K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Chỉ ra lỗi liên kết văn bản trong các đoạn trích sau và sửa lại cho hợp lí: a. Gần đây, cách ăn mặc của một số bạn có nhiều thay đổi, không còn giản dị và lành mạnh như trước nữa. Có bạn mặc mãi một kiểu áo không thay đổi gì cả. Thật là thiếu phong cách hiện đại. Nhà trường đang phát động ủng hộ đồng bào bị thiên tai. b. Đoàn thuyền đánh cá ra khơi trong cảnh màn đêm...
Đọc tiếp

Chỉ ra lỗi liên kết văn bản trong các đoạn trích sau và sửa lại cho hợp lí:

a. Gần đây, cách ăn mặc của một số bạn có nhiều thay đổi, không còn giản dị và lành mạnh như trước nữa. Có bạn mặc mãi một kiểu áo không thay đổi gì cả. Thật là thiếu phong cách hiện đại. Nhà trường đang phát động ủng hộ đồng bào bị thiên tai.

b. Đoàn thuyền đánh cá ra khơi trong cảnh màn đêm buông xuống. Sóng biển cài then, đêm sập cửa, vũ trụ đi vào yên tĩnh, vắng lặng. Bốn bề không còn một tiếng động. Lá cờ nhỏ trên cột buồm bay phần phật trước gió. Những đường chỉ viền óng ánh như sáng rực trong đêm.

c. Thúy Kiều và Thúy Vân là hai chị em. Nhưng Thúy Kiều là chị còn Thúy Vân là em. Họ đều là những người con gái có nhan sắc.

105
8 tháng 5 2021

a. Đoạn văn mắc lỗi liên kết nội dung, chủ đề. 

Câu (1) đang có ý phê phán cách ăn mặc thiếu giản dị lành mạnh.

Câu (2), (3) lại nói về cách ăn mặc thô kệch, không chịu thay đổi

Câu (4) lại nói về phong trào ủng hộ đồng bào bị thiên tai.

=> Giữa các câu văn không có liên kết về chủ đề với nhau.

b. Đoạn văn mắc lỗi liên kết về chủ đề.

Câu (1) nói về cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi.

Các câu còn lại lại miêu tả khung cảnh thiên nhiên. Giữa các câu không có sự liên kết với nhau.

c. Đoạn văn mắc lỗi liên kết:

- Sử dụng phép liên kết trái nghĩa giữa câu (1) và (2) không hợp lí. Bởi câu (2) đưa ra ý kiến trái chiều ("Nhưng"), còn ở câu (1) không nêu lên nội dung nào hàm ý trái nghĩa cả.

=> Sử dụng sai phép liên kết khiến các câu văn trong đoạn trở nên thiếu logic.

10 tháng 5 2021

a. Đoạn văn mắc lỗi liên kết nội dung, chủ đề. 

Câu (1) đang có ý phê phán cách ăn mặc thiếu giản dị lành mạnh.

Câu (2), (3) lại nói về cách ăn mặc thô kệch, không chịu thay đổi

Câu (4) lại nói về phong trào ủng hộ đồng bào bị thiên tai.

=> Giữa các câu văn không có liên kết về chủ đề với nhau.

b. Đoạn văn mắc lỗi liên kết về chủ đề.

Câu (1) nói về cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi.

Các câu còn lại lại miêu tả khung cảnh thiên nhiên. Giữa các câu không có sự liên kết với nhau.

c. Đoạn văn mắc lỗi liên kết:

- Sử dụng phép liên kết trái nghĩa giữa câu (1) và (2) không hợp lí. Bởi câu (2) đưa ra ý kiến trái chiều ("Nhưng"), còn ở câu (1) không nêu lên nội dung nào hàm ý trái nghĩa cả.

=> Sử dụng sai phép liên kết khiến các câu văn trong đoạn trở nên thiếu logic.

- Phương pháp liệt kê nhằm làm nổi bật những công dụng tuyệt vời của cây dừa trong cuộc sống của con người.

Vì vậy, có thể nói cây dừa như một người bạn thân thiết gắn bó với đời sống hằng ngày là như thế đấy.

chọn em  với ạ

8 tháng 5 2021

Các phép liên kết văn bản chủ yếu được sử dụng là:

​- Phép lặp: "cây dừa" ở câu (1) và (2) và câu cuối.

- Phép liên tưởng:

+ Tất cả đều nằm trong trường: công dụng của dừa, để nói về sự gắn bó của dừa đối với con người.

+ Tác giả thuyết minh công dụng của dừa từ: thân, lá, cọng, gốc, cùi, sọ, vỏ dừa. => Tất cả đều nằm trong trường liên tưởng đến cây dừa.

- Liên kết câu: Đoạn 1: câu 1 liên kết với câu 2 bởi phép thế: “Trong thời khắc như vậy”.
- Liên kết đoạn: Đoạn 2 liên kết với đoạn 1 bởi phép thế: Trong những hành trang ấy.
Ngoài ra, đoạn trích còn phép lặp gồm: Từ "thế kỷ" và "thiên niên kỷ" ở câu thứ 2 đều lặp lại ở câu thứ nhất.

chọn em với Ạ

19 tháng 4 2021

nối , thế

 

8 tháng 4 2021

Trả lời:

a, Ngoài cửa sổ bấy giờ những bông hoa bằng lăng đã thưa thớt - cái giống hoa ngay khi mới nở, màu sắc nhợt nhạt. (thành phần biệt lập phụ chú) Hẳn có lẽ (thành phần biệt lập tình thái) vì đã sắp hết mùa, hoa đã vãn trên cành, cho nên mấy bông hoa cuối cùng còn xót lại trở nên đậm sắc hơn

2 tháng 6 2021

a. Thành phần phụ chú "cái giống hoa ngay khi mới nở, màu sắc đã nhợt nhạt".

b. Thành phần cảm thán "chao ôi".

c. Thành phần phụ chú "ngôi nhà chung của chúng ta".

Xác định thành phần biệt lập trong các câu sau và cho biết chúng thuộc thành phần biệt lập nào? 1. Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu. 2. Hình như đó là bạn Lan. 3. Chúng tôi, mọi người - kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi. 4. Cảnh vật chung quanh tối đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học. 5. Quê hương ơi! Lòng tôi cũng như sông  ...
Đọc tiếp

Xác định thành phần biệt lập trong các câu sau và cho biết chúng thuộc thành phần biệt lập nào?

1. Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu.

2. Hình như đó là bạn Lan.

3. Chúng tôi, mọi người - kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi.

4. Cảnh vật chung quanh tối đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học.

5. Quê hương ơi! Lòng tôi cũng như sông

    Tình Bắc Nam chung chảy một dòng.

6. Chao ôi, bắt gặp một người như anh ta là một cơ hội hạn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài.

7. Cảm ơn cụ, nhà cháu đã tỉnh táo như thường. Nhưng xem ý hãy còn lề bề lệt bệt chừng như vẫn mệt mỏi lắm.

8. Ngày mai dường như sẽ có bão.

93
2 tháng 6 2021

1. Than ôi! (cảm thán)

2. Hình như (tình thái)

3. Kể cả anh (phụ chú)

4. Hôm nay tôi đi học (phụ chú)

5. Quê hương ơi! (cảm thán)

6. Chao ôi! (cảm thán)

7. Chừng như (tình thái)

8. Dường như (tình thái)

2 tháng 6 2021

1:than ôi- tp biệt lập cảm thán;2 hình như - tp tình thái ;3Kể cả anh -tp phụ chú;4 hôm nay tôi đi học -tp phụ chú;5 quê hương ơi -tp cảm thán:6 chao ôi -tp cảm thán;7 chừng như-tp tình thái;8 dường như -tp tình thái

23 tháng 4 2021

1) cảm thán : trời ơi
2)gọi đáp: thưa ông
3)tình thái : chả nhẽ
4)phụ chú : ngôi nhà chung của chúng ta
5)cảm thán : ôi
6)phụ chú:bạn thân nhất của tôi
7)tình thái : có lẽ
8)cảm thán :ạ

2 tháng 6 2021

​1. Trời ơi (cảm thán)

2. Thưa ông (gọi đáp)

3. Chả nhẽ (tình thái)

4. Ngôi nhà chung của chúng ta (phụ chú)

5. Ôi (cảm thán)

6. Bạn thân nhất của tôi (phụ chú)

7. Có lẽ (tình thái)

8. Ông giáo ạ. (gọi đáp)

8 tháng 4 2021

Trả lời: Thành phần phụ chú, thành phần khởi ngữ được tô đậm

a. Thế rồi bỗng một hôm, chắc rằng hai cậu bàn cãi mãi, hai cậu chợt nghĩ kế rủ Oanh chung tiền mở cỏi trường.

(Nam Cao)

b. Lan - bạn thân của tôi - học giỏi nhất lớp.

c. Nhìn cảnh ấy mọi người đều chảy nước mắt, còn tôi, tôi cảm thấy như có ai đang bóp nghẹt tim tôi.

(Chiếc lược ngà - Nguyễn Quang Sáng)

d. Kẹo đây, con lấy mà chia cho em.

23 tháng 4 2021

a) thành phần phụ chú : chắc rằng hai cậu bàn cãi mã
b) thành phần phụ chú:bạn thân của tôi
c) thành phần khởi ngữ:còn tôi
d) thành phần khởi ngữ : kẹo đây

8 tháng 4 2021

Trả lời:

Các thành phần tình thái, cảm thán trong những câu trên là:

(1) Nhưng còn cái này nữa mà ông sợ, có lẽ còn ghê rợn hơn cả những tiếng kia nhiều.

Thành phần tình thái: có lẽ

(2) Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài.

Thành phần cảm thán: chao ôi

 (3) Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm. Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đốn đến thế được.

Thành phần tình thái: chả nhẽ

23 tháng 4 2021

a) có lẽ
b) chao ôi
c) chả nhẽ

8 tháng 4 2021

Trả lời:

a. Nửa tiếng đồng hồ sau (TN), chị Thao (CN) chui vào hang (VN).

b. Tác giả thay mặt cho đồng bào miền Nam - những người con ở xa (phụ chú) bày tỏ niềm tiếc thương vô hạn.

c. Thế à (cảm thán), cảm ơn các bạn!

d. Này (gọi đáp) ! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn.

Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong các câu sau: a.                   "Nhớ nước đau lòng con quốc quốc                       Thương nhà mỏi miệng cái gia gia." (Qua đèo Ngang - Bà huyện Thanh Quan) b.                    "Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm.                        Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi                  ...
Đọc tiếp

Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong các câu sau:

a.                   "Nhớ nước đau lòng con quốc quốc

                      Thương nhà mỏi miệng cái gia gia."

(Qua đèo Ngang - Bà huyện Thanh Quan)

b.                    "Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm.

                       Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi

                       Nhóm nồi xôi xạo mới sẻ chung vui

                       Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ."

(Bếp lửa - Bằng Việt)

c.                          "Bác Dương thôi đã thôi rồi

                       Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta."

(Khóc Dương Khuê - Nguyễn Khuyến)

d.                    "Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước

                        Chỉ cần trong xe có một trái tim"

(Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật)

e.                    "Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy

                       Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu

                       Ngàn dâu xanh ngắt một màu

                       Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?"

(Sau phút chia ly - Đặng Trần Côn)

238

a. Phép chơi chữ: "quốc quốc", "gia gia".

"Quốc quốc" mô phỏng âm thanh tiếng chim cuốc kêu, đồng thời "quốc" cũng có nghĩa là tổ quốc, đất nước.

"Gia gia" mô phỏng âm thanh tiếng chim đa đa kêu, đồng thời "gia" cũng có nghĩa là nhà.

=> Thể hiện tấm lòng nhớ nước thương nhà của tác giả.

b. Điệp từ "nhóm" có hai ý nghĩa:

- Nghĩa đen: Làm cho lửa bén vào củi, củi cháy.

- Nghĩa bóng: Khơi gợi những tình cảm tốt đẹp trong tâm hồn con người.

Qua từ "nhóm", bà không chỉ là người nhóm lên một bếp lửa để nuôi cháu lớn lên mà còn khơi lên trong cháu những tình cảm đẹp về quê hương, đất nước mình; giúp cháu thấy được sự tần tảo của người phụ nữ, người mẹ, người bà Việt Nam. Từ đó, bồi dưỡng cho cháu niềm tin, nghị lực, tình yêu quê hương, lòng kính trọng, biết ơn đối với bà. Từ "nhóm" được lặp đi lặp lại ở đầu mỗi dòng thơ càng khắc sâu những tình cảm thiêng liêng ấy.

c. Phép nói giảm nói tránh: "thôi đã thôi rồi" => Nhằm làm giảm cảm giác đau buồn và tránh nhắc đến cái chết đau đớn của người bạn tác giả.

d. Phép hoán dụ "trái tim": chỉ người chiến sĩ yêu nước, gan dạ, dũng cảm. Những người lính yêu nước còn thì những đoàn xe chiến đấu vì miền Nam mãi tiến về phía trước.

e. Phép điệp vòng tròn: "Chẳng thấy - thấy", "ngàn dâu - ngàn dâu"

Cho thấy nỗi chia ly khắc khoải của người chinh phu và người chinh phụ. Vừa chia tay đó mà đã cách biệt vạn quan san, chỉ còn nhìn thấy núi non trùng điệp và ngàn dâu xanh.

25 tháng 8 2021

a. Phép chơi chữ: "quốc quốc", "gia gia".

"Quốc quốc" mô phỏng âm thanh tiếng chim cuốc kêu, đồng thời "quốc" cũng có nghĩa là tổ quốc, đất nước.

"Gia gia" mô phỏng âm thanh tiếng chim đa đa kêu, đồng thời "gia" cũng có nghĩa là nhà.

=> Thể hiện tấm lòng nhớ nước thương nhà của tác giả.

b. Điệp từ "nhóm" có hai ý nghĩa:

- Nghĩa đen: Làm cho lửa bén vào củi, củi cháy.

- Nghĩa bóng: Khơi gợi những tình cảm tốt đẹp trong tâm hồn con người.

Qua từ "nhóm", bà không chỉ là người nhóm lên một bếp lửa để nuôi cháu lớn lên mà còn khơi lên trong cháu những tình cảm đẹp về quê hương, đất nước mình; giúp cháu thấy được sự tần tảo của người phụ nữ, người mẹ, người bà Việt Nam. Từ đó, bồi dưỡng cho cháu niềm tin, nghị lực, tình yêu quê hương, lòng kính trọng, biết ơn đối với bà. Từ "nhóm" được lặp đi lặp lại ở đầu mỗi dòng thơ càng khắc sâu những tình cảm thiêng liêng ấy.

c. Phép nói giảm nói tránh: "thôi đã thôi rồi" => Nhằm làm giảm cảm giác đau buồn và tránh nhắc đến cái chết đau đớn của người bạn tác giả.

d. Phép hoán dụ "trái tim": chỉ người chiến sĩ yêu nước, gan dạ, dũng cảm. Những người lính yêu nước còn thì những đoàn xe chiến đấu vì miền Nam mãi tiến về phía trước.

e. Phép điệp vòng tròn: "Chẳng thấy - thấy", "ngàn dâu - ngàn dâu"

Cho thấy nỗi chia ly khắc khoải của người chinh phu và người chinh phụ. Vừa chia tay đó mà đã cách biệt vạn quan san, chỉ còn nhìn thấy núi non trùng điệp và ngàn dâu xanh.