K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 3 2017

Trong sự phát triển kinh tế của các vùng, các vấn đề môi trường đã đặt ra là:
- Sự suy giảm tài nguyên rừng do khai thác bừa-bãi.
- Ô nhiễm nguồn nước do chất thải từ các hầm mỏ, các khu công nghiệp, các khu nghỉ mát, ảnh hưởng tới sức khoẻ của người dân ven sông.
- Mai một các ngành kinh tế cổ truyền và bản sắc văn hoá dân tộc.
- Thay đổi cảnh sắc thiên nhiên.

30 tháng 3 2017

Trong sự phát triển kinh tế của các vùng, các vấn đề môi trường đã đặt ra là:
- Sự suy giảm tài nguyên rừng do khai thác bừa-bãi.
- Ô nhiễm nguồn nước do chất thải từ các hầm mỏ, các khu công nghiệp, các khu nghỉ mát, ảnh hưởng tới sức khoẻ của người dân ven sông.
- Mai một các ngành kinh tế cổ truyền và bản sắc văn hoá dân tộc.
- Thay đổi cảnh sắc thiên nhiên.

30 tháng 3 2017

Người dân ở các vùng núi trên thế giới thường sống dựa vào trồng trọt, chăn nuôi, khai thác và chế biến lâm sản. Hình thức trồng trọt và chăn nuôi cũng như các loại cây trồng và vật nuôi hết sức đa dạng, có sự khác nhau giữa các châu lục và các địa phương, phù hợp với môi trường tự nhiên của từng vùng núi. Ngoài chăn nuôi và trồng trọt, người dân vùng núi còn làm các nghề thủ công như chế biến thực phẩm, dệt vải hoặc dệt len, làm đồ mĩ nghệ...

30 tháng 3 2017

-Người dân ở các vùng núi trên thế giới thường sống dựa vào trồng trọt, chăn nuôi, khai thác và chế biến lâm sản. Hình thức trồng trọt và chăn nuôi cũng như các loại cây trồng và vật nuôi hết sức đa dạng, ngoài chăn nuôi và trồng trọt, người dân vùng núi còn làm các nghề thủ công như chế biến thực phẩm, dệt vải hoặc dệt len, làm đồ mĩ nghệ...

- có sự khác nhau giữa các châu lục và các địa phương là để phù hợp với môi trường tự nhiên của từng vùng núi.

30 tháng 3 2017

Sự thay đổi của thảm thực vật theo độ cao,sườn núi ở vùng núi an-pơ:
* Từ cao xuống thấp:
- Ở sườn nam: Tuyết > Đồng cỏ > Rừng cây lá kim> Rừng lá rộng
- Ở sườn bắc: Tuyết > Đồng cỏ > Rừng cây lá kim
** Nhận xét:
- Ở sườn nam thực vật phát triển đến độ cao cao hơn so với sườn Bắc.
* Nguyên nhân: Sườn nam đón nắng còn sườn Bắc bị khuất nắng
- Các táng thực vật ở sườn Nam nằm cao hơn so với sườn bắc
- Ở sườn nam có rừng rậm, còn ở sườn bắc thì không có

30 tháng 3 2017

Vành đai thực vật ở vùng núi thuộc hai đới đều có đặc điểm là thay đổi theo độ cao, nhưng ờ vành đai đới nóng có 6 vành đai: rừng rậm, rừng cận nhiệt trên núi, rừng hỗn giao ôn đới trên núi, rừng lá kim ôn đới núi cao, đồng cỏ núi cao và vành đai tuyết vĩnh viễn. Còn ở đới ôn hoà chỉ có 5 vành đai: rừng lá rộng ôn đới, rừng hỗn giao ôn đới, rừng lá kim, đồng cỏ núi cao và vành đai tuyết vĩnh viễn.
Như vậy, đới nóng có thêm vành đai rừng rậm nhiệt đới mà đới ôn hoà không có. Ở đới nóng, các vành đai thực vật nằm ở độ cao cao hơn đới ôn hoà.
Nguyên nhân: do ở đới nóng luôn có nhiệt độ cao hơn ở đới ôn hoà.

30 tháng 3 2017

Ở vùng núi, khí hậu và thực vật thay đổi theo độ cao. Càng lên cao không khí càng loãng dần, cứ lên cao l00 m nhiệt độ không khí lại giảm 0,6°C. Từ trên độ cao khoảng 3000m ở đới ôn hoà và khoảng 5500 m ở đới nóng là nơi có băng tuyết phủ vĩnh viễn.
Sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm không khí từ chân núi lên đỉnh núi đã tạo nên sự phân tầng thực vật theo độ cao, gần giống như khi chúng ta đi từ vùng vĩ độ thấp lên vùng vĩ độ cao.

Khí hậu và thực vật còn thay đổi theo hướng của sườn núi. Những sườn núi lớn gió ẩm thường có mưa nhiều, cây cối tốt tươi hơn so với sườn khuất gió hoặc đón gió lạnh. Ở đới ôn hoà, trên những sườn núi đón ánh nắng, cây cối phát triển lên đến những độ cao lớn hơn phía sườn khuất nắng.
Trên các sườn núi có độ dốc lớn dễ xảy ra lũ quét, lở đất... khi mưa to kéo dài, đe doạ cuộc sống của người dân sống ờ các thung lũng phía dưới. Độ dốc lớn còn gây trở ngại cho việc đi lại và khai thác tài nguyên ở vùng núi.

30 tháng 3 2017

Ở vùng núi, khí hậu và thực vật thay đổi theo độ cao. Càng lên cao không khí càng loãng dần, cứ lên cao l00 m nhiệt độ không khí lại giảm 0,6°C. Từ trên độ cao khoảng 3000m ở đới ôn hoà và khoảng 5500 m ở đới nóng là nơi có băng tuyết phủ vĩnh viễn.
Sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm không khí từ chân núi lên đỉnh núi đã tạo nên sự phân tầng thực vật theo độ cao, gần giống như khi chúng ta đi từ vùng vĩ độ thấp lên vùng vĩ độ cao.

Khí hậu và thực vật còn thay đổi theo hướng của sườn núi. Những sườn núi lớn gió ẩm thường có mưa nhiều, cây cối tốt tươi hơn so với sườn khuất gió hoặc đón gió lạnh. Ở đới ôn hoà, trên những sườn núi đón ánh nắng, cây cối phát triển lên đến những độ cao lớn hơn phía sườn khuất nắng.
Trên các sườn núi có độ dốc lớn dễ xảy ra lũ quét, lở đất... khi mưa to kéo dài, đe doạ cuộc sống của người dân sống ờ các thung lũng phía dưới. Độ dốc lớn còn gây trở ngại cho việc đi lại và khai thác tài nguyên ở vùng núi.

30 tháng 3 2017

Khí hậu rất lạnh Băng tuyết phủ quanh năm Thực vật rất nghèo nàn Rất ít người sinh sống

30 tháng 3 2017

Khí hậu rất lạnh -> băng tuyết phủ quanh năm -> Thực vật rất nghèo nàn

=> rất ít người sinh sống

30 tháng 3 2017

Đới lạnh có những nguồn tài nguyên chính nào? Tại sao cho đến nay nhiều tài nguyên của đới lạnh vẫn chưa được khai thác?

- Các nguồn tài nguyên chính của đới lạnh là : khoáng sản. hải sản, thú có lông quý.
- Nhiều nguồn tài nguyên của đới lạnh vẫn chưa được khai thác là do khí hậu quá lạnh, mặt đất đóng băng quanh năm, có mùa đông kéo dài, thiếu nhân lực, thiếu phương tiện vận chuyển và kĩ thuật tiên tiến.

30 tháng 3 2017

- Các nguồn tài nguyên chính của đới lạnh là : khoáng sản. hải sản, thú có lông quý.
- Nhiều nguồn tài nguyên của đới lạnh vẫn chưa được khai thác là do khí hậu quá lạnh, mặt đất đóng băng quanh năm, có mùa đông kéo dài, thiếu nhân lực, thiếu phương tiện vận chuyển và kĩ thuật tiên tiến.

30 tháng 3 2017

Khí hậu khắc nghiệt, lạnh lẽo khiến cho đới lạnh là nơi có rất ít dân. Dù đã thích nghi, các dân tộc sống lâu đời ờ phương Bắc cũng chỉ sống được trong cái đài nguyên ven biển phía bắc châu Âu, châu Á và Bắc Mĩ. Người La-pông . Bắc Âu và người Chúc, người I-a-kut, người Xa-mô-y-et ở Bắc Á sống bằng nghề chăn nuôi tuần lộc và săn thú có lông quý. Người I-nuc ở Bắc Mĩ và ở đảo Grơn-len sống bằng nghề đánh bắt cá hoặc săn bắn tuần lộc, hải cầu, gấu trắng... để lấy mỡ thịt và da. Họ di chuyển trên các xe trượt do chó kéo.

30 tháng 3 2017

Hoạt động kinh tế cổ truyền của các dân tộc phương bắc chủ yếu là chăn nuôi và săn bắt.
như là chăn nuôi tuần lộc, đánh bắt cá, săn thú có lông quí hiếm để lấy mỡ, thịt, da (hải cẩu, gấu trắng, tuần lộc)...

30 tháng 3 2017

Các dân tộc sinh sống ở đới lạnh phương bắc là: Chúc, I-a-kút, La-pông, Xa-mô-y-et, I-núc.
Phân bố và hoạt động kinh tế:
– Người Chúc, I-a-kút: sống ở ven biển phía bắc của châu Á, sống bằng nghề chăn nuôi.
– Người Xa-mô-y-ét, La-pông: sống ở ven biển phía bắc của châu Âu, sống bằng nghề chăn nuôi.
– Người I-núc: sống ở ven biển phía bắc của Bắc Mĩ và một số đảo, sống bằng nghề săn bắt.

30 tháng 3 2017

- Về nhà ở: ngôi nhà băng chật chội luôn được sưởi ấm bằng ngọn đèn mỡ hải cẩu và chỉ có một lỗ thông hơi nhỏ.

- Về cách chống lạnh: mặc quần áo da và lông thú, luôn giữ cơ thể khô ráo.
30 tháng 3 2017

Thực vật: phát triễn trong mùa hạ ngắn; cây còi cọc, thấp lùn, mọc xen lẫn với rêu, địa y

Động vật

- Chúng thường có lớp mỡ dày dưới da. lớp lông dày, lớp lông không thấm nước hoặc sống thành đàn đông đúc để tránh nạn.
- Chúng có thể ngủ đông để giảm tiêu hao năng lượng hoặc di cư đến các nơi ấm áp để tránh lạnh.

30 tháng 3 2017

Giới thực vật và động vật ở đới lạnh có gì đặc biệt?

- Chúng thường có lớp mỡ dày dưới da. lớp lông dày, lớp lông không thấm nước hoặc sống thành đàn đông đúc để tránh nạn.
- Chúng có thể ngủ đông để giảm tiêu hao năng lượng hoặc di cư đến các nơi ấm áp để tránh lạnh.

30 tháng 3 2017

Vì đới lạnh cũng có lượng mưa ít, rất khô hạn, biên độ nhiệt ngày và năm lớn, có rất ít người sinh sống, thực động vật nghèo nàn nên
cũng được coi như hoang mạc nhưng nhiệt độ quá thấp nên gọi là hoang mạc lạnh.

30 tháng 3 2017

Vì đới lạnh cũng có lượng mưa ít, rất khô hạn, biên độ nhiệt ngày và năm lớn, có rất ít người sinh sống, thực động vật nghèo nàn nên cũng được coi như hoang mạc nhưng nhiệt độ quá thấp nên gọi là hoang mạc lạnh.