K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 8 2017
Sáng sớm ngày 12 tháng 10 năm 1492, nhà hàng hải Christopher Columbus đã bước lên bờ một hòn đảo thuộc châu Mỹ, một miền đất chưa ai được biết đến. Ðây là một sự kiện lịch sử, đã mở đầu cho việc tìm hiểu Tân Thế Giới và dẫn tới việc phổ biến nền văn minh tây phương trên lục địa này.

Christopher Columbus đã tới được Tân Thế Giới do sự tình cờ. Chủ đích của ông là đi tìm một con đường biển để tới châu Á và khi nhìn thấy miền đất này, ông Columbus đã tin tưởng cho tới ngày qua đời rằng ông đã đạt được mục tiêu. Dù cho có sự nhần lẫn đó, người đời sau vẫn xếp ông Columbus là một trong các nhà hàng hải lớn lao nhất.

Cha của Christopher Columbus tên là Domenico Colombo, là một người thợ dệt len, có cơ sở thương mại tại thành phố cảng Genoa, nước Ý. Christopher tên thật là Cristoforo, ra đời vào cuối mùa hè hay đầu mùa thu năm 1451. Lúc thiếu thời, Christopher cùng với em trai tên là Bartholomew giúp cha trong việc chải len. Khi lớn lên, Christopher là một chàng thanh niên cao lớn, tóc đỏ, tính tình trầm lặng và rất sùng đạo. Giống như các thanh niên khác của xứ Genoa, Christopher đã theo các đoàn tầu thuyền đi đánh cá mòi và có lẽ đi tới tận đảo Corsica. Christopher cũng có dịp tới các bờ biển Bắc Phi và trong các chuyến hải hành này, chàng đã học hỏi được kỹ thuật đi biển. Vào năm 1476, Christopher Columbus đã theo tầu buôn xứ Genoa tới hải cảng Lisbon thuộc xứ Bồ Ðào Nha rồi tới cả nước Anh và miềnFlanders. Vào thời kỳ này, các quốc gia thuộc miền Ðịa Trung Hải đang gây chiến với nhau, vì vậy các tầu buôn đều phải có hộ tống. Con tầu chở Christopher khi tới phần biển phía nam của Bồ Ðào Nha thì bị tầu lạ tấn công và bị chìm. Christopher bơi được vào bờ và tìm đường tới Lisbon. Vào cuối thế kỷ 15, Bồ Ðào Nha là quốc gia đứng đầu về viễn du hàng hải. Trong một nửa thế kỷ và dưới sự bảo trợ của Hoàng Tử Henry, các thủy thủ Bồ đã thực hiện được các cuộc hải hành quan trọng tới các miền bờ biển Bắc Phi và đã mang về nhiều tài sản giá trị. Nhiều thương nhân gốc Genoa đã làm ăn phát đạt tại Lisbon và vì vậy, Christopher Columbus đã nhìn thấy cơ hội có thể trở nên một thuyền trưởng của các con tầu biển Bồ Ðào Nha. Việc đầu tiên Christopher Columbus phải làm là học nói, đọc và viết các tiếng La Tinh, tiếng Bồ và tiếng Castilian là ngôn ngữ chính của Tây Ban Nha, để có thể tự mình hiểu rõ các sách nói về địa dư. Christopher cũng mưu sinh trong một thời gian bằng nghề vẽ bản đồ. Năm 1479, Christopher kết hôn với cô Dona Felipa Perestrello, có cha là một trong các thuyền trưởng của Hoàng Tử Henry. Họ đã có một con trai tên là Diego. Nhờ giai cấp gia đình cao sang của vợ, Christopher có thể giao du với các nhân vật quan trọng và cũng nhờ vợ, ông đã có được bộ sưu tập các bản đồ của người cha vợ thuyền trưởng và sau đó, tìm hiểu thêm các khám phá và kế hoạch của nước Bồ Ðào Nha. Vào năm 1481, Christopher Columbus phục vụ dưới quyền của Vua John II của Bồ Ðào Nha và đã đi tới Elmina, một hải cảng thương mại của nước Bồ trên miền Bờ Biển Vàng (Gold Coast) của châu Phi. Christopher Columbus là người tự học, biết nhìn xa trông rộng lại có nhiều kinh nghiệm hàng hải nhờ các chuyến viễn du. Giống như nhiều nhà trí thức đương thời, Christopher biết rằng trái đất tròn. Do tin tưởng rằng bằng đường biển đi về hướng tây, ông có thể tới được châu Á là một miền đất giàu có. Hơn 200 năm về trước, Marco Polo đã mô tả nước Trung Hoa khiến cho các người châu Âu rất thèm muốn tới được châu Á. Hàng hóa của châu Á nếu vận chuyển bằng đường bộ, sẽ gặp nhiều trắc trở và bị hư hỏng, khiến cho giá thành tăng cao. Như vậy, các con tầu biển có thể chuyên chở nhiều hàng hóa hơn, sẽ khiến cho giá phẩm vật rẻ hơn. Tới lúc này, các thủy thủ Bồ Ðào Nha đã tìm thấy con đường vòng qua phía nam của châu Phi để đi tới Ấn Ðộ. Christopher tin rằng châu Á nằm ở phía tây của châu Âu nhưng vấn đề đặt ra là khoảng cách giữa hai châu này là bao nhiêu. Christopher Columbus đã nghiên cứu các chi tiết về khoảng cách đề cập trong Thánh Kinh, trong cuốn sách du lịch của Marco Polo và trong cuốn "Imago Mundi" (Hình ảnh của Thế Giới) của Hồng Y Pierra d' Ailly xuất bản vào đầu thế kỷ 15, cũng như căn cứ vào các lập luận của một nhà địa dư người Ý kiêm bác sĩ, có tên là Paolo Toscanelli, để đi tới phần kết luận quá lạc quan là nước Trung Hoa chỉ cách châu Âu 3,500 dậm về hướng tây trong khi khoảng cách thực sự là 11,766 dậm. Sau nhiều năm nghiên cứu với các dẫn chứng từ các học giả và từ các người đi biển danh tiếng, Christopher Columbus đã đệ trình kế hoạch thám hiểm của mình lên Vua John II của nước Bồ Ðào Nha vào năm 1484. Một ủy ban của nhà vua đã cứu xét dự án rồi bác bỏ vì lý do khó tin. Trong khi đó, người vợ qua đời, Christopher bèn mang con qua nước Tây Ban Nha, tìm kiếm người tài trợ kế hoạch. Ông gửi con cho các sư huynh tại tu viện La Rabida. Tại nước Tây Ban Nha, Christopher Columbus nhờ một số bạn bè có thế lực đệ trình kế hoạch thám hiểm lên Vua Ferdinand và Nữ Hoàng Isabella. Mặc dù đang bận tâm về cuộc chiến tranh với người Moors tại Granada, hai vị vua này cũng giao kế hoạch cho một ủy ban cứu xét và trong khi chờ đợi, ông Columbus đã cưới bà Beatriz Enriquez de Harana. Họ có một người con tên là Fernando. Do cứu xét lại kế hoạch của Columbus, Vua John mời nhà thám hiểm trở lại Bồ Ðào Nha nhưng đúng vào lúc này, Bartholomew Dias đã trở về sau khi tìm thấy Mũi Hảo Vọng. Như vậy con đường biển đi tới Ấn Ðộ đã được mở ra và người Bồ Ðào Nha không còn quan tâm tới con đường hướng về phía tây nữa. Trước tin tức này, Columbus đành ở lại Tây Ban Nha. Tháng 1 năm 1492, quân đội Tây Ban Nha đã chiến thắng tại Granada nên Vua Ferdinand và Nữ Hoàng Isabella đồng ý tài trợ chuyến đi của Columbus. Yếu tố quan trọng thứ nhất trong quyết định này là do vị quan Luis de Santagel, người thủ quỹ Cơ Mật Viện của Nữ Hoàng, đã hứa với nhà vua rằng ông ta sẵn sàng dùng tài sản tư để tài trợ dự án. Yếu tố thứ hai là vì Tây Ban Nha không được chính thức chấp nhận dùng con đường biển qua Tây Phi Châu, khi đó đã do nước Bồ Ðào Nha kiểm soát. Ngoài sự đồng ý tài trợ, hai nhà vua Tây Ban Nha này cũng hứa sẽ ban cho Christopher Columbus tước hiệu Ðô Ðốc của Ðại Dương (Admiral of the Ocean Sea) và Phó Vương của tất cả các hải đảo và lục địa nếu tìm thấy được.

Khi tràn vào lãnh thổ đế quốc Rô-ma, người Giéc-man đã tiêu diệt các quốc gia cổ đại của Rô-ma thành lập các vương quốc mới, như:

Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Italia ( Ý )

=> Hình thành xã hội phong kiến châu Âu.

- Sau khi chiếm đất của Rô-ma, người Giéc-man đã làm:

+ Chiếm đất của chủ nô Rô-ma chia cho nhau, trong đó các tướng lĩnh, quý tộc được chia phần

+ Phong các tước vị cho tướng lĩnh và quý tộc

-> Hình thành XHPK ở châu Âu với 2 giai cấp:

+ Lãnh chúa PK

+ Nông nô

30 tháng 8 2017

1

- Khi vào lãnh thổ của đế quốc Rô-ma, người Giéc-man đã thủ tiêu bộ máy nhà nước cũ, thành lập các vương quốc mới của họ. Người Giéc-man còn chiếm đất của chủ nô Rô-ma cũ rồi chia cho nhau, trong đó các tướng lĩnh quân sự và quý tộc được phần nhiều hơn. Đồng thời, các thủ lĩnh bộ lạc, các quý tộc thị tộc của người Giéc-man cũng tự xưng vua, phong các tước vị như công tước, bá tước, nam tước... tạo nên đẳng cấp quý tộc vũ sĩ.

- Người Giéc-man cũng từ bỏ các tôn giáo nguyên thuỷ của mình, tiếp thu Ki-tô giáo. Họ xây dựng nhà thờ và tìm cách chiếm đoạt ruộng đất của nông dân. Đồng thời, vua cũng phong tặng đất đai theo tước vị của các quý tộc trong nhà thờ. Tầng lớp quý tộc tăng lữ được hình thành.

2- Quý tộc vũ sĩ cùng với quý tộc tăng lữ đã tiến hành hàng loạt các cuộc chiến tranh xâm lược để mớ rộng bờ cõi và nô dịch nông dân. Chúng còn thường xuyên xung đột với nhau, chiếm ruộng đất của nhau và của nông dân. Quý tộc phong kiến dần trở thành những tầng lớp riêng, có đặc quyền và rất giàu có. Họ trở thành các lãnh chúa phong kiến. Nô lệ, nông dân bị phá sản biến thành nông nô phụ thuộc lãnh chúa.
ko chắc là đúng đâu

30 tháng 8 2017

nhà minh xâm lược nc ta năm 1406

nhà minh xâm lược nc ta năm 905

30 tháng 8 2017

nhà đường đâu bạn]

30 tháng 8 2017

Sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường :

Những biểu hiện sự phát triển thịnh vượng của nhà Đường về : tổ chức nhà nước, kinh tế, đối ngoại. Đồng thời, giải thích được vì sao đến thời Đường, xã hội Trung Quốc phát triển thịnh vượng (đất nước thống nhất, chính quyền vững mạnh, là cơ sở để đẩy mạnh phát triển kinh tế,...).

mình làm thế này đc chưa

30 tháng 8 2017

Biểu hiện sự thịnh trị của chế độ phong kiến thời Đường cần xét theo nhiều phương diện.

-Trước tiên về chính sách của vua Đường:

+Chế độ quân điền: đem ruộng đất bỏ hoang, ruộng đất công chia cho dân đinh, họ có trách nhiệm cày cấy trên mảnh ruộng đó và nộp tô thuế cho nhà nước

+Thi hành chính sách xâm lược mở rộng lãnh thổ


-Về tổ chức nhà nước:

+Bỏ chức Tể tướng, thay vào đó là các chức Thượng thư đứng đầu 6 bộ (Lại, Lễ, Binh, Hình, Công, Hộ), nhằm hạn chế quyền lực tập trung vào một người
+Tập trung mọi quyền lực vào tay vua, vua trực tiếp chỉ huy quân đội nhà nước


- Về Kinh tế- Văn hóa- Xã hội

+Nhờ những chính sách Quân điền, xâm lược mà đất đai TQ được mở rộng, không có ruộng đất bị bỏ hoang, kinh tế phát triển đa dạng ngành nghề.

+Thời gian này, Nho giáo và Phật giáo song song phát triển.

+Văn học phát triển rực rỡ, đặc biệt là thơ Đường với các nhà thơ nổi tiếng (Lí Bạch, Bạch Cư Dị,...) và tiểu thuyết chương hồi (với tác phẩm tiêu biểu: Tây Du Kí - Ngô Thừa Ân; Hồng lâu mộng; Tam quốc diễn nghĩa...)

30 tháng 8 2017

Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha là hai nước đi đầu trong phong trào phát kiến địa lí. Năm 1415 một trường hàng hải do Hoàng tử Henrique sáng lập và bảo trợ. Từ đó, hàng năm người Bồ Đào Nha tổ chức những cuộc thám hiểm men theo bờ biển phía tây châu Phi.

Năm 1486, đoàn thám hiểm Bồ Đào Nha do Bartolomeu Dias chỉ huy đã tới được cực nam châu Phi, họ đặt tên mũi đất này là mũi Hy Vọng.
Năm 1497, Vasco da Gama đã cầm đầu đoàn thám hiểm Bồ Đào Nha tới được Ấn Độ.

Người Tây Ban Nha lại đi tìm Ấn Độ theo hướng Mặt Trời lặn. Năm 1492, một đoàn thám hiểm do Cristoforo Colombo chỉ huy đã tới được quần đảo miền trung châu Mĩ, nhưng ông lại tưởng là đã tới được Ấn Độ. Ông gọi những người thổ dân ở đây là Indians. Sau này, một nhà hàng hải người Ý là Amerigo Vespucci mới phát hiện ra Ấn Độ của Colombo không phải là Ấn Độ mà là một vùng đất hoàn toàn mới đối với người châu Âu. Amerigo đã viết một cuốn sách để chứng minh điều đó. Vùng đất mới đó sau này mang tên America. Thật đáng tiếc cho Colombo.

Năm 1519-1522, Ferdinand Magellan đã cầm đầu đoàn thám hiểm Tây Ban Nha lần đầu tiên đi vòng quanh thế giới. Một hạm đội gồm 5 tàu với 265 người đã vượt Đại Tây Dương tới bờ biển phía đông của Nam Mĩ. Họ đã đi theo một eo biển hẹp gần cực nam châu Mĩ và sang được một đại dương mênh mông ở phía bên kia. Suốt quá trình vượt đại dương mênh mông đó, đoàn tàu buồm của Magellan hầu như không gặp một cơn bão đáng kể nào. Ông đặt tên cho đại dương mới đó là Thái Bình Dương. Magellan đã bỏ mạng ở Philippines do trúng tên độc của thổ dân. Đoàn thám hiểm của ông cũng chỉ có 18 người sống sót trở về được tới quê hương. 247 người bỏ mạng trên tất cả các vùng biển và các hòn đảo trên thế giới vì những nguyên nhân khác nhau. Nhưng thành công lớn nhất mà chuyến đi đạt được là lần đầu tiên con người đã đi vòng quanh thế giới.

30 tháng 8 2017

Theo mình nhớ thì nước đi đầu trong các cuộc phát kiến đại lí là : Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.

30 tháng 8 2017

Văn trào văn hóa phục hưng bắt đầu từ thế kỉ XIV đến thế kỉ XVII là kết thúc(nó kéo dài trong vòng 3 thế kỉ)

30 tháng 8 2017

Từ XIV \(\rightarrow\)XVII ( kéo dài 3 thế kỉ)

1 tháng 9 2017

1. Lãnh địa phong kiến là vùng đất riêng của mỗi lãnh chúa phong kiến. Đây cũng là đơn vị chính trị kinh tế cơ bản thời XHPK. Lãnh địa bao gồm có đất đai, dinh thự với tường cao, hào sâu, kho tàng, đồng cỏ, đầm lầy … của lãnh chúa.

2. Tổ chức và hoạt động lãnh địa:

- Nông nô nhận đất canh tác của lãnh chúa và nộp tô thuế, ngoài ra còn phải nộp nhiều thứ thuế khác.

- Lãnh chúa bóc lột nông nô, họ không phải lao động, sống sung sướng, xa hoa.

3. Đặc trưng cơ bản của lãnh địa: là đơn vị kinh tế, chính trị độc lập mang tính tự cung tự cấp, đóng kín của một lãnh chúa.

4. Nguyên nhân:

- Thời kì phong kiến phân quyền, các lãnh địa đều đóng kín, không trao đổi buôn bán với bên ngoài.

- Từ cuối thế kỉ XI, do sản xuất hàng thủ công phát triển, thợ thủ công đã đem hàng hoá tự nơi đông người để trao đổi, buôn bán, độc xưởng sản xuất, hình thành nên các thị trấn rồi phát triển thành thành phố, được gọi là thành thị.

=> Thành thị được hình thành.

5. Trong thành thị, cư dân chủ yếu là những thợ thủ công và thương nhân. Họ lập ra các phường hội, thương hội để cùng nhau sản xuất và buôn bán. Hằng năm, họ còn tổ chức những hội chợ lớn để triển lãm, trao đổi và buôn bán sản phẩm.

6. Thành thị có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của xã hội phong kiến ở châu Âu, giúp phát triển kinh tế.

29 tháng 8 2017

a,Thời Tần, chế độ phong kiến ở Trung Quốc đã được hình thành, Tần Thuỷ Hoàng đã thi hành một loạt chính sách như chia đất nước thành các quận, huyện và trực tiếp cử quan lại đến cai trị, ban hành một chế độ đo lường và tiền tệ thống nhất cho cả nước, gây chiến tranh, mở rộng lãnh thổ về phía bắc và phía nam...
Các vua thời nhà Hán đã xoá bỏ chế độ pháp luật hà khắc của nhà Tần, giảm nhẹ tô thuế và sưu dịch cho nông dân, khuyến khích họ
nhận ruộng cày cấy và khẩn hoang, phát triển sản xuất nông nghiệp.
Nhờ thế, kinh tế phát triển, trật tự xã hội ổn định, thế nước đã vững vàng. Nhà Hán còn tiến hành nhiều cuộc chiến tranh, xâm lấn bán đảo Triều Tiên, thôn tính các nước phương Nam.
b,

Kéo dài 4 thế kỷ, nhà Hán được xem như là Triều đại huy hoàng nhất trong lịch sử Trung Quốc.[3] Cho đến ngày nay, nhóm dân tộc chiếm phần lớn dân số Trung Quốc cũng tự cho mình là người Hán, và chữ viết Trung Quốc cũng được xem là chữ Hán.[4]

Nhà Hán đặt ra các khu vực cai trị được quản lý trực tiếp từ trung ương, thường được gọi là quận và một số nước chư hầu. Tuy nhiên, những nước này đã dần dần bị loại bỏ, đặc biệt là sau Loạn bảy nước xảy ra dưới thời Hán Cảnh Đế Lưu Khải. Năm 200 TCN, một quốc gia du mục ở miền Bắc là Hung Nô đã đánh bại quân đội nhà Hán. Sau khi thất bại, nhà Hán đã bắt đầu dựng lên một cuộc hôn nhân giữa công chúa nhà Hán với vua Hung Nô. Và thực sự, nhà Hán đã chịu thua kém Hung Nô. Mặc dù hai bên đã ký hòa ước với nhau, nhưng người Hung Nô vẫn thường xuyên tấn công biên giới phía Bắc nhà Hán. Đến thời Hán Vũ Đế Lưu Triệt, ông đã phát động nhiều chiến dịch quân sự chống trả, và những chiến thắng trong những cuộc chiến cuối cùng đã khiến Hung Nô phải thần phục và hằng năm nộp cống cho nhà Hán. Những chiến dịch mở rộng cương thổ được thực hiện chủ yếu tại lòng chảo Tarim, Trung Á. Thành lập một hệ thống thương mại rộng lớn tới tận khu vực Địa Trung Hải mà người ta thường gọi là con đường tơ lụa. Nhà Hán chia Hung Nô thành hai nước đối lập nhau, Nam và Bắc Hung Nô qua sông Y Lê. Tuy đã ổn định biên giới phía bắc, nhưng nhà Hán vẫn gặp nhiều cuộc tấn công của người Tiên Ti.

d,Ở thời Tống, nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, nhiều vấn đề cấp bách được đặt ra cần phải giải quyết. Được nhà vua đồng ý, năm 1069 Vương An Thạch đã đề ra một chương trình cải cách toàn diện, mạnh dạn. Trong đó có điểm đáng chú ý là: Nhà nước sẽ đứng ra cho dân chúng vay nợ trong kì giáp hạt, giảm nhẹ khoản đóng góp của nhân dân, khuyến khích khẩn hoang, làm các công trình thuỷ lợi để phát triển sản xuất. Tuy nhiên, hiệu quả của quá trình cải cách không được bao nhiêu, mặc dù chính sách cải cách của Vương An Thạch vẫn được thi hành cho đến khi Tống Thần Tông chết (1085) mới bãi bỏ.Cùng với nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp được mở rộng hơn. Nghề dệt có nhiều tiến bộ.

c,Nhà Đường tiếp tục tăng cường bộ máy cai trị, Hoàng đế có uy quyền vô biên. Cùng với việc củng cố bộ máy triều đình, các hoàng đế nhà Đường đã thi hành hai việc đáng chú ý: một là cử người thân tín cai quản các địa phương, đặc biệt là cử những người thân tộc và các công thần giữ chức Tiết độ sứ, cai trị các vùng biên cương (đây là chức quan chỉ huy, cai quản cả dân sự và quân sự); hai là đặt các khoa thi để tuyển chọn người làm quan. Không phải chỉ có dòng dõi quý tộc, mà con em địa chủ, nếu học giỏi có tài, thi đỗ cũng có thể ra làm quan, được phong tước vị. Như thế, chế độ phong kiến đã tạo điều kiện cho các tầng lớp phong kiến được tham gia bộ máy cai trị từ trung ương đến địa phương. Chính quyền phong kiến đến thời Đường đã được tăng cường nhằm nâng cao quyền lực tuyệt đối của Hoàng đế.

29 tháng 8 2017

e,

Chế độ chính trị của triều Nguyên và của triều Kim đều thừa tập chế độ của triều Tống, chọn thi hành chế độ văn võ phân quyền, lấy Trung thư tỉnh tổng quản chính vụ, Xu mật viện quản lý binh quyền. Tuy nhiên, Trung thư tỉnh của triều Nguyên đã trở thành cơ quan hành chính tối ao trung ương, Nguyên không đặt Môn hạ tỉnh, Thượng thư tỉnh khi đặt khi không, chỉ có thời Thế Tổ và Vũ Tông là đặt, do vậy quyền lực của Mông hạ tỉnh và Thượng thư tỉnh đều giao cho Trung thư tỉnh

f Nhà Minh

Sau nhà Đường, nhà Tống đến nhà Nguyên.

- Nhà Minh thành lập (1368 – 1644), người sáng lập là Chu Nguyên Chương, từ cuộc khởi nghĩa nông dân.
- Về bộ máy chính quyền: Nhà nước phong kiến ngày càng tập quyền. Quyền lực ngày càng tập trung trong tay nhà vua, bỏ Thái úy và Thừa tướng thay vào đó là các bộ.
- Về chính sách xâm lược: Mở rộng bành trướng ra bên ngoài, trong đó có sang xâm lược Đại Việt nhưng đã thất bại nặng nề.

Cũng như các triều đại phong kiến trước đó, cuối triều Minh ruộng đất ngày càng tập trung vào tay giai cấp quý tộc, địa chủ, còn nông dân ngày càng cực khổ ruộng ít, sưu cao, thuế nặng, cộng với phải đi lính phục vụ cho các cuộc chiến tranh xâm lược, mở rộng lãnh thổ của các triều vua, vì vậy mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ ngày càng gay gắt và cuộc khởi nghĩa nông dân Lý Tự Thành làm cho nhà Minh sụp đổ.

g,- Khởi nghĩa của Lý Tự Thành làm cho nhà Minh sụp đổ, giữa lúc đó bộ tộc Mãn Thanh ở phía Bắc Trung Quốc đã đánh bại Lý Tự Thành lập ra nhà Thanh (1644 – 1911).
-
- Về bộ máy chính quyền: Ra sức củng cố bộ máy chính quyền, áp bức dân tộc, bắt người Trung Quốc ăn mặc và theo phong tục người Mãn, mua chuộc địa chủ người Hán.

- Đối ngoại: Thi hành chính sách “bế quan tỏa cảng” trong bối cảnh bị sự nhòm ngó của tư bản phương Tây dẫn đến sự suy sụp của chế độ phong kiến. Cách mạng Tân Hợi năm 1911 đã làm cho nhà Thanh sụp đổ.

ko biết có đúng ko đó

Trần Thủ Độ sinh năm 1194, mất năm 1264.

Là một vị quan cuối nhà Lý đầu nhà Trần.Ông có vai trò trong việc lật đổ nhà Lý và lập nên nhà Trần.

30 tháng 8 2017

Thank bạn nha