K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 12 2016

- Thức ăn đã được nghiền nhỏ và nhào trộn kỹ, thấm đều dịch vị ở dạ dày sẽ được
chuyển xuống ruột non một cách từ từ, theo từng đợt nhờ sự co bóp của cơ thành dạ dày phối hợp với sự đóng mở của cơ vòng môn vị.
- Cơ vòng môn vị luôn đóng, chỉ mở cho thức ăn từ dạ dày chuyển xuống ruột khi thức ăn đã được nghiền và nhào trộn kỹ
-Axit có trong thức ăn vừa chuyển xuống tác động vào niêm mạc tá tràng gây nên phản xạ đóng môn vị, đồng thời cũng gây phản xạ tiết dịch tụy và dịch mật
-Dịch tụy và dịch mật có tính kiềm sẽ trung hòa axit của thức ăn từ dạ dày xuống làm ngừng phản xạ đóng môn vị, môn vị lại mở và thức ăn từ dạ dày lại xuống tá tràng.
-Cứ như vậy thức ăn từ dạ dày chuyển xuống ruột từng đợt với một lượng nhỏ, tạo thuận lợi cho thức ăn có đủ thời gian tiêu hóa hết ở ruột non và hấp thụ được hết các chất dinh dưỡng.

23 tháng 12 2016

cảm ơn

 

23 tháng 12 2016

Câu 1: Hãy chứng minh tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể?

Trả lời: Tất cả các hoạt động sống của cơ thể đều xảy ra ở tế bào như:

- Màng sinh chất: giúp tế bào thực hiện sự trao đổi chất với môi trường.

- Tế bào chất: là nơi xảy ra các hoạt động sống như:

+ Ty thể: là nơi tạo ra năng lượng cho hoạt động sống của tế bào và cơ thể.

+ Ribôxôm: là nơi tổng hợp Prôtêin.

+ Bộ máy Gôngi: thực hiện chức năng bài tiết.

+ Trung thể: Tham gia vào quá trình phân chia và sinh sản của tế bào.

+ Lưới nội chất: đảm bảo sự liên hệ giữa các bào quan.

- Nhân: Điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào. Trong nhân có chức nhiễn sắc thể có vai trò quyết định trong di truyền. Trong nhân còn có màng nhân giúp nhân trao đổi chất với tế bào chất.

Tất cả các hoạt động nói trên làm cơ sở cho sự sống, sự lớn lên và sự sinh sản của cơ thể; đồng thời giúp cơ thể phản ứng chính xác các tác động của môi trường sống.

+ Sự trao đổi chất của tế bào là cơ sở cho sự trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường.

+ Sự sinh sản của tế bào là cơ sở cho sự sinh trưởng và sinh sản của cơ thể.

+ Sự cảm ứng của tế bào là cơ sở cho sự phản ứng của cơ thể với kích thích của môi trường.

Vì vậy, tế bào được xem là đơn vị chức năng của cơ thể.

Câu 2: Hãy giải thích để chứng minh tế bào là đơn vị cấu tạo của cơ thể?

Đ/a: - Cơ thể được cấu tạo từ nhiều hệ cơ quan; mỗi hệ cơ quan do nhiều cơ quan hợp lại; mỗi cơ quan được tập hợp từ nhiều mô có chức năng giống nhau; mỗi mô do nhiều tế bào có hình dạng và kích thước, cấu tạo và chức năng giống nhau tạo thành.

- Mọi cơ thể từ đơn bào đến đa bào đều có cấu tạo từ tế bào.

- Tất cả các tế bào trong cơ thể đều có cấu tạo rất giống nhau, bao gồm:

+ Màng sinh chất

+ Chất tế bào ( có chứa các bào quan)

+ Nhân tế bào gồm màng nhân, nhiễm sắc thể và nhân con

Vì vậy, tế bào được xem là đơn vị cấu tạo của cơ thể.

Câu 3: Trình bày cấu tạo và chức năng của mô thần kinh?

TL* Cấu tạo:

- Mô thần kinh gồm các tế bào thần kinh gọi là nơron và các tế bào thần kinh đệm (còn gọi là thần kinh giao).

- Nơron gồm có: Thân chứa nhân, từ thân phát đi nhiều tua ngắn phân nhánh gọi là sợi nhánh và một tua dài gọi là sợi trục. Tua dài được Diện tiếp xúc giữa đầu mút của sợi trục ở nơron này với nơron kế tiếp gọi là xinap

* Chức năng:

- Tiếp nhận kích thích, xử lý thông tin và điều hoà hoạt động của các cơ quan, đảm bảo sự phối hợp hoạt động giữa các cơ quan để trả lời các kích thích của môi trường.

Câu 4: Nêu điểm giống và khác nhau giữa cơ vân, cơn trơn và cơ tim về cấu tạo và chức năng?

TL; - Giống nhau:

+ Tế bào đều có cấu tạo dạng sợi

+ Đều có chức năng co dãn và tạo ra sự chuyển động

- Khác nhau:

+ Về cấu tạo:

. Tế bào cơ vân và tế bào cơ tim có nhiều nhân và các vân ngang.

. Tế bào cơ trơn chỉ có 1 nhân và không có các vân ngang.

+ Về chức năng:

. Cơ vân liên kết với xương tạo nên hệ vận động, thực hiện chức năng vận động cơ thể.

. Cơ trơn tham gia cấu tạo các nôi quan như: dạ dày, thành mạch, bóng đái,…, thực hiện chức năng tiêu hoá, dinh dưỡng… của cơ thể.

. Cơ tim tham gia cấu tạo tim và co giản để giúp cho sự tuần hoàn máu.

2 tháng 1 2017

Hệ tiêu hóa là một ống dài liên tục, bắt đầu từ miệng rồi đến thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già và kết thúc ở hậu môn. Ở người trưởng thành, hệ tiêu hóa dài khoảng 6m.
Tham gia vào qua trình tiêu hóa còn có các cơ quan tiêu hóa như gan & tụy. Các cơ quan này cung cấp các men tiêu hóa, rất cần thiết cho quá trình phân rã thức ăn.
Quá trình tiêu hóa bắt đầu từ khi thức ăn được đưa vào miệng & thậm chí trước đó. Khi chúng ta nhìn thấy thức ăn, ngửi thấy mùi vị thơm ngon của thức ăn thì các tuyến nước bọt (nằm ở dưới lưỡi, gần với hàm dưới) đã bắt đầu tiết ra nước bọt. Quá trình tiết nước bọt là một phản xạ được điều khiển từ não bộ. Một khi cơ quan này bị kích thích bởi thức ăn, chúng ra hiệu cho tuyến nước bọt biết rằng chúng ta chuẩn bị ăn đây.
Nước bọt có chức năng làm cho thức ăn đã bị nhai xé dễ dàng nuốt hơn. Trong nước bọt có amylase, một loại men tiêu hóa có chức năng phân hủy một vài loại carbonhydrate (như tinh bột & đường) trong thức ăn trước khi được nuốt. Cổ họng là ngõ vào của cả thực quản và khí quản. Tuy vậy, bình thường thức ăn từ họng khi nuốt vào không bao giờ bị rớt vào khí quản bởi có nắp thanh quản tự động đóng kín thanh quản mỗi khi nuốt.
Nuốt là một quá trình có sự phối hợp vận động nhịp nhàng của các cơ lưỡi, miệng & nhu động của thực quản. Thực quả là một ống dẫn thức ăn từ miệng đến dạ dày, nó dài khoảng 12-14 cm. Bình thường, một khi thức ăn khi đã vào dạ dày không thể trở ngược lại thực quản vì luôn có những nhu động một chiều đẩy thức ăn xuống dạ dày cộng với ở cuối thực quản (hoặc ở đầu dạ dày) có một cơ vòng có thể thắt lại để giữ thức ăn đó. Cơ vòng này gọi là tâm vị.
Quá trình tiêu hóa là một quá trình tự nhiên đến nổi Bạn không thể nhận biết được sự di chuyển của thức ăn trong cơ thể, cũng như chẳng bao giờ Bạn muốn thắc mắc về nó.
Dạ dày là một túi cơ có chức năng chứa đựng thức ăn, trộn lẫn thức ăn với các men tiêu hóa & nghiền nát thức ăn thành những miếng nhỏ hơn nữa để có thể hấp thụ được. Môi trường trong dạ dày luôn có tính axít, thực ra nó là một túi chứa đầy axít được tiết ra đa phần ở niêm mạc dạ dày (lớp lót bên trong lòng dạ dày). Như Bạn cũng đã biết, axít là rất cần thiết để phân rã thức ăn.
Quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng vào máu đã tăng lên khi thức ăn ở trong dạ dày. Một số chất đơn giản như nước, muối, đường & chất cồn có thể ngấm trức tiếp vào các mạch máu ở thành dạ dày. Một số dạng thức ăn phức tạp khác cần phải đi sâu hơn trong hệ tiêu hóa mới có thể hấp thu được. Thức ăn sau khi được tiêu hóa ở dạ dày trở thành một dạng nhũ trấp (dịch sữa). Nhũ trấp sẽ được đẩy xuống ruột non qua một đoạn nối đặc biệt giữa dạ dày & ruột non
Sau đó, thức ăn sẽ được tiếp tục tiêu hóa & hấp thu vào máu bằng các nhung mao có đầy trong niêm mạc ruột suốt khoảng thời gian thức ăn đi qua. Ruột là đoạn dài nhất trong hệ tiêu hóa, nằm gọn trong ổ bụng
Thức ăn được tiêu hóa ở ruột được hoàn thiện hơn nhờ các men tiêu hóa tiết ra từ gan, túi mật (một túi nhỏ nằm bên dưới gan), tuyến tụy (nằm hơi thấp hơn dạ dày). Tuỵ cung cấp các men tiêu hóa chất protein, chất béo & carbonhydrate & các chất trung hòa axít trong dạ dày
Nhận xét là mỗi khi thức ăn di chuyển sang một đoạn tiêu hóa khác, đều có một cơ quan hoạt động như một cách cửa khóa không cho thức ăn di chuyển ngược chiều trở lại. Ví dụ tâm vị không cho thức ăn từ dạ dày trào ngược lên thực quản, môn vị không cho thức ăn từ ruột non trở lại dạ dày. Lần này cũng vậy, thức ăn từ ruột non di chuyển vào ruột già (đoạn ruột có kích thước phồng to hơn nhiều so với ruột non) và cũng có một cơ vòng ở hồi tràng không cho thức ăn trở ngược lại ruột non.
Thức ăn khi đi vào đến ruột già hầu như không còn chất dinh dưỡng. Chức năng cơ bản của ruột già là hấp thụ nước từ thức ăn & tạo hình thù cho phân.

30 tháng 12 2016
Bài gửiTiêu đề: Trao đổi khí ở Phổi và Trao đổi khí ở tế Bào Sun Sep 18, 2011 8:57 am
a/. Sự trao đổi khí ở phổi
Sự trao đổi khí ở phổi:Nồng độ õy trong phế nag cao hơn và nồng độ khí cacbonic trong phế nang thấp hơn so với nồng độ các chất khí tương ứng có ở trong máu của các mao mạch phổi.--> O xy khuyếch tán từ phế nang vào máu và CÒ2 khuyếch tán từ máu vào phế nang.
Sự trao đổi khí được diễn ra trên bề mặt hô hấp. Ở người có khoảng 700 triệu phế bào với diện tích chung là 120m2 ở nữ và 130m2 ở nam. Lớp mô bì của phế bào rất mỏng khoảng 0,007 mm (0,7µm). Diện tích chung của mao mạch tiếp xúc với phế bào rất lớn, khoảng 6000 m2.
Ở phổi diễn ra quá trình trao đổi khí giữa phế nang và máu qua màng phế nang và màng mao mạch bao quanh phế nang.
Từ phân tích thành phần khí, người ta xác định được phân áp (áp suất riêng) của O2 và CO2 của không khí trong phế nang và trong máu tĩnh mạch đến phổi, trong máu động mạch đến mô và trong mô.
phân áp O2 trong phế nang cao hơn trong mao mạch phổi nên theo quy luật khuêch tán thẩm thấu, O2 hoà tan trong lớp thành ẩm ướt của phế nang được khuếch tán qua lớp biểu mô và thành mao mạch phổi để vào máu. Còn phân áp CO2 trong mao mạch phổi lại cao hơn trong phế nang, nên CO2 khuếch tán từ mao mạch phổi vào phế nang. Sau khi vào mao mạch, O2 kết hợp với Hb, biến máu từ đỏ thẫm (nghèo O2) thành máu đỏ tươi (giàu O2) để vận chuyển về tim, rồi từ đó đến các bộ phận cơ thể.
Tốc độ khuếch tán của CO2 nhanh gấp 25 lần so với O2.

Ở phổi, do áp suất CO2 thấp nên KHCO3 giải phóng thành H2CO3 ; H2CO3 bị thuỷ phân thành H2O và CO2.
Cùng với sự thuỷ phân nhanh của HbCO2, CO2 cùng hơi nước khuếch tán ra ngoài phế nang và cuối cùng được thoát ra ngoài.

Sự trao đổi khí ở tế bào:
Nồng độ o xy trong tế bào thấp hơn và nồng độ cacbonic trong tế báo cao hơn so với nồng độ các chất khí tương ứng có trong máu của các mao mạch tế bào.--> OXy Khuyếch tán từ máu vào tế bào và cacbonic khuyếch tán từ tế bào vào máu.


hệ tuần hoàn lấy O2 từ các phế nang để vận chuyển tới tế bào và lấy CO2 từ tế bào tới phổi để hệ hô hấp thải ra ngoài.
Hai chu trình luân phiên nhau, liên tục. Nếu một trong hai ngừng thì cơ thể không tồn tại. Không có trao đổi khí ở tế bào thì cơ thể không cần nhu cầu lấy O2 (vì thực chất tế bào là nơi chi dùng dinh dưỡng,O2 và là nơi tạo ra các sản phẩm phân hủy như CO2, các chất thải mà tế bào không xài thì O2 dư nên cơ thể không có nhu cầu lấy thêm; mặt khác quá trình chuyển hóa vật chất và dinh dưỡng ngay bên trong tế bào để tạo ra năng lượng cho cơ thể hoạt động) mà như vậy thì các chất dinh dưỡng sẽ không được oxi hóa (quá trình chuyển hóa vật chất và dinh dưỡng) do đó không có năng lượng cho cơ thể hoạt động.
Ở mô, các tế bào luôn xảy ra quá trình ôxi hoá các chất hữu cơ, nên hàm lượng O2 thấp hơn và hàm lượng CO2 cao hơn nhiều so với trong máu động mạch đến mô.
hất khí khuyếch tán từ nơi có phân áp cao đến nơi có phân áp thấp. Sự chênh lệch phân áp của mỗi nơi sẽ qui định chiều di chuyển của chất khí.
Ở bảng trên, ta thấy phân áp O2 trong động mạch đến mô cao hơn ở bào chất, nên O2 khuếch tán từ máu động mạch sang bào chất của mô. Còn CO2 lại khuếch tán từ bào chất sang máu động mạch cho đến khi cân bằng phân áp O2 và CO2 giữa máu và dịch gian bào. Kết quả làm máu từ đỏ tươi (giàu O2) thành máu đỏ thẫm (giàu CO2), theo tĩnh mạch về tim.


do áp suất CO2 rất cao, nên CO2 khuyếch tán qua màng tế bào hồng cầu, CO2 kết hợp với H2O tạo thành H2CO3 nhờ chất xúc tác cacbonidraza trong hồng cầu. Sau đó H2CO3 phân ly thành H+ và HCO3- , HCO3- lại khuếch tán ra ngoài huyết tương và kết hợp với Na+ tạo thành NaHCO3, rồi thành KHCO3

H2CO3 + K.Hb => KHCO3 + HHb
30 tháng 12 2016

Bạn cop mạng đúng ko ?

23 tháng 12 2016

- Cấu tạo tim:

+ Tim được cấu tạo bởi cơ tim và mô liên kết.

+ Tim gồm 4 ngăn, chia 2 nửa riêng biệt, nửa phải chứa máu đỏ thẩm, nửa trái chứa máu đỏ tươi.

+ Giữa tâm nhĩ với tâm thất có van nhĩ - thất, giữa tâm thất và động mạch có van động mạch có tác dụng chỉ cho máu chảy 1 chiều từ tâm nhĩ xuống tâm thất và từ tâm thất vào động mạch.

+ Thành cơ tâm nhĩ mỏng hơn thành cơ tâm thất vì tâm nhĩ chỉ phải co bóp đẩy máu xuống tâm thất đường đi ngắn.Thành cơ tâm thất dày hơn tâm nhĩ, trong đó thành tâm thất trái dày nhất tạo lực co bóp lớn để đẩy máu đi khắp cơ thể còn thành tâm nhĩ phải mỏng nhất để giãn rộng tạo sức hút máu từ khắp cơ thể trở về tim.

*) Vệ sinh hệ tim mạch:

 

+ Không sử dụng các chất kích thích có hại như thuốc lá, heroin, rượu, doping…..

+ Cần kiểm tra sức khỏe định kì hằng năm để phát hiện khuyết tật liên quan đến tim mạch sẽ được chữa trị kịp thời hay có chế độ hoạt động, sinh hoạt phù hợp theo lời khuyên của bác sĩ

+ Khi bị shock hoặc stress cần điểu chỉnh cơ thể kịp thời theo lời khuyên của bác sĩ

* Biện pháp bảo vệ hệ tim mạch :

- Tránh các tác nhân gây hại .

- Tạo cuộc sống tinh thần thoải mái, vui vẻ.

- Rèn luyện tim mạch cần rèn luyện TDTT ( thể dục thể thao ) thường xuyên đều dặn, vừa sức kết hợp xoa bóp ngoài da.

 

 

 

23 tháng 12 2016

Cấu tạo của bộ xương

Bộ xương người được chia làm 3 phần : xương đầu, xương thân và xương chi

a. Xương đầu : gồm xương sọ và xương mặt

Xương sọ: gồm xương trán, xương đỉnh, xương chẩm, xương thái dương

Xương mặt : xương gò má, xương hàm trên, xương hàm dưới

b. Xương thân: gồm cột sống và lồng ngực

+ Cột sống cong hình chữ S gồm: 7 đốt sống cổ; 12 đốt sống ngực; 5 đốt thắt lưng; 5 đốt cùng; 3-4 đốt cụt

+ Lồng ngực gồm 12 đôi xương sườn: 7 đôi sườn thật ( một đầu gắng vào cột sống một đầu gắn vào xương ức) 03 đôi sườn giả ( một đầu gắn vào cột sống, mét ®Çu cã sôn chôm l¹i thµnh mét råi g¾n vµo x­¬ng øc) 02 đôi sườn côt ( một đầu gắn vào cột sống, đầu kia tự do)

c. Xương chi : Gồm chi trên và chi dưới

+ Xương chi trên : Xương đai vai ( xương đòn, xương bả) xương cánh tay, xương cẳng tay ( xương trụ, xương quay) các xương bàn tay và xương ngón tay

+ Xương chi dưới : Xương đai hông ( xương chậu, xương háng, xương ngồi) xương đùi, xương bánh chè, xương cẳng chân ( xương chày và xương mác) các xương bàn chân và xương ngón chân

1. Các loại xương: có 3 loại xương dài, xương ngắn, xương dẹt

2. Các loại khớp : có 3 loại :

- Khớp động: có vai trò giúp cơ thể cử đéng dễ dàng, linh hoạt trong hoạt động ch©n tay. Vd: khớp khủy tay; cổ tay…

Cấu tạo một khớp động gồm có: một đầu xương lồi và một hốc xương. Mặt khớp của mỗi xương có một lớp sụn trơn bóng và đàn hồi. Giữa 2 lớp sụn có hoạt dịch giúp cho hai đầu xương cử động dễ dàng. Bên ngoài khớp có dây chằng trong và ngoài, dai và đàn hồi tạo thành bao khớp.

- Khớp bán động: có vai trò giúp cơ thể cö động hạn chế tạo dáng đứng thẳng ( cột sống). Cấu tạo khớp giữa hai đầu xương thường có một đĩa sụn.

- Khớp bất động : có vai trò cố định, tạo khung vảo vệ các phần bên trong ( hộp sọ). Các xương ăn khớp với nhau nhờ các răng cưa.

23 tháng 12 2016

bạn cop mạng à ?

23 tháng 12 2016

- Sự biến đổi hóa học ở ruột non được thực hiện đối với: tinh bột và đường đôi, lipit, protein

- Tinh bột và đường đôi được enzim amilaza phân giải thành đường mantozo, đường mantozo tiếp tục được enzim mantaza phân giải thành đường glucozo ( đường đơn)

- Protein được enzim pepsin và trypsin phân cắt thành peptit, peptit tiếp tục được enzim chymotrysin phân giải thành axit amin

- Lipit được các muối mật trong dịch mật tách chúng thành các giọt lipit nhỏ, từ các giọt lipit nhỏ, chúng được enzim lipaza phân giải thành aixt béo và glixerin.

30 tháng 12 2016

tim: co bóp tạo lực đẩy máu đi qua các hệ mạch
- hệ mạch: dẫn máu từ tim ( tâm thất) tới các tế bào của cơ thể, rồi lại từ các tế bào trở về tim ( tâm nĩ)

23 tháng 12 2016

do ăn uống : chẳng hạn như ăn quá nhiều axit

ăn thiếu chất dinh dưỡng

ăn uống không hợp vệ sinh

...

14 tháng 12 2017

Các tác nhân gây hại cho hệ tiêu hóa: vi khuẩn, giun sán, chế độ dinh dưỡng, khẩu phần ăn không hợp lí.

23 tháng 12 2016

Câu 1: Sự biến đổi thức ăn ở ruột non chủ yếu là tiêu hóa hóa học nhờ sự tham gia của các en zim có trong dịch vị tụy, dịch ruột và sự hổ trợ của dịch mật. Với đầy đủ các loại en zim tất cả các loại chất trong thức ăn đều được biến đổi thành sản phẩm đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.

a. Men của dịch tụy

- Aminlaza biến đổi tinh bột thành mantôzơ.

- Tripsin biến đổi Prôtêin thành axitamin.

- Lipaza biến lipit thành axít béo và glyxêrin.

b. Men của dịch ruột

- Amilaza

- Mantaza biến mantôzơ thành Glucôzơ

- Sactaza biến Saccarôzơ thành Glucôzơ.

- Lactaza biến Lactôzơ thành Glucôzơ.

c. Dịch mật

Không chứa enzim tiêu hóa nhưng chứa muối mật có tác dụng nhủ tương hóa lipip tạo điều kiện cho sự tiêu hóa lipip

Câu 2: Ruột non có cấu tạo phù hợp với chức năng hấp thụ chất dinh dưỡng:

- Đường kính của ruột non chỉ 3,5 đến 4 cm, rất nhỏ so với dạ dày nhưng nhờ chiều dài bù lại (2,8 – 3m) nên dung tích chứa của nó gấp 2- 3 lần dạ dày. Lớp niêm mạc ruột có nhiều nếp gấp với các lông ruột và lông ruột cực nhỏ làm tăng diện tích bề mặt trong của nó.(600 lần)
- Ruột non rất dài( Tới 2,8- 3m ở người trưởng thành) dài nhất trong các cơ quan của ống tiêu hoá làm cho tổng diện tích bề mặt bên trong ruột đạt tới 400- 500m2
- Mạng mao mạch máu và mao mạch bạch huyết phân bố dày đặc tới từng lông ruột.