng học tập để góp một phần nhỏ bé vào việc xây dựng quê hương ngày càng giàu, đẹp.
Từ nhỏ đến giờ không biết bao nhiêu lần được ngắm trăng rồi nhưng có lẽ cái đêm trăng ấy, một đêm trăng ở đồng bằng quê nội đã để lại cho em một ấn tượng đẹp đến kì lạ. Mãi mãi em không bao giờ quên được. Đó là cái đêm trăng rằm tháng bảy mà bố mẹ cho em về quê dự lễ đáo tế của ông nội. Ngay khi hoàng hôn vừa tắt, trên bầu trời bao la, hàng nghìn hàng vạn những ngôi sao nhấp nháy. Chỉ có ngôi sao chiều là sáng nhất, đứng kiêu hãnh một mình như một thiếu nữ đẹp giữa bức tranh trời thu. Màn đêm dần dần buông xuống. Mọi nhà trong xóm đã lên đèn từ bao giờ. Ngoài đồng, đom đóm lập lòe tưởng như muôn vàn những vì sao nhấp nháy cuối trời xa. Chỉ ít phút sau, mặt trăng bắt đầu ló dạng. Lúc đầu, nó giống như một cái đèn lồng bị che khuất một nửa, mặt cắt nằm phía dưới, rồi từ từ nhô lên, tròn vành vạnh, lơ lửng giữa không trung, như một cái đèn lồng khổng lồ chiếu những ánh sáng vàng dịu xuống vạn vật. Em bước ra ngõ nhìn về phía trăng mọc. Một lúc sau, trăng gối đầu lên rặng cây lờ mờ ồ chân trời xa tít, để rồi sau đó lấp ló trên ngọn tre già. Bầu trội bây giờ trong vắt. Hàng trăm đốm sao rải rác trên nền trời lúc ẩn lúc hiện. Có lẽ trăng sáng quá làm cho chúng mờ đi chăng? Tuy vậy, em vẫn thấy chúng đẹp và đáng yêu, bởi chúng là những viên ngọc quý tỏa ánh sáng hiếm hoi cho những đêm vắng bóng chị Hằng Nga. Bây giờ thì trăng đã lên cao tỏa ánh sáng dìu dịu, nhuộm một màu bạc khắp ruộng đồng, thôn xóm, làng mạc. Cạnh nhà Nội, dòng sông long lanh gợn sóng lăn tăn như hàng trăm con rồng nhỏ đang lươn múa. Và kia nữa, mái tôn của những ngôi nhà phía trái phản chiếu ánh trăng óng ánh. Ánh vàng còn phết lên những thảm cỏ xanh và vườn rau sau nhà tạo nên một mảng sáng nhờ nhờ, bàng bạc. Bóng nhà, bóng cây in rõ thành những vầng đen nhạt trên mặt đất. Thỉnh thoảng, gió hiu hiu thổi, cỏ cây lay động xào xạc. Những bóng đen của cây cối lắc lư, thay dạng đổi hình như những “bóng ma” chập chờn… Trong xóm, hầu hết mọi nhà tụ họp ở ngoài sân. Người lớn thì hóng mát, ngắm trăng. Mấy chị thì đan võng, dệt chiếu, sàng gạo vừa cười vừa nói vui vẻ. Trẻ em nô đùa chạy nhảy khắp sân. Cả đến những chú chó cũng ra sân hóng gió hoặc ra đường nhìn trước, ngó sau rồi cất tiếng sủa vu vơ… Ngoài đồng, quang cảnh thật vắng lặng, tĩnh mịch. Muôn vật say sứa tắm ánh trăng trong. Gió đồng lồng lộng thổi, thảm lúa xanh rập rờn, nhấp nhô như những làn sóng ngoài biển khơi. Nước bắt đầu lên trong các mương, rãnh chảy róc rách. Côn trùng đó đây cất tiếng kêu ra rả. cỏ cây ngoài vườn thầm thì nhỏ to. Càng về khuya, không gian càng tĩnh mịch. Vạn vật như đang say sưa trong giấc ngủ êm đềm. Chỉ duy có loài côn trùng vẫn ra rả hòa âm những khúc nhạc muôn thuở về đêm. Ánh trảng đẹp cùng hơi sương mát dịu ru ngủ muôn loài. Em trở vào nhà đánh một giấc ngon lành cho đến sáng. Khi em tỉnh giấc ánh trăng đã nhợt hẳn đi nhường chỗ cho ánh bình minh thức dậy. Mọi vật sau một đêm tĩnh dưỡng, nghỉ ngơi dưới ánh trăng dịu, giờ đây cũng đang bừng trỗi dậy, mình ngậm những giọt sương mai. Đứng giữa đồng quê ngắm cảnh trăng đẹp và nghe khúc nhạc kì diệu của thiên nhiên, em cảm thấy tâm hồn mình lâng lâng. Tiếc là ngày kia em đã phải trở về thành phố rồi. Thôi, hẹn vầng trăng rằm nơi đồng nội một dịp khác nhé.
ý nghĩa luyện gõ 10 ngón:
+Tốc đọ gõ nhanh hơn
+Gõ chính xác hơn
+Tạo hiệu quả khi làm việc
còn nữa gõ mười ngón
+Gõ mười ngón là tác phong của người chuyên nghiệp
mùa xuân (2 lần)
->Nhấn mạnh sự tươi đẹp của mùa xuân sau ngày rằm tháng giêng và tình cảm của tác giả đối với mùa xuân
Giúp ta hoàn thành công việc nhanh hơn
Gõ chính xác hơn
Tốc độ gõ nhanh hơn
Tạo hiệu quả khi làm việc
Giúp ta thuộc bàn phím
* Đầu - ngực: là trung tâm vận động và định hướng.
* Bụng: là trung tâm của nội quan và tuyến tơ.
Nhện giống Giáp xác về sự phân chia cơ thể, nhưng khác về số lượng các phần phụ. Ở nhện phần phụ bụng tiêu giảm, phần phụ đầu ngực chỉ còn 6 đôi, trong đó có 4 đôi chân làm nhiệm vụ di chuyển
Nhện có 6 đôi phần phụ, 4 đôi chân bò.
Bài thơ Cảnh khuya được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết vào năm 1947, khi quân và dân ta đang thắng lớn trên chiến trường Việt Bắc. Sông Lô, Đoan Hùng đã đi vào lịch sử bằng những nét vàng chói lọi đầu tiên của ta trong chín năm kháng chiến chống Pháp. Bài thơ thể hiện cảm hứng yêu nước mãnh liệt dạt dào ánh sáng và âm thanh. Đó là ánh sáng của trăng Việt Bắc, của lòng yêu nước sâu sắc:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
Cùng với các bài thơ Cảnh rừng Việt Bắc, Đi thuyền trên sông Đáy, Cảnh khuya thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu nước sâu sắc của Bác trong một đêm trăng nơi núi rừng Việt Bắc.
Hai câu thơ đầu trong bài thơ tả cảnh đêm khuya nơi núi rừng Việt Bắc. Trăng càng về đêm càng sáng. Ánh trăng lan toả bao phủ khắp mặt đất. Đêm vắng, tiếng suối nghe càng rõ. Tiếng suối chảy êm đềm nghe rất trong rì rầm từ xa vọng đến. Cảm nhận của Bác thật tinh tế, nghe suối chảy mà cảm nhận được mức độ xanh trong của dòng nước. Tiếng suối trong đêm khuya như tiếng hát xa dịu êm vang vọng, khoan nhạt như nhịp điệu của bài hát trữ tình sâu lắng. Đó là nghệ thuật lấy động tả tĩnh, tiếng suối rì rầm êm ả, vắng lặng trong đêm chiến khu. Tiếng suối và tiếng hát là nét vẽ tinh tế gợi tả núi rừng chiến khu thời máu lửa mang sức sống và hơi ấm của con người:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Sáu trăm năm trước trong bài thơ Bài ca Côn Sơn Ức Trai đã có cảm nhận cực kỳ tinh tế về dòng suối Côn Sơn:
Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bền tai
Tiếng suối nghe sao mà êm đềm thơ mộng đến thế. Nó như những giọt của cây đàn cầm vang vọng bên tay. Đầu thế kỷ XX Nguyễn Khuyến đã từng viết về dòng suối như sau:
Cũng có lúc chơi nơi dặm khách
Tiếng suối nghe róc rách lưng đèo...
Mỗi một vần thơ, mỗi một khung cảnh, âm thanh của suối chảy được cảm nhận tinh tế khác nhau. Sau tiếng suối nghe như tiếng hát xa kia là trăng chiến khu. Ánh trăng chiến khu sao mà sáng và đẹp thế. Tầng cao là trăng, tầng giữa là cổ thụ, tầng thấp là hoa - hoa rừng. Cả núi rừng Việt Bắc đang tràn ngập dưới ánh trăng. Ánh trăng bao phủ khắp không trung mát dịu, len lỏi xuyên qua kẽ lá, tán cây, ánh trăng như âu yếm, hoà quyện cùng thiên nhiên cây cỏ. Ánh trăng như xoáy và lồng vào những tán lá. Và trên mặt đất những đoá hoa rừng đang ngậm sương đêm cùng với bóng cổ thụ đan xen trên mặt đất. Đêm thanh, trên không trung dường như chỉ có vầng trăng ngự trị. Đêm vắng, trăng thanh mặt đất cỏ cây như ngừng thở để đón đợi ánh trăng mát lạnh dịu hiền mơn man ôm ấp:
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Chữ lồng điệp lại hai lần đã nhân hoá vầng trăng, cổ thụ và hoa. Trăng như người mẹ hiền đang tiếp cho muôn vật trần gian dòng sữa ngọt ngào. Trăng trở nên thi vị, trữ tình lãng mạn. Chữ lồng gợi cho ta nhớ đến những câu thơ sau trong Chinh phụ ngâm:
Hoa giãi nguyệt, nguyệt in một tấm
Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông,
Nguyệt hoa hoa nguyệt trùng trùng...
Trong câu có tiểu đối trăng lồng cổ thụ / bóng lồng hoa tạo sự cân xứng trong bức tranh về trăng, ngôn ngữ thơ trang trọng, điêu luyện tạo nên bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp tràn đầy chất thơ. Cảnh khuya trong sáng, lung linh huyền ảo. Đọc vần thơ ta nghe như có nhạc, có hoạ, bức tranh cảnh núi rừng Việt Bắc thơ mộng biết bao. Người xưa từng nói thi trung hữu hoạ, thi trung hữu nhạc quả thật không sai. Đối với Bác trăng đã trở nên tri âm tri kỷ nên làm sao có thể hờ hững trước cảnh đẹp đêm nay. Trong ngục tối bị giam cầm, trước ánh trăng tuyệt đẹp Bác Hồ cũng đã có những vần thơ tuyệt diệu:
Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ...
(Ngắm trăng)
Một thi sĩ với tâm hồn thanh cao đang sống những giây phút thần tiên giữa cảnh khuya chiến khu Việt Bắc. Giữa bức tranh thiên nhiên rộng lớn và hữu tình như vậy, tâm trạng thi sĩ bỗng vút cao thả hồn theo cảnh đẹp đêm trăng bởi đêm nay Bác không ngủ. Trước cảnh đẹp đêm trăng: có suối, có hoa lá, núi ngàn, và cả tâm trạng của Bác. Bác không chỉ xúc động trước cảnh đẹp thiên nhiên mà:
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
Nước nhà đang bị giặc xâm lăng giày xéo, biết bao đồng chí đang bị gông cùm xiềng xích. Cuộc đời còn lầm than cơ cực, bao năm Bác bôn ba hải ngoại tìm đường cứu nước giải phóng dân tộc khỏi ách nô lệ lầm than. Nay nước nhà còn đang chìm trong khói lửa đạn bom lòng Bác sao có thể ngủ yên giấc được. Chưa ngủ không hẳn chỉ vì cảnh đẹp đêm nay mà chưa ngủ vì nỗi nước nhà.
Nỗi nhớ nhà lo cho nước nhà làm cho trái tim Bác luôn thổn thức. Bác thức trong đêm khuya trằn trọc băn khoăn không sao ngủ được. Lòng yêu nước sâu sắc mãnh liệt xiết bao. Đã có biết bao đêm Bác Hồ của chúng ta cũng mất ngủ như vậy:
Một canh, hai canh, lại ba canh
Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành
Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt
Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh
(Không ngủ được)
Hình ảnh sao vàng chính là tự do độc lập, niềm thao thức mơ ngày mai ánh hồng soi đất nước hoà bình. Một tâm hồn nghệ sĩ thanh cao lồng trong cốt cách người chiến sĩ cộng sản kiên trung. Cảm hứng thiên nhiên chan hoà với cảm hứng yêu nước tha thiết của Bác.
Bài thơ Cảnh khuya là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt cực hay, là một trong những bài thơ trăng đẹp nhất của Bác. Giữa chốn rừng Việt Bắc tràn ngập ánh trăng, lòng Bác luôn thao thức vì nỗi nước nhà. Đó là nét đẹp riêng của bài thơ, cảm hứng thiên nhiên nhiên chan hoà trong lòng yêu nước sâu sắc. Thương dân, lo cho nước, yêu trăng... như dẫn hồn ta vào giấc mộng đẹp. Đọc thơ Bác giúp ta càng biết ơn, yêu kính Bác -Hồ hơn.
cảm nghĩ cảnh khuya
CÂU 1
Những con búp bê vốn là đồ chơi của tuổi nhỏ, thường gợi lên thế giới trẻ em với sự ngộ nghĩnh, trong sáng, thơ ngây, vô tội . Những con búp bê trong truyện cũng như hai anh em Thành và Thuỷ trong sáng, vô tư, không có tội lỗi gì.thế mà lại phải chia tay nhau. Tên truyện đã gợi ra một tình huống buộc người đọc phải theo dõi và góp phần thể hiên được ý đồ mà người viết muốn thể hiện.
CÂU 2
VD trên ko phải từ đồng âm vì VD ở trên, trong VD1 từ chân mang nghĩa gốc, VD2 và VD3 từ chân mang nghĩa chuyển.
CÂU 3
Vì Lạm dụng việc sử dụng từ Hán Việt làm cho ngôn ngữ dân tộc bị pha tạp, thiếu trong sáng.
CÂU 5
Bài thơ Cảnh khuya được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết vào năm 1947, khi quân và dân ta đang thắng lớn trên chiến trường Việt Bắc. Sông Lô, Đoan Hùng đã đi vào lịch sử bằng những nét vàng chói lọi đầu tiên của ta trong chín năm kháng chiến chống Pháp. Bài thơ thể hiện cảm hứng yêu nước mãnh liệt dạt dào ánh sáng và âm thanh. Đó là ánh sáng của trăng Việt Bắc, của lòng yêu nước sâu sắc:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
Cùng với các bài thơ Cảnh rừng Việt Bắc, Đi thuyền trên sông Đáy, Cảnh khuya thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu nước sâu sắc của Bác trong một đêm trăng nơi núi rừng Việt Bắc.
Hai câu thơ đầu trong bài thơ tả cảnh đêm khuya nơi núi rừng Việt Bắc. Trăng càng về đêm càng sáng. Ánh trăng lan toả bao phủ khắp mặt đất. Đêm vắng, tiếng suối nghe càng rõ. Tiếng suối chảy êm đềm nghe rất trong rì rầm từ xa vọng đến. Cảm nhận của Bác thật tinh tế, nghe suối chảy mà cảm nhận được mức độ xanh trong của dòng nước. Tiếng suối trong đêm khuya như tiếng hát xa dịu êm vang vọng, khoan nhạt như nhịp điệu của bài hát trữ tình sâu lắng. Đó là nghệ thuật lấy động tả tĩnh, tiếng suối rì rầm êm ả, vắng lặng trong đêm chiến khu. Tiếng suối và tiếng hát là nét vẽ tinh tế gợi tả núi rừng chiến khu thời máu lửa mang sức sống và hơi ấm của con người:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Sáu trăm năm trước trong bài thơ Bài ca Côn Sơn Ức Trai đã có cảm nhận cực kỳ tinh tế về dòng suối Côn Sơn:
Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bền tai
Tiếng suối nghe sao mà êm đềm thơ mộng đến thế. Nó như những giọt của cây đàn cầm vang vọng bên tay. Đầu thế kỷ XX Nguyễn Khuyến đã từng viết về dòng suối như sau:
Cũng có lúc chơi nơi dặm khách
Tiếng suối nghe róc rách lưng đèo...
Mỗi một vần thơ, mỗi một khung cảnh, âm thanh của suối chảy được cảm nhận tinh tế khác nhau. Sau tiếng suối nghe như tiếng hát xa kia là trăng chiến khu. Ánh trăng chiến khu sao mà sáng và đẹp thế. Tầng cao là trăng, tầng giữa là cổ thụ, tầng thấp là hoa - hoa rừng. Cả núi rừng Việt Bắc đang tràn ngập dưới ánh trăng. Ánh trăng bao phủ khắp không trung mát dịu, len lỏi xuyên qua kẽ lá, tán cây, ánh trăng như âu yếm, hoà quyện cùng thiên nhiên cây cỏ. Ánh trăng như xoáy và lồng vào những tán lá. Và trên mặt đất những đoá hoa rừng đang ngậm sương đêm cùng với bóng cổ thụ đan xen trên mặt đất. Đêm thanh, trên không trung dường như chỉ có vầng trăng ngự trị. Đêm vắng, trăng thanh mặt đất cỏ cây như ngừng thở để đón đợi ánh trăng mát lạnh dịu hiền mơn man ôm ấp:
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Chữ lồng điệp lại hai lần đã nhân hoá vầng trăng, cổ thụ và hoa. Trăng như người mẹ hiền đang tiếp cho muôn vật trần gian dòng sữa ngọt ngào. Trăng trở nên thi vị, trữ tình lãng mạn. Chữ lồng gợi cho ta nhớ đến những câu thơ sau trong Chinh phụ ngâm:
Hoa giãi nguyệt, nguyệt in một tấm
Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông,
Nguyệt hoa hoa nguyệt trùng trùng...
Trong câu có tiểu đối trăng lồng cổ thụ / bóng lồng hoa tạo sự cân xứng trong bức tranh về trăng, ngôn ngữ thơ trang trọng, điêu luyện tạo nên bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp tràn đầy chất thơ. Cảnh khuya trong sáng, lung linh huyền ảo. Đọc vần thơ ta nghe như có nhạc, có hoạ, bức tranh cảnh núi rừng Việt Bắc thơ mộng biết bao. Người xưa từng nói thi trung hữu hoạ, thi trung hữu nhạc quả thật không sai. Đối với Bác trăng đã trở nên tri âm tri kỷ nên làm sao có thể hờ hững trước cảnh đẹp đêm nay. Trong ngục tối bị giam cầm, trước ánh trăng tuyệt đẹp Bác Hồ cũng đã có những vần thơ tuyệt diệu:
Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ...
(Ngắm trăng)
Một thi sĩ với tâm hồn thanh cao đang sống những giây phút thần tiên giữa cảnh khuya chiến khu Việt Bắc. Giữa bức tranh thiên nhiên rộng lớn và hữu tình như vậy, tâm trạng thi sĩ bỗng vút cao thả hồn theo cảnh đẹp đêm trăng bởi đêm nay Bác không ngủ. Trước cảnh đẹp đêm trăng: có suối, có hoa lá, núi ngàn, và cả tâm trạng của Bác. Bác không chỉ xúc động trước cảnh đẹp thiên nhiên mà:
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
Nước nhà đang bị giặc xâm lăng giày xéo, biết bao đồng chí đang bị gông cùm xiềng xích. Cuộc đời còn lầm than cơ cực, bao năm Bác bôn ba hải ngoại tìm đường cứu nước giải phóng dân tộc khỏi ách nô lệ lầm than. Nay nước nhà còn đang chìm trong khói lửa đạn bom lòng Bác sao có thể ngủ yên giấc được. Chưa ngủ không hẳn chỉ vì cảnh đẹp đêm nay mà chưa ngủ vì nỗi nước nhà.
Nỗi nhớ nhà lo cho nước nhà làm cho trái tim Bác luôn thổn thức. Bác thức trong đêm khuya trằn trọc băn khoăn không sao ngủ được. Lòng yêu nước sâu sắc mãnh liệt xiết bao. Đã có biết bao đêm Bác Hồ của chúng ta cũng mất ngủ như vậy:
Một canh, hai canh, lại ba canh
Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành
Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt
Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh
(Không ngủ được)
Hình ảnh sao vàng chính là tự do độc lập, niềm thao thức mơ ngày mai ánh hồng soi đất nước hoà bình. Một tâm hồn nghệ sĩ thanh cao lồng trong cốt cách người chiến sĩ cộng sản kiên trung. Cảm hứng thiên nhiên chan hoà với cảm hứng yêu nước tha thiết của Bác.
Bài thơ Cảnh khuya là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt cực hay, là một trong những bài thơ trăng đẹp nhất của Bác. Giữa chốn rừng Việt Bắc tràn ngập ánh trăng, lòng Bác luôn thao thức vì nỗi nước nhà. Đó là nét đẹp riêng của bài thơ, cảm hứng thiên nhiên nhiên chan hoà trong lòng yêu nước sâu sắc. Thương dân, lo cho nước, yêu trăng... như dẫn hồn ta vào giấc mộng đẹp. Đọc thơ Bác giúp ta càng biết ơn, yêu kính Bác -Hồ hơn.
Nước non ai vẽ nên tranh họa đồ.
Cố đô rồi lại tân đô
Nghìn năm văn vật bây giờ vẫn đây.
Ấy nơi liệt sĩ anh hùng giáng sinh.
Sông Hồng một khúc uốn quanh
Văn nhân tài tử lừng danh trong ngoài.
Buồm giong ba ngọn vui đà nên vui.
Đường về xứ Lạng mù xa...
Có về Hà Nội với ta thì về.
Cầu Đông sương sớm, quán Giò trăng khuya...
Em ghé thuyền đỗ sát thuyền anh.
Dừng chèo muốn tỏ tâm tình
Sông bao nhiêu nước thương mình bấy nhiêu.
Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn.
Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn
Hỏi ai gây dựng nên non sông
này.
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương.
Mịt mù khói tỏa màn sương
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.
Có về Kẻ Bưởi với anh thì về.
Làng anh có ruộng tứ bề
Có hồ tắm mát, có nghề quay tơ...
Có về Kim Lũ với anh thì về.
Kim Lũ có hai cây đề
Cây cao bóng mát gần kề đôi ta.
Có về Kẻ Vẽ với anh tìm về.
Kẻ Vẽ có thói có lề
Kẻ Vẽ lại có nhiều nghề đâu hơn.
Có về Phú Diễn với anh thì về.
Phú Diễn có cây bồ đề
Có sông tắm mát, có nghề ăn chơi...
Có sông Tô Lịch uốn quanh xóm làng.
Bên bờ vải nhãn hai hàng
Dưới sông cá lội từng đàn tung tăng.
Xóm Bắc có chợ, xóm Tây có chùa.
Xóm Đông có miếu thò vua
Xóm Nam có bến đò đưa dập dìu...
Thứ nhì Hội Bưởi, Hội Vó chẳng đâu vui bằng.
Thứ nhì Hội Gióng, thứ ba Hội Chèm.
Không đi hội Gióng cũng hư mất đời.
Tháng ba giỗ Tổ Hùng Vương nhớ về.
Mồng sáu tháng giêng là ngày hội Cổ Loa, hội đền Sóc.
Em về Triều Khúc xem làng hội xuân...
Dân Trại ta vượt Nhị Hà thăm quê...
Là hội làng Lệ Mật.
Cho cờ vua Bình Định bay trên kinh thành.
Cắt cỏ Bồ Đề cho ngựa ông ăn.
Bên kia Thanh Miếu, bên này Bộc Am.
Cửa Ô Quan Chưởng bây giờ còn đây...
Núi Nùng, sông Nhị, chốn này làm ghi.
Làng Họa đan đó, làng Tranh quay guồng.
Đông Phù cắp thúng đi buôn
Đông Trạch bán thịt, làng Om vặn thừng.
Tương Trúc thì giỏi buôn sừng
Tự Khoát đan thúng, Vẹt từng làm quang...