K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

Cụm từ “các bạn” trong đoạn văn này và đoạn kế tiếp cho thấy người kể chuyện đang hướng đến người đọc.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

Việc biết “đọc một cách có ý thức năm lên mười bốn tuổi” là một dấu chấm mốc quan trọng trên bước đường học tập, trưởng thành của Pê-xcốp vì đó là một điều khiến nhân vật rất tự hào. Ngoài ra, xét về hoàn cảnh của cậu thì việc biết đọc có ý thức là một thành quả đáng tự hào khi cậu đã vượt lên chính mình.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

- Các câu hỏi của Đức Giám mục trong cuộc trò chuyện ở đoạn này có được Pê-xcốp đáp lại.

- Căn cứ: Thông qua lời thoại của giám mục Cri-xan-phơ “...con cũng biết đôi chút chăng, có nghe nói đến không? Có biết thánh thi không? Thế thì tốt! Cả những bài cầu nguyện nữa à? Đấy, thấy chưa! Lại còn sự tích các thánh nữa à? Bằng thơ à? Chú bé của ta biết nhiều đấy” hay “những vần thơ tuyệt diệu phải không, chú bé?” . Thêm vào đó, qua chi tiết tác giả diễn tả “giám mục nói khi tôi dừng lại vì quên một câu thơ nào đó” …

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

Nếu ở vào tình huống được cảm thông, khích lệ như vậy, em cũng sẽ có cảm xúc giống nhân vật Pê-xcốp, đó là cảm giác ấm áp, vui vẻ khi gặp được người đồng cảm, hiểu và tôn trọng mình.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

- Trong những năm học Tiểu học, em đã làm cán bộ lớp. Điều đó yêu cầu em vừa phải cố gắng học tốt và sắp xếp thời gian để tham gia các hoạt động trường, lớp. Điểm số của em luôn đạt loại giỏi và cũng được thầy cô, bạn bè yêu quý.

- Hồi học lớp 2, có giai đoạn em viết chữ rất xấu và ẩu. Bố em dạy dỗ không được, có lần vì tức quá, bố em đã bắt chép phạt bài văn đến khi nào viết sạch đẹp mới được đi ngủ. Hôm đó em đã phải thức rất khuya, tay mỏi nhừ vì chép phạt. Nhưng nhờ đó mà em đã hình thành ý thức viết chữ sạch đẹp đến ngày hôm nay. Em rất biết ơn bố vì đã nghiêm khắc dạy bảo em từ những điều nhỏ nhất.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

Một số lưu ý về cách đọc văn bản thuộc thể loại truyện kí:

- Cần phải chú ý đến thời gian và địa điểm diễn ra các sự kiện.

- Sử dụng ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu nhưng cũng có thể sử dụng ngôn ngữ phức tạp, mang tính nghệ thuật cao.

- Tìm hiểu về nhân vật chính và các nhân vật phụ, cảm nhận sự tương tác giữa các nhân vật để hiểu rõ hơn về câu chuyện.

- …

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

Nhân vật Phan Bội Châu và ngôi nhà tranh của cụ ở Bến Ngự đều có thể xem là “chứng tích của thời đại”, vì:

- Cụ là nhân vật có thật, cuộc đời của cụ là biên niên sử đáng tin cậy.

- Nhân vật Phan Bội Châu là chứng tích quan trọng gợi nhắc đời sống nhân cách của một nhân vật lịch sử, một giai đoạn lịch sử của đất nước.

- Phan Bội Châu được miêu tả qua cái nhìn của các nhân chứng Tuấn và Quỳnh – hai thanh niên đương thời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

- Ngôi kể: ngôi thứ ba hạn tri.

- Điểm nhìn của nhân vật Tuấn.

- Ưu thế của ngôi kể và điểm nhìn ấy:

+ Người kể chuyện ngôi thứ ba hạn tri có khả năng bao quát hiện thực đời sống cao hơn so với người kể chuyện ngôi thứ nhất. Ngôi kể này có thể tạo ra cái nhìn khách quan, xác thực khi viết truyện kí, nhất là truyện kí lịch sử theo ý đồ nghệ thuật của Nguyễn Vỹ.

+ Điểm nhìn của nhân vật Tuấn là điểm nhìn của nhân chứng và có ưu thế nói thay tiếng nói của học sinh, sinh viên đương thời về cụ Phan Bội Châu và ảnh hưởng của cụ đối với lớp trẻ Việt Nam lúc bấy giờ.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

- Tác dụng của thành phần xác định: Bảo đảm tính xác thực theo nguyên tắc phi hư cấu để khi cần, người đọc có thể dễ dàng kiểm chứng...

- Tác dụng của thành phần không xác định khi được sử dụng kết hợp ở mức độ cho phép: Bù lấp những khoảng trống bảo đảm sự hoàn chỉnh của cấu trúc tác phẩm trong chỉnh thể của nó, làm cho văn bản tác phẩm có tính nghệ thuật, thẩm mĩ ...

=> Tác dụng của sự kết hợp của phi hư cấu và hư cấu trong văn bản: Tác giả “gọi thẳng tên và miêu tả càng chính xác càng tốt những con người và sự kiện có thực”, bảo đảm tính xác thực về sự việc, nhân vật, câu chuyện được kể; ghi chép, lưu giữ sự kiện, nhân vật lịch sử liên quan đến một quãng đời của nhà ái quốc Phan Bội Châu. Yếu tố hư cấu được sử dụng đan xen, giúp cho nhân vật, bởi cảnh thêm sống động, gia tăng cảm giác, ấn tượng vẽ tính xác thực.

Tìm hiểu về cuộc đời, con người của cụ Phan Bội Châu, lưu ý các sự kiện, tư liệu có liên quan trực tiếp đến đoạn trích Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự. Từ đó, liệt kê một số sự việc, chi tiết phi hư cấu (thành phần xác định) và hư cấu (thành phần không xác định). Có thể dùng mẫu bảng dưới đây (làm vào vở): Sự việc, chi tiếtThành phần xác định (không được hư...
Đọc tiếp

Tìm hiểu về cuộc đời, con người của cụ Phan Bội Châu, lưu ý các sự kiện, tư liệu có liên quan trực tiếp đến đoạn trích Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự. Từ đó, liệt kê một số sự việc, chi tiết phi hư cấu (thành phần xác định) và hư cấu (thành phần không xác định). Có thể dùng mẫu bảng dưới đây (làm vào vở):

 

Sự việc, chi tiết

Thành phần xác định (không được hư cấu)

Thành phần không xác định (có thể hư cấu)

Ví dụ: Cụ Phan Bội Châu và việc cụ bị thực dân Pháp giam lỏng ở Huế

 

X

 

Ví dụ: Cảm nhận của nhân vật Tuấn khi gặp cụ Phan Bội Châu: “Trông cụ không khác nào một vị tiên lão da mặt hồng hào, đang bước thung dung ở dưới bóng cây”.

 

 

X

 

 

1
HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

Sự việc, chi tiết

Thành phần xác định (không được hư cấu)

Thành phần không xác định (có thể hư cấu)

Họ tên nhân vật Phan Bội Châu.

x

 

Việc cụ Phan bị thực dân Pháp giam lỏng ở Huế.

x

 

Việc nhân dân ba kì góp tiền dựng nhà

x

 

Chuyện mật thám theo dõi cụ Phan và những ai đến thăm cụ.

x

 

Thời gian: năm 1927

x

 

“Vậy chớ tụi mẩy ở Huế thường ngày không đến thăm cụ sao?”

 

x

“Thôi không cần, hai đứa mình đi đến thăm cụ, chớ có làm gì mà sợ”.

 

x

“Tuấn được hoàn toàn thỏa mãn”.

 

x

Những câu nói cụ thể của nhân vật

 

x