K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 5 2017

Những lỗi lầm của Nguyễn Ánh là rất lớn và đáng lên án, nhưng vẫn có thể coi ông là một vĩ nhân lịch sử, một thực thể tất yếu của lịch sử Đại Việt. Trong danh mục những minh vương dựng nghiệp lớn, có cả tên ông.

Triều Nguyễn tồn tại gần 150 năm, kể từ khi Nguyễn Ánh lên ngôi hoàng đế với niên hiệu Gia Long - năm1802, tạo dựng một đế chế tập quyền trên toàn bộ lãnh thổ mà trước đó chưa hề có. Trải qua một thế kỷ rưỡi tồn tại, vinh hoa và tủi nhục, Triều đại Nguyễn là một thực thể cấu thành trong lịch sử Đại Việt.

Những cái do triều đình Nhà Nguyễn mang lại cũng rất có ý nghĩa, đó là chấm dứt cuộc nội chiến, tranh giành quyền lực, xương trắng máu đào liên miên mấy thế kỷ, kiến tạo bộ máy quản lý hành chính trung ương tập quyền thống nhất mà Quang Trung - Nguyễn Huệ đã dày công vun đắp gây dựng trước đó.

Dân tộc đã phải trải qua những năm tháng bi hùng với nhiều điều nuối tiếc, đáng bàn đáng nói ngay ở chính hôm nay. Song lịch sử là lịch sử, đó là một hiện thực khách quan. Gắn với triều Nguyễn là Nguyễn Ánh - Gia Long, người kế tục sự nghiệp các Chúa Nguyễn tiền bối - người lập nên vương triều nhà Nguyễn - vương triều cuối cùng của nền đế chế phong kiến trung ương tập quyền Việt Nam.


7 tháng 5 2017

có thể vt ngắn gọn đc k bạn ^_^

6 tháng 5 2017

Năm 1777, Nguyễn Huệ đem quân vào Gia Định đánh tan sào huyệt của quân Nguyễn, bắt giết được Nguyễn Phúc Dương và Nguyễn Phúc Thuần.
Năm 1785 Quân Xiêm kéo vào Rạch Gầm và Xoài Mút (phía tây Mỹ Tho) bị phục binh Tây Sơn ở các mặt cùng đổ ập ra tiến công bất ngờ,quyết liệt. 5 vạn quân thuỷ bộ cùng 300 chiến thuyền bị đánh tan tác, chỉ còn vài nghìn tên sống sót chạy trốn về nước theo đường núi.
Đại phá 20 vạn quân Thanh đầu năm 1789: Ngày 21 tháng 12 năm 1788, nhận được tin báo khẩn cấp của Ngô Văn Sở, ngay ngày hôm sau, tại Phú Xuân, Nguyễn Huệ làm lễ lên ngôi Hoàng Đế, lấy niên hiệu là Quang Trung, rồi lập tức thống lĩnh đại quân tiến ra bắc.
Đêm 30 Tết, quân chủ lực Tây Sơn vượt sông Đáy tiêu diệt đồn tiền tiêu của địch, mở đầu cuộc tiến công. Ngày 3 Tết vây đồn Hạ Hồi, uy hiếp buộc địch đầu hàng. Ngày 5 Tết, mở trận quyết chiến ở đồn Ngọc Hồi. Bằng trận Ngọc Hồi - Đầm Mực, quân Tây Sơn đã đập tan cứ điểm then chốt nhất của địch. Sau đó đồn Khương Thượng nhanh chóng bị tiêu diệt, tướng Sầm Nghi Đống tự tử, Tôn Sĩ Nghị bỏ chạy. Trưa ngày 5 Tết Kỷ Dậu, vua Quang Trung cùng tướng sĩ chiến bào nhuộm đen hói súng tiến vào Thăng Long.
Nguyễn Huệ còn là nhà chính trị sáng suốt. Từ mục tiêu trước mắt của phong trào nông dân là đánh đổ chế độ áp bức Trịnh - Nguyễn, Nguyễn Huệ đã vươn lên nhận thức được nhiệm vụ dân tộc là thống nhất đất nước và đánh đuổi ngoại xâm. Ông phê phán tội ác chia cắt đất nước : "Mỗi họ tự ý gây dựng bờ cõi riêng mình, kỷ cương, trời đất một phen đổ nát không dựng lên được ... " (Chiếu lên ngôi).

Năm 1786, Nguyễn Huệ đem quân ra bắc với khẩu hiệu "Phù Lê diệt Trịnh", cô lập triệt để quân Trịnh nên lấy được Bắc Hà một cách dễ dàng. Nguyễn Huệ nói với Nguyễn Hữu Chỉnh : "Ta đem mấy vạn quân ra đây, chỉ đánh một trận mà dẹp yên được cả thiên hạ ... Ví phỏng ta muốn xưng đế, xưng vương, gì mà chẳng được. Sở dĩ ta nhường nhịn không ở những ngôi ấy, là hậu đãi nhà Lê đó thôi !" (Hoàng Lê nhất thống chí). Nhưng Nguyễn Huệ cũng biết trong nhân dân và nho sĩ Bắc Hà còn nhiều người luyến tiếc nhà Lê nên ông bằng lòng lấy công chúa Ngọc Hân nhà Lê rồi lui về Thuận Hoá. Năm 1787, sau khi sai Vũ Văn Nhậm đem quân ra bắc giết Nguyễn Hữu Chỉnh, Nguyễn Huệ vẫn để cho Lê Duy Cẩn làm giám quốc bù nhìn. Nguyễn Huệ chỉ chính thức lên ngôi Hoàng Đế thay nhà Lê khi Lê Chiêu Thống lộ rõ bộ mặt phản quốc, rước quân Thanh vào giày xéo đất nước.

Thành công của Nguyễn Huệ về chính trị còn ở việc ông được nhân tài trong nước ủng hộ. Về võ tướng có Trần Quang Diệu, Vũ Văn Dũng, Đặng Tiến Đông, Ngô Văn Sở ... Ra Thăng Long, Nguyễn Huệ thu phục được Ngô Thì Nhậm, Phan Huy ích, Nguyễn Thế Lịch, Đoàn Nguyễn Tuấn, La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp ... là những kẻ sĩ đất bắc có thực tài, biết thời thế. ở Phú Xuân, Nguyễn Huệ được sự cộng tác hết lòng của Trần Văn Kỳ, một bậc danh sĩ nổi tiếng ở đất Đàng Trong, người có công lớn giúp Nguyễn Huệ tổ chức bộ máy cai trị và giới thiệu cho Nguyễn Huệ những nhân tài trong nước.

Về mặt đối ngoại, Nguyễn Huệ rất khôn khéo trong cách ứng xử với bọn phong kiến phương Bắc. Tuy đã :

Đánh cho nó chích luân bất phản,
Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn

Nhưng sau chiến thắng, Nguyễn Huệ vẫn chủ động cầu hoà, bề ngoài xin thần thuộc để dập tắt ý đồ phục thù của nhà Thanh và buộc chúng phải chính thức công nhận Quang Trung làm "quốc vương", từ bỏ dã tâm thu nạp bọn lưu vong phản quốc, lấy cớ xâm lược nước ta một lần nữa.

Năm 1789, khi cuộc Kháng Chiến vừa kết thúc, Quang Trung đã ban bố Chiếu khuyến nông nhằm phục hồi dân phiêu tán, khai khẩn ruộng đất bỏ hoang. Đồng thời ra lệnh bãi bỏ nhiều thứ thuế công thương nghiệp nặng nề trước đây, mở rộng việc buôn bán làm ăn cho thương nhân và thợ thủ công. Quan hệ buôn bán với nước ngoài được mở mang.

Quang Trung cũng ra sức xây dựng và phát triển nền văn hoá dân tộc, ban bố Chiếu lập học, khuyến khích các xã mở trường học. Tiếng nói dân tộc được coi trọng. Quang Trung muốn đưa chữ Nôm lên địa vị chữ viết chính thức của quốc gia. Lập Viện Sùng chính để dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm. Các văn kiện của Nhà nước dần dần viết bằng chữ Nôm.

7 tháng 5 2017

có thể viết ngắn gọn đc k bạn....

6 tháng 5 2017

Sau chiến thắng ngoại xâm, vua Quang Trung bắt tay vào việc xây dựng chính quyền mới, đóng đô ở Phú Xuân. Ông kịp thời đề ra những biện pháp thiết thực để khôi phục kinh tế và ổn định xã hội. Chiếu khuỵến nông được ban hành để giải quyết tình trạng ruộng đất bỏ hoang và nạn lưu vong. Chỉ trong vài ba năm, "mùa màng ưỏ' lại phong đăng, năm phần mười trong nước khôi phục được cảnh thái bình".
Quang Trung đã bãi bỏ hoặc giảm nhẹ nhiều loại thuế. Ông yêu cầu nhà Thanh "mở cửa ải, thông chợ búa, khiến cho hàng hoá không ngưng đọng, làm lợi cho sự tiêu dùng của dân". Nghề thủ công và buôn bán được phục hồi dần.
Về văn hoá, giáo dục, vua Quang Trung ban bố Chiếu lập học. Ông nói : "Xây dựng đất nước lấy việc dạy học làm đầu, tìm lẽ trị bình lấy việc tuyển nhân tài làm gốc". Các huyện, xã được nhà nước khuyến khích mở trường học.
Vua Quang Trung dùng chữ Nôm làm chữ viết chính thức của nhà nước. Nhiều sắc lệnh của Quang Trung được viết bằng chữ Nôm. Ông giao cho Nguyễn Thiếp lập Viện Sùng chính để dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm, dùng làm tài liệu học tập

6 tháng 5 2017

https://hoc24.vn/hoi-dap/question/264129.html

6 tháng 5 2017

https://hoc24.vn/hoi-dap/question/256381.html

6 tháng 5 2017

Bắt tay xây dựng chính quyền mới, đóng đô ở Phú Xuân.
- Ra "Chiếu khuyến nông" để giải quyết tình trạng ruộng đất bỏ hoang và nạn lưu vong, nhờ đó sản xuất nông nghiệp được phục hồi nhanh chóng.
- Bãi bỏ hoặc giảm nhẹ nhiều loại thuế, nhờ đó nghề thủ công và buôn bán được phục hồi dần.
- Ban bố "Chiếu lập học", các huyện, xã được nhà nước khuyến khích mở trường học ; dùng chữ Nôm làm chữ viết chính thức của nhà nước.

17 tháng 5 2017

- Ban bố "chiếu lập học

- Mở trường học ở các huyện xã

-Dùng chữ Nôm làm chữ viết chính thức

6 tháng 5 2017

Nguyên nhân thắng lợi:

- Nhờ ý chí đấu tranh và tinh thần yêu nước cao cả của nhân dân ta.

- Tài chỉ huy quân sự của Quang Trung với đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo, biết tận dụng thời cơ và tạo thế bất ngờ.

=> Ý chí đấu tranh mãnh liệt và tinh thần yêu nước cao cả của nhân dân ta là nguyên nhân quyết định cho thắng lợi. Vì ý chí quyết tâm đánh đuổi kẻ thù và sức mạnh đoàn kết toàn dân là không gì có thể lay chuyển được, nó có thể nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước.

C1:Trình bày diễn biến Trận Chi Lăng -Xương Giang c2:Trinh bày diễn biến trận rạch gầm -xoài mút C3:nếu hậu quả của chiến tranh nam bắc triều và đàng trong, đàng ngoài C4 :kinh tế đàng trong,đàng ngoài khác nhau như thế nào? C5:Em có nhận xét gì về tình hình kinh tế,văn hóa,giáo dục ở triều QUANG TRUNG C6:Trình bày sự phát triển phong phú và đa dạng của những ngoại hình nghệ thuật dân gian ở nước ta vào thế kỉ...
Đọc tiếp

C1:Trình bày diễn biến Trận Chi Lăng -Xương Giang

c2:Trinh bày diễn biến trận rạch gầm -xoài mút

C3:nếu hậu quả của chiến tranh nam bắc triều và đàng trong, đàng ngoài

C4 :kinh tế đàng trong,đàng ngoài khác nhau như thế nào?

C5:Em có nhận xét gì về tình hình kinh tế,văn hóa,giáo dục ở triều QUANG TRUNG

C6:Trình bày sự phát triển phong phú và đa dạng của những ngoại hình nghệ thuật dân gian ở nước ta vào thế kỉ 16 đến 18

C7:kể tên các cuộc nổi dậy tiêu biểu của nhân dân dưới triều nguyễn .Cho biết lí do vì sao họ nổi dậy

C8:So sánh tình hình kinh tế nước ta ở triều nguyễn với triều quang trung trước đó

C9:Tây sơn lật đổ chính quyền họ trịnh như thế nào

C10:Kể tên 1so thành tựu văn học,khoa học, nghệ thuật nước đại việt thời lê sơ 1428 đến 1527

5
6 tháng 5 2017

C1:Trình bày diễn biến Trận Chi Lăng -Xương Giang:

- Ngày 8/10/1427, đạo quân do Liễu Thăng chỉ huy hùng hổ tiến vào nước ta, bị quân ta phục kích và giết chết ở ải Chi Lăng.

- Sau khi Liễu Thăng chết, phó tổng binh Lương Minh lên thay, chấn chỉnh đội ngũ, tiến xuống Xương Giang, bị quân ta liên tiếp phục kích ở Cần Trạm, Phố Cát. Lương Minh bị giết tại trận.

- Còn lại mấy vạn tên địch đến được Xương Giang nhưng bị quân ta bao vây giữa cánh đồng, hàng vạn tên địch bị tiêu diệt và bị bắt sống.

- Biết tin Liễu Thăng chết, Mộc Thạnh hoảng sợ chạy về nước.

- Vương Minh biết tin 2 đạo quân Liễu Thăng và Mộc Thạnh bại trận nên vội vàng xin hoà và mở hội thề Đông Quan.

- Ngày 3/1/1428, đạo quân Vương Thông rút về nước, đất nước ta sạch bóng quân thù.

6 tháng 5 2017

C2: Trình bày diễn biến trận rạch gầm -xoài mút:

- Tháng 7/1784, quân Xiêm tiến vào nước ta với cánh quân thuỷ đổ bộ lên Rạch Giá, cánh quân bộ tiến vào Cần Thơ.

- Tháng 1/1785, Nguyễn Huệ tiến quân vào Gia Định, chọn khúc sông Tiền từ Rạch Gầm đến Xoài Mút làm trận địa quyết chiến.

- Ngày 19/1/1785, Nguyễn Huệ dụ địch lọt vào trận địa mai phục. Quân ta đồng loạt xông thẳng vào đội hình địch đang đi thuyền. Bị đánh bất ngờ, không kịp trở tay, quân Xiêm bị giết gần hết, vài nghìn tên địch còn lại rút về nước.

6 tháng 5 2017

Vai trò của nông dân trong phong trào Tây Sơn là:

+ Ủng hộ , tiếp sức mạnh, tinh thần yêu nước cho các anh hùng dân tộc

+ Nhân dân tham gia đánh giặc chứng tỏ lòng yêu nước, bảo vệ đất nước

mk kh biết đúng hay kh nữa.. theo ý nghĩ của mình thôi.. có j saii thì xl nhé

Theo dõi kết bạn và lm quen nhé .. mình là thanh viên mới