K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời câu hỏi:"Quê hương tôi có con sông xanh biếcNước gương trong soi tóc những hàng treTâm hồn tôi là một buổi trưa hèTỏa nắng xuống lòng sông lấp loángChẳng biết nước có giữ ngày, giữ thángGiữ bao nhiêu kỷ niệm giữa dòng trôi?Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi!Tôi giữ mãi mối tình mới mẻSông của quê hương, sông của tuổi trẻSông của miền...
Đọc tiếp

Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời câu hỏi:
"Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Tỏa nắng xuống lòng sông lấp loáng
Chẳng biết nước có giữ ngày, giữ tháng
Giữ bao nhiêu kỷ niệm giữa dòng trôi?
Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi!
Tôi giữ mãi mối tình mới mẻ
Sông của quê hương, sông của tuổi trẻ
Sông của miền Nam nước Việt thân yêu..."
a) Hãy đặt một nhan đề thích hợp cho đoạn thơ trên.
b) Xác định từ loại các từ in đậm.
c) Hãy tìm một phép so sánh có trong đoạn thơ và nêu tác dụng.
d) Từ đoạn thơ trên, em hãy viết một đoạn văn ngắn từ 7-9 câu để miêu tả vẻ đẹp của dòng sông quê hương.

1
2 tháng 9 2021

a, Em có thể đặt thêm, đây là chị tự nghĩ ấy: Dòng sông quê hương, Quê tôi có một dòng sông...

b, Từ nào in đậm vậy em?

c, Em tham khảo:

So sánh: “Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè”

-  Hiệu quả:  Tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt, làm nổi bật hình ảnh một dòng sông hiền hòa, thơ mộng và giúp tác giả bày tỏ tình cảm của mình một cách tự nhiên, sinh động, mượt mà.

d, 

Em tham khảo:

Tuổi thơ của em gắn liền với những cảnh đẹp của quê hương. Đó là những cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay hay con đường quen thuộc in dấu chân quen.... nhưng gần gũi và thân thiết nhất vẫn là dòng sông nhỏ đầy ắp tiếng cười của bọn trẻ chúng em mỗi buổi chiều hè.

Con sông là một nhánh của sông Hồng. Nó chảy qua bao nhiêu xóm làng, qua những cánh đồng xanh mướt lúa khoai rồi chảy qua làng em. Con sông như lặng đi trước vẻ đẹp của xóm làng. Nó trầm ngâm phản chiếu những hàng tre đỏ bóng mát rượi xuống đôi bờ.

Buổi sáng dòng sông như một dải lụa đào thướt tha. Trưa về, nắng đổ xuống làm mặt sông lấp loáng một màu nắng chói chang. Trên những cành tre bên bờ, một gã bói cá lông xanh biếc hay một một chú cò lông trắng như vôi đang lim dim ngắm bóng mình dưới nước. Chiều chiều, bọn trẻ chúng em rủ nhau ra sông tắm. Chúng em đùa nghịch vẫy vùng làm nước bắn tung toé. Phía cuối sông vọng lên tiếng gõ lanh canh của bác thuyền chài đánh cá làm rộn rã cả khúc sông. Buổi tối, ông trăng tròn vành vạnh nhô lên khỏi rặng tre in bóng xuống mặt sông thì dòng sông trở thành một đường trăng lung linh dát vàng. Mỗi khi học bài xong, em và các bạn rủ nhau ra bờ sông hóng mát. Ngồi trên bờ sông ngắm cảnh và hưởng những làn gió mát rượi từ sông đưa lên, lòng em thảnh thơi, sảng khoái đến vô cùng.

Em yêu dòng sông như yêu người mẹ hiền. Sau này dù thời gian có làm phai mờ những kỉ niệm thời thơ ấu nhưng hình ảnh dòng sông quê hương mãi mãi in sâu trong tâm trí em.

Biện pháp tu từ trong đoạn: 

+ Điệp từ: "Đảng ta" lặp lại 4 lần.

+ Hoán dụ: trăm tay nghìn mắt

+ Ẩn dụ: Xương sắt da đồng

Phân tích: Với giọng thơ hào hùng để nói về khí pháp của Đảng với đất nước Việt Nam, Tố Hữu đã nhấn mạnh hai chữ "Đảng ta" đặt ở mỗi đầu dòng thơ như một âm hưởng, nhịp điệu mới trong một bản bài ca mà ở đó luôn có Đảng, nơi được nhà nước, nhân dân tin tưởng. Hình ảnh "trăm tay trăm mắt" là một hình ảnh hoán dụ đặc sắc. Đây là chỉ những người dân Việt Nam qua những bàn tay khéo léo, cần cù và đôi mắt sáng ngời. Tiếp đến, phép ẩn dụ "xương sắt da đồng" nói về phẩm chất cao quý của con người Việt Nam. Con người với sức mạnh to lớn, mình đồng da sắt, không hề nhỏ nhoi và luôn kiên cường bất khuất trước mọi bão giông. Quả thật, một Đảng mà có nhân dân, nhà nước và đặt biệt là niềm tin sẽ luôn mãi bước tiếp phát triển trong những năm tiếp theo.

2 tháng 9 2021

Ai giúp mình với

 

Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầy bên dưới:                                         CÂU CHUYỆN QUẢ TÁOMột em bé đáng yêu đang cầm hai quả táo trong tay. Mẹ em bước vào phòng và mỉm cười hỏi cô con gái nhỏ: “Con yêu, con có thể cho mẹ một quả táo được không?”Em bé ngước nhìn mẹ trong một vài giây, rồi sau đó lại nhìn xuống từng quả táo trên hai tay mình. Bất chợt, em cắn một miếng trên quả táo ở tay phải,...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầy bên dưới:
                                         CÂU CHUYỆN QUẢ TÁO
Một em bé đáng yêu đang cầm hai quả táo trong tay. Mẹ em bước vào phòng và mỉm cười hỏi cô con gái nhỏ: “Con yêu, con có thể cho mẹ một quả táo được không?”
Em bé ngước nhìn mẹ trong một vài giây, rồi sau đó lại nhìn xuống từng quả táo trên hai tay mình. Bất chợt, em cắn một miếng trên quả táo ở tay phải, rồi lại cắn thêm một miếng trên quả táo bên tay trái.
Nụ cười trên gương mặt bà mẹ bỗng trở nên gượng gạo. Bà cố gắng không để lộ nỗi thất vọng của mình.
Sau đó, cô gái nhỏ giơ lên một trong hai quả táo vừa bị cắn lúc nãy và rạng rỡ nói: “Quả táo này dành cho mẹ nhé, nó ngọt hơn đấy ạ!”.
a) Tóm tắt văn bản từ 2-3 câu.
b) Văn bản trên thuộc kiểu văn bản nào (miêu tả, biểu cảm, tự sự, nghị luận, thuyết minh)?
c) Xác định thành phần vị ngữ của câu: Nụ cười trên gương mặt bà mẹ bỗng trở nên gượng gạo.
d. Từ câu chuyện trên, em rút ra được bài học gì?

1
2 tháng 9 2021

a, Câu chuyện kể về người mẹ, cô con gái và 2 quả táo. Ban đầu người mẹ tỏ ra bất ngờ khi con gái nhỏ cắn 2 miếng ở quả táo, nhưng sau khi cô bé đưa quả ngọt hơn cho mẹ, ta có thể cô bé rất hiếu thảo. 

b, PTBD: miêu tả và biểu cảm

c, Nụ cười trên gương mặt bà mẹ bỗng trở nên gượng gạoVN

d, Bài học về sự hiếu thảo

Bài 1: Hãy chỉ ra 3 hình ảnh so sánh đặc sắc và phân tích hiệu quả nghệ thuật của 3 hình ảnh đó trong truyện ngắn Tôi đi học của Thanh Tịnh ?Gợi ý:+ Phải chỉ ra được 3 hình ảnh đặc sắc đó+ Ba hình ảnh này xuất hiện trong 3 thời điểm khác nhau: (chỉ rõ 3 thời điểm)+ Hiệu quả nghệ thuật:- Các hình ảnh so sánh trên diễn tả rất rõ nét sự vận động tâm trạng của nhân vật tôi. (làm rõ ý này)- Những...
Đọc tiếp

Bài 1: Hãy chỉ ra 3 hình ảnh so sánh đặc sắc và phân tích hiệu quả nghệ thuật của 3 hình ảnh đó trong truyện ngắn Tôi đi học của Thanh Tịnh ?

Gợi ý:

+ Phải chỉ ra được 3 hình ảnh đặc sắc đó

+ Ba hình ảnh này xuất hiện trong 3 thời điểm khác nhau: (chỉ rõ 3 thời điểm)

+ Hiệu quả nghệ thuật:

- Các hình ảnh so sánh trên diễn tả rất rõ nét sự vận động tâm trạng của nhân vật tôi. (làm rõ ý này)

- Những hình ảnh so sánh này giúp ta hiểu rõ hơn tâm lí của các em nhỏ lần đầu đến trường.

- Các hình ảnh thật tươi sáng, nhẹ nhàng tăng thêm màu sắc trữ tình cho tác phẩm.

* Đánh giá: Hẳn phải có một ngòi bút tài hoa, phải có một tâm hồn nhạy cảm Thanh Tịnh mới có thể viết lên những hình sánh so sánh hay đến vậy

* Viết thành đoạn:

- Gợi ý:

+ Giới thi ệu 3 hình ảnh so sánh rất hay và đầy thú vị. Ba hình ảnh được xuất hiện ở ba thời điểm khác nhau.

+ Những hình ảnh này đã diễn tả rất rõ sự vận động tâm trạng của tôi: từ nao nao nhớ về ngày đầu tiên đến trường đến nhớ những cảm giác, ý nghĩ non nớt thơ ngây và cuối cùng là những tâm trạng rụt rè, e sợ của tôi và các cô cậu học trò khác.

+ Các hình ảnh so sánh này đã giúp ta hiểu rõ hơn tâm lí của những em bé lần đầu tiên tới trường. Những hình ảnh so sánh này thật tươi sáng, nhẹ nhàng làm tăng thêm màu sắc trữ tình cho tác phẩm.

+ Hẳn phải là một ngòi bút tài hoa, phải có một tâm hồn nhạy cảm, Thanh Tịnh mới có thể viết lên những hình ảnh so sánh hay đến vậy.

0

tham khảo:

Nhân ngày hai mươi hai tháng mười hai – ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam, ngày quốc phòng toàn dân, trường em đã tổ chức đưa học sinh đến thăm các chú bộ đội hải quân ở quần đảo Trường Sa của tỉnh Khánh Hòa để hiểu rõ về công việc, nhiệm vụ mà các chú đang phải thực hiện.

 

Sau hai giờ đi tàu trên biển, cuối cùng chúng em cũng đến được quần đảo Trường Sa, nơi đóng quân của các chú bộ đội hải quân.

Ấn tượng đầu tiên về nơi đây đó là sự tĩnh lặng, trang nghiêm và khá vắng vẻ, không có nhiều người qua lại như nơi em sinh sống, cũng không có xe cộ qua lại tấp nập.

Trước cổng vào là hai chú bộ đội đang canh gác, các chú mặc quần áo của bộ đội, áo màu trắng, trên cổ có diềm màu xanh dương, đội mũ màu trắng, trên vai đeo một khẩu súng dài rất nghiêm trang, bệ vệ.

Khi nhìn thấy thầy giáo dẫn đoàn dẫn chúng em vào, các chú đã tiến lên trước một bước, để tay lên trán chào theo đúng kiểu quy định trong quân đội, đám học sinh chúng em cũng bị không khí nghiêm túc nơi đây ảnh hưởng, không còn tiếng cười đùa như còn ở trên tàu nữa, đồng loạt không ai bảo ai, chúng em cũng dơ tay lên chào lại với các chú ấy. Lúc ấy em cảm thấy mình và các bạn thật giống những chú lính nhỏ tuổi. Sau khi được sự đồng ý của các chú bộ đội gác cổng, chúng em được một chú bộ đội khác dẫn vào hội trường của đơn vị đóng quân nơi đây. Hội trường rất rộng, trên khán đài được bày một bục cao để trò chuyện, bên cạnh là ảnh bác Hồ, trên tường là mô hình của ngôi sao năm cánh và cờ đỏ búa liềm. Chúng em ai cũng ngơ ngác, liếc ngang ngó dọc khắp hội trường một cách thích thú, tò mò.

 

Lên trò chuyện với chúng em là một bác đại úy khá lớn tuổi - bác là một cựu chiến binh của binh đoàn hải quân ở quần đảo Trường Sa này.

Bác có vóc người cao lớn, giọng nói to, hào sảng và rất nghiêm trang. Bác đã kể cho chúng em nghe về quá trình đấu tranh gian khó trong những ngày đất nước có chiến tranh rồi ý nghĩa của ngày hai hai tháng mười hai hôm nay. Chúng em đã rất chăm chú nghe và ghi nhớ những lời bác đã nói. Cũng có rất nhiều bạn đã dơ tay đứng lên hỏi bác những câu hỏi như: Vì sao lại phải thành lập quân đội nhân dân Việt Nam? Hay Ai là người chủ trương thành lập?…..Bác đã cặn kẽ giải đáp những thắc mắc của từng bạn và còn giải thích thêm để chúng em hiểu rõ hơn về ý nghĩa của ngày này.

Khác với vẻ nghiêm trang, trịnh trọng mà chúng em cảm nhận được ban đầu, khi kể về những câu chuyện vui khi bác còn là một người lính, giọng bác trở lên rất sôi nổi, hóm hỉnh. Bác kể đời lính tuy có vất vả nhưng lại rất vui, mọi người sống cùng với nhau, sát cánh bên nhau trong những ngày gian khổ nhất. Những câu chuyện của bác kể rất thú vị và hấp dẫn, qua đó chúng em hiểu được nhiều hơn về cuộc sống của người lính trong chiến tranh giải phóng dân tộc. Sau khi trò chuyện, bác đại úy lại dẫn chúng em ra nơi các chiến sĩ hải quân đang làm nhiệm vụ canh gác, đó là một cái chòi lớn ở trên cao. Các chú bộ đội hải quân đứng nghiêm trang làm nhiệm vụ. Vì đây là đường biên giới trên biển của nước ta nên mọi hoạt động quan sát, bảo vệ đều được thực hiện rất cẩn trọng, nghiêm túc.

 

Các chú hải quân phải đứng trực trên đây hai tư trên hai tư, các chú luân phiên nhau trực, không có một chút lơ là, mất cảnh giác. Công việc tưởng như nhàn, chỉ việc đứng nghiêm canh gác nhưng thực chất rất khó khăn và tốn nhiều sức lực, các chú phải đứng nghiêm một tư thế mà vẫn đảm bảo quan sát được mọi tình hình diễn ra bên dưới, dù mệt nhưng cũng không được tự ý nghỉ ngơi mà phải cần có sự cho phép của cấp trên. Thời tiết ở đây rất lạnh, gió biển thổi mạnh đưa hơi nước biển tạt vào mắt làm mắt em cay xè, đôi mắt không thể mở ra nổi, nhưng các chú vẫn đứng canh gác rất hiên ngang, không hề tỏ ra mệt mỏi, uể oải. Điều này làm em rất kính phục các chú.

Khi đi quan sát nơi ở của các chú bộ đội em mới biết các chú phải sinh hoạt trong một không gian rất nhỏ, một phòng có từ bảy đến tám người, ngủ trên những chiếc giường tầng nhỏ xíu. Mọi sinh hoạt đều không được đầy đủ, tiện nghi như ở thành phố. Ở đây các chú bộ đội hải quân vừa làm nhiệm vụ vừa tham gia sản xuất, nhìn khu vườn đầy rau xanh, những con lợn béo tốt nuôi trong vườn em lại càng cảm phục tinh thần và ý thức chiến đấu, bảo vệ tổ quốc của các chú.

Làm việc nơi thời tiết có phần khó khăn, khắc nghiệt nhưng các chú bộ đội hải quân vẫn ngày đêm canh giữ, bảo vệ sự bình yên của dân tộc, cho đất nước. Chuyến đi ngày hôm đó làm em hiểu sâu sắc hơn về công việc của các chú bộ đội, càng làm em thêm yêu và kính trọng các chú hơn nữa.

    Tóm tắt văn bản sau và nêu suy nghĩ về tình bạn.  Mọi người giúp mình với. Mình cảm ơn rất nhìu                                                       BẠN Ở QUÊTự dưng tôi thấy muốn trào nước mắt. Nhìn Hạ vất vả như thế nhưng sự thơm thảo thì không mấy người bằng. Nghe Hạ nói vậy tôi không biết nói gì hơn đành nhận túi ổi của Hạ đưa.***Đang dừng xe chờ qua phà tôi bỗng thấy bàn tay ai đó vỗ mạnh vào...
Đọc tiếp

    Tóm tắt văn bản sau và nêu suy nghĩ về tình bạn.  Mọi người giúp mình với. Mình cảm ơn rất nhìu                                                       

BẠN Ở QUÊ

Tự dưng tôi thấy muốn trào nước mắt. Nhìn Hạ vất vả như thế nhưng sự thơm thảo thì không mấy người bằng. Nghe Hạ nói vậy tôi không biết nói gì hơn đành nhận túi ổi của Hạ đưa.

***

Đang dừng xe chờ qua phà tôi bỗng thấy bàn tay ai đó vỗ mạnh vào vai, định thần quay lại nhận ngay ra là Hạ, khuôn mặt sạm nắng, chiếc mũ vải bạc phếch che mái tóc vàng ệch, lòe xòe trước trán, nụ cười hết cỡ khoe hai chiếc răng khểnh trông rất ngộ. Tay bê rổ ổi giọng nó vồn vã:

- Đi đâu vậy? Đợi tý, tao gửi cho con mày mấy quả ổi. Món này con Giang và thằng Hiếu nhà mày chúng thích phải biết.

Vừa nói Hạ vừa đặt rổ ổi xuống mé đường và với tay lấy chiếc túi bóng, nó lựa nhưng quả căng tròn trong rổ cho đầy túi treo vào ghi đông xe cho tôi. Thấy vậy tôi cản lại bảo:

- Buôn bán lãi lờ được bao nhiêu mà cho nhiều thế này chứ. Thôi để mà bán, tao không lấy đâu!

- Mày không nhận tao giận đấy. Có mấy quả ổi vườn nhà thôi chứ có gì to tát đâu mà ngại ngiếc gì. Cầm về cho con nó vui. Tao cho con mày chứ có cho mày đâu. Bảo chúng là của bác Hạ cho. Lâu lắm không gặp bọn trẻ chắc lớn lắm rồi nhỉ? Nhớ ngày con Giang về nhà tao dạo còn bé ấy, dẫn nó ra vườn ổi, hái cho mấy quả, con bé thích thú ăn ngấu nghiến và vẫn không quên bảo để phần cho em Hiếu nữa.

 

Tự dưng tôi thấy muốn trào nước mắt. Nhìn Hạ vất vả như thế nhưng sự thơm thảo thì không mấy người bằng. Nghe Hạ nói vậy tôi không biết nói gì hơn đành nhận túi ổi của Hạ đưa. Tôi bảo Hạ:

- Vào quán nước kia ngồi nói chuyện tý, lâu rồi mình không gặp nhau.

Hạ ngồi trước mặt tôi, chân co, chân duỗi, nhấp nhổm, người vất vả đến dáng ngồi cũng khắc khổ. Khuôn mặt sạm đen, xen lẫn nhưng vết nhăn hằn sâu trên khóe mắt do dầm mưa dãi nắng cả ngày trên đồng ruộng, và đến mua thu hoạch thì lại đày mình suốt ngày dưới trời mưa, nắng trên mặt đường thế này để bán. Khi thì ổi, lúc thì ngô, khoai đủ thứ mà vợ chồng Hạ làm ra từ vườn bãi của nhà. Trời nắng nóng, chiếc áo xộc xệch vậy mà mồm thì vẫn cứ líu lo:

- Lâu lắm không gặp mày. Hai đứa trẻ chúng học lớp mấy rồi? Con Giang thích ăn ổi lòng đỏ nhất về chọn cho nó, quả màu vàng sẫm hơn là ổi đỏ nhớ nhé. Khi nào rảnh đưa vợ con về tao chơi tha hồ chọn, ổi gì cũng có.

Hạ vẫn tốt như thế ! Vẫn luôn sởi lởi và rộng rãi với bạn như thế! Nó nhớ cả những sở thích của con gái tôi. Hạ vẫn nghèo như thế. Nhưng nó cảm thấy hài lòng với cuộc sống của mình, vẫn coi như vậy là hạnh phúc.

Tôi và Hạ ở cùng làng, học với nhau suốt những năm phổ thông. Hạ học kém nhưng lại rất khéo tay và làm cái gì cũng rành. Nó thường bảo với bọn tôi là "tao ghét học chữ nghĩa và có lẽ vì thế chữ nghĩa cũng ghét tao nên tao học không vào, tao chỉ thích làm những gì mình thích thôi". Nhớ ngày còn bé chúng tôi cùng chăn trâu, tắm sông, cùng bắt cua, tát mương bắt cá. Hạ rất sát cá, là tay bắt cá có hạng, nhớ có lần đi hôi cá ở đầm hợp tác. Cá chuối khi nước cạn thì chúng chui hết vào những hang được chúng đào trong đám cỏ lăn mọc tua tủa như những que tre. Tôi loay hoay cả buổi chiều bắt được đúng 2 con cá chuối và một con cá trê bằng cổ tay, trong khi Hạ bắt được một giỏ đầy có tới gần yến cá. Thấy tôi được ít nó bắt cho tôi hẳn 7 con, nó bảo cho thế để đủ chục con. Còn đá bóng thì Hạ là một tiền đạo xông xáo quyết liệt với những cú xoạc bóng rất gan dạ. Nhiều trận về, chân, đùi xây xát, mau me bê bết. Trông mà ái ngại cho nó, tôi bảo "mày hăng quá thế nguy hiểm lắm", nó ậm ừ cho phải phép nhưng rồi cứ xung trận là nó lại dũng mãnh như thế. Ở phe với nó chúng tôi thường giành phần thắng, nên khi lũ trẻ chia quân đứa nào cũng muốn nhận nó về phe mình, nhiều khi vì thế mà cãi nhau to. Những ngày mưa rét thả trâu ra đồng, Hạ thường khoét lò làm bếp để cả bọn đốt sưởi, khoai sắn thì cắt cử nhau, nhà nào có gì mang nấy, sắn, khoai nướng cháy đen nhẻm, khi ăn than tro bôi ngoe ngoét, mặt đứa nào, đứa nấy đầy vết nhọ trông như lũ hề vậy, thời ấy đói khổ nhưng mà vui, đứa nào có gì cũng dấm dúi giấu bố mẹ để mang đi chăn trâu cùng chia nhau ăn. Vì vậy mà chúng tôi trở nên thân thiết gắn bó với nhau. Hễ có đứa nào vắng là cả lũ đều nhớn nhác hỏi han, mong đợi. Hạ khéo tay, chăm chỉ lam làm nhưng số phận lại không chiều theo nó. Hạ vất vả sau khi học hết phổ thông, gia đình khó khăn nên Hạ ở nhà làm ruộng ít lâu sau nó lấy vợ. Sau khi có với nhau một đứa con gái, không chịu được cảnh nghèo khó của nhà nông, vợ nó chạy đi lao động bên Đài Loan, hơn năm sau nó gửi thư về đòi ly hôn. Vậy là nó lấy thằng chồng Đài Loan già hơn nó hai chục tuổi. Bỏ lại Hạ và đứa con gái khi đó mới 3 tuổi. Một thời gian sau nó lấy vợ mới, cô vợ này hiền lành chăm chỉ nhưng lại bệnh tật ốm đau liên miên. Hai đứa sinh thêm được một thằng con trai. Mình Hạ phải xoay sở đủ mọi nghề để nuôi vợ con, từ làm vườn, cấy lúa, dịp nông nhàn thì chạy chợ buôn bán đủ thứ rồi giao hàng bánh kẹo các loại...nói chung cứ việc gì làm ra tiền là Hạ làm mà không nề hà. Cuộc sống vất vả như vậy nhưng Hạ vẫn luôn vui cười, gặp người quen từ xa đã vồn vã chào hỏi oang oang. Chỉ bạn bè thân là hiểu hoàn cảnh của Hạ và thường cảm thông chia sẻ với nó. Nhìn nó cứ vui như thế chả biết nó có thấy mình nghèo, mình vất vả nữa không? Thấy bạn quen là hồ hởi lấy ngay đồ mình đang bán cho mà không hề tính toán. Hạ cứ vô tư thoải mái cười như là hạnh phúc lắm ấy. Không rượu chè, cờ bạc. Khi về nhà Hạ thường chăm lo cho con, từ tắm gội, giặt rũ vì Hạ thương vợ yếu đau luôn, mọi việc thường dành làm cả. Nó bảo: "Vợ mình yếu làm lụng nhiều nhỡ ốm ra, tiền thuốc men nằm viện lại quá tội, việc nhà mình làm ào cái là xong, đỡ cho vợ mà mình lại yên tâm". Ngoài ra Hạ cũng có thú vui nuôi cá. Nhìn nó đang hồ hởi kể chuyện làm ăn tôi bỗng nhớ tới cái đầm cá hợp tác ngay giữa làng liền hỏi Hạ:

- Đầm cá làng ta giờ thế nào rồi?

Nó bỗng ngây ra một chút rồi bảo:

- Ban đầu người ta cho đấu thầu, mình tham gia đấu thầu trúng được 3 năm, nuôi cá kể cũng vui vì mình thích nên chịu đấu thầu giá cao gấp rưỡi hội đồng đưa ra. Làm được hai vụ thu hoạch cá trả hết tiền thầu còn lại được mấy chục triệu, thấy vậy bọn ghen ăn ghét ở tìm cách hại mình, năm thứ ba cá nuôi đang lớn sắp được thu thì bị chúng thả thuốc sâu. Sáng ra thăm đầm thấy cá chết nổi trắng cả mặt đầm. Vậy là đi đứt mấy trăm triệu. Buồn quá mình cũng bỏ thầu luôn. Một thời gian sau mấy tay lãnh đạo địa phương chia nhau chiếm cả đầm, họ không nuôi cá mà lấp đi làm ruộng. Gần đây nghe nói họ chuyển đổi thành đất thổ cư, chia lô bán kiếm lời chia nhau. Đất đai ở làng mình giờ cũng sốt xình xịch chả khác gì thành phố đâu mày ạ. Nhiều vụ cha con đánh chém, kiện cáo nhau ra tòa cũng chỉ vì đất thôi. Làng giờ không còn yên ả như thời mày ở nhà đâu, chán lắm. Giàu thì có giàu, nhưng tình người thì cứ hao mòn rơi vãi đâu hết cả !

Kể đến đây tôi thấy mặt Hạ trùng xuống buồn thiu! Tôi an ủi nó:

- Thôi kệ họ, mày cứ chăm lo gia đình của mày cho chu đáo và nhớ giữ gìn sức khỏe, làm ăn chân chính rồi sẽ có ngày khá giả đừng nghĩ chuyện bao đồng làm gì cho khổ!

- Ừ tao cũng chỉ nghĩ thế, vả lại mình cũng chả làm gì khác được. Nghèo như tao mà chúng mày vẫn coi là bạn, vẫn gặp gỡ trò chuyện, không khinh tao như thế này là tao vui và hạnh phúc lắm rồi!

Tôi rút ví lấy tờ 5 trăm nghìn dúi vào tay nó bảo:

- Lâu không về chơi với vợ chồng mày được, có mấy đồng tao cho hai đứa con mày, thêm vào tiền sách vở. Hẹn vợ chồng mày khi nào rảnh tao sẽ đưa vợ con về chơi thăm vườn tược của vợ chồng mày.

Thấy tôi làm vậy nó rãy nảy bảo:

- Mày thương hại tao sao mà làm thế này? Tiền mày còn nuôi vợ con. Tao vẫn ổn mày không phải làm thế.

- Tao cho con mày chứ có cho mày đâu? Về bảo hai đứa nhớ phần ổi cho bác Hoàng, hôm nào bác về ăn.

Nghe thế nó thần mặt ra không nói gì, giơ bàn tay nắm chặt tay tôi, giọng nó bỗng run run:

- Tao cảm ơn mày, mày vẫn là thằng bạn tốt nhất của tao, hẹn mày dịp nào về chúng mình cùng câu cá, nướng lá chuối chấm muối ớt ăn với nhau cho khoái nhé.

Tôi chia tay Hạ mà trong đầu luôn ám ảnh bởi những câu nói chân thật và cử chỉ hồn nhiên chân chất của nó. Bẵng đi một thời gian khá lâu. Hôm đó trời mưa âm u, tôi đang ở văn phòng cơ quan thì nghe bảo vệ gọi điện yêu cầu ra cổng gấp. Đến nơi thấy Hạ đang ngồi trong phòng bảo vệ, chiếc áo màu xanh bạc phếch, vẫn chiếc mũ vải cũ kỹ đội trên đâu, chân đi đôi dép tổ ong mòn vẹt. Thấy tôi Hạ đứng dậy cười vang và nói oang oang:

- A Thằng Hoàng đây rồi! Ôi giời tìm gặp mày mà khó quá, nói là bạn thân nhưng họ không tin, nên không cho vào. May quá mày ra đây rồi!

Anh bảo vệ thấy vậy đứng như trời trồng, nhìn Hạ chạy đến ôm lấy tôi. Như biết lỗi anh bảo vệ phân bua:

- Thưa anh trông bác ấy thế này nên em không dám cho vào. Anh thông cảm.

Tôi ôm lấy Hạ và bảo cậu bảo vệ:

- Đây là bạn tôi, lần sau nếu anh ấy đến cậu nhớ đưa anh ấy vào ngay nhé!

Tôi dẫn Hạ vào phòng làm việc của tôi, mời Hạ ngồi xuống xalon, cô thư ký lịch sự chào khách và đi pha nước. Thấy vậy Hạ mắt chữ a, mồm chữ o nó ngó nghiêng một lượt khắp căn phòng rồi bảo:

- Mày làm gì mà oách thế này? Ôi tao không ngờ mày là sếp ở cái cơ quan to đùng này ! Chả trách bảo vệ không cho tao vào cũng đúng! Trông tao nhếch nhác quá. Xin lỗi vì đã làm mất thể diện của mày!

- Mày nói linh tinh gì thế, mày cứ coi tao với mày như ngày xưa đi. Mày ra tận đây gặp tao hẳn có chuyện gì quan trọng hả, nói đi rồi tí nữa tao đưa mày đi ăn trưa. Chiều nay tao được nghỉ nên sẽ đưa mày dạo một vài nơi trong thành phố.

- Ấy chết, tao không dám phiền mày thế đâu. Chả là thế này, mồng 10 này tao lên nhà mới, vợ tao bảo lên mời vợ chồng mày về ăn với chúng tao bữa cơm mừng tân gia vậy thôi. Vợ tao nó bảo mang lên cho mày mấy chục trứng vịt. Nhà tao nuôi, nó đẻ nhiều lắm. Còn giờ tao về để mày còn làm việc.

- Không được tao đã bảo thế rồi. Giờ đi ăn cơm cái đã.

Tôi đưa Hạ xuống ga ra lấy ô tô rồi đi ăn cơm. Cơm nước xong tôi đưa Hạ đến siêu thị chọn mua cho Hạ một bộ com lê và hai chiếc áo sơ mi, một đôi giày. Hạ không muốn nhưng trước thiện tình của tôi nó không thể từ chối. Tôi bảo:

- Tao muốn mày vào nhà mới phải có bộ cánh tươm tất một chút cho oách chứ!

- Ôi tao ngại, sợ mặc không quen mọi người lại cười!

Cuối chiều tôi đưa Hạ ra bến xe buýt về nhà. Dọc đường Hạ cứ suýt xoa cảm ơn tôi đã biệt đãi nó như vậy. Nhìn Hạ đứng liêu xiêu chờ xe buýt tôi thấy vừa thương vừa cảm mến nó, một người bạn nghèo tiền bạc nhưng giàu tình cảm, sống thẳng thắn chân thành, mộc mạc như cây khoai, cây lúa quê tôi. Tôi mừng vì sau bao năm bươm bả thì giờ đây Hạ đã xây được căn nhà kiên cố và khá hiện đại cho vợ con. Dọc đường về tôi tự nhủ nhất định mồng 10 tôi phải đưa vợ con mình về dự lễ tân gia mừng cho vợ chồng Hạ.

Chiều đầu hạ 8/5/2020

Bùi Nhật Lai

0

Mời em tham khảo bài làm của anh:

"Covid ơi, mang bao nhiêu thương đau còn chưa đi, mang bao nhiêu đêm nước mắt tràn mi....". Lời bài hát như xoáy sâu vào tâm trí của mỗi người về dịch bệnh Covid kéo dài nhất từ trước đến giờ ở Việt Nam và nó đã gây hậu quả không hề nhỏ đối với đất nước. Tình hình dịch bệnh ngày càng phức tạp hơn rất nhiều. Chưa bao giờ ta phải đối mặt với những con số hàng nghìn ca mắc trong một ngày, và cũng chưa bao giờ ta chứng kiến cảnh người dân ra đi một cách thương tiếc. Vâng! Đất nước đã bị trì hoãn mọi hoạt động bởi Covid. Nhưng không vì thế mà ta lùi bước, mà vào thời điểm khó khăn, ta mới cảm nhận được những sự ấm áp tình người của người dân Việt. Sự đoàn kết, chia sẻ, rách lành đùm bọc,... đều xuất hiện như một vị anh hùng cứu tinh vậy. Quả thật, dù dịch bệnh có ra sao, chúng tôi - những công dân Việt Nam vẫn luôn sẵn sàng chiến đấu với một sự mãnh liệt để cùng nhau sống trong một thế giới bình yên.

*Hai câu in đậm là câu đặc biệt và câu bị động cần làm.

1 tháng 9 2021

hay wua', đúng em chị ☺

1 tháng 9 2021

Phép lặp : bà

Phép đồng nghĩa : hiền như đất = hiền như chiếc bóng

1 tháng 9 2021

cảm ơn bạn nhiều nhéyeu