K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 11 2021

I

c7: B

C8:D

II

1) PTBĐ: tự sự

2)về nhân vật Trạng nguyên Nguyễn Hiền, HCĐB: cha mất sớm, sống với mẹ trong một căn nhà nhỏ cạnh ngôi chùa

3)vì ông ham học hỏi, trí thông minh và năng khiếu kì lạ với học tập 

4) Qua câu chuyện về trạng nguyên Nguyễn Hiền , em thấy cần phải học tập thật chăm chỉ, không lười biếng , cố tìm hiểu khi mik chưa hiểu, ..... để có thể " đõ trang nguyên", hoặc đơn giản là được điểm tốt trong học tập.

III)

Lập dàn ý:

I. Mở bài

- Vai trò của gia đình (nếu đối tượng biểu cảm là cha mẹ, anh chị...) đối với mỗi người.

- Giới thiệu về người thân mà em yêu quý: Người đó là ai?

- Khái quát những tình cảm mà em dành cho người thân đó: yêu quý, kính trọng, ngưỡng mộ,... (ông bà, cha mẹ,...) / yêu mên, cảm phục (anh chị, bạn bè,...)

II. Thân bài

- Cảm nghĩ những nét ấn tượng nhất về ngoại hình người thân đó: yêu mái tóc mẹ dài và đen, thương dáng mẹ gầy guộc tảo tần, thương đôi tay mẹ xương xương, rám nắng,..../ thương mái tóc cha đã điểm bạc, yêu dáng vẻ mạnh mẽ, rắn rỏi của cha,... (kết hợp biểu cảm trực tiếp với biểu cảm gián tiếp).

- Biểu cảm những nét tiêu biểu về tính cách, sở thích, lối sống

- Cảm nghĩ về những tính cách của người thân (nêu lên những tình cảm, cảm xúc đối với những đặc điểm tính cách của người thân). Chẳng hạn, kỉ niệm về một lần mắc lỗi được mẹ bảo ban, nhắc nhở / được cha động viên về một thành công trong học tập.

- Cảm nghĩ về ảnh hưởng của người đó tới cuộc sống của em và những thành viên khác trong gia đình

- Gợi lại những kỉ niệm của em với người ấy

III. Kết bài

- Những cảm xúc về tình mẫu tử / tình phụ tử,... và khẳng định tình yêu, lòng quý trọng, sự tôn kính,... đối với người thân của mình.

Ví dụ: Dàn ý cảm nghĩ về người mẹ thân yêu của em

1. Mở bài:

- Giới thiệu được người mẹ mà em yêu quý nhất

- Tình cảm, ấn tượng của em về mẹ.

2. Thân bài

a. Giới thiệu một vài nét tiêu biểu về mẹ: 

- Mái tóc, giọng nói, nụ cười, ánh mắt

- Công việc làm của mẹ, tính tình, phẩm chất.

b. Tình cảm của mẹ đối với những người xung quanh

- Ông bà nội, ngoại, với chồng con ...

- Với bà con họ hàng, làng xóm ...

c. Gợi lại những kỉ niệm của em với mẹ.

Nêu những suy nghĩ và mong muốn của em đối với mẹ.

3. Kết bài:

- Ấn tượng, cảm xúc của em đối với mẹ

- Liên hệ bản thân ... lời hứa.

1. C

2. C

3. B

4. C

5. A

6. C

@Nghệ Mạt

#cua

14 tháng 11 2021

1.c

2.b

3.b

4.a

5.d

6.c

học tốt nhoa

Xuân Quỳnh là một gương mặt tiêu biểu thuộc thế hệ các nhà thơ trẻ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Bài thơ “Tiếng gà trưa” được Xuân Quỳnh sáng tác vào những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ. Tiếng gà trưa chính là tiếng gọi của quê hương, gia đình, xóm làng còn in đậm trong lòng người lính ra trận, trở thành hành trang của người lính trẻ:

“Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
“Cục... cục tác cục ta”
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ”

Người chiến sĩ đang trên đường hành quân. Cuộc hành trình ấy đầy gian lao, vất vả. Khi nhìn thấy xóm làng ở phía xa, liền dừng chân vào nghỉ ngơi. Bỗng âm thanh của tiếng gà vang lên “Cục… cục tác cục ta” đã đánh thức suy nghĩ của người chiến sĩ những kỉ niệm tuổi thơ - những năm tháng được sống bên bà. Nhà thơ đã khéo léo sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ “nghe” cùng với các hình ảnh ẩn dụ “xao động nắng trưa”, “bàn chân đỡ mỏi”, “gọi về tuổi thơ” đã nhấn mạnh nỗi xúc động của người chiến sĩ khi nghe tiếng gà trưa.

Những kỉ niệm tuổi thơ bên người bà lần lượt hiện ra qua dòng hồi tưởng của người cháu:

“Tiếng gà trưa
Ổ rơm hồng những trứng
Này con gà mái mơ
Khắp mình hoa đốm trắng
Này con gà mái vàng
Lông óng như màu nắng”

Đó là hình ảnh “con gà mái mơ” - mình hoa đốm trắng, “con gà mái vàng” - lông óng như màu nắng vốn gần gũi với cuộc sống nông thôn nơi làng quê Việt.

Đặc biệt nhất là kỉ niệm khi cháu tò mò xem gà đẻ trứng, bị bà mắng:

“Gà đẻ mà mày nhìn
Rồi sau này lang mặt”

Lời mắng của bà khiến đứa cháu lòng đầy lo lắng. Đó là những nỗi lo âu hồn nhiên rất con trẻ.

Rồi cả hình ảnh một người bà tần tảo sớm hôm:

“Tiếng gà trưa
Tay bà khum soi trứng
Dành từng quả chắt chiu
Cho con gà mái ấp”

Đôi bàn tay của bà “khum soi trứng” - nâng niu, chắt chiu từng quả trứng để con gà mái ấp. Cuộc đời của bà làm lụng vất vả cũng là vì con vì cháu. Bà chẳng nghĩ gì đến bản thân mình. Rồi khi mùa đông tới, trời trở lạnh, bà lại lo lắng đàn gà sẽ chết sẽ không có gì để bán lấy tiền mua quần áo mới cho cháu:

“Cứ hàng năm hàng năm
Khi gió mùa đông tới
Bà lo đàn gà toi
Mong trời đừng sương muối
Để cuối năm bán gà
Cháu được quần áo mới”

Khổ thơ cuối cùng là tình cảm sâu sắc của cháu dành cho bà. Tiếng gà trưa là nơi lưu giữ những hạnh phúc, những ước mơ mà cháu vẫn thường mong ước thuở nhỏ. Để rồi hôm nay đây, khi trưởng thành, cháu đã trở thành một người lính:

“Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ”

Điệp từ “vì” nhằm khẳng định mục đích của cháu khi tham gia chiến đấu. Trước hết đó là vì lòng yêu đất nước - “vì lòng yêu Tổ quốc”, yêu quê hương - “yêu xóm làng thân thuộc”. Sau cùng đó chính là vì bà - cháu hy vọng bà có thể sống bình yên. Đó đều là những mục đích chiến đấu hết sức cao cả, thiêng liêng.

Âm thanh “tiếng gà trưa” bao trùm khắp cả bài thơ - không chỉ gợi về những kỷ ức đẹp đẽ của tuổi thơ mà còn chứa đựng những tình cảm sâu sắc của người cháu dành cho bà của mình.

Cảm nghĩ về bài thơ Tiếng gà trưa - Mẫu 6

Xuân Quỳnh là một trong những nữ thi sĩ nổi tiếng của nền văn học Việt Nam hiện đại. “Tiếng gà trưa” được viết vào những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Bài thơ là âm thanh, tiếng gọi của quê hương, gia đình, xóm làng còn in đậm trong lòng người lính ra trận, trở thành hành trang của người lính trẻ.

Tiếng gà vốn là một là âm thanh đã rất quen thuộc ở các làng quê Việt. Nó gợi về cuộc sống bình yên của người nông dân quanh năm sau lũy tre làng. Nhưng bằng những cảm xúc rất riêng của mình, Xuân Quỳnh đã thổi vào âm thanh ấy dòng kỷ về những ngày thơ ấu. Tiếng gà trưa đã làm xao động cái nắng trưa trên đường hành quân. Người lính như được tiếp thêm sức mạnh cho đôi chân anh bớt mỏi, cho lòng anh dâng trào cảm xúc. Tiếng gà giống như tiếng gọi của quê hương:

“Cục...cục tác cục ta
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ”

Tiếp đến, cụm từ “tiếng gà trưa” được nhắc lại ba lần khiến người cháu nhớ về hình ảnh người bà thân yêu chắt chiu từng quả trứng hồng:

“Tiếng gà trưa
Ổ rơm hồng những trứng
Này con gà mái mơ
Khắp mình hoa đốm trắng
Này con gà mái vàng
Lông óng như màu nắng”

Những năm tháng tuổi thơ cháu được sống bên bà đã trải qua thật nhiều kỉ niệm đáng nhớ. Cháu nhớ nhất là khi tò mò xem bà đẻ trứng, rồi bị bà mắng. Lòng cháu ngây thơ tin lời bà, sợ mặt bị lang liền về lấy gương soi:

“Tiếng gà trưa
Có tiếng bà vẫn mắng
Gà đẻ mà mày nhìn
Rồi sau này lang mặt
Cháu về lấy gương soi
Lòng dại thơ lo lắng

Khi gió mùa đông tới
Bà lo đàn gà toi
Mong trời đừng sương muối
Để cuối năm bán gà
Cháu được quần áo mới”

Nhưng nổi bật nhất chính là hình ảnh người bà. Bà đã luôn ân cần, hi sinh và mệt nhọc để mong có được một đàn gà để cuối năm bán đi lấy tiền sắm sửa quần áo cho cháu. Cả cuộc đời bà là những lo toan cho con cho cháu:

“Ôi cái quần chéo go,
Ống rộng dài quết đất
Cái áo cánh trúc bâu
Đi qua nghe sột soạt”

Tuổi thơ sống bên bà là những ngày tháng mà cháu không thể nào quên được. Tiếng gà trưa còn là lời gọi về những giấc mơ của người lính:

“Tiếng gà trưa
Mang bao nhiêu hạnh phúc
Đêm cháu về nằm mơ
Giấc ngủ hồng sắc trứng”

Thứ âm thanh quen thuộc vang lên gợi nhắc về những kỉ niệm tuổi thơ. Nhưng không chỉ dừng lại ở đó, thứ âm thanh ấy cũng giống như tiếng gọi của quê hương thân thuộc. Tiếng gà không chỉ là một âm thanh bình thường mà con người nghe thấy. Mà nó đã ám ảnh trong lòng người cháu với những ước mơ. Cuối cùng bài thơ cho người đọc thấy được mục đích chiến đấu của người chiến sĩ:

“Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ”

Từ “vì” được điệp lại bốn lần - khẳng định mục đích chiến đấu của người chiến sĩ. Người cháu chiến đấu vì tổ quốc thân thương, vì xóm làng quen thuộc nơi nhưng quan trọng nhất cũng là vì bà, với mong ước cuộc sống yên bình. Hai tiếng “bà ơi” vang lên thật xúc động. Tiếng gọi thân yêu ấy như là niềm tin cho người chiến sĩ trong cuộc chiến đấu bảo vệ quê hương yêu dấu.

Bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh đã khắc họa nổi bật tình cảm bà cháu đầy thiêng liêng. Đồng thời, người đọc cũng cảm nhận được tình yêu quê hương, đất nước.

@Nghệ Mạt

#cua

14 tháng 11 2021

Tham khảo!

 

Em rất yêu thích những bóng cây nơi sân trường, những tán lá rợp mát xòe rộng ngập tràn kỉ niệm. Và có lẽ, em yêu nhất là cây phượng vĩ nơi góc sân trường.

Cây phượng vĩ này nép mình lặng lẽ nơi góc kín, nếu không để ý kĩ thì sẽ khó lòng mà thấy được vì nó bị che khuất bởi những tán cây rợn ngợp kia. Có khi, chỉ một ngày hè nóng nực, đứng trên lan can tầng ba mà đưa mắt nhìn ra khắp sân trường, hưởng thụ những cơn gió mát, có lẽ trong thoáng chốc sẽ thu được sắc đỏ thắm rực rỡ của những bông hoa phượng nở thành chùm ấy. Từng bông hoa như cánh bướm dập dờn, đan cài vào nhau, cứ thế lấp lánh, như rực lên dưới nắng chói chang. Gốc cây phượng ấy chính là nơi bí mật của em, nơi đây rất yên tĩnh và mát mẻ.

Cầm một cuốn sách, ngồi dưới gốc cây mà đọc, mà lắng nghe lòng mình, lắng nghe tiếng chim kêu, lắng nghe tiếng gió xào xạc, thưởng thức hương hoa dịu nhẹ, hương lá thanh thanh thì còn gì tuyệt vời hơn nữa. Có những chiều ra về ngủ quên dưới gốc cây, khi em tỉnh dậy, toàn thân đã tràn ngập lá và hoa, sắc trắng tinh khôi của tấm áo học trò như được tô điểm.

Những ngày cuối năm học, em dạo bước tới chỗ cây phượng, nhặt lấy những cánh hoa mềm mà đem về ép vào trang sách, thêm một dấu ấn kỉ niệm thời học trò. Cây như người bạn của em vậy. Mỗi lần có chuyện không vui ở trường, chỉ cần ngồi dưới gốc cây, dựa lưng vào thân cây màu nâu xù xì thô ráp là mọi khó chịu dường như tan biến hết cả.

Em rất yêu cây phượng này. Em ước gì nơi đây vẫn sẽ luôn là nơi bí mật của em, là người bạn tuyệt vời của riêng e suốt những năm tháng tiếp theo dưới mái trường thân yêu.

ĐỀ 2Cho đoạn văn sau: "Cốm không phải thức quà của người vội; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ. Lúc bấy giờ ta mới thấy thu lại cả trong hương vị ấy, cái mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ : trong màu xanh của cốm, cái tươi mát của lúa non, và trong chất ngọt của cốm, cái dịu dàng, thanh đạm của loài thảo mộc. Thêm vào cái mùi hơi ngát của lá...
Đọc tiếp

ĐỀ 2

Cho đoạn văn sau: 

"Cốm không phải thức quà của người vội; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ. Lúc bấy giờ ta mới thấy thu lại cả trong hương vị ấy, cái mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ : trong màu xanh của cốm, cái tươi mát của lúa non, và trong chất ngọt của cốm, cái dịu dàng, thanh đạm của loài thảo mộc. Thêm vào cái mùi hơi ngát của lá sen già, ướp lấy từng hạt cốm một cũn giữ lại cái ấm áp của những ngày mùa hạ trên hồ”.

a. Nêu nội dung chính của đoạn văn?

b. Chỉ ra phương thức biểu đạt chủ yếu của đoạn văn?

c. Theo tác giả Thạch Lam, khi thưởng thức cốm cần đánh thức những giác quan nào của con người? 

d. Em hãy kể tên 4 món ăn đặc sản của tỉnh Nam Định và đặt một câu văn có sử dụng những từ ngữ chỉ hai món ăn mà em vừa kể.

ĐỀ 7.1

                                  Em hãy đọc đoạn trích sau:

     “Ôi!cô giáo rất tốt của em, không, chẳng bao giờ, em lại quên cô được! Sau này, khi em đã lớn, em sẽ vẫn nhớ đến cô, và em sẽ tìm gặp cô giữa một đám học trò nhỏ. Mỗi bận đi qua một trường học và nghe tiếng một cô giáo giảng bài, em sẽ tưởng chừng như nghe tiếng nói của cô. Em sẽ nhớ lại hai năm ngồi trong lớp của cô, ở đó, em đã học được bao nhiêu điều bổ ích; ở đó, em đã bao nhiêu lần nhìn thấy cô mệt nhọc và đau đớn, nhưng luôn theo dõi lớp học, luôn yêu thương mọi người. Cô đã thất vọng khi thấy một em bé cứ cầm sai cây bút viết mà không sao uốn nắn lại được; cô đã lo lắng cho chúng em đến biến sắc mặt khi các vị thanh tra vào lớp và hỏi bài chúng em; cô lấy làm sung sướng khi chúng em đạt được kết quả xuất sắc. Lúc nào cô cũng có lòng tốt và dịu hiền như một người mẹ.”

(Ét- môn-đô đơ A- mi-xi, Những tấm lòng cao cả)

       1. Em hãy chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn văn?

       2. Tác giả có tình cảm gì với cô giáo của mình?

       3.Tìm các chi tiết thể hiện rõ nhất tình cảm của tác giả với cô giáo?

       4. Hãy nêu suy nghĩ của em về một người thầy hoặc người cô đã dạy dỗ mình.

 

ĐÊ 7.2

Đọc đoạn văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới: 

“Cô vừa đi vừa hỏi tôi:

- Bây giờ em đã giải được những bài toán khó, đã làm được những bài luận dài rồi đấy. Vậy em còn yêu mến cô giáo cũ của em nữa không?

Và khi xuống đến chân cầu thang, cô nói to với tôi:

- Đừng quên cô nhé!

Ôi! Cô giáo rất tốt của em, không, chẳng bao giờ, chẳng bao giờ em lại quên cô được! Sau này, khi em đã lớn, em vẫn sẽ nhớ đến cô, và em sẽ tìm gặp cô giữa những đám học trò nhỏ. Mỗi bận đi ngang qua một trường học và nghe tiếng một cô giáo giảng bài, em sẽ tưởng chừng như nghe tiếng nói của cô. Em sẽ nhớ lại hai năm ngồi trong lớp học của cô, ở đó, em đã học được bao nhiêu điều bổ ích; ở đó, em đã bao nhiêu lần nhìn thấy cô mệt nhọc và đau đớn, nhưng luôn luôn theo dõi lớp học, luôn luôn yêu thương mọi người. Cô đã thất vọng khi thấy một em bé cứ cầm sai cây bút khi viết mà không sao uốn nắn lại được; cô lo lắng cho chúng em đến biến sắc mặt khi các vị thanh tra vào lớp và hỏi bài chúng em; cô lấy làm sung sướng khi chúng em đạt được những kết quả xuất sắc. Lúc nào cô cũng có lòng tốt và dịu hiền như một người mẹ.

Không bao giờ, phải, không bao giờ em lại có thể quên cô được, cô giáo yêu quý của em!”

                                (Ét-môn-đô-đơ A-mi-xi, Những tấm lòng cao cả)

Câu 1. (0,5 điểm) Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn văn bản trên?

Câu 2. (0,75 điểm) Hãy nêu nội dung chính của đoạn văn bản? 

Câu 3. (1,0 điểm) Thông điệp nào từ đoạn trích có ý nghĩa nhất với em? Vì sao?

Câu 4. (1,25 điểm) Từ thông điệp rút ra trong đoạn văn bản, em hãy xác định những việc làm, những hành động cụ thể của bản thân trong thực tiễn cuộc sống hôm nay?  

    GIÚP MN VỚI

0
14 tháng 11 2021

 Theo em, có thể thay từ “lo" bằng từ “thương" trong câu thơ "Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà" được hay không? Vì sao?

 

 

14 tháng 11 2021

Không nên thay vì khi thay từ, câu thơ sẽ mất đi sắc thái biểu cảm. Từ ''thương'' khi thay vào câu thơ chưa đủ để diễn tả hết nỗi trăn trở của Bác về nước nhà. 

ĐỀ 1. Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi nêu  dưới. “Chúng tôi cứ ngồi im như vậy. Đằng đông, trời hửng dần. Những bông hoa thược dược trong vườn đã thoáng hiện trong màn sương sớm và bắt đầu khoe bộ cánh rực rỡ của mình. Lũ chim sâu nhảy nhót trên cành và chiêm chiếp kêu. Ngoài đường, tiếng xe máy, tiếng ô tô và tiếng nói chuyện của những người đi chợ mỗi lúc một...
Đọc tiếp

ĐỀ 1. Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi nêu  dưới.

 

“Chúng tôi cứ ngồi im như vậy. Đằng đông, trời hửng dần. Những bông hoa thược dược trong vườn đã thoáng hiện trong màn sương sớm và bắt đầu khoe bộ cánh rực rỡ của mình. Lũ chim sâu nhảy nhót trên cành và chiêm chiếp kêu. Ngoài đường, tiếng xe máy, tiếng ô tô và tiếng nói chuyện của những người đi chợ mỗi lúc một ríu ran. Cảnh vật vẫn cứ như hôm qua, hôm kia thôi mà sao tai hoạ giáng xuống đầu anh em tôi nặng nề thế này”.                                                ( Ngữ văn 7, tập một)

Câu1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào ? Tác giả là ai?

Câu 2 Xác định nội dung chính của đoạn văn .

Câu 3. Tìm các từ láy và đại từ  có trong đoạn văn,.

Câu 4.Từ văn bản trên, hãy viết đoạn văn (khoảng 5 đến 7 câu) nêu cảm nhận của em về  tình cảm anh em ruột thịt.

 

0