HÃY TẢ LẠI CẢNH TRƯỜNG EM VÀO MỘT BUỔI SÁNG ĐẸP TRỜI KHI EM ĐI HỌC
CẦN GẤP MAI THI RỒI
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Mỗi một loài hoa mang vẻ đẹp và ý nghĩa riêng. Nếu như hoa hồng tượng trưng cho tình yêu và hạnh phúc, hoa hướng dương biểu trưng cho niềm tin và hi vọng… thì hoa sen lại mang trong mình vẻ đẹp thanh tao, giản dị. Với em, đầm sen vào mùa hoa nở mãi là hình ảnh hiện lên thật đẹp trong kí ức tuổi thơ.
Bước đến cổng làng, ta bắt gặp ngay đầm sen như đang chào đón mọi người đến với làng. Đầm sen không rộng lắm nhưng sen mọc dày đặc che kín cả mặt hồ. Sen là loài thực vật thân mềm, thân sen màu xanh bên trong ruột rỗng nên dễ gãy. Lá sen hình tròn, màu xanh mướt, thỉnh thoảng có những chú ếch tinh nghịch ngồi chễm chệ trên lá sen trông thật đáng yêu. Đặc biệt lá sen có đặc tính không thấm nước giống lá khoai. Mỗi buổi sáng trên lá có những giọt sương sớm đọng lại rất nhiều. Bản lá khá to, nên lũ trẻ chúng em thường hái những chiếc lá sen làm những chiếc ô che nắng, che mưa. Đang mùa hè, mùa sen nở, đầm sen càng trở nên đẹp và rực rỡ hơn.
Những bông sen xen qua những chiếc lá xanh, nhô lên khỏi mặt nước. Hoa sen có nhiều cánh xếp xen kẽ nhau, cánh sen màu hồng. Có những búp sen còn đang chúm chím, lại có những bông sen đã bung nở căng tròn nhất. Hoa sen khi nở để lộ ra nhị vàng bên trong. Hương sen thơm ngát lan tỏa trong không gian hòa với hương thơm ngọt ngào của lúa đang trổ đòng làm cho không khí trong lành mát mẻ, con người cảm thấy thật sảng khoái. Màu hồng của hoa sen xen lẫn với màu xanh của lá đắm mình trong nắng sớm thật đẹp, lung linh. Ngắm nhìn đầm sen, ta thấy thật thanh mát trong tâm hồn, và thấy được sự bình yên của làng quê. Khi hoa tàn, cánh sen rụng xuống để lộ ra đài sen xanh ngọc, chứa nhiều những hạt non.
Đầm sen cũng là chốn dừng chân của những bà, những mẹ đi làm đồng về ngồi bên đầm ngắm nhìn hoa sen trò chuyện rôm rả. Sen có rất nhiều công dụng. Lá sen dùng để gói cốm, lá cốm xanh cùng với vị ngọt ngào của hạt lúa tạo nên hương thơm nồng. Hoa sen cắm bình, là loài hoa trang trí trong phòng khách rất đẹp. Nhụy sen được các bà các mẹ ướp với từng lá chè cẩn thận tạo thành trà sen rất thơm, và có thể dùng để nấu chè sen, làm mứt rất ngon. Được thưởng thức vào những trưa hè thì thật là mát mẻ, dễ chịu. Hoa sen được người Việt tôn vinh là loài hoa cao quý, được gọi là “Quốc hoa”. Hoa sen như chính con người Việt Nam,biểu tượng cho cốt cách mộc mạc, giản dị và thanh cao. Hoa sen mọc lên từ bùn nhưng không hề hôi tanh mùi bùn mà vẫn trong sạch tỏa hương thơm ngát như dân tộc Việt Nam. Hoa sen cũng đi vào thơ ca, nhạc họa thật tự nhiên. Cũng có nhà thơ mượn hình ảnh hoa sen để ca ngợi Bác Hồ vĩ đại:
“ Tháp Mười đẹp nhất bông sen
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ”.
Em cảm thấy thật tự hào khi làng quê mình lại có đầm sen đẹp đến thế. Vẻ đẹp dịu dàng, thanh khiết của đầm sen nở luôn khắc sâu trong tâm trí em. Mai này dù có đi đâu xa, được ngắm nhìn bao cảnh vật đẹp nhưng em vẫn không thể nào quên được đầm sen làng.
Bài làm :
Tả quang cảnh đầm sen đang mùa hoa nở – Bài làm 2
Hình ảnh làng quê Việt Nam luôn gắn liền với những cảnh đẹp giản dị, quen thuộc như: cánh đồng làng, con đê xanh ngút tầm mắt…Còn với với em ấn tượng về đầm sen đang mùa nở hoa mãi là hình ảnh đẹp đầy thú vị trong kí ức mộng mơ của tuổi học trò.
Từ xa nhìn lại, đầm sen như một toà lâu đài màu xanh lấm tấm phấn hồng. Hương sen nồng nàn lan toả theo làn gió bay xa thơm ngát một vùng. Trong làn sương sớm mong manh, huyền ảo làm cho cả đầm sen như khoác lên mình tấm áo choàng bằng voan trắng, có đính thêm những hạt kim cương lấp lánh. Mặt trời từ từ nhô lên chiếu nắng xuống cho đầm sen càng thêm lóng lánh. Gió lùa vào đầm sen như bàn tay người mẹ nhẹ nhàng đánh thức đàn con nhỏ bé. Đầm sen như sực tỉnh giấc vẫy những cánh tay mềm mại chào đón ông mặt trời.
Đến bên đầm sen vào mùa hoa nở mới thấy hết vẻ đẹp diệu kì mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Bao quanh đầm sen là bờ cỏ xanh mượt mà, uốn lượn như nét vẽ mềm mại. Mặt đầm phủ kín một màu xanh, lấp ló những đoá sen hồng, sen trắng. không biết sen ở đây được trồng từ bao giờ mà sen cứ mọc chi chít dày đặc không trông thấy mặt nước, từng đoá hồng, đoá trắng thi nhau khoe sắc, toả hương. Sen hồng kiều diễm như đôi má ửng hồng của nàng thiếu nữ. Sen trắng giản dị thanh khiết vươn lên đón ánh bình minh như muốn phô ra tất cả sự trong trắng tinh khiết của mình.
Còn các nụ sen mới đẹp làm sao, từng búp, từng búp tròn lẳn, mũm mĩm tràn trề sức sống, e thẹn núp mình sau những chiếc lá ngắm nhìn những bông hoa mà lòng thầm ngưỡng mộ: Các chị hoa thật lộng lẫy, các chị ấy nở bung những cánh tròn xoe xoe, bao cánh hoa úp vào nhau đều đều, xinh xắn là bầy nhiêu chiếc má xinh xin bầu bĩnh. Mỗi bông hoa là một cô thôn nữ xinh đẹp. Các cô đang cố khoe cái nhị vàng anh ánh toả hương thơm lừng mời gọi bướm ong.
Xung quanh các bông hoa là những chiếc lá mập mạp, cứng cáp vươn cao như người lính gác ngẩng cao đầu hãnh diện vì mình được đứng bên bảo vệ những nàng hoa xinh đẹp. Còn những gương sen nằm nghiêng nghiêng trên cuống như người có tuổi ung dung ngồi trên ghế mỉm cười ngắm nhìn đàn cháu. Hương sen thoang thoảng bay theo chiều gió lúc đậm, lúc nhạt, cáy mùi thơm dìu dịu ấy xua tan cái nóng bức oi ả của mùa hè. Một vài khách du lịch dừng lại bên bờ chụp ảnh.Giữa đầm các cô các chị đang bơi thuyền thúng hái hoa sen nét mặt ánh lên miềm vui sướng. Sen có thể dùng vào nhiều việc, lá sen dùng để gói hàng, hoa sen dùng cắm lọ, ướp trà, hạt sen dùng để nấu chè hay làm mứt đều ngon…
Hoa sen tượng trưng cho cốt cách, tâm hồn người Việt thanh tao mà giản dị. Ngày xưa ông Mạc Đĩnh Chi làm bài phú "Hoa sen giếng ngọc" nên dù dung mạo xấu xí vẫn được vua trọng dụng, quí mến. Ngày nay hoa sen được chọn làm "Quốc hoa" biểu tượng của đất nước bốn mùa xanh tươi hoa lá.
Thiên nhiên thật kì diệu sinh ra một loài hoa tuyệt đẹp như hoa sen. Vẻ đẹp dịu dàng thanh khiết của đầm sen đang mùa hoa nở luôn neo đậu trong trái tim em, dù đi đến bất cứ nơi đâu, được thấy bao nhiêu cảnh lạ thì em cũng không thể quên được vẻ đẹp của đầm sen.
Khái niệm
Câu trần thuật đơn theo các định nghĩa trong sgk nêu rõ đó là kiểu câu được tạo thành từ cụm chủ – vị. Kiểu câu này dùng để tả, giới thiệu hoặc kể về sự vật, sự việc nào đó hoặc bày tỏ ý kiến, quan điểm.
Phân loại
Câu trần thuật đơn có từ “là”
Vị ngữ thường do từ “là” kết hợp với danh từ hoặc cụm danh từ tạo thành. Tổ hợp giữa từ “là’ với động từ hoặc cụm động từ hoặc tính từ với cụm tính từ… đều có thể làm vị ngữ trong câu.
Khi vị ngữ có ý biểu thị sự phủ định nó sẽ kết hợp với các cụm từ phủ định như “không phải”, “chưa phải”.
Một số kiểu câu như:
+ Câu định nghĩa.
+ Câu miêu tả.
+ Câu giới thiệu.
+ Câu đánh giá.
Câu trần thuật đơn không có từ “là”
Trong câu vị ngữ thường do động từ hoặc cụm động từ, tính từ hoặc cụm tính từ tạo thành. Khi vị ngữ có ý biểu thị phủ định thường sẽ đi kèm với các từ ngữ phủ định như là “không”, “chưa”.
Các câu này thường có nhiệm vụ miêu tả các hành động, đặc điểm,…sự vật nêu ở chủ ngữ phía trước được gọi là câu miêu tả. Trong câu miêu tả, chủ ngữ đứng trước vị ngữ.
Mik cx thích nó nx. Kbn đi
- Câu trần thuật đơn: Câu trần thuật đơn là loại câu do một cụm C – V tạo thành, dùng để giới thiệu, tả hoặc kể về một sự việc, sự vật hay để nêu một ý kiến.
Nhắc đến người nông dân Việt Nam là nhắc đến sự chăm chỉ, cần cù và đầy sáng tạo. Đặc biệt là đồng bào dân tộc vùng cao, họ phải khắc phục những khó khăn của đất đai, thời tiết để trồng trọt, sinh sống. Hình ảnh khu ruộng bậc thang vừa minh chứng cho những đức tính tốt đẹp trên của họ vừa là một hình ảnh đẹp của khung cảnh vùng cao.
Ruộng bậc thang được làm trên những quả núi, quả đồi. Địa hình vùng núi không bằng phẳng như đồng bằng nên đồng bào dân tộc đã nghĩ ra cách làm ruộng đầy sáng tạo này. Ngày qua ngày, tháng qua tháng, họ rất cần mẫn, vất vả đẽo phạt, san ủi sao cho từng phần đất ở sườn núi trở nên bằng phẳng cho việc trồng cấy. Phần mặt bằng này chạy từng vòng quanh thân đồi núi từ chân lên đến đỉnh.
Hình ảnh những ruộng bậc thang đẹp nhất vào mùa đổ nước cấy và mùa lúa chín. Mùa nước đổ, từ trên cao nhìn xuống, nhìn ruộng bậc thang như bức tranh thủy mặc khổng lồ. Sau khi đã san ủi đất tạo ra mặt bằng cần thiết, người nông dân dẫn nước từ suối vào ruộng. Màu nước trắng đục đan xen với màu đất đỏ, đen. Những bậc ruộng ngoằn nghoèo chạy vòng theo thân núi. Nhìn cả khu đồi núi trập trùng với những sắc màu đan xen một cách kì lạ như vậy thật ấn tượng!
Mùa lúa chín, ruộng bậc thang lại trải rộng một màu vàng đầy mơ mộng. Khi ấy, cả một vùng lúa nương đã chín vàng rực, những hạt thóc mấy chắc vàng giòn, những lá lúa vàng xọng. Những ngọn núi đồi kề nhau tất cả đều dậy lên một màu vàng trù phú. Đặc biệt, những dải ruộng uốn lượn theo triền núi như những đợt sóng tràn trề. Đó là hình ảnh báo hiệu cho những ngày sung túc, đủ đầy.
Từ xưa đến nay, hình ảnh các khu ruộng bậc thang vẫn luôn là một hình ảnh đẹp ở các vùng cao khiến ta cùng các nhà nhiếp ảnh say mê và tốn nhiều phim ảnh. Có thể tự hào mà nói rằng mỗi vẻ đẹp của ruộng bậc thang là những tuyệt tác do người nông dân vùng cao tạo ra. Những cảnh này không chỉ là danh thắng của quê hương, thu hút ta tới chiêm ngưỡng, mà nó còn là những bồ thóc không bao giờ vơi của đồng bào các dân tộc.
Nhắc đến người nông dân Việt Nam là nhắc đến sự chăm chỉ, cần cù và đầy sáng tạo. Đặc biệt là đồng bào dân tộc vùng cao, họ phải khắc phục những khó khăn của đất đai, thời tiết để trồng trọt, sinh sống. Hình ảnh khu ruộng bậc thang vừa minh chứng cho những đức tính tốt đẹp trên của họ vừa là một hình ảnh đẹp của khung cảnh vùng cao.
Ruộng bậc thang được làm trên những quả núi, quả đồi. Địa hình vùng núi không bằng phẳng như đồng bằng nên đồng bào dân tộc đã nghĩ ra cách làm ruộng đầy sáng tạo này. Ngày qua ngày, tháng qua tháng, họ rất cần mẫn, vất vả đẽo phạt, san ủi sao cho từng phần đất ở sườn núi trở nên bằng phẳng cho việc trồng cấy. Phần mặt bằng này chạy từng vòng quanh thân đồi núi từ chân lên đến đỉnh.
Hình ảnh những ruộng bậc thang đẹp nhất vào mùa đổ nước cấy và mùa lúa chín.
Mùa nước đổ từ trên cao nhìn xuống, nhìn ruộng bậc thang như bức tranh thủy mặc khổng lồ. Sau khi đã san ủi đất tạo ra mặt bằng cần thiết, người nông dân dẫn nước từ suối vào ruộng. Màu nước trắng đục đan xen với màu đất đỏ, đen. Những bậc ruộng ngoằn ngoèo chạy vòng theo thân núi. Nhìn cả khu đồi núi trập trùng với những sắc màu đan xen một cách kì lạ như vậy thật ấn tượng!
Mùa lúa chín, ruộng bậc thang lại trải rộng một màu vàng đầy mơ mộng. Khi ấy, cả một vùng lúa nương đã chín vàng rực, những hạt thóc mẩy chắc vàng giòn, những lá lúa vàng xọng. Những ngọn núi đồi kề nhau tất cả đều dậy lên một màu vàng trù phú. Đặc biệt, những dải ruộng uốn lượn theo triền núi như những đợt sóng tràn trề. Đó là hình ảnh báo hiệu cho những ngày sung túc, đủ đầy.
Từ xưa đến nay, hình ảnh các khu ruộng bậc thang vẫn luôn là một hình ảnh đẹp ở các vùng cao khiến ta cùng các nhà nhiếp ảnh say mê và tốn nhiều phim ảnh. Có thể tự hào mà nói rằng mỗi vẻ đẹp của ruộng bậc thang là những tuyệt tác do người nông dân vùng cao tạo ra. Những cảnh này không chỉ là danh thắng của quê hương, thu hút ta tới chiêm ngưỡng, mà nó còn là những bồ thóc không bao giờ vơi của đồng bào các dân tộc.
Trời nóng oi bức đến mười ngày, hôm qua một trận mưa rào vừa ập xuống.
Trời bỗng tối sầm lại, gió thổi ù ù, mây đen kéo đến ùn ùn như ông trời đang mặc áo giáp đen ra trận. Không hiểu từ đâu mối bay ra rợp trời, mối trẻ hay rất cao, cao đến sát mái nhà, ngọn cây.
Dòng sông tức giận đã dâng nước lên. Trong khu vườn mội vật đang tắm mát. Chị na rung rinh những chiếc lá rơi. Mỗi khi chị gió thoảng qua cô hồng đung đưa như vẫy chào. Bà chuối nhân hậu bế lũ con nhọn hoắt trên tay. Trong nhà những đứa trẻ đùa nghịch chạy quanh. Chú mèo Mi bước ra sàn. Chắc chú đói lắm đấy. Cô gà mái mơ ôm ấm những đứa gà con bé bỏng vào lòng. Ngoài đường những chiếc ô tô đi qua bắn nước tung tóe. Một lúc sau, mưa ngớt. Bầu trời rạng dần. Cô hồng nhung đung đưa uyển chuyển. Chị hoa cúc giản dị. Mọi cây côi trong vướn như được tắm mát. Những đứa trẻ con nghịch ngợm đi lội nước ngoài đường. Cổng trường đông nghịt người. Phía kia có hai em be chơi nhảy dây với nhau. Các ông bà rủ nhau đi tập dưỡng sinh. Cửa hàng quần áo đông nghịt người. Em rất yêu cơn mưa. Vì nó làm cho sự vật được thêm sức sống. Được tắm mát vui tươi lạ thường. Các cây cối xanh tươi. Cơn mưa như một phép màu lạ vậy.
Sau khoảng một giờ, mưa tạnh dần. Vòm trời xanh biếc, những tia nắng vàng hắt xuống.Cây cối hai bên đường ướt đẫm, bừng tỉnh sau trận mưa dài. Cây cối xanh tươi như vừa được tắm gội xong. Ở chân trời cầu vồng đủ màu sắc rất đẹp. Mọi người túa ra đường hòa vào dòng xe cộ đông đúc. Đường phố trở lại tấp nập.
Em thích những cơn mưa bất chợt như thế, mưa làm sạch sẽ đường phố, khiến cây tươi tốt hơn. Không chỉ thế mưa còn gợi cho em nhiều kỉ niệm đẹp về tuổi thơ tắm mưa cùng các bạn.
-văn không được hay cho lắm-
~hok_tốt~
Kết thúc năm học lớp năm, với thành tích học tập tốt, em đã được bố mẹ thưởng cho một chuyến đi đến bãi biển Sầm Sơn. Đó là một cảnh đẹp em không thể nào quên được.
Sầm Sơn là khu nghỉ mát nổi tiếng của tỉnh Thanh Hóa. Nằm kề ngay bờ biển là khu nhà nghỉ, khách sạn rất khang trang. Nhưng điều tạo ấn tượng lớn nhất của phần đất liền này là không khí trong lành, thoáng đãng. Những đường phố rất to rộng, sạch sẽ nằm hiền hòa dưới những bóng dừa, những bóng sấu rợp mát. Buổi tối đi xích lô dạo qua những đường phố này thật là tuyệt. Gió mát và không khí trong lành khiến la thấy dễ chịu vô cùng.
Nhưng quà tặng lớn nhất mà thiên nhiên ban tăng cho Sầm Sơn chính là bãi biển tuyêt đẹp nơi này. Từ bờ biển nhìn ra, khu bãi tắm giống như một đường cong xanh mềm mại. Lại gần thấy nước biển rất xanh và sạch. Sóng biển hiền hòa vỗ vào bờ như ru ngủ những hàng dừa. Tắm biển Sầm Sơn điều thú vị nhất là được những con sóng mạnh mẽ, trong lành đẩy lên rồi hạ xuống như đùa giỡn với ta. Nếu muốn được ngắm nhìn toàn cảnh bờ biển, ta có thể đi ca nô ra xa bờ một chút. Ca nô rẽ nước tạo thành những vệt trắng như tuyết. Trên ca nô, ta được ngắm nhìn một bên là bờ biển đông vui nhộn nhịp một bên là nước biển mênh mông xanh trong rất tuyệt vời.
Đặc biệt, tuy gọi là biển nhưng ở Sầm Sơn ta vừa có thể thưởng thức cảm giác mênh mang của biển cả, vừa có thể cảm nhận sự hùng vĩ của núi non. Nhìn về phía đông, ta thấy một vùng phi lao xanh rờn. Sóng nước tạo những bụi nước li ti bao phủ vùng cây khiến nhìn từ xa ta có cảm giác đó là vùng tiên cảnh nào. Đi lại gần, ta mới biết đó là rừng phi lao lao xao đón gió quanh năm mà người dân nơi đây trồng để chắn gió. Đi về phía Tây, ta lại bắt gặp núi Cô Tiên khá hùng vĩ. Đứng dưới chân núi, nhìn trước mắt ta thấy biển vỗ rì rào, đằng sau lưng lại có vách núi dựng đứng hiểm trở.
Mấy ngày ở Sầm Sơn, được thưởng thức vẻ đẹp của cảnh đẹp kì thú này càng khiến em thấy tự hào về đất nước Việt Nam giàu đẹp, trù phú của mình.
~Study well~
Ai đã một lần được ngắm cảnh mặt trời lên trên biển thì sẽ chẳng bao giờ quên được, đó là những khoảnh khắc vô cùng hùng vĩ của thiên nhiên ban tặng cho con người. Thiên nhiên vốn có nhiều cảnh đẹp, nhưng có lẽ hình ảnh mặt trời mọc trên biển ở đảo Cô Tô để lại trong tôi những ấn tượng sâu sắc khó quên.
Xa xa, phía chân trời ngấn bể xanh thẳm, pha sắc hồng tươi,vài tia nắng ló dạng đón chào ngày mới. Rồi ông mặt trời cũng nhô lên tròn trĩnh và phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên cực lớn. Quả trứng cứ từ từ đặt lên cái mâm bạc được dệt bằng cả chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng. Xung quanh cái vùng sáng hình rẻ quạt ấy là đủ các màu sắc ấm nóng, màu đỏ, cam, vàng… quấn quýt hòa quyện vào nhau.
Màu nước biển thay đổi nhanh chóng, dường như có bàn tay của người thợ nhuộm đang pha màu cho nước, đang từ màu xanh xỉn bàng bạc, nước biển bỗng nhiên rực lên một màu xanh tươi rói. Từng góc, nước biển đổi màu theo ánh sáng mặt trời. Ngay cả vài ba con tàu bé xíu đang buông trôi trên mặt biển cũng được tắm đẫm trong làn ánh sáng sớm mai ấy, mọi thứ như đang được tẩy trần trở nên trong veo, mát mẻ. Sau ánh sáng hình rẻ quạt, mặt trời hiện ra tròn trịa, vàng cam rực rỡ rồi từ từ lên cao dần, như thể đang được thổi bay lên vậy.
Tiếng sóng biển rì rào như bài ca bất tận ca ngợi sự đẹp đẽ giàu có của thế giới đại dương. Đến khi vùng đông thực sự hiện ra rực rỡ giữa màu mây trắng, chiếu ánh sáng kì diệu xuống vạn vật thì cả mặt biển lóe sáng một màu trắng bạc. Ánh sáng ấy phủ lên mặt biển, lan tỏa rất đẹp. Màu xanh của trời, màu xanh củanước hòa lẫn với sắc màu của mặt trời tạo nên một màu sắc kì ảo trên biển. Cảnh biển lúc này chẳng khác gì một bức tranh thiên nhiên tuyệt mỹ.
Trong ánh sáng dịu dàng đầu buổi bình minh, những tiếng nói,tiếng cười vang rộn cả bãi biển xôn xao bàn luận về chuyện bác chài đánh cá về những con thuyền ra khơi. Ngoài xa, sóng trở nên phẳng lặng nằm im. Phải chăng nó cũng đang chạnh lòng buồn bã vì không được đùa giỡn với đám trẻ nhỏ. Hiểu được điều đó những con sóng sau khi đã rút ra xa thì nhường chỗ cho những làn sóng khác lan vào bờ để một lần nữa ca lên bản nhạc muôn thuở của biển khơi.
Đoàn thuyền đánh cá rẽ màn sương bạc ra khơi. Bỗng thấp thoáng những con thuyền giữa muôn ngàn sóng nước làm náo nức, xôn xao cả mặt biển. Những cánh buồm vút cao thon thả nhìn xa chẳng khác gì những con chim cổ trắng đang rướn cao như muốn cất tiếng hót. Chúng được nắng chiếu vào hồng rực lên như đàn bướm múa lượn giữa trời xanh... Cũng có những cánh buồm ánh lên dưới tia nắng mặt trời. Mọi người dắt tay nhau dạo trên bãi biển, nói chuyện vui vẻ. Khuôn mặt rạng ngời, nở một nụ cười tươi tắn.
Một vẻ đẹp của biển, vẻ đẹp kiêu kì muôn màu muôn sắc ấy do mây, trời, ánh sáng tạo nên. Trong mắt tôi, mỗi buổi bình minh trên biển trở nên thật hiền hòa. Trong mắt biển, tôi chỉ là một sinh linh nhỏ bé. Nếu như những làn sóng và bờ cát trên biển là người mẹ thì với tôi biển như một thiên thần.
Cứ mỗi sáng thứ 2 đầu tuần, em lại háo hức mong chờ được đến trường để tham dự buổi lễ chào cờ. Đối với em, buổi lễ chào cờ có một ý nghĩa rất đặc biệt, nó mang lại cho em cảm giác thiêng liêng khó tả.
Như đã thành thói quen, thứ 2 nào em cũng đến trường sớm hơn thường lệ để chuẩn bị cho buổi lễ chào cờ. Buổi sáng ngày hôm nay thật đẹp. Bầu trời cao trong xanh vời vợi có vài áng mây trắng bay hững hờ. Ông mặt trời tỏa ánh nắng ấm áp khắp muôn nơi, vạn vật như căng tràn nhựa sống, tinh khôi và tươi mới. Không khí trong lành, mát mẻ, thỉnh thoảng lại có vài cơn gió thoảng qua tạo cảm giác rất dễ chịu. Cành cây rung rinh trong gió như muốn reo vui, trên cao, những chú chim hót líu lo làm cho khung cảnh thêm tưng bừng, rộn rã. Lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới trong gió nhẹ và nắng mai, màu đỏ vốn rực rỡ nay càng rực rỡ hơn.
Cả sân trường chìm trong màu áo trắng học trò. Trên vai mỗi người học sinh là chiếc khăng quàng đỏ thắm tượng trưng cho Đội viên. Tiếng trống trường được đánh liền một hồi, các bạn học sinh bỗng dừng hết tất cả các hoạt động của mình, chẳng ai bảo ai xếp hàng thật ngay ngắn, đôi mắt ngước nhìn lên phía trên nơi các thầy cô giáo đang ngồi. Khi cả trường đã ổn định, tiếng hô dõng dạc của bạn tổng phụ trách vang lên: “Nghiêm! Chào cờ! Chào”. Tất cả học sinh và thầy cô giáo đặt bàn tay búp măng lên đầu, ánh mắt nhìn theo lá quốc kì. Một bầu không khí trang trọng, thiêng liêng bao phủ lên toàn bộ ngôi trường.
Chào cờ xong, mọi người đồng thanh hát Quốc ca. Ai cũng cố gắng hát to và dõng dạc nhất có thể. Bài hát gợi nhớ về một thời quá khứ vàng son của dân tộc Việt Nam, nhắc nhở chúng em phải kính trọng và biết ơn tới thế hệ đi trước, những người đã ngã xuống để chúng ta có cuộc sống độc lập, tự do như ngày hôm nay. Vì thế, mọi người đều hát quốc ca bằng tất cả tình yêu dành cho quê hương, đất nước, trong lòng dâng lên một niềm tự hào khi là những người con của một dân tộc anh hùng. Sau bài hát quốc ca là đến bài hát đội ca. Bài hát có giai điệu tươi vui làm chúng em không khỏi phấn khởi và tự nhắc mình phải học tập thật tốt để xứng đáng cháu ngoan Bác Hồ. Cuối cùng, bạn tổng phụ trách lên nhận xét tình hình học tập và thực hiên nề nếp của cả trường trong tuần vừa rồi, khen ngợi những lớp thực hiện tốt, đồng thời phê bình và nhắc nhở một số cá nhân, tập thể về những khuyết điểm còn tồn tại.
Dù giờ chào cờ đã kết thúc nhưng hình ảnh của nó vẫn in đậm trong tâm trí em. Giờ chào cờ không chỉ là một tiết học lí thú mà còn tô đậm tình yêu đối với mái trường, với quê hương, đất nước trong lòng mỗi người học sinh
tả người thân
Trong cuộc đời mỗi người, luôn in dấu trong tâm hồn là hình ảnh một người nào đó mà ta rất yêu quý, kính trọng. Với riêng em, người mà em yêu quý nhất đó là người bà kính yêu giống như người mẹ luôn bảo ban, chăm sóc em. Có lẽ bà đã trở thành ngọn lửa sưởi ấm lòng em, là người nuôi dưỡng trong em những ước mơ hi vọng tươi đẹp.
Bà em năm nay đã ngoài 70 tuổi, mái tóc bà bạc phơ như bà tiên. Nước da bà rám nắng bởi thời gian tảo tần nuôi nấng các con, các cháu. Trông bà hiền lành, phúc hậu như bà tiên, luôn ánh lên sự trìu mến với mọi người. Bố mẹ đi làm ở xa, tuy vậy nhưng em lại được bù đắp bởi tình cảm ấm nóng từng chút của bà. Bà luôn quan tâm, bảo ban, ân cần săn sóc em. Bà thuộc hàng ngàn câu ca dao, tục ngữ, đó là nguồn suối trong lành, dịu ngọt hằng đêm bà vẫn dùng để vỗ vể ru hời cho em vào giấc ngủ sâu.
Tuy đã ở cái tuổi gần đất xa trời nhưng bà còn minh mẫn lắm, chỉ cần nghe tiếng bước chân từ xa bà đã nhận ra đó là con cháu mình trong nhà. Bà rất hòa đồng, tốt bụng chia sẻ ngọt bùi với làng trên xóm dưới, vì thế mà có lẽ không ai trong xóm em không quý bà. Tuy cao tuổi, là người đi về trong những nhịp sống xưa, lâu đời, truyền thống thế nhưng bà không bao giờ cổ hủ, độc đoán mà luôn rất hiện đại trong lối suy nghĩ về sự vận động thay đổi của cuộc sống để nhìn nhận vấn đề toàn diện. Chính vì thế, chưa bao giờ bà khiến ai phải phật lòng. Những khi vui hay buồn em đều tâm sự với bà, bà lại vỗ về, trao cho em tình yêu thương âu yếm và những lời dạy bảo ân cần khắc sâu vào trong tim. Bà là cả một nguồn tri thức dồi dào, quý giá để em học hỏi, trong bà hào quyện cả truyền thống và hiện đại, những nếp sống cổ xưa nhưng rất văn minh. Bà quả là tấm gương sáng để em học hỏi.
Tuổi thơ cùng bà in dấu trong tâm khảm em bởi biết bao kỉ niệm. Nào là những trưa hè oi nóng, nà thức quạt cho em giấc ngủ ngon lành, rồi những khi đông về bà nhóm lửa sưởi ấm đêm đông, luộc khoai, luộc sắn để em ăn đỡ đói lòng. Bà hay kể chuyện ngày xửa ngày xưa của tổ tiên ta ngày trước, nhắc em nhớ về cội nguồn gốc rễ của mình, nhắc cho em những bài học nhân sinh sâu sắc.
Nhớ bà, nhớ những lời ru ngọt ngào, du dương và cả những lời chỉ bảo ân cần của bà. Đó là người mà em yêu quý nhất, người đã thắp lên trong em ngọn lửa của niềm tin, hi vọng sáng ngời. Dẫu mai sau dù bà có đi xa thì trong trái tim em hình bóng người bà thân thương cũng sẽ không bao giờ phai nhạt.
Tạm biệt mùa thu ấm áp, trời đã chuyển sang mùa đông từ bao giờ em cũng không biết rõ chỉ cảm nhận được rằng gió mùa đông bắc thổi ngày một nhiều và cả xóm làng nơi em ở đều chìm vào trong sương mù vào những sáng sớm mùa đông. Mùa đông – mùa của cái lạnh mà người ta có thể nói là cắt da cắt thịt, thậm chí ở nhiều nơi còn có tuyết, nước lạnh giá như đóng băng, cây cối thì không còn vẻ tươi trẻ, xanh tốt như mùa xuân và mùa hè nữa, tất cả đều cằn cỗi nghèo nàn. Cuộc sống sinh hoạt của mọi người trong xóm em nói riêng và của những người ở những vùng lạnh nói chung cũng có sự thay đổi khi thời tiết chuyển từ mùa này sang mùa kia.
Mùa đông thì mặt trời mọc muộn hơn so với mùa hè, vì vậy việc cảm nhận rằng trời đã sáng hay chưa cũng có sự thay đổi, vào mùa hè khoảng năm giờ sáng là ta đã có thể nhìn rõ được cảnh vật, nhưng còn mùa đông thì năm giờ trời vẫn còn tối như ban đêm, và tối cũng vậy, trời sẽ nhanh tối hơn vào mùa đông.
Ta thường nghe có câu: “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng/ Ngày tháng mười chưa cười đã tối” là như vậy, tháng năm thuộc mùa hè và tháng mười thuộc mùa đông. Xóm em ở là một xóm nhỏ dưới chân núi, vào những sáng sớm mùa đông một làn sương mù bao phủ lấy cả xóm, mọi người thức dậy muộn hơn, chúng em cũng vậy, vào mùa đông nhà trường sẽ lùi thời gian học lại muộn hơn nên chúng em cũng không phải dậy sớm, trời lạnh thì ai muốn chui ra khỏi cái chăn ấm cơ chứ, mọi người phải mặc quần áo thật ấm, thường thì nhà em có bếp củi và mọi người cùng ngồi quay quần để sưởi ấm, ai có công việc gì hay chúng em đi học thì phải chuẩn bị đầy đủ tất, găng tay,mũ len, quần áo ấm rồi mới ra đường. Gió mùa đông bắc thổi đều đặn mang đến cảm giác tê tái da thịt, mùa đông cũng có nắng nhưng những tia nắng rất yếu ớt, và đặc biệt hay có mưa phùn.
Những cành cây trơ trọi lá, khẳng khiu, rau cỏ mùa này thường không mọc được vì lạnh quá. Mùa đông hay có những đợt rét đậm, rét hại và mọi người xem ti vi thấy rất nhiều gia súc chết vì không chịu nổi lạnh, mỗi nhà lại tìm những cách khác nhau để bảo vệ đàn gia súc nhà mình. Em hay xem dự báo thời tiết và hay thấy những nơi nhiệt độ xuống thấp quá nên có tuyết, mặc dù lạnh nhưng nhìn thật đẹp. Sau một ngày làm việc mọi người trở về nhà và quây quần bên mâm cơm thật ấm cúng.
Mùa đông thật lạnh nhưng thiếu nó thì sao còn có thể gọi là bốn mùa, có nóng thì phải có lạnh. Xuân qua thì hè tới, thu tàn rồi đến đông cứ như thế bốn mùa tuần hoàn nhau tạo nên sự đa dạng của thời tiết.
Mùa thu đến với tiết trời lành lạnh, với hương cúc ngào ngạt và với những tia nắng vàng dịu. Nắng vàng khoác cho khu phố Nguyễn Đình Thi nhà tôi một màu tươi mới, riêng biệt. Mỗi sớm mai, vẻ tươi mới, riêng biệt lại đẹp đến lạ kì.
Tờ mờ sáng, ông mặt trời chưa thức giấc, dường như ông còn lười biếng trốn sau dãy núi xa xa nên vạn vật cũng im lìm, lặng lẽ. Khu phố choàng một tấm áo bằng sương mỏng manh. Những giọt sương đêm long lanh đọng lại trên vòm cây, kẽ lá. Hàng liễu, bằng lăng, hoa sữa,… chưa tỉnh ngủ nên im ắng mặc cho sương vui đùa. Sương thu lạnh lắm! Có lẽ vì thế mà lòng đường còn thưa thớt người. Vài chiếc xe chạy chầm chậm dưới ánh đèn đường sáng chói. Các dãy nhà im lìm. Trong làn sương, các dãy nhà cùng một màu xám bạc, mờ mờ, trăng trắng. Một vài ngôi nhà le lói ánh đèn ngủ. Một vài ngôi nhà thì đã có tiếng lách cách nấu nướng. Chị gió ào qua mang theo cái lành lạnh buổi sớm. Gió đem cái lạnh từ hồ Tây vào đây mà. Hồ Tây cũng vắng vẻ. Những đợt sóng nhấp nhô đua nhau gợn. Trên mặt nước, mấy chú chim chẳng biết tỉnh từ bao giờ, cứ nghiêng cánh chao liệng. Các chú thức dậy sớm chắc bởi những thanh âm vang rộn của bác gà trống gáy.
Một hồi sau, ông mặt trời ló rạng sau làn mây trắng xóa. Những đám mây có vẻ ủ rũ, nặng trịch. Nhưng ông mặt trời vẫn vàng rực, hắt muôn tia nắng xuống trần gian. Nắng đem đến một vẻ tươi mới cho khu phố. Khu phố hiện ra với muôn sắc màu. Bên vệ đường, hàng cây mùa thay lá cũng có nhiều màu vẻ, lá xanh ngọc, lá vàng ươm, lá tía đỏ. Một vài cành khẳng khiu đã rụng hết lá. Con đường nhựa ngoằn ngoèo, nâu xám vẫn lặng lẽ ưỡn mình cho dòng người qua lại. Vài ngôi nhà lâu năm màu sơn đã sờn màu, loang lổ vệt trắng đục hay vàng úa. Vài ngôi nhà khác lại tươi mới. Các ô cửa xanh sẫm, nâu gạch, vàng cam đã mở. Mấy gánh phở, quán bún đã nghi ngút khói. Mùi thơm phưng phức của bún, phở Hà Nội bay đi khắp ngõ ngách. Cũng vì thế mà con người đông đúc, rộn rã hẳn lên. Người chạy bộ ven hồ, người vội vã đi làm, người vội vã đi học, người lại vội vã ra chợ. Mấy chú sơn ca biết dòng người vội nên líu lo hót như hòa vào dòng vội vã đó.
Bao năm qua, khu phố buổi sớm vẫn đẹp như vậy. Các cửa hàng, cửa hiệu ngày một nhiều càng điểm cho khu phố vô vàn những sắc màu. Tôi yêu khu phố này, yêu con đường ngoằn ngoèo, yêu hàng liễu thướt tha và yêu cả hồ Tây lộng gió.
Màn đêm vẫn buông úp chụp mọi vật trong cái lòng chảo đen khổng lồ. Em vừa đắm chìm cùng vạn vật vào trong giấc ngủ đêm dài và đêm hôm ấy em đã mơ thấy một ông tiên trong truyện cổ tích "Cây tre trăm đốt", ông đã gây một tình cảm yêu quý và kính trọng trong tâm trí em.
Theo giấc mơ, thì năm nay ông cũng khoảng tám mươi tuổi. Dáng đi nhanh nhẹn, nhưng lưng đã hơi còng. Khuôn mặt phúc hậu, ông hiện ra trước mắt em trong bộ quần áo trắng, cái đai thắt lưng thêu kim tuyến, tay chống gậy trúc nhẵn bóng. Nước da hồng hào khác hẳn người thường. Mái tóc trắng búi cao, gài trâm vàng còn lất phất vài sợi tóc bạc sau gáy. Bộ râu trắng mềm như mây càng làm cho ông có vẻ hiền từ hơn. Lông mày, lông mi dày, rậm bạc như cước. Đôi mắt sáng như sao để nhận ra mọi sự hiểm ác dưới dương gian, ông luôn tươi cười để lộ ra hàm răng đen nhánh. Những bước đi khoan thai nhẹ nhàng đang đến gần một anh chàng to, cao, vạm vỡ. Điều đó làm em chú ý. Em lại gần nấp sau một bụi cây gần đó và lắng nghe, ông tiên nói: "Tại sao con khóc?", anh thưa: "ông chủ con bắt con làm lụng vất vả trong 3 năm rồi hứa gả con gái cho con mà đến nay đã hết thời hạn ông chủ lại bắt đi tìm cây tre một trăm đốt thì mới được lấy vợ".
Ông tiên nghiêm nghị hơn và có thái độ phản lại sự trâng tráo, giả dối của tên nhà giàu, ông bảo với anh "Hãy đi chặt một trăm đốt tre và hô khắc nhập, khắc nhập", ông biến đi mất. Quả đúng theo lời ông tiên anh đã có một cây tre trăm đốt xanh mượt óng ả. Nhưng vì cây tre cao quá mà giờ đưa dâu lại sắp đến nên anh lại ngồi khóc. Thấy vậy ông tiên lại hiện ra và hỏi anh "Tại sao lại chưa về?". Anh thưa" Cây tre cao quá bây giờ con vác về thì cũng không kịp vì con chỉ còn ít phút nữa". Cháu cứ yên tâm, ông tiên nói "Ta sẽ giúp con", ông cầm cái phất, vẫy qua lại một vòng trên bầu trời bỗng hiện ra một cái cầu vồng trong trẻo và thỉnh thoảng lại ánh lên trên cầu những tia sáng như những hòn ngọc quý báu. Từ xa nhìn lên cây cầu, anh chàng chỉ bé như một con kiến li ti bò lên cây cầu rồi đột nhiên biến mất với cả cây cầu. Ngồi xuống và nghĩ: em lại thấy kính trọng ông hơn, ông đúng là một vị tiên tốt. Do sơ ý em đã để bị phát hiện, ông hỏi em từ đâu đến, em nói "cháu bị lạc vào đây ông ạ", ông đã đưa về nhà của ông. Bị ngạc nhiên đột ngột, em đứng ngây người ra vì chưa bao giờ em thấy cảnh ở đâu lại đẹp như thế. Tứ phía núi bao quanh. Ngôi nhà gỗ đơn sơ nổi trên mặt nước, trước nhà có một cái sân cũng nổi trên mặt nước.
Bao quanh ngôi nhà là hồ nước xanh biếc. Thác dội nhẹ nhàng xuống hồ. Muốn vào nhà phải đi qua cây cầu tre cong vút. Cây cối, hoa cỏ mọc xung quanh, toả mùi hương thơm mát. Vào nhà ông lấy trong tay áo ra quả cầu ngũ sắc màu nhiệm toả ra những ánh hào quang chói lọi. Cái phất của ông đã làm cho quả cầu hiện lên cảnh đám cưới của anh chàng to lớn. Thật vui vì anh ta đã cưới được vợ. Ông tiên bảo "Trời giao cho ta một trách nhiệm nặng nề và rất khó khăn. Ta là một ông tiên để cứu giúp mọi người, giúp đỡ muôn dân lầm than có cuộc sống ấm no. Ta khuyên con ăn ở phải có đạo, phúc đức thì sẽ gặp may mắn. Em nói: "Thế mai kia cháu muốn làm tiên như ông thì sao?". Ông tiên cười phúc hậu. Bỗng ò ...ó ...o - tiếng gà gáy ở đâu đó cất lên, em chợt tỉnh dậy và biết đây chỉ là giấc mơ. Nhưng câu nói ấy của ông vẫn vang bên tai em, như thôi thúc em.
Giấc mơ đã cho em bài học rất đáng quý về đạo lý làm người. Em mong các bạn và mọi người hãy ăn ở hiền lành, làm nhiều việc phúc đức để gặp nhiều may mắn về sau, cũng như câu tục ngữ" Thương người như thể thương thân".
Trường mình đẹp lắm! Đẹp nhất là những buổi sớm mai trước giờ vào học. Lúc ấy, ông mặt trời vừa nhô lên lơ lửng như một quả bóng vàng khổng lồ, tỏa những tia nắng dìu dịu xuống vạn vật. Đất trời bừng tỉnh dậy sau một đêm dài. Đó cũng là lúc tụi nhỏ chúng mình ríu rít đến trường để được ngắm những cảnh đẹp của một ngày nắng mới.
Sân trường lúc này mới nhộn nhịp, tấp nập làm sao! Nhìn từ xa như có một đàn bướm trắng rập rờn bay lượn trong nắng sớm. Màu áo, màu khăn quàng hòa lẫn trong sương sớm bàng bạc. Hai cánh cổng trường mở ra từ lúc nào. Người ra, người vào nhộn nhịp không khác gì một ngày hội. Giữa sân trường, những cây điệp, cây phượng cành lá còn đọng những hạt sương sớm long lanh như những viên ngọc giữa màu xanh lục của tán lá, như vui mừng chào đón những người bạn thân quen. Sân trường sôi động hẳn lên bởi tiếng cười, tiếng nói râm ran.
Những em học sinh lớp Một vai mang cặp, tay xách bình nước được ba mẹ đưa đến tận lớp học, gương mặt còn ngơ ngác. Những học sinh lớp trên thì bạo dạn hẳn bởi đã quen trường quen lớp nên chạy nhảy đùa nghịch như những chú bê con nô đùa trên đồi cỏ. Khắp sân trường, những trò chơi của tuổi nhỏ diễn ra sôi động, hấp dẫn. Chỗ này chơi bi, chỗ kia đá cầu, chỗ nọ đuổi bắt nhau… Chốc chốc tiếng reo hò lại rộ lên thán phục, cổ vũ cho đường bay của những trái cầu đẹp mắt hay một đường bi chính xác được bắn ra từ một “xạ thủ” nào đó. Nhóm các bạn gái cũng không kém phần sôi động. Trò chơi nhảy dây quen thuộc lúc nào cũng hấp dẫn mọi người. Sợi dây uốn lượn lên xuống nhịp nhàng với những bước nhảy đẹp mắt, trông các bạn như những “nghệ sĩ xiếc” chơi trò nhảy dây trên màn ảnh nhỏ. Trên cành điệp, cành phượng cao tít, những chú chìa vôi, chim sẻ, chích bông… cũng đua nhau cất tiếng hót líu lo như muốn cổ vũ, hòa mình với cuộc vui bên dưới. Mình cũng tham gia tích cực vào trò chơi kéo co. Bởi mình kéo rất khỏe và thường đem về chiến thắng cho đồng đội nên được các bạn đặt cho cái tên ngồ ngộ: “đầu máy xe lửa”. Ở trong các hành lang cua lớp học, rải rác một so nhóm đang chụm đầu vào nhau bàn bạc sôi nổi về những bài tập chưa giải được. Hòa trong khí thế sôi động ấy, những bản nhạc thiếu nhi phát ra từ cái loa phóng thanh đặt ở phòng thiết bị nghe sao mà náo nức, rộn rã. Quang cảnh sân trường của mình trước giờ vào học: tấp nập, nhộn nhịp chẳng khác nào một ngày hội “Phù Đổng” thi tài đua sức.
Dẫu mai đây, chúng mình phải chia tay với những ngày vui của tuổi thơ thì dư âm của của những buổi sáng đẹp trời trong cái sân trường trước buổi học mãi đọng lại trong tâm hồn với hương vị ngọt ngào, êm dịu nhất.
Trường mình đẹp lắm! Đẹp nhất là những buổi sớm mai trước giờ vào học. Lúc ấy, ông mặt trời vừa nhô lên lơ lửng như một quả bóng vàng khổng lồ, tỏa những tia nắng dìu dịu xuống vạn vật. Đất trời bừng tỉnh dậy sau một đêm dài. Đó cũng là lúc tụi nhỏ chúng mình ríu rít đến trường để được ngắm những cảnh đẹp của một ngày nắng mới.
Sân trường lúc này mới nhộn nhịp, tấp nập làm sao! Nhìn từ xa như có một đàn bướm trắng rập rờn bay lượn trong nắng sớm. Màu áo, màu khăn quàng hòa lẫn trong sương sớm bàng bạc. Hai cánh cổng trường mở ra từ lúc nào. Người ra, người vào nhộn nhịp không khác gì một ngày hội. Giữa sân trường, những cây điệp, cây phượng cành lá còn đọng những hạt sương sớm long lanh như những viên ngọc giữa màu xanh lục của tán lá, như vui mừng chào đón những người bạn thân quen. Sân trường sôi động hẳn lên bởi tiếng cười, tiếng nói râm ran.
Những em học sinh lớp Một vai mang cặp, tay xách bình nước được ba mẹ đưa đến tận lớp học, gương mặt còn ngơ ngác. Những học sinh lớp trên thì bạo dạn hẳn bởi đã quen trường quen lớp nên chạy nhảy đùa nghịch như những chú bê con nô đùa trên đồi cỏ. Khắp sân trường, những trò chơi của tuổi nhỏ diễn ra sôi động, hấp dẫn. Chỗ này chơi bi, chỗ kia đá cầu, chỗ nọ đuổi bắt nhau… Chốc chốc tiếng reo hò lại rộ lên thán phục, cổ vũ cho đường bay của những trái cầu đẹp mắt hay một đường bi chính xác được bắn ra từ một “xạ thủ” nào đó. Nhóm các bạn gái cũng không kém phần sôi động. Trò chơi nhảy dây quen thuộc lúc nào cũng hấp dẫn mọi người. Sợi dây uốn lượn lên xuống nhịp nhàng với những bước nhảy đẹp mắt, trông các bạn như những “nghệ sĩ xiếc” chơi trò nhảy dây trên màn ảnh nhỏ. Trên cành điệp, cành phượng cao tít, những chú chìa vôi, chim sẻ, chích bông… cũng đua nhau cất tiếng hót líu lo như muốn cổ vũ, hòa mình với cuộc vui bên dưới. Mình cũng tham gia tích cực vào trò chơi kéo co. Bởi mình kéo rất khỏe và thường đem về chiến thắng cho đồng đội nên được các bạn đặt cho cái tên ngồ ngộ: “đầu máy xe lửa”. Ở trong các hành lang cua lớp học, rải rác một so nhóm đang chụm đầu vào nhau bàn bạc sôi nổi về những bài tập chưa giải được. Hòa trong khí thế sôi động ấy, những bản nhạc thiếu nhi phát ra từ cái loa phóng thanh đặt ở phòng thiết bị nghe sao mà náo nức, rộn rã. Quang cảnh sân trường của mình trước giờ vào học: tấp nập, nhộn nhịp chẳng khác nào một ngày hội “Phù Đổng” thi tài đua sức.
Dẫu mai đây, chúng mình phải chia tay với những ngày vui của tuổi thơ thì dư âm của của những buổi sáng đẹp trời trong cái sân trường trước buổi học mãi đọng lại trong tâm hồn với hương vị ngọt ngào, êm dịu nhất.