K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 3 2017
các loại mạch máu sự khác biệt về cấu tạo GIẢI THÍCH
động mạch

-thành có 3 lớp với mô liên kết và lớp cơ trơn của tĩnh mạch

- lòng hẹp hơn tĩnh mạch

-Thích hợp với chức năng dẫn máu từ tim đến cơ quan với vận tốc cao, áp lực lớn
tĩnh mạch

-thành có 3 lớp nhưng lớp có mô liên kết và lớp cơ trơn mỏng hơn động mạch.

-lòng rộng hơn của động mạch

- có van 1 chiều ở những nơi máu phải chảyngược chiều trọng lực

-thích hợp với chức năng dẫn máu từ khắp các tế bào của cơ thể về tim với vận tốc và áp lực nhỏ
mao mạch

-nhỏ và phân nhánh nhiều

-thành mỏng chỉ gồm 1 lớp biểu bì.

-lòng hẹp

thích hợp với chức năng tỏa rộng tới từng tế bào của các mô, tạo điều kiện cho trao đổi chất với tế bào

c

9 tháng 3 2017

Động mạch : Thành có 3 lớp với mô liền kết và lớp cơ trơn đầy hơn của tĩnh mạch

Tĩnh mạch : Thành có 3 lớp nhưng lớp có mô liên kết và lớp cơ trơn mỏng hơn động mạch

Mao mạch : Nhỏ phân nhánh nhiều . Thành mỏng chỉ gồm 1 lớp biểu bì . Lòng hẹp

Chúc bạn học tốt

12 tháng 3 2017

bạn tham khảoHỏi đáp Sinh học

12 tháng 3 2017

Kết quả hình ảnh cho sơ đồ câu tạo của tim

9 tháng 3 2017

Cơ thể là một khối thống nhất. Sự hoạt động của các cơ quan trong một hệ cũng như sự hoạt động của các hệ cơ quan trong cơ thể đều luôn luôn thống nhất với nhau.
Phân tích bằng ví dụ:
Ví dụ: khi chạy, hệ vận động làm việc với cường độ lớn. Lúc đó, các hệ cơ quan khác cũng tăng cường hoạt động, tim đập nhanh và mạnh hơn, mạch máu dãn ( hệ tuần hoàn ), thở nhanh và sâu ( hệ hô hấp ), mồ hôi tiết nhiều ( hệ bài tiết ), ... Điều đó chứng tỏ các hệ cơ quan trong cơ thể có sự phối hợp hoạt động. Các cơ quan trong cơ thể có một sự phối hợp hoạt động nhịp nhàng, đảm bảo tính thống nhất. Sự thống nhất đó được thực hiện nhờ sự điều khiển của hệ thần kinh ( cơ chế thần kinh - hệ thần kinh ) và nhờ dòng máu chảy trong hệ tuần hoàn mang theo các hooc môn do các tuyến nội tiết tiết ra ( cơ chế thể dịch - hệ nội tiết ).

4 tháng 3 2018

Ngoài nguyên nhân mất cân bằng nội môi do tiêu chảy thì còn do các bệnh khác nữa như sốt, tao thaos,... Vì Đó là những bệnh giúp ta đào thải ra nhiều nên mất cân bằng nội môi bên trong cơ thể.

Chúc bạn học tốt nhé

8 tháng 3 2017

Vì ăn mặn sẽ làm tăng tính thấm của màng tế bào đối với natri, ion natri sẽ chuyển nhiều vào tế bào cơ trơn của thành mạch máu, gây tăng nước trong tế bào, tăng trương lực cơ thành mạch, gây co mạch, tăng sức cản ngoại vi, dẫn đến tăng huyết áp.

8 tháng 3 2017

Thành phần chính của muối ăn là Natri, bình thường nồng độ Natri trong cơ thể là 9‰, khi dùng muối nồng độ đó sẽ tăng lên tức thời, cơ thể sẽ điều chỉnh bằng cách thẩm thấu dịch gian bào (dịch nằm giữa các tế bào) từ thành động mạch vào trong lòng mạch máu để nồng độ muối trong máu được duy trì ở trạng thái bình thường. Khi đó lòng động mạch bị thu hẹp do mất nước (dịch gian bào) trong khi đó khối lượng máu trong lòng mạch máu tăng lên khiến áp suất trong thành mạch tăng. Lòng mạch co lại, áp suất tăng chính là nguyên nhân gây tăng huyết áp.

25 tháng 10 2017


Hệ tuần hoàn: Hệ tuần hoàn của cá
Câu 1:
Tim của cá gồm:
Một tâm nhĩ, một tâm thất
Hai tâm nhĩ, một tâm thất
Một tâm nhĩ, hai tâm thất
Câu 2:
Máu ở động mạch chủ bụng của cá là máu:
Đỏ tươi
Đỏ thẫm
Máu pha
Câu 3:
Máu ở tĩnh mạch chủ bụng của cá là máu:
Đỏ tươi
Đỏ thẫm
Máu pha
Câu 4:
Máu ở động mạch chủ lưng của cá là máu:
Đỏ tươi
Đỏ thẫm
Máu pha
Câu 5:
Cá chép trao đổi khí qua:
Da
Phổi
Mang
Da và phổi
Cả da, phổi và mang
Ếch nhái
Hệ tuần hoàn: Hệ tuần hoàn của ếch
Câu 1:
Tim của ếch gồm:
Một tâm thất, một tâm nhĩ
Hai tâm thất, hai tâm nhĩ
Một tâm thất, hai tâm nhĩ
Hai tâm thất, một tâm nhĩ
Câu 2:
Máu của ếch đi nuôi cơ thể là máu:
Đỏ tươi
Đỏ thẫm
Máu pha
Câu 3:
Ếch chỉ trao đổi khí qua:
Da
Phổi
Cả da và phổi
Thằn lằn
Hệ tuần hoàn: Hệ tuần hoàn của thằn lằn
Câu 1:
Tim của thằn lằn gồm:
Một tâm thất, một tâm nhĩ
Hai tâm thất, hai tâm nhĩ
Có bốn ngăn không hoàn toàn
Hai tâm thất, một tâm nhĩ
Câu 2:
Máu của thằn lằn đi nuôi cơ thể là máu:
Đỏ tươi
Đỏ thẫm
Máu pha
Câu 3:
Thằn lằn chỉ trao đổi khí qua:
Da
Phổi
Cả da và phổi
Chim, thú
Hệ tuần hoàn: Hệ tuần hoàn chim, thú
Câu 1:
Tim của chim, thú gồm:
Một tâm thất, một tâm nhĩ
Hai tâm thất, hai tâm nhĩ
Một tâm thất, hai tâm nhĩ
Hai tâm thất, một tâm nhĩ
Câu 2:
Máu của chim, thú đi nuôi cơ thể là máu:
Đỏ tươi
Đỏ thẫm
Máu pha
Câu 3:
Chim, thú chỉ trao đổi khí qua:
Da
Phổi
Cả da và phổi
Tiến hóa
Tiến hóa: Sự tiến hóa của hệ tuần hoàn các lớp động vật có xương sống
Câu 1:
Hệ tuần hoàn của lớp động vật nào chỉ gồm một vòng tuần hoàn:

Ếch
Thằn lằn
Chim, thú
Câu 2:
Chọn tất cả các lớp động vật mà hệ tuần hoàn của chúng gồm hai vòng tuần hoàn:

Ếch
Thằn lằn
Chim, thú
Câu 3:
Tim dưới đây là của lớp động vật nào? Hãy kéo các đại diện ở cột phải vào phía sau các ý tương ứng ở cột trái:
Tim gồm 2 ngăn
Tim gồm 3 ngăn
Tim gồm 4 ngăn
Tim gồm 4 ngăn không hoàn toàn
Câu 4:
Máu trong tâm thất dưới đây là của lớp động vật nào? Hãy kéo các đại diện ở cột phải vào phía sau các ý tương ứng ở cột trái:
Máu phân biệt
Máu đỏ thẫm
Máu pha ít
Máu pha nhiều
Câu 5:
Chọn tất cả các lớp động vật mà máu đi nuôi cơ thể là máu pha:

Ếch
Thằn lằn
Chim, thú
Câu 6:
Chọn tất cả các lớp động vật mà máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi:

Ếch
Thằn lằn
Chim, thú
Câu 7:
Những hệ tuần hoàn dưới đây là của lớp động vật nào? Hãy kéo các đại diện ở cột phải vào phía sau các ý tương ứng ở cột trái:
1 vòng tuần hoàn (VTH) và máu nuôi cơ thể là máu đỏ tươi
2 VTH và máu nuôi cơ thể là máu đỏ tươi
2 VTH và máu nuôi cơ thể là máu ít pha trộn
2 VTH và máu nuôi cơ thể là máu pha nhiều
Câu 8:
Hệ tuần hoàn tiến hóa theo hướng:
Một vòng tuần hoàn
Hai vòng tuần hoàn
Câu 9:
Tim tiến hóa theo hướng:
2 ngăn
3 ngăn
4 ngăn

Nam Nữ

- Lớn nhanh, cao vượt.

- Sụn giáp phát triển, lộ hầu.

- Vỡ tiếng, giọng ồm.

- Mọc ria mép.

- Mọc lông mu.

- Mọc lông nách.

- Cơ bắp phát triển.

- Cơ quan sinh dục to và dài ra, có khả năng cương cứng.

- Tuyến mồ hôi, tuyến nhờn phát triển.

- Xuất hiện mụn trứng cá.

- Xuất tinh lần đầu.

- Vai rộng, ngực nở.

- Lớn nhanh.

- Thay đổi giọng nói.

- Vú phát triển.

- Mọc lông mu.

- Mọc lông nách.

- Hông nở rộng.

- Mông, đùi phát triển.

- Bộ phận sinh dục phát triển.

- Tuyến mồ hôi, tuyến nhờn phát triển.

- Xuất hiện mụn trứng cá.

- Bắt đầu hành kinh.

23 tháng 3 2017

thanks

8 tháng 3 2017

Hoocmôn sinh trưởng có vai trò: a/ Tăng cường quá trình sinh tổng hợp prôtêin, do đó kích quá trình phân bào và tăng kích thước tế bào, vì vậy làm tăng cường sự sinh trưởng của cơ thể. b/ Kích thích chuyển hoá ở tế bào và sinh trưởng, phát triển bình thường của cơ thể. c/ Kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con đực. d/ Kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con cái.

8 tháng 3 2017
Vai trò của GH đối với quá trình tích lũy protein

Một số phương thức tác động của GH dẫn đến quá trình tích lũy protein như sau:

- Làm tăng quá trình vận chuyên amino acid qua màng tế bào dẫn đến tăng nồng độ amino acid trong tế bào. Nồng độ amino acid sẽ có tác động tăng cường quá trình tổng hợp protein. Tác động làm tăng nồng độ amino acid tương tự như tác động của insulin đến quá trình vận chuyển glucose (xem insulin, glucagon và bệnh tiểu đường).

- Làm tăng quá trình tổng hợp protein bởi ribosome: GH tác động trực tiếp đến các ribosome. Tuy vậy, cơ chế tác động vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ.

- Làm tăng cường quá trình sao mã DNA tạo các RNA trong nhân tế bào(sau khi tác động 24-48 giờ) từ đó làm tăng tổng hợp protein dẫn đến kích thích tăng trưởng nếu có đầy đủ các yếu tố khác như năng lượng, các amino acid, các vitamin…

- Làm giảm sử dụng protein thông qua kích thích sử dụng các axit béo (fatty acids) từ mô mỡ để giải phóng năng lượng cần thiết thay cho việc sử dụng protein.

Ảnh hưởng đến sử dụng mô mỡ

GH có tác dụng giải phóng fatty acid từ mô mỡ làm cho nồng độ của các fatty acid tăng trong các loại dịch thể. Thêm vào đó, trong các mô bào, GH làm tăng cường quá trình chuyển fatty acid thành acetyl CoA để sử dụng cho giải phóng năng lượng.

Ảnh hưởng đến trao đổi carbonhydrate

- Làm giảm sử dụng glucose: Cơ chế dẫn đến ảnh hưởng này vẫn đang được nghiên cứu. Có thể GH làm tăng cường huy động fatty acid dẫn đến tổng hợp một lượng lớn acetyl-CoA sinh ra các tín hiệu phản hồi khóa quá trình biến đổi glucose và glycogen.

8 tháng 3 2017

Câu hỏi của Eric Tùng - Sinh học lớp 7 | Học trực tuyến

Câu hỏi của Bảo Ngọc cute - Sinh học lớp 7 | Học trực tuyến

Bạn tham khảo 1 hoặc 2 câu trả lời ở 2 link trên nhé.

8 tháng 3 2017

thank bn