K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 5 2017

- Đồng bằng:

o Phân bố: Trải dài từ Tây sang Đông. Chiếm 2/3 diện tích châu lục.

o Núi Gìa: Tương đối = phẳng

o Tên địa hình tiêu biểu: Đông Âu, hạ lưu sông Đa-nuyp; Bắc Âu, Pháp.

- Núi Gìa:

o Phân bố: vùng trung tâm, phía Bắc châu lục.

o Hình dạng: đỉnh tròn, thấp, sườn thoải.

o Tên địa hình tiêu biểu: U-ran; Hec-xi-ni; Xcan-đi-na-vi

- Núi trẻ:

o Phân bố: Phía Nam châu lục

o Hình dạng: đỉnh nhọn, cao, sườn dốc.

o Tên địa hình tiêu biểu: An-pơ, Ban-căng,...

23 tháng 5 2017

- Thành phần quan lại cao cấp của nhà nước Lý - Trần là quý tộc, vương hầu. Còn ở nhà nước thời Lê Sơ là các nho sĩ trí thức đỗ đạt, có học vị thuộc các tầng lớp xã hội khác nhau. Không còn tầng lớp quý tộc thời Trần.

- Tôt chức bộ máy chính quyền từ triều đình đến cấp xã từ thời Lên Thánh Tông hoàn chỉnh hơn, chặt chẽ hơn. Tính tập quyền cao hơn. Nhà nước Lý - Trần được gọi là nhà nước quân chủ quý tộc, nhà nước Lê sơ là nhà nước quân chủ quan liêu chuyên chế.

12 tháng 7 2017

sơ đồ nào bạn

9 tháng 5 2017

Câu 1:

*Triều đình:

- Đứng đầu là vua nắm mọi quyền hành.

- Giúp vua có các quan đại thần.

- Ở triều đình có 6 bộ và các cơ quan chuyên môn.

- Hệ thống thanh tra giám sát hoạt động của quan lại được tăng từ trung ương đến tận đơn vị xã.

*Các đơn vị hành chính:

- Các đơn vị hành chính tổ chức chặt chẽ đặc biệt là cấp thừa tuyên và cấp xã.

- Chia nước làm 13 đạo, dưới đạo là phủ, châu, huyện, xã.

*Cách đào tạo tuyển chọn nhân tài:

- Mở rộng thi cử, chọn nhân tài công bằng.

- Nhà nước thời Lê Thánh Tông lấy phương thức học tập, thi cử làm nguyên tắc lựa chọn, bổ dụng quan lại.

Câu 2:

- Nhà nước thời Lý-Trần:

+ Nhà nước tổ chức theo chế độ quân chủ tập quyền (vua nắm mọi quyền hành) nhưng không sát bằng thời Lê Sơ.

+ Nhà nước quân chủ quý tộc.

- Nhà nước thời Lê Sơ:

+ Vua là người trực tiếp nắm mọi quyền hành, kể cả trong chỉ huy quân đội.

+ Nhà nước quân chủ quan liêu chuyên chế.

Câu 3:

*Giống nhau:

+ Pháp luật bảo vệ quyền lợi của vua và các quan đại thần.

+ Cấm giết mổ trâu bò.

*Khác nhau:

- Thời Lý-Trần:

+ Bảo vệ quyền lợi tư hữu.

+ Chưa bảo vệ quyền lợi của phụ nữ.

- Thời Lê Sơ:

+ Bảo vệ quyền lợi của quốc gia, khuyến khích phát triển kinh tế.

+ Giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

+ Bảo vệ một số quyền lợi của phụ nữ.

=> Pháp luật thời Lê Sơ đầy đủ, hoàn chỉnh hơn thể hiện ở bộ luật Hồng Đức.

Câu 4:

*Giống nhau:

-Nông nghiệp:

+ Thực hiện chính sách khai hoang để mở rộng trồng trọt.

+ Chăm lo đắp đê, phòng lụt, đào vét kênh mương, đưa nước vào đồng ruộng.

+ Cấm giết hại trâu, bò để bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp.

- Thủ công nghiệp: Phát triển nghề thủ công cổ truyền.

- Thương nghiệp: Mở chợ, mở cửa biển buôn bán với nước ngoài.

*Khác nhau:

Thời Lý-Trần:

- Nông nghiệp:

+ Thời Lý tổ chức cày ruộng tịch điền.

+ Thời Trần vua cho vương hầu, công chúa, phò mã lập điền trang.

- Thủ công nghiệp:

+ Thời Lý: Vua dạy cung nữ dệt gấm vóc.

* Thời Lê Sơ:

- Nông nghiệp:

+ Đặt một số chức quan chuyên lo về nông nghiệp.

+ Có 25 vạn lính về quê cày ruộng sau chiến tranh.

+ Thực hiện phép quân điền.

- Thủ công nghiệp:

+ Có các làng thủ công, phường thủ công.

+ Các xưởng do nhà nước quản lí gọi là cục bách tác.

- Thương nghiệp: khuyến khích lập chợ mới và họp chợ.

=> Thời Lê Sơ kinh tế phát triển mạnh mẽ hơn.

Câu 5:

*Giống nhau:

- Vua, vương hầu, quý tộc, quan lại, địa chủ.

- Nông dân, thương nhân, thợ thủ công, nô tì.

*Khác nhau:

- Thời Lý-Trần tầng lớp vương hầu, quý tộc rất đông đảo, nắm mọi quyền lực, tầng lớp nông nô, nô tì chiếm số đông.

- Thời Lê Sơ số lượng nô tì giảm dần và được giải phóng cuối thời Lê. Tầng lớp địa chủ rất phát triển do pháp luật nhà Lê hạn chế nghiêm ngặt việc bán mình làm nô tì hoặc bức dân tự do làm nô tì.

Câu 6:

- Giáo dục thời Lê Sơ phát triển mạnh mẽ do sự quan tâm của nhà nước và nhà nước đã có những chủ trương, biện pháp tích cực để phát triển giáo dục như tổ chức thi cử 3 năm 1 lần.

- Thời Lý-Trần muốn được bổ nhiệm làm quan thì trước hết phải xuất thân từ đẳng cấp quý tộc.

- Thời Lê Sơ đa số dân đều có thể đi học và cho phép người nào có học đều được dự thi và thi đỗ được bổ nhiệm làm quan và được vinh quy bái tổ.

-Thời Lý-Trần đạo phật rất được trọng dụng.

- Thời Lê Sơ nho giáo chiếm địa vị độc tôn chi phối trên lĩnh vực văn hóa, tư tưởng.

- Tình hình giáo dục, văn hóa, khoa học thời Lê Sơ cũng đạt được những thành tựu mới.

11 tháng 5 2018

Câu 1:

Ngay sau khi lên ngôi vua, Lê Thái Tổ cho dựng lại Quốc tử giám ở kinh thành Thăng Long, mở trường học ở các lộ, mở khoa thi và cho phép người nào có học đều được dự thi.
Ở các đạo, phủ có trường công. Nhà nước tuyển chọn người giỏi, có đạo đức để làm thầy giáo. Nội dung học tập thi cử là các sách của đạo Nho. Thời Lê sơ, Nho giáo chiếm địa vị độc tôn ; Phật giáo, Đạo giáo bị hạn chế.

Thời Lê sơ (1428 - 1527) tổ chức được 26 khoa thi tiến sĩ, lấy đỗ 989 tiến sĩ, 20 trạng nguyên. Riêng thời vua Lê Thánh Tông (1460 - 1497) tổ chức được 12 khoa thi tiến sĩ, lấy đỗ 501 tiến sĩ, 9 trạng nguyên.

Câu 2: a)
Năm 1777 Chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong bị sụp đổ
Năm 1785 Chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút
Năm 1786

Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Trịnh

Năm 1789 Quang Trung đại phá quân Thanh

b) *Nguyên nhân:

- Nhờ ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột và tinh thần yêu nước của nhân dân ta

- Do sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Quang Trung và bộ chỉ huy

- Tinh thần chiến đấu quả cảm, anh dũng của quân sĩ

Câu 3: Lê Chiêu Thống thế cùng lực kiệt, sai người sang cầu cứu nhà Thanh. Vua Thanh là Càn Long muốn nhân cơ hội này thực hiện âm mưu xâm lược nước ta để mở rộng lãnh thổ xuống phía nam.Cuối năm 1788, nhà Thanh cử Tôn Sĩ Nghị đem 29 vạn quân chia làm bốn đạo tiến vào nước ta. Trước thế giặc ào ạt, quân ta rút khỏi Thăng Long. Ngô Văn sở và Ngô Thì Nhậm sai người về Phú Xuân báo cho Nguyễn Huệ biết và gấp rút lập phòng tuyến Tam Điệp – Biện Sơn. Phòng tuyến có quân bộ đóng ở Tam Điệp (Ninh Bình), quân thuỷ đóng ở Biện Sơn (cửa Bạng, Thanh Hoá). Thuỷ – bộ liên kết vững chắc tại Thăng Long, Tôn Sĩ Nghị cho quân lính cướp bóc, đốt nhà, giết người rất tàn bạo

- Vua Quang Trung tiêu diệt quân Thanh vào Tết Kỉ Dậu

Vì lúc này quân Thanh ăn Tết và nghĩ rằng quân ta cũng ăn Tết nên không canh phòng cẩn thận, chủ quan. Quang Trung quyết định tấn công quân Thanh để nhanh chóng giành thắng lợi và tránh tổn thất ít nhất có thể.


28 tháng 6 2017
0phiếu Nhận xét về chính sách cai trị của nhà Minh: Chính sách nhà Minh đưa vào nước ta có những ý nghĩa sau:

-Xóa bỏ quốc hiệu của chúng ta; sáp nhập nước ta vào Trung Quốc;cưỡng bức dân ta phải bỏ phong tục tập quán của mình; tiêu hủy phần lớn sách quý của nước ta và mang về Trung Quốc nhiều sách có giá trị: Nhà Minh muốn chúng ta phải quên hết thứ tiếng mà tổ tiên ta để lại,tiêu hủy nhũng bằng chứng chứng minh ta là con cháu của người Đại Việt xưa khiến cho chúng ta trở nên ngu ngốc hơn để dễ dàng cai trị.

-Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế nặng nề, bắt phự nữ, trẻ em đưa về Trung Quốc bán làm nô tì,...:muốn khiến cho dân ta trở nên nghèo nàn để các địa chủ có thể điều khiển nông phu ta khi xưa một cách dễ dàng; chúng bắt phụ nữ và trẻ con để khiến nhân dân Đại Việt ta bị tuyệt chủng.

Nếu có gì không đúng mong xin được chỉ dạy.
11 tháng 5 2017

Đời sống các tầng lớp nhân dân ngày càng cực khổ vì địa chủ hào lí chiếm đoạt ruộng đất, quan lại tham nhũng, tô thuế phu dịch nặng nề.Nạn dịch bệnh, nạn đói hoành hành khắp nơi

28 tháng 6 2017

Từ năm 1418 đến năm 1423, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn, xây dựng và bảo vệ căn cư địa vùng rừng núi Thanh Hóa.
Từ năm 1424 đến 1425, tiến quân vào Nghệ An, mở rộng vùng giải phóng Tân Bình - Thuận Hóa
Từ 1426 đến 1427, tổng tấn công ra Bắc, giải phóng hoàn toàn đất nước.
Tháng 9-1426, khoảng gần 10.000 nghĩa quân từ Thanh Hóa đã tiến ra Bắc theo 3 đạo :
- Đạo phía tây, do Phạm Văn Xảo và Lý Triện chỉ huy, tiến đánh miền Tây Bắc, chặn viện binh từ Vân Nam sang.
- Đạo phía đông, do Bùi Bị, Lưu Nhân Chú chỉ huy, tiến ra miền đồng bằng Bắc Bộ và vùng Đông Bắc, chặn viện binh từ Quảng Tây sang.
- Đạo chính giữa, do Đinh Lễ và Nguyễn Xí chỉ huy, tiến thẳng ra phía nam thành Đông Quan, uy hiếp vây hãm thành.
Tháng 10 - 1426, địch đã cho rút đại bộ phận quân sĩ từ thành Nghệ An về tăng cường cho Đông Quan. Tiếp đó, tháng 11 , 5 vạn viện binh từ Trung Quốc, do Vương Thông làm Tổng chỉ huy, cùng kẻo đến Đông Quan, đưa tổng số quân địch lên hơn 10 vạn.
Tháng 10 - 1427, Liễu Thăng (viên tướng đã chỉ huy thủy binh triệt Hồ Quý Ly) đem 10 vạn viện binh theo đường Lạng Sơn tiến vào Đại Việt.Cùng lúc, đạo quân Mộc Thạnh tiến theo đường Vân Nam. Khi qua ải Chi Lăng (Lạng Sơn) Liễu Thăng đã bị nghĩa quân do Lưu Nhân Chú, Trần Lựu chỉ huy dùng mưu trá hàng nhử địch sa vào trận địa phục kích, giết chết bên sườn núi Mã Yên. Hàng vạn quân địch bị tiêu diệt. Tiếp theo, ta còn tấn công trên tiếp ở các trận Cần Trạm, Phố Cát. Binh bộ thượng thư Lý Khánh phải tự tử.
Sau khi đại bại, quân Minh tháo chạy về co cụm tại Xương Giang (Bắc Giang). Thôi Tụ phải đắp thành lũy giữa đồng để phòng ngự. Lê Lợi và Trần Nguyên Hãn điều binh xiết chặt vòng vây, tổng tấn công Xương Giang, diệt 5 vạn, bắt sống 3 vạn địch, trong số đó có các tướng Thôi Tụ, Hoàng Phúc. Được tin Liễu Thăng chết, đạo viện binh của Mộc Thạnh cũng hết hoảng rút lui. Chiến thắng Chi Lăng- Xương Giang đã chôn vùi những hy vọng cuối cùng của quân Minh.
Không có viện binh, quân Minh càng khốn đốn ở Đông Quan, tinh thần nao núng, suy sụp nhanh chóng.
Cuối năm 1427, Vương Thông buộc phải xin hòa, thỏa thuận rút quân không chờ viện binh, cam kết trong Bài văn hội thề đọc tại một địa điểm phía nam thành Đông Quan. Lê Lợi hứa cung cấp lương thực, thuyền bè, sửa chữa cầu đường, tạo điều kiện cho quân Minh nhanh chóng rút về nước.
Chiến tranh kết thúc, Bình Ngô đại cáo do Nguyễn Trãi nhân danh Lê lợi soạn thảo được công bố.
Ngày 29 tháng 4 năm 1428 (năm Mậu Thân), Lê Lợi chính thức lên ngôi Hoàng đế (tức Lê Thái Tổ), lập ra triều Lê (Hậu Lê), đặt Quốc hiệu là Đại Việt.

24 tháng 5 2020

Tóm tắt mà

Chữ nhiều thế này hoa cả 👀