K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 8 2021

Tham khảo:

Bài 2:

“Nam Cao, nhà văn không biết khóc cho khốn khó đời mình lại rất dễ khóc cho đời người. Khó biết nhân vật hay tác giả khóc, bởi mỗi chữ ứa lệ khi lão Hạc khóc. Khi “rân rấn”, khi “ầng ậng nước”, khi khóc thầm, khi vỡ òa. Nước mắt ẩn cả trong nụ cười, “cười đưa đà”, “cười nhạt”, “cười và ho sòng sọc”, “cười như mếu”. Thật xúc động khi đọc đoạn lão khóc con đi phu. Tôi chỉ còn biết khóc, chứ còn biết làm sao được nữa? Thẻ của nó, người ta giữ. Hình của nó, người ta đã chụp rồi. Nó lại đã lấy tiền của người ta. Nó là người của người ta rồi, chứ đâu có còn là con tôi?...
Với đứa con trai duy nhất, Nam Cao nhìn ra ở người cha xác xơ, còm cõi này một tình phụ tử nguyên sơ và vĩnh cửu. Không phải lão không biết quý sinh mạng của mình. Tuy nhiên có một thứ lão còn quý hơn: ấy là đạo làm người, làm cha! Hoàn cảnh cùng cực ấy đã đẩy lão đến một sự lựa chọn nghiệt ngã: Muốn sống thì phải lỗi đạo làm cha (phải xâm phạm vào mảnh vườn – tài sản duy nhất đáng giá mà lão đêm ngày giữ gìn để bù trì tạo lập cho giọt máu duy nhất mình để lại chơ vơ trên cõi đời này), còn để trọn đạo làm cha thì phải chết. Và lão đã quyên sinh. Cái chết của lão Hạc khiến ta đâu đớn nhận ra tình phụ tử mộc mạc ấy mới thăm thẳm và mới thiêng liêng làm sao!”.

Bài 3:

Lão Hạc chọn cái chết như con chó. Cảnh lão Hạc chết có những nét tương đồng với với cảnh thằng Mục và thàng Xiên bắt cậu Vàng. Đó là lời tạ lỗi chân thành và sâu sắc nhất với câu Vàng. Qua cái chết đó nam cao muốn thể hiện niềm tin vào người nông dân: dù có chết họ vẫn luôn giữ bản chất lương thiện lòng thương con và sự tự trọng của mình. đồng thời nó cũng thể hiện tấm lòng nhân đạo của tác giả được thể hiện trong tác phẩm.

Câu 4:

- Nó là một tài sản "Lão lẩm nhẩm quy ra tiền", một "vật nuôi định bụng lúc cưới thằng con sẽ thịt", nó còn là kỉ vật của đứa con trai, một mối dây liên lạc lạ lùng giữa lão và đứa con trai vắng mặt.

- Lão coi nó như một đứa con,  một thành viên trong gia đình lão Hạc

11 tháng 8 2021

Em tham khảo:

2.

Lão đã khóc 2 lần

( 1 ) Lão khóc vì khi kể lại câu chuyện thằng con trai lão đi phu với ông giáo

( 2 ) Lão khóc vì đã bán đi con chó mà bao lâu nay đã sống chung với mình

Cho thấy lão là người yêu thương con và có lòng nhân hậu

3. 

Lão chết do ăn bả chó của Binh Tư

Lão hoàn toàn có thể lựa chọn một cái chết êm dịu, nhẹ nhàng và ít đau đớn hơn. Bởi lẽ lão sống cả đời chân thực, chưa biết lừa dối một ai. Vậy mà cậu Vàng – người bạn tâm tình, trung thành với lão mà lão lỡ lừa dối nó. Lão đã lừa để cậu Vàng phải chết thì giờ đây lão cũng phải chết theo kiểu một con chó bị lừa. Đó như một sự tự trừng phạt của lão dành cho mình. Người đọc không khỏi xót xa, thương cảm cho một tấm lòng nhân hậu,  trung thực đáng quý ở con người nghèo khổ nhưng thanh cao ấy. Có thể nói, cách kết thúc truyện mang màu sắc bi kịch của Nam Cao đã gây ra sự bất ngờ không chỉ với thế giới nhân vật trong truyện mà còn gây ấn tượng mạnh cho người đọc. Chi tiết cái chết của lão Hạc đã góp phần tạo nên đặc sắc nghệ thuật cho truyện. Đó là cái chết khiến người đọc thêm xót xa trước thân phận của con người, kính trọng những nhân cách cao đẹp như lão Hạc.

4.

Cậu Vàng giúp cho nhân vật bộc lộ cảm xúc, lòng nhân hậu.

Với lão Hạc, nó giúp lão có thêm niềm vui, như có con trai ở bên

11 tháng 8 2021

Câu 1: Nội dung: cảm xúc lạ lẫm, hồi hộp về ngày đầu nhận lớp của bạn học sinh mới.

Câu 2:

- Từ tượng thanh: Tùng... tùng... tùng...

- Câu ghép: Bước vào lớp, tôi nhận ra đã có khá nhiều bạn đến sớm hơn, tôi nhanh chóng tìm được chỗ ngồi của mình ở bàn đầu tiên.

11 tháng 8 2021

1. NDC: Đoạn văn nói về cảm xúc lần đầu gặp bạn của tác giả

2. Từ tượng thanh: Tùng tùng

Câu ghép: ''Bước vào lớp....bàn đầu tiên''

4 tháng 10 2022

Trong truyện Lão Hạc đã chết bất ngờ trong sự nghèo đói, túng quẫn, cái chết đó hậu quả của một xã hội phong kiến mục nát. Cái chết dữ dội, đau đớn, sống trên đời có nhiều cái chết nhẹ nhàng nhưng Lão Hạc lại chọn cái chết thật đau đớn như một lời tạ lỗi với cậu Vàng- kỉ vật người con trai.

Lão ăn bả chó cũng là để không bị cuộc sống dồn đẩy, bị tha hóa biến chất như Binh Tư, hay Chí Phèo… Cái chết của lão cũng chính là sự tự trọng của lão với con lão.

11 tháng 8 2021

Tham khảo:

“Nam Cao, nhà văn không biết khóc cho khốn khó đời mình lại rất dễ khóc cho đời người. Khó biết nhân vật hay tác giả khóc, bởi mỗi chữ ứa lệ khi lão Hạc khóc. Khi “rân rấn”, khi “ầng ậng nước”, khi khóc thầm, khi vỡ òa. Nước mắt ẩn cả trong nụ cười, “cười đưa đà”, “cười nhạt”, “cười và ho sòng sọc”, “cười như mếu”. Thật xúc động khi đọc đoạn lão khóc con đi phu. Tôi chỉ còn biết khóc, chứ còn biết làm sao được nữa? Thẻ của nó, người ta giữ. Hình của nó, người ta đã chụp rồi. Nó lại đã lấy tiền của người ta. Nó là người của người ta rồi, chứ đâu có còn là con tôi?...
Với đứa con trai duy nhất, Nam Cao nhìn ra ở người cha xác xơ, còm cõi này một tình phụ tử nguyên sơ và vĩnh cửu. Không phải lão không biết quý sinh mạng của mình. Tuy nhiên có một thứ lão còn quý hơn: ấy là đạo làm người, làm cha! Hoàn cảnh cùng cực ấy đã đẩy lão đến một sự lựa chọn nghiệt ngã: Muốn sống thì phải lỗi đạo làm cha (phải xâm phạm vào mảnh vườn – tài sản duy nhất đáng giá mà lão đêm ngày giữ gìn để bù trì tạo lập cho giọt máu duy nhất mình để lại chơ vơ trên cõi đời này), còn để trọn đạo làm cha thì phải chết. Và lão đã quyên sinh. Cái chết của lão Hạc khiến ta đâu đớn nhận ra tình phụ tử mộc mạc ấy mới thăm thẳm và mới thiêng liêng làm sao!”.

“Quê hương là gì hả mẹMà cô giáo dạy hãy yêu?Quê hương là gì hả mẹAi đi xa cũng nhớ nhiều?Quê hương là chùm khế ngọtCho con trèo hái mỗi ngàyQuê hương là đường đi họcCon về rợp bướm vàng bay…”                                                             (“Quê hương” - Đỗ Trung Quân)Câu 1.(0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên?Câu 2. (0,5 điểm): Nội dung chính của đoạn thơ trên là gì?Câu 3....
Đọc tiếp

“Quê hương là gì hả mẹ
Mà cô giáo dạy hãy yêu?
Quê hương là gì hả mẹ
Ai đi xa cũng nhớ nhiều?
Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay…”
                                                             (“Quê hương” - Đỗ Trung Quân)
Câu 1.(0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên?
Câu 2. (0,5 điểm): Nội dung chính của đoạn thơ trên là gì?
Câu 3. (1,0 điểm): Phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ đặt sắc trong khổ thơ sau:
“Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay…”
Câu 4. (1,0 điểm): Em tâm đắc nhất với thông điệp nào của tác giả từ đoạn trích trên? Vì sao?

1
23 tháng 8 2021

giúp tôi

 

Bài 2. Cho đoạn văn sau:   “Hằng năm, cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây  bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm… của buổi tựu trường.   Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng”.(Tôi đi học – Thanh Tịnh)a. Đoạn văn có chép thiếu 1 từ ở dấu 3 chấm, em hãy bổ sung từ...
Đọc tiếp

Bài 2. Cho đoạn văn sau:

   “Hằng năm, cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây  bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm… của buổi tựu trường.

   Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng”.

(Tôi đi học – Thanh Tịnh)

a. Đoạn văn có chép thiếu 1 từ ở dấu 3 chấm, em hãy bổ sung từ còn thiếu và giải thích ý nghĩa của từ đó.

b. Chỉ ra trường từ vựng thiên nhiên trong đoạn văn trên.

c. Nêu biện pháp tu từ được sử dụng trong câu 2 và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đó.

d. Em hãy viết 1 đoạn văn quy nạp từ 5 – 7 câu ghi lại ấn tượng của em trong buổi đến trường khai giảng lần đầu tiên.

0