K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 9 2021

Chị Dậu là một người yêu thương chồng con tha thiết, đảm đang, hiền dịu và tháo vát nhưng có sức sống mạnh mẽ, có tinh thần phản kháng tiềm tàng. Sau khi anh Dậu bị trói và cùm kẹp ở ngoài đình làng, bị bọn người nhà Hào Lí khiêng về. Chị đã nấu cháo, quạt cho nguội cháo rồi đi rón rén, ngồi xem chồng ăn có ngon miệng không. Qua đó, thể hiện chị Dậu là người phụ nữ đảm đang, dịu dàng và tận tụy hết lòng yêu thương chăm sóc chồng. Anh Dậu vừa được cứu, chưa tỉnh lại, bưng bát cháo được đưa lên miệng chưa kịp húp thì bọn cai lệ và người nhà lý trưởng từ ngoài sầm sập xông vào. Lúc đầu chị đã hết sức lễ phép, nhã nhặn vì chị biết chúng là “người nhà nước" còn chồng chị là kẻ cung đinh có tội. Chị "run run" xin khất rồi vẫn tha thiết van nài. Đến lúc cai lệ sầm sập đến chỗ anh Dậu định trói, chị xám mặt chạy đến đỡ tay hắn và năn nỉ "cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc ông tha cho", nhưng đến khi chính mình bị đánh, chị Dậu tức quá không thể chịu được, liều mạng cự lại bằng lí xưng hô ngang hàng, chị đứng lên và nói: "Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ". Cai lệ tát vào mặt chị rồi hắn cứ nhảy vào chói anh Dậu, chị nghiến hai hàm răng: "Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem". Chị đã đứng lên với niềm căm phẫn ngùn ngụt tư thế đứng trên đầu kẻ thù đè bẹp đối phương đấu lực với chúng, bằng tất cả sức mạnh của lòng căm thù tức giận ấy, chị Dậu đã túm lấy cổ tên cai lệ ấn dúi ra cửa, lần lượt, người đàn bà lực điền này đã quật ngã tên cai lệ và người nhà lý trưởng. Trước những hành động hung bạo, độc ác, đểu cáng của bọn hào lý tham lam hống hách chị Dậu đã vùng dậy đứng lên đấu tranh để bảo vệ mạng sống cho chồng. Chị Dậu chính là đại diện tiêu biểu cho tầng lớp phụ nữ nông dân Việt Nam xưa thật giàu sức sống dưới ách áp bức của chế độ nửa thực dân nửa phong kiến khi chưa bắt gặp ánh sáng Đảng.

12 tháng 9 2021

Tham khảo dàn ý nà :

Dàn ý chung suy nghĩ về nhân vật chị Dậu

I. Mở bài:

- Giới thiệu về tác giả Ngô Tất Tố

- Giới thiệu tác phẩm và đoạn trích Tức nước vỡ bờ

- Giới thiệu về nhân vật chị Dậu với những đức tính tiêu biểu của người phụ nữ sống trong xã hội đầy bất công vừa hiền lành nhịn nhục nhưng khi bị đẩy vào bước đường cùng họ lại vùng dậy đấu tranh.

   Ví dụ:

Cùng với nhà văn tên tuổi như Nam Cao, Nguyên Hồng, Vũ Trọng Phụng,… thì nhà văn Ngô Tất Tố cũng là một trong những nhà văn nổi tiếng trong văn học hiện thực phê phán giai đoạn 1930 -1945. Làm lên tên tuổi của nhà văn Ngô Tất Tố có thể kể đến tác phẩm “Tắt đèn” - một trong tác phẩm nổi trội nhất của ông. Và nhân vật chị Dậu như được xây dựng lên là một người phụ nữ bị áp bức, nhưng dường như ở chị vẫn ánh lên tinh thần phản kháng mãnh liệt. “Tức nước vỡ bờ” là đoạn trích thể hiện rõ nhất tinh thần phản kháng ấy của chị Dậu.

II. Thân bài: Suy nghĩ về nhân vật Chị Dậu trong Tức nước vỡ bờ

Video Player is loading.

Play

X

* Giới thiệu khái quát về nhân vật chị Dậu:

- Chị Dậu là một người phụ nữ hết lòng yêu thương chồng con.

- Là một người phụ nữ đảm đang, nhân hậu, nhẫn nhịn.

- Trở thành trụ cột của gia đình khi anh Dậu bị bắt.

1. Chị Dậu là một người rất yêu thương chồng

- Anh Dậu phải chịu những đòn roi, đánh đập hết sức dã man chỉ vì chưa nộp sưu

-> Chị Dậu đã nấu nồi cháo loãng bón từng thìa giúp chồng mình cầm cự cho lại sức.

- Chị quạt cho cháo nhanh nguội để anh Dậu ăn

- Chị bước rón rén bưng cháo đến bên chồng

- Ngồi chờ chồng ăn cháo có ngon không

=> Chị Dậu là một người đảm đang, ân cần, dịu dàng, đằm thắm, tình cảm, hết lòng yêu thương chồng.

2. Chị Dậu đối mặt với bọn tay sai

- Ban đầu chị nhẹ nhàng, xin xỏ:

+ Khi bọn cai lệ xông đến đòi bắt anh Dậu đi -> Chị Dậu van xin, lời lẽ nhịn nhục

+  Cách xưng hô khiêm nhường “ông” với “con”.

-> Tỏ thái độ cúi nhường để bảo vệ tính mạng cho người chồng.

- Sau đó chị hùng hổ, vùng lên chống trả

+ Khi bị cai lệ đánh, anh Dậu tuy ốm yếu nhưng chúng vẫn bắt lôi đi

=> Chị nhẫn nhục nhưng không được

+ Chị thay đổi trong cách xưng hô: ông – cháu, ông – tôi và cuối cùng: mày – bà

+ Chị phản kháng bằng lời không được chị phản kháng bằng hành động: đánh ngã tên cai lệ và người nhà Lí trưởng -> Tức nước thì vỡ bờ, có áp bức thì có đấu tranh.

=> Tình yêu thương đối với chồng, với gia đình với quê hương trong chị Dậu dâng lên cùng với nỗi căm thù giặc sâu sắc đã dẫn đến hành động của chị.

3. Suy nghĩ về nhân vật chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ

- Chị là một người vợ chu đáo, yêu thương chồng con

- Chị là một người phụ nữ đảm đang

- Chị Dậu là người chịu nhẫn nhục giỏi, nhưng tức nước vỡ bờ chị Dậu đã vùng lên chống lại bọn tay sai

III. Kết bài:

- Đoạn trích Tức nước vỡ bờ là đoạn thể hiện được sự đấu tranh quyết liệt hết sức ngoan cường của chị Dậu, đại diện cho người phụ nữ và người nông dân Việt Nam trong xã hội xưa.

- Chị Dậu là hình tượng đẹp cho những phẩm chất đáng quý hiền dịu, thiết tha, tình yêu thương chồng, gia đình và đặc biệt là đức tính vùng lên đấu tranh mãnh liệt.

Ví dụ:

Có thể nói, “Tức nước vỡ bờ” chính là đoạn trích đặc sắc nhất trong tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố. Nó không chỉ lột tả được hình ảnh người phụ nữ kiên trung, hiền hậu, yêu chồng, thương con mà còn khiến người đọc hiểu hơn về một xã hội phong kiến thối nát lúc bấy giờ.



 

12 tháng 9 2021

Tham khảo:

Đoạn văn được trích trong văn bản "Tôi đi học" của nhà văn Thanh Tịnh đã thể hiện rất rõ tâm trạng của nhân vật tôi trong ngày đầu tiên đi học vào lớp 1. Thật vậy, cũng giống như bao cô cậu học trò khác, nhân vật tôi cũng có tâm trạng bỡ ngỡ, bẽn lẽn và rụt rè vào ngày hôm ấy. Trong ngày hôm ấy, hình ảnh những cô cậu học trò nhỏ đáng yêu"bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nữa hay dám đi từng bước nhẹ, như con chim con đứng trên bờ tổ, muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ, thèm vụng và ước ao thầm được như những học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ" đều cho thấy được tâm trạng rụt rè và nhút nhát của các em. Đứng trước thế giới mới lạ, nhân vật tôi mang trong mình tâm trạng như một chú chim non, vừa sợ hãi nhưng cũng vừa khao khát muốn khám phá thế giới mới toanh này, thế giới hứa hẹn sẽ đem đến những niềm vui cho chính các em. Và khi bước vào lớp, tâm trang của nhân vật tôi đó là sự rụt rè, e thẹn được thể hiện qua cử chỉ bước vào lớp. Tiếng trống trường vang lên như một lời thúc giục mạnh mẽ. Thế nhưng nhân vật tôi và những người bạn khác lại "vụng về lúng túng, không đi, dềnh dàng, run run". Đó chính là tâm trạng lo lắng, sợ hãi, bỡ ngỡ của nhân vật tôi khi đứng trước khoảnh khắc thực sự phải khám phá thế giới mới lạ. Đó là tâm trạng mà ai cũng có ngày đầu tiên đi học, trong sáng và đáng yêu vô cùng. Qua đoạn trích, ta có thể thấy được nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật cực tài tình, cùng giọng văn trong trẻo, nghệ thuật miêu tả trạng thái nhân vật vô cùng tài hoa và tinh tế của tác giả.

12 tháng 9 2021

 Hầu như ai cũng vậy, lần đầu tới trường, tới lớp, ai cũng mang trong mình một nỗi sợ hãi trước cảnh vật lạ, trước một khung cảnh mới mà chưa gặp bao giờ, tôi cũng vậy. Tôi đi học nhưng cũng mang trong mình một nỗi rụt rè, e ngại, sợ phải xa vòng tay mẹ cha, sợ phải tiếp xúc với một môi trường mới. Trong ngày hôm ấy, hình ảnh những cô cậu học trò nhỏ đáng yêu"bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nữa hay dám đi từng bước nhẹ, như con chim con đứng trên bờ tổ, muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ, thèm vụng và ước ao thầm được như những học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ" đều cho thấy được tâm trạng rụt rè và nhút nhát của tôi và các bạn học sinh khác. Đứng trước thế giới mới lạ, tôi mang trong mình tâm trạng như một chú chim non, vừa sợ hãi nhưng cũng vừa khao khát muốn khám phá thế giới mới toanh này, thế giới hứa hẹn sẽ đem đến những niềm vui cho chính bản thân tôi. Và khi bước vào lớp, tâm trang của tôi đó là sự rụt rè, e thẹn được thể hiện qua cử chỉ bước vào lớp. Tiếng trống trường vang lên như một lời thúc giục mạnh mẽ. Thế nhưng tôi và những người bạn khác lại "vụng về lúng túng, không đi, dềnh dàng, run run". Đó chính là tâm trạng lo lắng, sợ hãi, bỡ ngỡ của tôi khi đứng trước khoảnh khắc thực sự phải khám phá thế giới mới lạ. Đó là tâm trạng mà ai cũng có ngày đầu tiên đi học, trong sáng và đáng yêu vô cùng.

  Đề bài: Bằng đoạn văn quy nạp khoảng 10 câu, sử dụng phép nối (Trước hết, tiếp theo, không chỉ vậy, tóm lại….), câu mở rộng thành phần, làm rõ tình yêu thương mẹ của bé Hồng trong đoạn nói chuyện với bà cô.Gợi  ý- Tin tưởng mẹ: “Không, cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về”.- Đau đớn, xót xa, đồng cảm với nỗi bất hạnh của mẹ: “nước mắt ròng ròng’, “nghẹn ứ khóc không ra...
Đọc tiếp

  Đề bài: Bằng đoạn văn quy nạp khoảng 10 câu, sử dụng phép nối (Trước hết, tiếp theo, không chỉ vậy, tóm lại….), câu mở rộng thành phần, làm rõ tình yêu thương mẹ của bé Hồng trong đoạn nói chuyện với bà cô.

Gợi  ý

- Tin tưởng mẹ: “Không, cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về”.

- Đau đớn, xót xa, đồng cảm với nỗi bất hạnh của mẹ: “nước mắt ròng ròng’, “nghẹn ứ khóc không ra tiếng…”, cúi đầu im lặng

- Bảo vệ mẹ, căm hận những cổ tục đã đày đoạ mẹ : “Giá những cổ tục….nát vụn mới thôi”.

=> Cậu bé trong sáng, nhạy cảm, giàu tình yêu thương mẹ

=> Cậu như 1 mầm cây còi cọc lớn lên trên mảnh đất khô cằn nhưng vẫn bật lên nhờ ấm áp tình mẫu tử.

Mình đag cần gấp, chiều mình phải nộp rồi, thanks nhìu nhìu ạ^^

0
11 tháng 9 2021

Câu TT, dùng để tả

12 tháng 9 2021

Sân nó/ rộng, mình nó /cao hơn những buổi trưa hè đầy vắng lặng.

       CN1    VN1     CN2                        VN2

→Có 2 cụm chủ vị , câu này là câu ghép.

11 tháng 9 2021

Tham khảo:

- Phép so sánh "Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi".

+ Phép so sánh là một câu văn dài, bao gồm nhiều vế, kết hợp với việc sử dụng hàng loạt các động từ mạnh được sử dụng theo mức độ tăng tiến "cắn", "nhai", "nghiến"

+ Cấu trúc hai vế, một vế là một vật trừu tượng, vô hình với một bên là những vật hữu hình, cụ thể có thể cầm, nắm và cảm nhận.

+ Phép so sánh này không chỉ diễn tả tâm trạng căm phẫn, tức giận của bé Hồng mà ẩn sau đó chính là tình yêu thương mẹ sâu sắc của bé Hồng.

- Phép so sánh "Nếu người quay lại là người khác, khác gì cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc".

+ Phép so sánh mang ý nghĩa giả định, đầy mới lạ và có giá trị to lớn trong việc thể hiện tâm trạng của nhân vật bé Hồng.

+ Bóng dáng, hình ảnh của người mẹ khi xuất hiện trước cặp mắt và nỗi niềm chờ mong trông đợi, mỏi mòn của đứa con cũng giống như dòng suối trong suốt chảy dưới bóng râm đang dần xuất hiện trước con mắt gần rạn nứt, tuyệt vọng của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc khô hạn, oi ả và nóng nực.

+ Diễn tả rõ nét nỗi khao khát, chờ mong được gặp mẹ, khao khát tình mẹ đến tột cùng trong nỗi lòng của đứa trẻ mồ côi, đã suốt một thời gian dài không được gặp mẹ.

11 tháng 9 2021

Giúp em vs ạ!

Ngày hôm đó là ngày em mong đợi bấy lâu nhưng cũng có 1 chút hơi buồn vì chúng em phải khai trường trực tuyến. Ngày hom đó em dạy thật sớm để sửa soạn lại quần áo , chúng em đều mặc áo sơ mi trắng , khăn quàng đỏ và quần thẫm màu. Đến giờ khai trường các cô quay lại rồi cho chúng em xem tuy ngày hôm đó thời tiết không được thuận lợi cho lắm. Mạng hơi lác nhưng em vẫn ngồi nghiêm túc. Đến giờ chào cờ thì ác bạn đều đứng tại chỗ giơ tay hát quốc ca , đây là 1 cảnh tượng kỳ lạ mà lần đầu tiên em từng thấ. Khi tiếng trống trường cho năm học mới bắt đầu , tất cả đều vỗ tay để chào đón năm học mới. Em thấy rất vui sướng. Em hứa sẽ chăm ngoan học giỏi để có thể lên được lớp 5 để xem được khai trường tiếp theo