K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 8 2023

Tham Khảo

Sự tương phản giữa ánh sáng và tăm tối trong câu thoại này của Rô-mê-ô: viền sáng những đám mây đang phải rời nhau ngoài phương đông, những ngọn bạch lạp đã tắt, bình minh đang kiễng chân rón rén trên đỉnh núi xa mờ; trời mỗi lúc một sáng; trời sắp sáng;

31 tháng 8 2023

Sơn ca là sứ giả của bình minh. Khi chim sơn ca hót là lúc Rô-mê-ô phải ròi đi, Giu-li-ét luyến tiếc rời xa chàng và đó là lí do nàng thà nghĩ đó là tiếng hót của chim họa mi cũng không muốn nghĩ đó là tiếng hót của chim sơn ca.

31 tháng 8 2023

Tham Khảo

Sự nguy hiểm mà Rô-mê-ô phải đối mặt để được gặp Giu-li-ét: chàng khó lòng thoát chết.

 

31 tháng 8 2023

Vì gia tộc của hai người là kẻ thù truyền kiếp của nhau. Người Giu-li-ét yêu là chàng thanh niên tên Rô-mê-ô, không liên quan gì đến dòng họ Môn-ta-ghiu. Cô cho rằng, chỉ cần Rô-mê-ô có cái họ khác là họ có thể đến bên nhau.

31 tháng 8 2023

Tham Khảo

Hình dung của Rô-mê-ô về Giu-li-ét: mắt nàng lấp lánh, đôi gò má nàng sẽ làm cho các vì sao tinh tú nọ phải hổ ngươi, như vừng dương làm ánh đèn phải thẹn thùng, còn cặp mắt trên bầu trời sẽ rọi khắp khoảng không một làn ánh sáng tưng bừng đến nỗi chim chóc sẽ lên tiếng hót vang vì tưởng là đêm đã tàn.

 
31 tháng 8 2023

Thông tin về tác giả Uy-li-am Sếch-xpia (William Shakespeare)

- Uy-li-am Sếch-xpia (William Shakespeare, 1564-1616), nhà soạn kịch thiên tài của người Anh và là kịch gia số một của nhân loại. Ông sinh tại Xtrát-phớt, một thị trấn trung tâm nước Anh.

- Là bậc thầy của văn học phục hưng, Sếch-xpia sáng tác với nguồn cảm hứng dồi dào, say mê về cuộc đời. Ở những vở kịch ban đầu, cái nhìn của Sếchxpia đầy trong sáng, chan chứa niềm tin vào con người và cuộc đời. Con người và những nỗi buồn vui trần thế là trung tâm trong tác phẩm của ông.

31 tháng 8 2023

Tham Khảo

Từ những trải nghiệm khi đọc Vũ Như Tô và đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài, em thấy nhận định trên của Giáo sư Trần Đình Hượu có một phần đúng, một phần không đúng:

+ Qua văn bản thì có thể thấy nhận định trên là hoàn toàn đúng vì khi đó, sức người là chính, để xây được những thứ tráng lệ, huy hoàng thì con người phải hy sinh rất nhiều thứ từ thời gian, của cải đến vật chất, thậm chí là cả tính mạng. Do đó con người ta không say mê cái huyền ảo, kì vĩ.

+ Còn trong thời đại mới, khi đã có sự góp sức cả máy móc, tuy vẫn dùng nhiều sức người nhưng cũng đã đỡ hơn xưa. Con người luôn muốn hướng tới những điều tốt đẹp hơn, mới mẻ hơn nên nhiều công trình to lớn, kì vĩ mới ra đời. Không chỉ phục vụ đời sống con người mà còn góp phần đất nước được phát triển hơn về mọi mặt.

31 tháng 8 2023

- Theo em, trong văn bản kịch Vũ Như Tô và đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài có thể nói tới những chủ đề như:

+ Tài năng cùng phẩm chất tốt đẹp và tâm huyết, ước mơ của Vũ Như Tô.

+ Sự trung thành và sự ngưỡng mộ cái tài của Đan Thiềm dành cho Vũ Như Tô.

+ Nguyên nhân Vũ Như Tô bị mọi người căm hận và cái kết của Cửu Trùng Đài.

31 tháng 8 2023

- Bi kịch của Vũ Như Tô là: 

+ Ông đã đặt nghệ thuật lên trên mọi thứ, không nhận ra rằng nghệ thuật phải được xây dựng dựa trên nhu cầu đời sống của nhân dân, không thể đứng trên lợi ích của mình mà hủy hoại đời sống nhân loại. Minh chứng là: Việc xây dựng Cửu Trùng Đài không chỉ hao hụt ngân sách triều đình, tăng thuế cho nhân dân và mà còn mất đi nhiều mạng người, dẫn đến cảnh mẹ mất con, con mất cha do việc xây dựng quá đỗi khó khăn và vất vả. Điều đó đã dẫn đến bi kịch nhân dân khởi loạn, quân khởi loạn Trịnh Duy Sản giết chết Lê Tương Dực và dẫn quân đến trừng trị Vũ Như Tô. 

+ Tuy nhiên, trước cuộc bạo loạn và lời khuyên nhủ đi trốn của Đan Thiềm, Vũ Như Tô vẫn kiên quyết khẳng định mình không có tội nên không cần phải trốn. 

+ Khi quân khởi loạn đến bắt ông đi, ông vẫn hiên ngang, ông vẫn mải mê ca ngợi Cửu Trùng Đài, luôn tin vào việc làm chính đại quang minh của mình và hy vọng sẽ thuyết phục được An Hòa hầu.

+ Bi kịch lớn nhất của ông không chỉ dừng lại ở đó mà nó còn triệt để hơn khi chính mắt ông chứng kiến Cửu Trùng Đài bị đốt, công sức và hoài bão của mình tan tành mây khói và chứng kiến cái chết của Đan Thiềm cùng sự ra đi cuộc đời của mình.

31 tháng 8 2023

- Trong đoạn trích, sự xung đột trong quan điểm của Ngô Hạch và quân sĩ với quan điểm của Vũ Như Tô về Cửu Trùng Đài được thể hiện rất rõ nét:

+ Với Vũ Như Tô: Cửu Trùng Đài là tâm huyết, hoài bão cả đời của ông.

+ Với Ngô Hạch và quân sĩ: Vũ Như Tô là một tên điên, làm khổ nhân dân, gây ra bao tội lỗi khi xây dựng Cửu Trùng Đài.

→ Có sự khác biệt này là do quan điểm , tư tưởng và lý tưởng của Vũ Như Tô và Ngô Hạch cùng quân sĩ khác hẳn nhau.