Tả một nhân vật trong truyện cổ tích giúp mình các bạn ơi. Nhớ kết bạn luôn nhé. Không chép mạng
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Hằng ngày em vẫn đến trường bằng cái xe đạp cũ. Chiếc xe đạp ấy là của chị Huệ em đã dùng trong suốt những năm học cấp 2. Nay chị Huệ đã lên lớp 10, chị cho em chiếc xe đạp ấy. Bố em bảo "Con đi tạm chiếc xe này một vài năm. Bao giờ con lên cấp 2 bố sẽ mua cho con cái xe khác".
Chiếc xe của em được mặc chiếc áo màu đỏ mới đẹp làm sao! Nó là chiếc mi ni Nhật, bố em bảo đây là kiểu xe đạp nữ nên rất phù hợp với dáng con gái chúng em. Xe đã cũ nên có một chút vết xước. Mỗi vết xước ấy chắc có sự tích của nó nhưng em không biết. Khung xe có một thanh võng xuống, trông rất điệu. Đầu xe là hai tay lái trông y như hai cái sừng con hươu cong cong. Cái yên xe tuy cũ nhưng vẫn còn êm lắm. Cái đèo hàng đằng sau bằng sắt trắng, chị em vẫn dùng để cặp sách mỗi khi tới trường, nay không hiểu vì sao nó bị rụng mất một thanh dọc. Lốp xe cũng đã mòn. Hôm trước trời mưa, sợ đường trơn, bố em đã định thay chiếc lốp mới như em vẫn cố đi, vì tin vào tay lái lụa của mình. May mà không có chuyện gì xảy ra. Nan hoa cũng bị gãy một cái nhưng vành không bị đảo, xe vẫn đi tốt vì em không béo như chị Huệ. Bộ xích líp được giấu kín trong hộp, nó không kêu "tách, tách'' như xe mới của các bạn.
Chiếc xe tuy cũ nhưng đi rất bon. Có lần, em chủ quan không kiểm tra lại phanh, xe bon quá, nên khi xuống dốc, xe đứt phanh làm em ngã ra đường. Lúc về nhà em rất lo lắng. Bố em bảo: "Hay là từ mai bố đưa con đi học vậy?". Em phải nói mãi bố mới yên tâm và lại cho em đi xe đến trường. Từ đấy, trước khi đi đâu, em đều kiểm tra lại xe cho cẩn thận. Mỗi khi đi học về, em lại lau chùi sạch xe rồi mới dắt con ngựa sắt đó vào nhà.
Tuy nhà em đến trường hơi xa, nhờ có Con ngựa sắt thân thiết này em vẫn đi học đúng giờ. Bây giờ, nhà em chưa có điều kiện mua xe mới, chiếc xe đạp tuy đã cũ nhưng đối với em là một vật quý giá. "Của bền tại người", bố em bảo thế. Em sẽ giữ gìn cẩn thận chiếc xe, người bạn thân thiết của em.
Bài làm 2:
Mỗi lần sinh nhật của em, bao giờ em cũng được các chú, các dì, các cô bạn của bố mẹ tặng cho không biết bao nhiêu là thứ đồ chơi đẹp, lạ mắt. Nhưng có lẽ con thỏ nhồi bông Melody là thứ đồ chơi em thích nhất.
Dạo ấy là sinh nhật lần thứ chín của em năm em đang học lớp Ba. Nhìn lên bàn tặng phẩm, bên cạnh chiếc bánh sinh nhật hai tầng, một chồng các gói vuông vuông, đủ các màu sắc gối đầu lên nhau trông rất đẹp mắt. Nhưng có một món quà được bọc trong một tờ giấy mủ, to bằng người em mà em không đoán ra là món quà gì. Sau khi tan tiệc, mọi người đã ra về, mẹ thu dọn các món quà đặt vào góc học tập của em và bảơ em giở ra xem. Em chẳng chú tâm gì đến các món quà ấy cả, chỉ lưu tâm đến món quà được bọc trong tấm vải mủ kia thôi. Vì vậy, em đã vội vàng mở món quà ấy đầu tiên. Vừa mở ra, em vội reo lên: Ôi! Con thỏ Melody, thật là tuyệt vời! Một con thỏ mà em hằng mơ ước. Thế là từ nay, em luôn có Melody bên cạnh. Hôm đi chợ nhà lồng thị xã cùng chị Thùy Linh, đến quầy các đồ chơi trẻ em, phát hiện thấy con thỏ nhồi bông, em đã đứng lại ngắm nhìn một cách say sưa, suýt nữa bị lạc chị ở trong chợ. Mấy lần em bảo chị mua cho em nhưng chị bảo không cầm đủ tiền, bữa khác xin tiền bố, chị sẽ mua cho. Em cứ thấp thỏm chờ mãi chị Linh đi học ở Thành phố Hồ Chí Minh về, thế nào Linh cũng mua. Nhà chỉ có hai chị em, mỗi lần em đòi mua gì thì chị đều chiều em cả. Chị bây giờ thì em không còn phải chờ đợi nữa. Em sẽ điện lên cho chị đừng mua nữa, em đã có rồi.
Con Melody của em có lẽ to bề ngang hơn em nhiều. Hai cái tai to dài như hai cái hoa chuối thẳng đứng ở trên đầu. Cái mặt thì to hơn cả cái thân, bè bè như bộ mặt của Đôrêmon, trông ngồ ngộ làm sao! Hai con mắt tròn, đen ước chừng to bằng cái miệng li uống nước. Nó cứ mở thao láo nhìn em chằm chằm không chớp mắt. Cái mũi thì đỏ như quả cà chua chín mọng, cứ phô ra như mũi của một chú hề trong một vở chèo nào đó. Nó mặt một bộ y phục trông rất "mốt". Hai cái tay trắng muốt như màu muối biển lúc nào cũng khuỳnh khuỳnh đưa ra như võ sĩ đấm bốc. Cái cổ được choàng bằng một tấm khăn voan màu tím Huế. Cái thân thì ngắn ngủn, chắc cũng bằng kích thưởc của cái đầu. Nó ngồi chễm chệ, tựa lưng vào thành tủ đầu giường, đưa hai cái chân ra phía trước, tạo cho cái mông của nó ngồi được vừng chắc. Có lẽ vậy mà tuy cái bụng phệ như cái bụng của một chủ tiệm phở nên đặt nó ngồi ở đâu cũng không ngã được. Cứ hễ học bài xong, lúc nào em cũng ôm nó vào lòng và thơm lên đôi má càng tròn của nó những cái hôn thật sâu thật dài. Lúc ngủ, Melody bao giờ cũng ở cạnh em. Em ôm nó ngủ, một mạch cho đến sáng.
Melody của em là vậy đó, ngộ nghĩnh và rất dễ thương.
A ) Là kể lại 1 chuỗi sự việc có đầu,cuối: liên quan đến 1 hay 1 số nhân vật. Mỗi câu chuyện nói 1 điều có ý nghĩa
B) Tính cách của nhân vật thể hiện qua :
+ Hành động của nhân vật
+ Lời nói ,ý nghĩa của nhân vật
+ Những đặc điểm ngoại hình tiêu biểu
C ) Bài văn kể chuyện có cấu tạo 3 phần :
Mở đầu : trực tiếp hoặc gián tiếp
Diễn biến : thân bài
Kết thúc : kết bài ko mở rộng hoặc mở rộng
HT
Trả lời
a) Kể chuyện là kể một chuỗi sự việc có đầu, cuối, liên quan đến một hay một số nhân vật. Mỗi câu chuyện nói một điều có ý nghĩa.
b) Tính cách của nhân vật được thể hiện qua:
+ Hành động của nhân vật.
+ Lời nói, ý nghĩ của nhân vật.
+ Những đặc điểm biếu biểu về ngoại hình.
c) Cấu tạo của bài văn kể chuvện gồm ba phần:
+ Mở đầu (mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp).
+ Thân bài (nêu diễn biến).
+ Kết bài (không mở rộng hoặc mở rộng).
Doraemon là một trong những cuốn truyện tranh yêu thích của mình, viết bởi tác giả Fujiko Fujio. Đây là một cuốn truyện tranh nổi tiếng, được chuyển thể thành phim hoạt hình, kịch và truyện ngắn. Nhân vật chính là chú mèo máy Doraemon đến từ thế kỉ 22 để giúp đỡ Nobita, cậu bé hậu đậu. Nhiệm vụ của chú là giúp Nobia ta vượt qua những rắc rối bằng cách sử dụng những bảo bối thần kì. Ngoài ra Doraemon và nhóm bạn gồm Nobita, Xeko, Chaien và Xuka còn cùng nhau tham gia vào những hành trình đến miền đất mới thú vị mà đầy nguy hiểm. Qua những trang truyện, ta thấy được một tình bạn thật đẹp và trong sáng. Lần đầu mình đọc Doraemon vào lớp hai, từ đó, cuốn truyện đã đồng hành với cả tuổi thơ mình, tạo nên những kỉ niệm đẹp đẽ.
Có lẽ tôi không cần phải giới thiệu nhiều về nguồn gốc xuất xứ cũng như nội dung của bộ truyện tranh Nhật Bản nổi tiếng này. Bởi đối với không ít người trong chúng ta, nhắc đến Đôrêmon là nhắc đến tuổi thơ và những ngày tháng cùng trí tưởng tượng du hành vào một thế giới tràn ngập những điều diệu kỳ.
Dưới nét vẽ tài hoa, linh hoạt của tác giả Fujiko, chú mèo máy Đôrêmon và những người bạn nhí là anh chàng Nobita hậu đậu, Chaien béo, Xêkô mỏ nhọn, Xuka ngoan hiền, Đêkhi cần cù học giỏi hiện lên một cách sinh động, vui tươi. Đôrêmon cũng giống như những ông Bụt, bà Tiên trong chuyện cổ tích, có khả năng biến tất cả những khao khát, ước muốn của trẻ con thành hiện thực. Nhưng khác với những ông Bụt, bà Tiên luôn uy nghiêm cao vời, Đôrêmon là một người bạn thân thuộc, gần gũi, cùng ăn cùng ngủ cùng chơi và cũng có những khuyết điểm hết sức ngộ nghĩnh. Những điều diệu kỳ, những chuyến phiêu lưu mà Đôrêmon mang đến vì thế cũng có vẻ khoa học và thực tế hơn.
Không chỉ trẻ con mà người lớn cũng say đắm Đôrêmon, bởi trẻ con hay người lớn đều có những rắc rối của riêng mình trong cuộc sống. Và khi ấy, chẳng phải những phép màu như Đôrêmon là điều chúng ta ao ước hay sao?
Ko bt nx tả bậy thôi
Vừ A Dính, dân tộc Mông, sinh ngày 12/9/1934 tại bản Đề Chia, xã Pú Nhung, huyện Tuần Giáo, tỉnh Lai Châu (nay là tỉnh Điện Biên) là tấm gương thiếu niên tiêu biểu trong thời kỳ chống thực dân Pháp.
Ngay từ nhỏ, Vừ A Dính là một cậu bé thông minh, gan dạ và nhanh nhẹn. Được cha mẹ giáo dục, anh sớm giác ngộ cách mạng và căm thù giặc Pháp xâm lược. 13 tuổi, Vừ A Dính đã thoát ly gia đình trở thành đội viên liên lạc của Đội vũ trang huyện Tuần Giáo. Dấu chân của Vừ A Dính và Đội vũ trang in khắp núi rừng và các thôn bản trong huyện.
Cuộc kháng chiến gian khổ, nhưng Vừ A Dính rất ham học. Lúc nào trong ngực áo của Dính cũng nhét cuốn sách để tranh thủ học. Dính đã học đọc và viết chữ thông thạo.
Tháng 6 năm 1949, giặc Pháp đổ quân về khu căn cứ Pú Nhung nhằm tiêu diệt Đội Vũ trang của Dính. Hôm ấy, Dính đang trên đường liên lạc thì bị rơi vào ổ phục kích của giặc. Chúng đã tra tấn Dính dã man hòng anh khai nơi đóng quân của cán bộ Việt Minh nhưng Dính chỉ trả lời hai từ “không biết”. Giặc Pháp điên cuồng, xả súng vào ngực anh rồi treo xác anh lên cây đào cổ thụ. Hôm ấy là chiều tối ngày 15/6/1949.
Vừ A Dính đã hy sinh bên gốc đào cổ thụ ở Khe Trúc, gần đồn Bản Chăn, khi chưa tròn 15 tuổi.
Cuộc đời người chiến sĩ liên lạc nhỏ tuổi Vừ A Dính đã khép lại nhưng khí phách kiên trung, bất khuất của Vừ A Dính trước quân thù như ngọn đuốc rực sáng núi rừng Tây Bắc.
Năm 2000, Vừ A Dính đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”.
Ngay từ năm 1951, Đoàn TN Cứu quốc Việt Nam (Đoàn TNCS Hồ Chí Minh ngày nay) đã tuyên dương Vừ A Dính trong thiếu nhi toàn quốc; Năm 1952, Chính phủ đã truy tặng Huân chương Quân công hạng Ba cho Vừ A Dính – chiến sĩ liên lạc nhỏ tuổi. Lịch sử Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Đội TNTP Hồ Chí Minh đã ghi nhận Vừ A Dính là một trong những thiếu nhi tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt nam trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, giải phóng đất nước.
Năm 1962, nhà văn Tô Hoài đã lần theo các nhân chứng để ghi lại tấm gương hy sinh oanh liệt của Vừ A Dính trong cuốn truyện nhỏ “Vừ A Dính” (do NXB Kim Đồng ấn hành). Hai ca khúc “Vừ A Dính bất tử” (nhạc sĩ Tô Hợp) và “Vừ A Dính – người thiếu niên Anh hùng” (nhạc sĩ Vũ Trọng Tường) luôn được ngân vang trong các buổi sinh hoạt Đội.
Vừ A Dính là niềm tự hào của Đội TNTP Hồ Chí Minh và tuổi trẻ Việt Nam. Tên của Anh hùng – Liệt sĩ Vừ A Dính đã được đặt cho nhiều Chi đội, Liên đội và nhà trường trong cả nước.
Đề 3: kể một việc làm thể hiện lòng biết ơn các thương binh, liệt sĩ.
Bài tham khảo 1
Trong kì nghỉ hè vừa qua, một trong những hoạt động làm tôi nhớ mãi, đó là việc các anh chị phụ trách tổ chức cho chi đội tôi đến giúp đỡ gia đình bà Nguyễn Thị Hằng, người có chồng và con hi sinh trong hai cuộc kháng chiến.
Nhà bà Hằng ở Củ Chi, bà năm nay đã ngoài bảy mứơi tuổi, dáng người nhỏ nhắn. Từ ngày giải phóng đất nước đến giờ, bà chỉ sống có một mình, chồng và ngữời con trai cả dã hi sinh trong kháng chiến chống Pháp. Hai người con trai sau của bà tham gia vào đội du kích Củ Chi và cũng đã hi sinh trong một trận càn của địch. Hoàn cảnh gia đình bà thật neo đơn, mấy năm nay đo già yếu nên bà không làm ruộng được nữa, ở nhà hưởng chế độ liệt sĩ của chồng và các con.
Khi chúng tôi đến, bà đang lom khom quét nhà. Thấy thế, tôi bèn chạy đến bên bà và nói:
- Bà ơi, để cháu quét cho ạ!
Bà nhẹ nhàng đưa chổi cho tôi và nói:
- Các cháu lại đến thăm bà đấy à? Làm xong lại đây ngồi nói chuyện, uống nước với bà các cháu nhé!
Chúng tồi phân công nhau mỗi người một việc: người quét nhà, người xuống bếp nấu nước, người ra dọn chuồng heo, người quét sân chẻ củi, người tưới rau, nhặt cỏ... Chỉ trong hai tiếng đồng hồ chúng tôi đã hoàn thành nhiệm vụ.
Tất cả chúng tôi ngồi quây quần bên bà nghe bà kể chuyện: Ngày trước bà là một cô gái xinh đẹp nhất vùng Củ Chi Do hoạt động thanh niên, bà gặp và yêu một chàng cán bộ tuyên huấn. Thế rồi họ lấy nhau. Tình yêu và cuộc sống gia đình của họ rất hạnh phúc. Nhưng rồi kháng chiến chống Pháp bùng nổ, bà phải chia tay chồng, ông vào bộ đội và hi sinh ở mặt trận miền Đông. Người con trai cả của bà cũng xin gia nhập quân đội và anh đã hi sinh ở Điện Biên Phủ. Chồng chết, con chết, trên tay người phụ nữ nhỏ nhắn này phải đeo hai chiếc khăn tang. Bà phải chạy ngược chạy xuôi, tần tảo nuôi hai người con trai lúc ấy còn rất nhỏ. Rồi những năm tháng cả miền Nam sôi sục đánh Mĩ, hai người con trai còn lại của bà cũng xin phép mẹ tham gia vào đội du kích xã. Các anh cũng dã lần lượt ra đi...
Đau đớn trước những mất mát, những tổn thất lớn lao, người mẹ anh hùng càng tích cực tham gia kháng chiến.'
Bà tình nguyện xung phong vào đội quân "tóc dài" và là Hội trưởng Hội Phụ nữ Củ Chi. Bà được mọi người tin tưởng, yêu mến.
Hòa bình lập lại bà vẫn tiếp tục công tác, nhưng rồi tuổi già, sức yếu, bà phải nghỉ ở nhà.
Lần nào chúng tôi đến cũng được nghe bà kể chuyện về những chiến công thầm lặng của các chiến sĩ vùng Củ Chi đất thép này. Nhìn bà kể, tôi thấy trên gưong mặt bà ánh lên một niềm tự hào và kiêu hãnh. Mỗi lần nghe bà kể xong, tất cả chúng tôi không ai bảo ai đều đến trước bàn thờ thắp một nén nhang cho nhũng người đã hi sinh anh dũng. Bên làn khói nhanh mờ mờ, tôi thầm nói với người đã khuất: "Ông và các bác cử yên tâm an nghỉ, chúng cháu sẽ thường xuyên đến chăm sóc bà, đem lại niềm vui cho bà để bà được sống khỏe, sống vui".
Đề 3: kể một việc làm thể hiện lòng biết ơn các thương binh, liệt sĩ.
Bài tham khảo 2
Phường 3, quận 3 nơi gia đình em ở có phong trào đền ơn đáp nghĩa phát triển mạnh từ mấy năm nay. Nhiều cơ quan xí nghiệp đứng ra xây nhà tình nghĩa cho các gia đình thương binh, liệt sĩ và chăm sóc cho các bà mẹ Việt Nam anh hùng. Trường tiểu học Võ thị Sáu cũng tham gia tích cực vào phong trào đó.
Cô Thanh giáo viên chủ nhiệm lớp 5A của chúng em đã đứng ra nhận giúp đỡ mẹ Thiện, mẹ của liệt sĩ Nguyễn Sĩ Đức, hy sinh trong chiến dịch biên giới Tây – Nam.
Bà cụ Thiện có hai người con, chị con gái lớn lấy chồng xa, không có điều kiện chăm sóc mẹ già. Con anh trai là liệt sĩ Đức. Cô Thanh là người cùng tổ dân phố nên rất hiểu tình cảnh khó khăn của cụ, nhất là những lúc cơ nhỡ, ốm đau. Lớp em co 4 tổ, mỗi tổ tới thăm cụ 1 tuần một lần.
Sáng chủ nhật tuần trước, cô thanh cùng các bạn tổ 1 mang thuốc bổ, đường, sữa và trái cây đến thăm vì cụ Thiện đã mệt mấy ngày. các bạn gái quét dọn nhà cửa, còn các bạn trai thì bày trái cây và cắm hoa lên trên bàn thờ liệt sĩ. Cô thanh đốt nhang và dìu bà cụ đứng lên. Bà cụ lầm rầm khấn nguyện trước di ảnh của người con yêu quý của mình, hai hàng nước mắt lăn dài trên đôi má nhăn nheo. Chúng em lặng đi vì xúc động.
Bà cụ ngồi trên chiếc võng dù mà anh Đức để lại, rồi kể cho chúng em nghe về người con hiếu thảo đã mãi mãi ra đi ở tuổi hai mươi. Tốt nghiệp trường Lê Hồng Phong nhưng anh không học đại học mà tình nguyện nhập ngũ. Trong một trận chiến đấu ác liêt để bảo vệ biên giới Tây Nam của tổ quốc. Anh Đức đã dũng cảm hi sinh. Bà cụ Thiện vẫn còn giữ những kỷ vật của anh thời học sinh, bà cho chúng em xem chiếc cặp da cũ kỹ đựng sách vở, thước kẻ và và cuốn sổ lưu niệm lớp 12 trong đó, trang đầu tiên anh Đức chép bài hát “Tự nguyện” bằng nét chữ nắn nót: “Nếu là chim tui sẽ là loài bồ câu trắng, nếu là hoa tui sẽ là một đóa hướng dương, nếu là mây tui sẽ là một vầng mây ấm, nếu là người tui xin chết cho quê hương”
Qua lời kể nghẹn ngào của người mẹ già, chúng em đã phần nào hình dung ra anh Đức, một người con hiếu thảo, giỏi giang, trung thực và sôi nổi rất đáng yêu và đáng tự hào.
Việc giúp đỡ gia đình liệt sĩ của chúng em tuy làm chưa được bao nhiêu, nhưng em cảm giác đó là việc tốt, góp phần vào phong trào chung của cả nước, thể hiện truyền thống tốt đẹp uống nước nhớ nguồn của dân tộc Việt Nam.
Hằng năm, trước khi nghỉ hè, trường em thường tổ chức cho học sinh các lớp đi du lịch dã ngoại. Năm lớp ba, lớp em được đi chơi Suối Tiên.
Từ mờ sáng, chúng em đã tập trung tại sân trường. Bạn nào cũng ăn mặc gọn gàng, mang ba lô cá nhân trên vai, đi xăng-đan hoặc giầy vải. Chúng em mang theo thức ăn và nước uống. Cô y sĩ ở phòng y tế trường cũng đi với cả lớp. Khi xe bus đến, cô giáo và các bạn tổ trưởng đưa thức ăn và nước uống lên xe. Thầy Tổng phụ trách còn mang theo cả đàn ghi-ta, mấy tấm lều bạt và một chiếc máy quay hình nhỏ. Xe khởi hành lúc bảy giờ rưỡi, xuyên qua xa lộ rồi nhập vào dòng xe cộ trên quốc lộ Một A. Một giờ sau, xe dừng sát cổng khu du lịch Suối Tiên. Cả đoàn lịch kịch chuyển đồ đạc mang theo xuống những xe đẩy nhỏ, đẩy vào cổng. Suối Tiên là một khu du lịch lớn của thành phố. Ở đây, cảnh thiên nhiên được các kiến trúc sư tô điểm thiết kế rất kì vĩ, vừa tôn nét đẹp tự nhiên của suối, núi rừng vừa pha lẫn cảnh sắc hoành tráng của văn hoá dân tộc Việt. Trên các mỏm đá cao, núi đá được đẽo, khắc tạc thành những con rồng lớn. đuôi uốn khúc rất uy dũng. Trong khu du lịch có hồ bơi, hồ nuôi cá heo. Chúng em được xem cá heo biểu diễn, chơi bóng và chúng còn biết làm toán nữa. Sau khi chúng em xem cá heo làm xiếc xong, thầy cô giáo cho chúng em sinh hoạt tập thể. Những tấm lều bạt thầy phụ trách mang theo được trải ngay ngăn dưới bóng cây. Bạn Chi đội trưởng làm người dẫn chương trình, thầy phụ trách đệm đàn cho chúng em hát. Cô giáo em tươi tắn, gọn gàng trong bộ đồ thể thao, cô tươi cười động viên các bạn còn e lệ nhút nhát xung phong hát giúp vui. Cô vỗ tay bắt nhịp cho cả lớp hát bài "Em là mầm non của Đảng". Đểkết thúc chương trình sinh hoạt tập thể, cô giáo chủ nhiệm của em và thầy phụ trách cùng song ca bài "Reo vang bình minh ". Cả đoàn ăn trưa dưới bóng cây mát rượi. Sau đó chúng em giũ sạch lều bạt,dùng ba lô cá nhân làm gối, nghỉ trưa. Đúng mười bốn giờ, chúng em thức dậy, vệ sinh cá nhân rồi được các thầy cô dẫn đi xem suối và các trò chơi, gặp cảnh đẹp, thầy phụ trách lớp em lại bấm máy quay ghi hình. Chúng em ra xe trở về lúc mười sáu giờ. Trên xe, bạn Chi đội trưởng đề nghị cô ysĩ hát một bài vì lúc nãy cô chưa hát lần nào. Chúng em vỗ tay hoan hô, yêu câu cô hát. Cô hát thật hay,giọng cô trong, mạnh. Xe chạy về thành phố trong tiếng hát ấm áp của cô y sĩ và tiếng vỗtay theo nhịp của chúng em. Buổi dã ngoại kết thúc thật vui.
Sinh hoạt dã ngoại giúp chúng em được vui chơi, giải trí, tham quan nhiều phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp,mở mang nhiều kiến thức về đời sống, ứng xử. giao tiếp. Mỗi một lần đi dã ngoại., chúng em thấy yêu thiên nhiên và thân thiết với bạn bèmình hơn. Chúng em đều thấy mình lớn thêm, mạnh dạn và đoàn kết hơn.
Truyện cổ tích là bình chứa ước mơ của người xưa. Thông qua truyện cổ tích, người nông dân gửi gắm hi vọng về một cuộc sống tốt đẹp, công bằng trong xã hội. Truyện cổ tích đã gắn liền với mỗi chúng ta từ thuở còn nằm trong nôi. Những câu chuyện cổ tích qua lời kể dịu dàng của bà của mẹ ăn sâu vào trong tiềm thức của ta, theo ta lớn khôn tới tận bây giờ. Trong thế giới cổ tích đầy diệu kì và màu nhiệm ấy, tôi ấn tượng nhất với nhân vật anh Khoai trong truyện “Cây tre trăm đốt”
Anh Khoai trong truyện “Cây tre trăm đốt” là một chàng trai mới ngoài đôi mươi. Thân hình anh to cao, khỏe mạnh. Khuôn mặt vuông chữ điền thể hiện vẻ hiền lành, phúc hậu. Mái tóc đen nhánh được búi lên đỉnh đầu. Đôi mắt anh đen láy ánh lên sự lanh lợi, thật thà. Làn da bánh mật chứng tỏ đã trải qua nhiều sương gió. Từ con người anh toát lên vẻ chân chất, đôn hậu của những người nông dân Việt Nam từ bao đời.
Mồ côi từ nhỏ, anh sớm phải đi ở cho phú ông. Là một chàng trai hiền lành, thật thà, cho nên, anh lúc nào cũng chịu thương chịu khó, một nắng hai sương. Những công việc khó khăn, vất vả anh đều sẵn sàng đảm đương một cách vui vẻ, chẳng bao giờ oán thán một lời. Anh dậy từ lúc chú gà trống cất tiếng gáy đầu tiên chào mừng buổi sáng, ra đồng khi sương vẫn còn phủ đẫm trên từng cành cây kẽ lá, lung linh như những hạt ngọc. Và khi trời đã tối không còn nhìn rõ mặt người, anh mới cùng chú trâu lững thững ra về. Nhờ sự lao động cần cù, chăm chỉ của anh, nhà phú ông chẳng mấy chốc có của ăn của để, trâu bò đầy chuồng, thóc gạo để đầy trong kho. Thế nhưng, phú ông gian manh, xảo quyệt lại lợi dụng sự thật thà, chân chất của anh. Ông ta hứa nếu anh chăm chỉ làm lụng cho ông, ông ta sẽ gả con gái cho.
Ngày thực hiện lời hứa cũng đến. Phú ông sai anh vào rừng, dặn anh tìm cho được cây tre trăm đốt rồi sẽ cho lấy con gái mình. Anh vào rừng với niềm hi vọng và tin tưởng. Nhưng, anh tìm mãi, tìm mãi mà chẳng thấy cây tre trăm đốt nào. Cuối cùng, lúc anh bật khóc, Bụt đã hiện ra giúp đỡ. Nhờ có câu thần chú: “Khắc nhập, khắc xuất” của Bụt, anh đã có được cây tre trăm đốt và trừng trị cho lão phú ông một bài học. Anh Khoai hiền lành, tốt bụng rốt cục cũng có được hạnh phúc xứng đáng. Điều ấy cũng thể hiện triết lí ở hiền gặp lành ta thường thấy trong truyện cổ tích:
“Ở hiền thì lại gặp hiền
Người ngay thì gặp người tiên độ trì”
Những câu chuyện cổ tích đã có từ xa xưa nhưng dường như lúc nào cũng có sức hút mới mẻ đối với tuổi ấu thơ của mỗi người. Truyện cổ tích sẽ mãi là dòng sữa ngọt ngào nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ của ta, dạy ta biết tin vào những điều thiện, điều tốt đẹp trong cuộc sống.
Gia đình em có bốn người, bố, mẹ, em và cậu em trai lém lỉnh của em. Em trai em tên là Khánh, là một cậu bé hiểu động và rất thông minh.
Em trai em kém em năm tuổi, năm nay vừa lên lớp Một. Em trai em cao mét tư, dáng người hơi gầy với nước da bánh mật khỏe khoắn. Nổi bật trên khuôn mặt là đôi mắt to đen thông mình, lanh lợi. Đôi lông mày, đen rậm, nét, làm cả khuôn mặt đậm đà, ấn tượng. Mái tóc được cắt gọn gàng để lộ cái trán trắng, cao, thông minh. Em trai em là một cậu bé hiếu động và có chút nghịch ngợm, đến bố mẹ cũng phải đau đầu với những trò nghịch oái ăm của cu cậu. Có khi nó nghịch tới mức làm chính bản thân bị thương khiến cho cả nhà ai cũng lo lắng, xót xa. Nhưng nó không phải là một đứa trẻ hư mà ngược lại rất biết nghe lời khi cần thiết. Những lúc bố em vắng nhà, chỉ có hai chị em em ở nhà, nó đều không làm cho em phải lo lắng hay vất vả gì về những hành động của nó. Nó cũng rất ngoan ngoãn và lễ phép, chưa bao giờ nó cãi người lớn hay nói những điều sai trái. Mỗi khi bạn bè em đến chơi nhà đều khen em có cậu em trai lễ phép, hiểu chuyện và vui tính. Vì năm nay cu cậu bắt đầu vào lớp Một nên phải dần quen với việc đi học cả ngày và làm bài tập về nhà. Tuy không phải là đứa chăm chỉ nhưng dù ham chơi đến thế nào cũng cố gắng làm nốt bài tập mới đi chơi. Có bài gì khó nó cũng chịu khó suy nghĩ, khi em giảng bài cũng rất chú ý lắng nghe. Em phát hiện ra em trai mình tư duy rất nhanh trong môn toán với những con số và có vẻ nó cũng rất thích học toán. Em mong nó sẽ học tốt môn toán- môn học em yêu thích nhưng chưa thực sự học tốt.
Mọi người thường bảo là hai chị em em rất thân thiết. Quả là hai chị em em rất yêu thương nhau. Mỗi khi ôm nó vào lòng, em thấy lòng mình rất ấm áp. Em nhớ có lần lớp em đi tham quan hai ngày, chiều hôm ấy, vừa về đến nhà thì cu cậu từ đâu chạy nhào đến ôm cổ em làm em vừa vui vừa cảm động. Em rất nhớ nó và chắc nó cũng rất nhớ em, khi còn ở trên xe, em chỉ mong chạy thật nhanh về nhà để ôm lấy em trai của mình.
Em rất yêu quý em trai của mình. Dù sau này có lớn, em tin tình cảm chúng em vẫn sẽ không thể đổi thay.