K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 3 2018

"Qua đèo Ngang” là tác phẩm nổi tiếng nhất của Bà Huyện Thanh Quan . Bài thơ được viết khi bà trên đường vào Phú Xuân, đi qua đèo Ngang- một địa danh nổi tiếng ở nước ta với phong cảnh hữu tình. Bằng giọng thơ man mác, hồn thơ tinh tế và lối thơ điêu luyện, “Qua đèo Ngang” không chỉ là bức tranh thiên niên đầy màu sắc mà còn bộc lộ tâm trạng cô đơn của tác giả, có chút gì đó nuối tiếc về thời phong kiến huy hoàng đã dần tàn lụi.

Bài thơ “Qua đèo Ngang” được viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật. Mở đầu là hai câu đề:

Bước đến đèo Ngang bóng xế tà

Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.

Chỉ với câu thơ đầu tiên tác giả đã khái quát lên toàn bộ về hoàn cảnh, không gian, thời gian khi viết bài thơ. Cách mở đầu rất tự nhiên, không hề gượng ép, tưởng như tác giả chỉ thuận chân “bước đến” rồi tức cảnh sinh tình trước khung cảnh đèo Ngang trong buổi chiều hoàng hôn “bóng xế tà”. Hình ảnh “bóng xế tà” lấy ý từ thành ngữ “chiều ta bóng xế” gợi cho ta một nét gì đó buồn man mác, mênh mang, có chút nuối tiếc về một ngày đang sắp qua. Trong khung cảnh hoàng hôn đẹp mà buồn ấy, tác giả chú ý đến một vài hình ảnh độc đáo của đèo Ngang “Cỏ cây chen đá, lá chen hoa”. Với việc nhân quá các loại cảnh vật qua động từ “chen” cùng với phép liệt kê hoàng loạt cho ta thấy nét sống động trong bức tranh khung cảnh này. Cỏ cây cùng với đá núi, lá và hoa đua nhau vươn lên đầy sức sống. Những hình ảnh nhỏ bé nhưng sức sống thật mãnh liệt. Trong ánh chiều ta lụi tàn mà còn bắt gặp được những hình ảnh này để lại cho ta thật nhiều suy nghĩ.

Hai câu thực là khi tác giả đang ở trên đèo cao, phóng mắt nhìn về xung quanh, xa hơn những đá núi, cây cỏ để tìm đến bóng dáng con người:Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông chợ mấy nhà

Hình ảnh con người đã hiện ra nhưng dường như chỉ làm bức tranh thêm hiu hắt. Tác giả sử dụng biện pháp đảo ngữ cũng với từ láy gợi tả để thể hiện lên điều này. Con người ở đây chỉ có “tiều vài chú” kết hợp với từ láy “lom khom” dưới núi. Cảnh vật thì “lác đác” “chợ mấy nhà”. Tất cả quá nhỏ bé so với cảnh thiên nhiên hùng vĩ của đèo Ngang. Dường như không khí vắng vẻ, hiu quạnh bao trùm lên toàn cảnh vật.

Hai câu luận là nỗi buồn được khắc họa rõ nét qua những âm thanh thê lương:

Nhớ nước đau lòng con quốc quốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.

Tiếng kêu thiết tha hay chính là tiếng lòng tác giả. “Nhớ nước đau lòng con quốc quốc” là câu thơ từ điển tích xưa về vua thục mất nước hóa thành con cuốc chỉ biết kêu “cuốc cuốc”. Tiếng cuốc kêu khắc khoải càng làm bóng chiều thêm tĩnh lặng. Còn tiếng “gia gia” là tiếng kêu tha thiết gợi nỗi “thương nhà”. Ở đây cảm xúc của nhà thơ được bộc lộ rõ rệt. Nghệ thuật chơi chữ đồng âm độc đáo kết hợp nhân hóa cùng chuyển đổi cảm giác gây ấn tượng mạnh đã cho ta thấy được tấm lòng yêu nước thương nhà của Bà Huyện Thanh Quan.

Hai câu kết, khép lại những cảm xúc cũng như khung cảnh thiên nhiên của bài thơ :

Dừng chân đứng lại: trời, non, nước

Một mảnh tình riêng ta với ta.

Cảnh vật đèo Ngang thật hùng vĩ khiến tác giả dừng chân không muốn rời. Cái bao la của đất trời, núi non, sông nước như níu chân người thi sĩ. Nhưng đứng trước không gian bao la hùng vĩ ấy, tác giả chợt nhận ra nỗi cô đơn trong lòng mình dần dâng lên “một mảnh tình riêng ta với ta”. Khung cảnh thiên nhiên càng rộng lớn thì nỗi cô đơn của người lữ khác cũng càng đầy. Một mảnh tình riêng, một nỗi lòng sâu kín, những tâm sự đau đáu trong lòng mà không biết chia sẻ nhắn nhủ với ai. Âm hưởng nhịp điệu câu thơ như một tiếng thở dài nuối tiếc.

“Qua đèo Ngang” là lời nhắn gửi tâm sự của nỗi lòng tác giả đên người đọc. Bài thơ không chỉ là một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ đượm nét buồn mà còn là những tiếc nuối, một tấm lòng yêu nước thương dân. Phải thật giàu cảm xúc, thật yêu thiên nhiên cùng con người, Bà Huyện Thanh Quan mới có thể để lại những vần thơ tuyệt tác như vậy.

22 tháng 3 2018

Nếu như thơ văn của Hồ Xuân Hương sắc sảo, góc cạnh thì phong cách thơ của bà Huyện Thanh Quan lại trầm lắng, sâu kín, luôn mang nét hoài cảm sâu lắng…Trên đường vào Phú Xuân…, bà Huyện Thanh Quan tới Đèo Ngang lúc chiều tà, cảm xúc dâng trào lòng người, Bà huyện Thanh Quan sáng tác bài “Qua Đèo Ngang”. 

Bài thơ tả cảnh Đèo Ngang lúc xế tà và nói lên nỗi buồn cô đơn, nỗi nhớ nhà của người lữ khách – nữ sĩ. Lần đầu nữ sĩ “bước tới Đèo Ngang”, đứng dưới chân con đèo “đệ nhất hùng quan” này, địa giới tự nhiên giữa hai tỉnh Hà Tĩnh – Quảng Bình. Đằng sau bức tranh phong cảnh thiên nhiên là tâm trạng của nữ sĩ: cô đơn, nhớ nhà và hoài niệm về một thời đại huy hoàng đã qua.  

Mở đầu bài thơ nói đến thời gian là buổi hoàng hôn, không gian man mác buồn, giọng điệu du dương, ngôn ngữ trang nhã là lời giới thiệu về thời điểm tác giả đặt chân đến đèo Ngang:

Bước tới đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa

Không gian và thời gian ở đèo Ngang được tác giả thể hiện qua từ “bóng xế tà”. Có thể nói đây là thời gian là cảm xúc trong lòng người dường như nặng nề, gợi buồn, gợi sầu hơn. Tác giá dùng từ “chen” gợi cho ta hình dung thấy thiên nhiên nơi Đèo ngang không phải là chăm hoa đua nở, lối phẳng mà thiên nhiên ở đây um tùm, rậm rạp, ít người qua lại. Hoa, lá, đá chen chút nhau, xô đẩy nhau để cố vươn lên đón những ánh sáng cuối ngày. Lời thơ nhẹ nhàng, trang trọng vẽ nên bức tranh Đèo Ngang hoang vu, vắng lặng sao mà buồn đến thế! Tâm hồn đã cô đơn, Bà Huyện Thanh Quan ngắm cảnh để vơi đi nỗi buồn, thế nhưng càng ngắm lại càng buồn, phải chăng đó là bởi:

Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ...

Khi mặt trời xuống núi cũng là lúc hoàng hôn sắp bao phủ lấy nơi này. Cảm giác cô đơn, tĩnh mịch đến lạc lõng. Cảnh vật thiên nhiên nơi đây dường như quạnh quẽ đến nao lòng. Chỉ có cỏ cây và hoa. Điệp từ “chen” dường như đã làm tăng thêm tính chất hiu quạnh của địa danh này. Hoa lá quấn quýt lấy nhau để dựa vào nhau, bám chặt nhau để sống, sinh tồn.

Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà

Đến hai câu thực thì mới thấp thoáng hình ảnh con người, nhưng cũng chỉ là “tiều vài chú”. Hóa ra chỉ là một vài chú tiều bé nhỏ đi nhặt củi ở dưới chân núi. Mặc dù có sự sống nhưng mong manh và hư vô quá. Với phép đảo trật tự cú pháp ở hai câu thơ này, Bà Huyện Thanh Quan đã một lần nữa nhấn mạnh sự hoang sơ, hịu quạnh của đèo Ngang.

Nhà thơ đã rất tinh tế khi sử dụng những từ láy gợi hình “lác đác”, “lom khom” đứng ở đầu câu càng làm cho cảnh vật trở nên thưa thớt, vắng lặng. Con người hiện lên trong không gian mênh mông của thiên nhiên, nên không thể làm cho cảnh chiều tươi vui, nhộn nhịp mà lại làm cho bức tranh thiên nhiên vắng lặng, quạnh hiu hơn.

Việc sử dụng hai từ láy “lom khom” và “lác đác” vừa chỉ hoạt động gánh củi vất vả vừa chỉ ước tính số lượng cụ thể. Những hình ảnh ước lệ trong thơ Bà Huyện Thanh Quan đã lột tả hết thần thái cũng như cảm xúc của tác giả lúc đó. Những sự sống hiếm hoi, lẻ loi và mong manh đang chờn vờn ở ngay trước mắt nhưng xa vời lắm. Muốn tìm bạn để tâm sự cũng trở nên khó khăn.
Sang đến hai câu thơ luận thì cảm xúc và tâm sự của tác giả bỗng nhiên trỗi dậy

Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc
Thương nhà mỏi miệng cái da da

Điệp âm “con cuốc cuốc” và “cái da da” đã tạo nên âm hưởng dìu dặt, du dương nhưng vô cùng não nề thấm đến tâm can. Người lữ khách đường xa nghe vẳng vẳng tiếng cuốc và da da kêu mà lòng quạnh hiu, buồn tái tê. Tiếng chim kêu da diết hay đó chính là nỗi nhớ nhung tha thiết của Bà Huyện Thanh Quan khi phải rời gia đình, quê hương, vượt nghìn trùng vào kinh đô Huế nhận chức Cung trung giáo tập. Một con người đa sầu đa cảm như bà thì thử hỏi làm sao không nhớ không thương quê hương cho được! Còn tiếng chim cuốc cuốc là nỗi “nhớ nước đau lòng” khắc khoải? Phải chăng đó là tâm sự sâu kín nhất của nhà thơ? Sống trong cảnh đất nước nhà Nguyễn cai trị, trước những bạc nhược hung tàn của vua chúa, Bà Huyện Thanh Quan luôn hoài niệm về quá khứ vàng son. Thủ pháp lấy động tả tĩnh của tác giả thật đắc điệu, trên cái nền tĩnh lặng, quanh quẽ bồng nhiên có tiếng chim kêu thực sự càng thêm não nề và thê lương. Nghe tiếng cuốc, tiếng da da mà tác giả “nhớ nước” và “thương nhà”. Thương cảnh nước nhà đang chìm trong cảnh loạn lạc, gia đình li tan; thương cho thân gái phải xa nhà quạnh hiu, đơn độc. Nỗi lòng của bà huyện thanh quan như sâu thẳm tầng mây, trùng trùng điệp điệp không dứt.
Hai câu thơ kết thì cảm xúc và nỗi niềm của tác giả được đẩy lên đỉnh điểm

Dừng chân nghỉ lại trời non nước
Một mảnh tình riêng ta với ta

Chỉ bốn chữ “dừng chân nghỉ lại” cũng đã khiến người đọc cảm thấy da diết, bồn chốn đến não nề. Cảnh trời nước mênh mông, vô tận nhưng con người thì bé nhỏ khiến cho tác giả thấy mình lạc lõng và không một nơi bấu víu. Đất trời rộng lớn, tác giả chỉ cảm thấy còn “một mảnh tình riêng”. Và cái mảnh tình con con ấy cũng chỉ có “ta với ta”. Nỗi buồn dường như trở nên cực độ, buồn thấu tận tâm can, buồn nghiêng ngả trời đất.

Câu kết của bài, ta cảm thấy nhà thơ có tâm sự u hoài về quá khứ. Dừng lại và quan sát bà chỉ thấy: trời, non, nước. Vũ trụ thật rộng lớn, xung quanh bà là cả một bầu trời với núi, với sông khiến cho con người cảm thấy mình bé nhỏ lại, đơn độc, trống vắng, ở đây, chỉ có một mình bà ta với ta, lại thêm mảnh tình riêng cho nước, cho nhà trong huyết quản đã làm cho cõi lòng nhà thơ như tê tái. Vũ trụ bao la quá! Con người cô đơn quá! Tất cả lại được diễn tả dưới ngòi bút tài hoa của người nữ sĩ nên bài thơ là bức tranh đặc sắc.

Bài thơ “Qua đèo Ngang” với giọng điệu da diết, trầm bổng, du dương và những thủ pháp nghệ thuật độc đáo đã mang đến cho người đọc cảm xúc khó quên. Lời thơ nghe xao xuyến, bồi hồi làm cho người đọc xúc động cũng chính là những cảm xúc sâu lắng của bà Huyện Thanh Quan khi đặt chân lên đèo Ngang trong khung cảnh miền núi khi hoàng hôn buông xuống.

21 tháng 3 2018

Nhân dân Việt Nam vốn là những con người giàu tình cảm, từ xưa đến nay, họ đã biểu lộ những tình cảm tốt đẹp nhất của mình qua các bài ca dao, dân ca… Vì thế cho nên trong bài “Tổng kết văn học dân gian Việt Nam” có viết: “Thơ ca dân gian là tiếng nói trái tim của người lao động. Nó thể hiện sâu sắc những tình cảm tốt đẹp của nhân dân ta”. Đã là con người, ai cũng có những tình cảm, những tình cảm ấy có thể xấu hoặc tốt – Những con người Việt Nam, nhân dân Việt Nam hầu như có chung mọi tình cảm, những tình cảm cao quý. Họ quan hệ với nhau trong xã hội, trong cộng đồng, họ nảy sinh ra những tình cảm lớn, những tình cảm mà bất cứ một người nào cũng có: tình cảm cộng đồng. Nhân dân Việt Nam thương quý như anh em một nhà, tình thương ấy được biểu hiện rất tự nhiên, thực tế mà cũng sâu sắc vô cùng: “Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” Hình ảnh của dây bầu, dây bí quấn quýt lây nhau sao mà thân mật đến thế, cách nói rất mộc mạc, dân dã nhưng chứa bao ý nghĩa. Những tình cảm cao thượng, sáng trong thì phải đến câu ca dao tuyệt vời sau: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng”. Hình ảnh đẹp nói được một cách cụ thể lời khuyên răn chân tình và chí lý. Tình cảm cộng đồng còn thể hiện một cách giản dị trong các câu tục ngữ xa xưa: “Máu chảy ruột mền” “Môi hở răng lạnh” Họ gắn bó với nhau như môi với răng, như máu trong cơ thể, gắn bó với nhau như từng bộ phận trong gia đình con người. Tình cảm lớn được bộc lộ chân thành với đại gia đình Việt Nam ấm cúng. Mỗi người có một cuộc sống riêng tư của mình, họ có một gia đình riêng, một tổ ấm riêng. Trong đó, những tình cảm ngọt ngào, bình dị được trau chuốt, dưỡng nuôi rất nề nếp, tốt đẹp.  Tình cảm nhỏ bé ấy lại rất đa dạng và phong phú vì thế nên các câu ca dao và tục ngữ, dân ca… đã phản ảnh khá phong phú, cách bày tỏ mộc mạc hơn, đơn giản hơn tình cảm cộng đồng. Ai cũng có một người mẹ, một người cha, người ta thường gọi là chữ hiếu, chữ đạo của con người trong đối xử, công lao các bậc sinh thành sâu nặng lắm:  “Công cha như núi Thái Sơn  Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra  Một lòng thờ mẹ kính cha  Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”. Bài học răn dạy tốt đẹp của các câu ca dao đều bộc lộ tình cảm kính thương cha mẹ - Người mang nặng đẻ dau, chịu bao đau khổ để tạo nên hình dáng cho con mình. Tình cảm thương yêu, kính trọng ấy còn giữ mãi trong lòng mỗi người cho đến hết đời. Nhất là những người con gái đã trưởng thành, đi lấy chồng nơi xa, tạo lập được một mái ấm và trở thành người mẹ hiền của đứa con thơ nhưng lòng vẫn hướng về mẹ già. “Chiều chiều ra đứng ngõ sau Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều”. Những câu ca dao thật trữ tình và buồn man mác. Một tình cảm ruột thịt, nhớ thương chồng chất, rất đáng quý. Trong văn học dân gian bên cạnh chữ hiếu còn có chữ nghĩa, chữ nghĩa với anh em, chị em. Tình nghĩa huynh đệ cũng đằm thắm lạ thường. Có câu ca dao ví von thật sinh động, trong sáng đầy trách nhiệm. “An hem như thể chân tay Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần” Có cả câu khuyên răn như ước ao, khẳng định: “Anh thuận em hòa là nhà có phúc” Đấy là tình cảm an hem, còn tình chị em cũng thân thiết vô cùng nhưng thân thiết nhẹ nhàng, cụ thể hơn: “Chị ngã em nâng” Cách nói giản dị nhưng ý tứ sâu sắc. Ngoài tình cảm gia đình yêu thương gắn bó, nhân dân Việt Nam vốn trọng nghĩa kim bằng, tình bằng hữu. Tình bạn bè thắm thiết keo sơn, giúp đỡ nhau trong hoạn nạn, yêu thương nhau như anh chị em một nhà. Tình cảm thắm thiết ấy dược diễn đạt khá sâu sắc: “Bạn bè là nghĩa tương tri Sao cho sau trước một bề mới nên”.

Nguon : http://hoctotnguvan.net/tho-ca-dan-gian-la-tieng-noi-trai-tim-cua-nguoi-lao-dong-no-the-hien-sau-sac-nhung-tinh-cam-tot-dep-cua-nhan-dan-ta-24-1447.htmlv

21 tháng 3 2018

Cảm ơn nhưng đừng chép mạng bn nhé

21 tháng 3 2018

Giải thích câu 'học, học nữa, học mãi' của Lênin

Vì sao học tập là nhiệm vụ quan trọng
"Thất bại là mẹ thành công” em hãy nêu ý nghĩa câu tục ngữ

Em hãy phân tích nội dung câu nói của Lê Nin: 'Học, học nữa, học mãi'.

Bài làm:

Nhân dân ta hầu như ai cũng biết đến câu nói sâu sắc của nhà bác học thiên tài Lê Nin: 'học, học nữa, học mãi'.

Câu nói này quả nhiên là một lời khuyên răn đối với chúng ta về vấn đề học tập kinh nghiệm, rằng học mãi để hiểu cao biết rộng vì kiến thức như là một đại dương bao la vô tận không bao giờ học hết được.

Câu nói:' học, học nữa, học mãi' quả là không sai. 'Học' có nghĩa là học hỏi, tìm tòi, sự tiếp thu bài, kiến thức của con người dưới sự  chỉ bảo, hướng dẫn của thầy co, người dạy học. Khi học, chúng ta phải tìm hiểu thêm về nó để biết sâu hơn và có thể mở rộng những kiến thức mà chúng ta đã học được như lời Lê Nin đã nói, 'Học, học nữa, học mãi'. Câu nói đó có ý nghĩa rằng chúng ta phải học hỏi, tìm tòi không ngừng ề những kiến thức chúng ta học được ở những người xung quanh mình.

Qua đó, ta thấy câu nói đó là một chân lí sâu sắc, đúng đắn từ trước đến nay, con người kể cả những nhà toán học, văn học, sử học, thiên văn,... cũng phải học hỏi, tìm hiểu chuyên sâu vào ấn đề thì mứi trở nên thành tài, thành các nhà bác học như vậy.

Nhưng không phải trở thành nhà bác học là đã học được hết các kiến thức vì kiến thức là cả một đại dương, hoặc có thể nói rằng, kiến thức là một kho báo bí hiểm mà chúng ta cần phải khám phá. Chỉ cần một ngày trôi qua thôi, có thể sẽ có một phát minh, hoặc một kiến thức mà ai đó khám phá được ra đời. Vì thế, chúng ta phải nỗ lực học tập không ngừng để khám phá ra kho báu bí hiểm kia.
Đất nước ta có rất nhiều nhà bác học nổi tiếng như: Lê Quý Đôn, Lương Thế Vinh,... hay nhà toán học ngày nay như Ngô Bảo Châu. Hay các nhà toán học, bác học nước ngoài như là toán học Pitago, O clit, Newton,... Học đã dày công nghiên cứu, tìm hiểu, học hỏi suốt đời và đã cống hiến, phát iện ra nhiều khiến thức quý báu cho nhân loại, con người. Ngoài ra, em thấy câu nói của Lê Nin còn là một lời giáo dục, dạy bảo có giá trị dành cho con người, giáo dục lí tưởng, chân lí sống cao quý.


Bác Hồ kính yêu của chúng ta cũng có câu: 'Học hỏi là một việc phải liên tục suốt đời' hoặc câu nói nổi tiếng của Kalinin: 'đường đời là chiếc thang không nấc chốt, việc học là quyển sách không trang cuối cùng'. Qua đó, ta thấy những câu nói của các danh nhân về iệc học, tìm hiểu không ngừng đã phần nào bổ sung thêm tính đúng đắn cho câu nói của Lê Nin.

Nhưng chúng ta có thể cũng cảm thấy buồn vì xã hội ngày nay có rất nhiều học sinh trong độ tuổi đi học rất lười biếng, không chăm chỉ tìm tòi, ngoài ra còn một số người đã đạt được danh hiệu, bằng cấp nên tự kiêu, tự mãn, cho là mình giỏi nên không tiếp tục tìm hiểu , học nữa.

Còn có một số học sinh kiến thức hạn hẹp, có giới hạn, ham chơi nên đã khiến cho những người đó bị phê bình, phê phán. Do đó, tiếp tục học là việc cần phải làm. Nhưng trước đó, ta phải xác định mục tiêu cần đến để có thể nỗ lực học hơn. Chớ nên bỏ dở, thấy mình kém thì bỏ, tự ti.
Em có một lời khuyên cho những bạn đó bằn một câu nói mà em cảm thấy rất tâm đắc: ' Khi bạn muốn kết thúc thì hãy nghĩ đến lí do bạn bắt đầu'.

Chúng ta phải xác định xem chúng ta học để làm gì thì mới có thể học được, có thể chúng ta học để phục vụ đất nước,... Bên cạnh đó, ta cần phải có thái độ học nghiêm túc, học ở trường, học ngoài xã hội.

Khi đã đáp ứng đủ các yếu tố đó, chúng ta có thể sẽ mang lại lợi ích cho xã hội, làm cho xã hội thêm văn minh hơn, phát triển kinh tế,... để có thể sẵn sàng đấu tranh với mọi thử thách.

Qua đó, ta thấy câu nói của Lê Nin rất đúng đắn, theo em nghĩ, chính Lê Nin cũng muốn các nước đều phát triển. Em cũng sẽ cố gắng thực hiện theo lời của Lê Nin.

21 tháng 3 2018

Ngày xưa ông cha ta đã có một truyền thống hiếu học như Mạc Đĩnh Chi là con nhà nghèo nhưng vẫn ham mê học đêm đến vì nhà nghèo không có đèn học nôn ông phải bắt đom đóm cho vào vỏ trứng để học và sau thành tài… Ngày xưa chúng ta có biết bao tấm gương chăm học tập và ngày nay chúng ta cũng cần noi gương theo cha ông.

Song việc học như thế nào để đem lai hiệu quả tốt thì chúng ta thấy cần phải học tập thật chăm chỉ, học say mê hứng thú và phải luôn sáng tao, bên cạnh đó chúng ta cũng cần xem xét phương pháp học tập sao cho đại được kết quả cao. Khi đến lớp cần chăm chú nghe cô giáo giảng bài, ghi chép đầy đủ về nhà học lại và làm bài tập đầy đủ, chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp. Ngoài ra ta còn phải học hỏi thêm bạn bè thầy cô giáo và quan trọng là chúng ta phải luôn chủ động trong việc học tránh sự sao chép học tủ học lệch để có thể phát huy được tính sáng tạo của mình. Luôn tạo cho mình một thói quen học tập thật nghiêm túc, say mê, sáng tạo. Học phải đi đôi với hành bởi có như vậy chúng ta mới nhớ lâu kiến thức đã được học.

Câu nói trên của Lênin đã khuyên chúng ta phải học tập thật nhiều học không mệt mỏi để tạo thành nguồn kiến thức vô tận trong mỗi người để sau này trưởng thành có thể làm chủ mọi công việc, góp phần xây đựng đất nước, xã hội ngày một giàu đẹp văn minh. Đó là một lời khuyên mà mỗi học sinh chúng ta cần nhớ và làm theo.

21 tháng 3 2018

1,Mở bài: -Nói một chút về Bác: Lúc sinh thời Bác Hồ đặc biệt quan tâm đến thiếu niên nhi đồng,....trong đó có 5 điều Bác Hồ dạy học sinh chúng ta_tương lai của đất nước. và có câu:"Học tập tốt, lao động tôt" để đạt được thành công chúng ta sẽ luôn làm theo lời nói đó.
Thân bài: Học tập tốt là gì (phần này tự tìm hiểu nhé).
Lao động tôt là gì?
Sự gắn kết giữa học tập tôt và lao động tốt (tức là học đi đôi với hành nữa đấy)
Ngày xưa và bây giờ người ta vận dụng hai thứ đó như thế nào?
Tầm quan trọng của nó.....
Cảm nghĩ nữa nha: Bác là một vị lãnh tụ vĩ đại của đan tộc, Người đã để lại cho chúng ta những bài học vô cùng quý báu. Người cũng đã từng nói :Người có đức mà không có tài cũng bỏ, có tài mà không có đức cũng bằng thừa........
Kết bài: Nhấn mạnh lại lời Bác dạy co tầm quan trọng tô lớn và lời hứa của môin học sinh chúng ta.
2. Học tập tốt, lao động tốt: nhìn chung thì các đội viên thực hiện điều này rất tốt. Các em “rất biết học tập” các anh chị đi trước những cách “làm việc hiệu quả”, biết những khu vực “lao động cho năng suất cao” và bỏ công bỏ sức lao động rất tích cực. Có lẽ các em áp dụng thêm câu “Lao động là vinh quang” nên em nào em nấy cũng hăng say đào, bới, xúc, bốc hốt… vân vân, do đó đề nghị các anh chị phụ trách có hình thức biểu dương, tặng bằng khen cho những đội viên năng động và có những kiểu lao động sáng tạo mới cho anh em noi theo.
3,câu này Bác vẫn hằng mong chúng ta học tập tốt lao động: ý muốn nói đến học và hành, về học cần siêng năng phấn đấu nỗ lực để nhận biết lãnh lấy kiến thức cao, chắc nhất giành đc thành tích kết quả học tập cao nhất có như vậy mới gọi là tốt
Lao động tốt: trong lao động cũng vậy hăng xay miệt mài sáng tạo lao động, làm việc, để giành đc chất lượng và thành quả cao nhất, Chúc bạn vui khỏe học tập tốt
4,nếu không nhầm thì đây là điều thứ 2 trong 5 điều Bác Hồ dạy mà khi còn là đội viên chúng ta phải học thuộc lòng. bạn đã từng so sánh câu này với học đi đôi với hành chưa? học tập tốt để bạn có thể làm giàu thêm vốn kiến thức của mình nhưng học tập tốt liệu có phát huy tác dụng nếu bạn không đưa nó vào thực tiễn hay nói đúng hơn là hãy dùng những kiến thức thu được để lao động tốt. và đương nhiên trong chính quá trình lao động bạn cũng học được nhiều điều và rút ra nhiều bài học quý báu. thế nên học tập tốt và lao động tốt gắn kết với nhau vô cùng chặt chẽ và không thể tách rời, nếu không tin bạn hãy tự mình thử xem.
5.Bác dạy chúng ta phải "học tập tốt- lao động tốt" mới chỉ là những công dân nhỏ bé chúng ta chưa thể đóng góp được gì cho đất nước mà bây giờ là lúc thiếu nhi chúng ta tập trung học tập cho tốt rèn luyện sức khoẻ để sau này có thể xây dựng đất nước bằng chính trí tuệ, sức lực và đôi bàn tay lao động chân chính của mình. Vậy ngay từ bây giờ chúng ta hãy cố gắng học thật giỏi, tích cực tham gia các hoạt động xã hội, các hoạt động của trường lớp như trồng cây trong vườn trường, sửa sang mộ liệt sĩ, giúp đỡ bà mẹ Việt Nam anh hùng, người già neo đơn. Chính từ những công việc nhỏ bé mà tốt đẹp đó chúng ta cũng đã góp phần công sức nhỏ bé cho xã hội và cũng là rèn luyện mình rồi.
thế nha!

21 tháng 3 2018

,Mở bài: -Nói một chút về Bác: Lúc sinh thời Bác Hồ đặc biệt quan tâm đến thiếu niên nhi đồng,....trong đó có 5 điều Bác Hồ dạy học sinh chúng ta_tương lai của đất nước. và có câu:"Học tập tốt, lao động tôt" để đạt được thành công chúng ta sẽ luôn làm theo lời nói đó.
Thân bài: Học tập tốt là gì (phần này tự tìm hiểu nhé).
Lao động tôt là gì?
Sự gắn kết giữa học tập tôt và lao động tốt (tức là học đi đôi với hành nữa đấy)
Ngày xưa và bây giờ người ta vận dụng hai thứ đó như thế nào?
Tầm quan trọng của nó.....
Cảm nghĩ nữa nha: Bác là một vị lãnh tụ vĩ đại của đan tộc, Người đã để lại cho chúng ta những bài học vô cùng quý báu. Người cũng đã từng nói :Người có đức mà không có tài cũng bỏ, có tài mà không có đức cũng bằng thừa........
Kết bài: Nhấn mạnh lại lời Bác dạy co tầm quan trọng tô lớn và lời hứa của môin học sinh chúng ta.
2. Học tập tốt, lao động tốt: nhìn chung thì các đội viên thực hiện điều này rất tốt. Các em “rất biết học tập” các anh chị đi trước những cách “làm việc hiệu quả”, biết những khu vực “lao động cho năng suất cao” và bỏ công bỏ sức lao động rất tích cực. Có lẽ các em áp dụng thêm câu “Lao động là vinh quang” nên em nào em nấy cũng hăng say đào, bới, xúc, bốc hốt… vân vân, do đó đề nghị các anh chị phụ trách có hình thức biểu dương, tặng bằng khen cho những đội viên năng động và có những kiểu lao động sáng tạo mới cho anh em noi theo.
3,câu này Bác vẫn hằng mong chúng ta học tập tốt lao động: ý muốn nói đến học và hành, về học cần siêng năng phấn đấu nỗ lực để nhận biết lãnh lấy kiến thức cao, chắc nhất giành đc thành tích kết quả học tập cao nhất có như vậy mới gọi là tốt
Lao động tốt: trong lao động cũng vậy hăng xay miệt mài sáng tạo lao động, làm việc, để giành đc chất lượng và thành quả cao nhất, Chúc bạn vui khỏe học tập tốt
4,nếu không nhầm thì đây là điều thứ 2 trong 5 điều Bác Hồ dạy mà khi còn là đội viên chúng ta phải học thuộc lòng. bạn đã từng so sánh câu này với học đi đôi với hành chưa? học tập tốt để bạn có thể làm giàu thêm vốn kiến thức của mình nhưng học tập tốt liệu có phát huy tác dụng nếu bạn không đưa nó vào thực tiễn hay nói đúng hơn là hãy dùng những kiến thức thu được để lao động tốt. và đương nhiên trong chính quá trình lao động bạn cũng học được nhiều điều và rút ra nhiều bài học quý báu. thế nên học tập tốt và lao động tốt gắn kết với nhau vô cùng chặt chẽ và không thể tách rời, nếu không tin bạn hãy tự mình thử xem.
5.Bác dạy chúng ta phải "học tập tốt- lao động tốt" mới chỉ là những công dân nhỏ bé chúng ta chưa thể đóng góp được gì cho đất nước mà bây giờ là lúc thiếu nhi chúng ta tập trung học tập cho tốt rèn luyện sức khoẻ để sau này có thể xây dựng đất nước bằng chính trí tuệ, sức lực và đôi bàn tay lao động chân chính của mình. Vậy ngay từ bây giờ chúng ta hãy cố gắng học thật giỏi, tích cực tham gia các hoạt động xã hội, các hoạt động của trường lớp như trồng cây trong vườn trường, sửa sang mộ liệt sĩ, giúp đỡ bà mẹ Việt Nam anh hùng, người già neo đơn. Chính từ những công việc nhỏ bé mà tốt đẹp đó chúng ta cũng đã góp phần công sức nhỏ bé cho xã hội.

23 tháng 3 2018

mik nghĩ là :

trong văn giải thích thì cần dẫn chứng nhưng 

chỉ được sử dụng ít ko sẽ biến thành văn chứng minh 

bn nên cho nhiều phần giải thích thì ms đúng !!!

chúc bn hok tốt ~~~

Câu 1: 

chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua

VD: kim loại, nước, dung dịch kiềm, dung dịch acid,..

chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua

VD: nước nguyên chất, thủy tinh, sứ, nhựa, gỗ khô,..

Câu 2:

a) Hai mảnh nilon sau khi cọ xát sẽ đẩy nhau vì hai vật này mang điện tích giống nhau thì hai vật này sẽ đẩy nhau

b) Thanh thủy tinh và thanh nhựa sau kkhi cọ xát thì hai vật này sẽ hút nhau vì thanh thủy tinh mang điện tích dương và thanh nhựa mang điện tích âm mà hai vật mang điện tích khác nhau sẽ hút nhau.

Câu 3:

Do cánh quạt quay nhanh va chạm với các phân tử khí gây tích điện. Chỗ càng tiếp xúc nhiều (rìa cánh) thì càng có nhiều bụi. Tích điện tuy không mạnh lắm nhưng dư sức giữ số bụi đó rồi. 
Thử lấy sơ tĩnh điện ra xét: sơn khá cứng, chắc dù không hề có lớp kết dính mà khi sơn cũng không dùng gì cả

21 tháng 3 2018

Câu 1. Chất dẫn điện là gì ? Chất cách điện là gì ? Lấy VD minh họa ? 1.

                                       - Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua.

                                                   VD: đồng, nhôm, thép
                                       - Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua.
                                                   VD: nhựa, thủy tinh, sứ.

Câu 2 . Nêu hiện tượng xảy ra khi :

a, 2 mảnh nilongo, sau khi cọ xát bằng vải khô đặt gần nhau.

Khi 2 mảnh ni lông cọ xát bằng vải khô, cả 2 mảnh đều nhiễm điện cùng dấu (+) -> 2 mảnh ni lông sẽ đẩy nhau

b, Thanh thủy tinh và thanh nhựa, sau khi cọ xát bằng vải khô đặt gần nhau.

Sẽ hút với điều kiện là cả 2 đều cùng cọ xát
- Khi cọ xát, thanh thủy tinh (+) sẽ hút thanh nhựa (-) vì cả 2 nhiễm điện trái dấu

Câu 3. Hãy giải thich tại sao trên các cánh quạt điện trong gia đình thường bám bụi ?

 Vì khi quay, cánh quạt cọ xát với k khí nên cánh quạt sẽ bị nhiễm điện. Khi đó, cách quạt có thể hút các hạt bụi nhỏ và nhẹ xung quanh. Vì vậy, sau 1 thời gian sẽ thấy cánh quạt bám nhiều bụi

Câu 4. Vẽ sơ đồ mạch điện đơn giản gồm 1 nguồn điện ( 1 pin ), 1 bóng đèn, 1 công tắc đóng. Dùng mũi tên chỉ chiều dòng điện trong mạch khi công tắc đóng ?

K+-

- Nếu nối 2 cực với 2 đầu dây điện thì đèn sẽ sáng

- Chiều dòng điện khi đó là từ cực dương sang cực âm của pin


23 tháng 3 2018

- Khi đi chơi thì em thường mặc áo thun lạnh và quần jeans . Hoặc váy dài đến đầu gối, có hoa văn đẹp . 

 

 

Câu 1: 

- Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua.
VD: đồng, nhôm, thép
- Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua.
VD: nhựa, thủy tinh, sứ.

Câu 2: 

 a) Hai mảnh nilon sau khi cọ xát sẽ đẩy nhau vì hai vật này mang điện tích giống nhau thì hai vật này sẽ đẩy nhau

b) Thanh thủy tinh và thanh nhựa sau kkhi cọ xát thì hai vật này sẽ hút nhau vì thanh thủy tinh mang điện tích dương và thanh nhựa mang điện tích âm mà hai vật mang điện tích khác nhau sẽ hút nhau.

Câu 3:

Do cánh quạt thường xuyên quay rất nhanh, đồng nghĩa với việc cánh quạt cọ xát với không khí=> cánh quạt nhiễm điện. Mà vật nhiễm điện thì hút các vật nhỏ, nhẹ. Trong không khí có bụi bần (kích thước nhỏ, khối lượng nhẹ) nên bị cánh quạt hút vào. Nên có hiện tượng bụi bám chặt vào các cánh quạt trần, mặc dù cánh quạt quay nhanh.

Câu 4: (Ko muốn vẽ)

21 tháng 3 2018

“Bầu ơi thương lấy bí cùng 

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”

Người Việt Nam ta có một truyền thống rất quý báu, đó là tinh thần tương thân tương ái “lá lành đùm lá rách”, tinh thần đoàn kết giúp đỡ nhau “thương người như thể thương thân”. Truyền thống ấy đã trở thành đạo lí của dân tộc, được thể hiện trong tục ngữ, ca dao. Câu ca dao giàu hình ảnh dưới đây bắt đầu từ nguồn mạch ấy:

Bầu ơi thương lấy bí cùng 

Tuy rằng khúc giống nhưng chung một giàn.

Nói đến lòng yêu thương lẫn nhau, đoàn kết với nhau, câu ca dao trên đã đưa ra hai hình ảnh so sánh giàu sức biểu cảm: “bầu” và “bí”. Bầu và bí tuy là giống khác nhau nhưng được trồng chung trên một mảnh đất, bắc chung một giàn tre. Chúng thường có chung môi trường, điều kiện sống. Chính vì vậy chúng càng gần gũi, thân thiết với nhau. Bầu thân mềm, bí cũng thân mềm. Bầu phải tựa vào giàn mới phát triển được. Bí cũng như thế. Chung một giàn còn có nghĩa là bầu và bí tựa vào nhau, tựa vào giàn. Giàn đổ thì bầu gặp tai vạ, bí cũng gặp tai vạ. Bầu và bí cùng chung một số phận. Vì thế bầu chớ chê bí xấu, bí cũng không nên chê bầu hoa trắng không được duyên rồi ghét bỏ, xa cách nhau. Vì sao bầu bí khác giống nhau mà vẫn phải thương yêu nhau? Nhân dân đứa ra lí do “chung một giàn”. Chung một giàn là chung nhau địa điểm, chung nhau không gian. Bầu và bí cùng chịu mưa, chịu nắng, cùng sống chung bằng những tấc đất bạc màu hay trù phú, cùng được tưới những dòng nước mát hay cùng chịu những ngày hạn hán. Như vậy cảnh ngộ của chúng không khác gì nhau. Lẽ nào một mình bầu tươi xanh khi bí thì khô héo? Bầu thương bí cũng chính là thương mình, bí có sống thì bầu mới sống. Nếu bí cỗi cằn thì bầu cũng chẳng tươi xanh.

Bầu ơi thương lấy bí cùng 

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn

Câu ca dao nói về bầu và bí nhưng dân gian không chỉ nói chuyện cỏ cây. Hình ảnh bầu bí là hình ảnh ẩn dụ để khuyên nhủ người đời. Con người cũng như cây bầu, cây bí, tuy khác giống (không phải là anh em “cùng chung bác mẹ ruột nhà càng thân”) nhưng lại sống chung một làng, một xã. Hình ảnh cái giàn của bầu và bí chung nhau gợi cho người ta liên tưởng đến một đất nước, một tỉnh, một huyện, một vùng quê, một xã, một làng. Cũng có thể đó là một trường, một lớp học hay một xưởng máy, một cửa hàng. Bầu hãy thương lấy bí hay là những người gần gũi trong một đơn vị tổ, nhóm hãy đoàn kết gắn bó và yêu thương nhau.



 

21 tháng 3 2018

bạn Hoàng Phú Huy ơi không có Lá lành đùm lá rách hả bạn

21 tháng 3 2018

uk mình rất sẵn lòng

8 tháng 10 2018

mk muốn kb 

kb nha

thank ~ nếu đc