K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 4 2018

a) Mọi ng` : CN ; vị ngữ : còn lại

    

7 tháng 4 2018

b) Điều cần chú ý : CN ; VN : còn lại

c) Mẹ tin là con : CN ; VN : còn lại

7 tháng 4 2018

lần sau ko nhắc nó nữa

7 tháng 4 2018

tát chết

7 tháng 4 2018

bạn ơi ngữ văn lớp 7 làm sao có đề về bạn trai cũ được. không nên tự đưa mấy vấn đề như vậy đâu

Ông hỏi bạn trai người khác làm gì? 

Thầy bảo rồi giờ chưa đến tuổi yêu đương đâu

ahihi

Quận 9, ngày 07 tháng 04, năm 2018

Trinh thân mến,

Dạo này bạn có khỏe không? Chắc bạn còn nhớ cô lớp trưởng nhỏ nhắn ngày nào phải không? Thấm thoát đã hai năm rồi còn gì, chúng mình xa nhau cũng khá lâu rồi nhỉ! Chắc là Trinh cũng đồng ý với mình, cuộc sống ngày nay hối hả và hiện đại hơn ngày trước. Nào là xe cộ, nhà cao tầng … Đặc biệt là từ lúc máy vi tính trở nên thông dụng, ít ai còn nghĩ đến việc rèn chữ, luyện văn. Nhưng đối với mình, con chữ là nết người, vì thế mình đã ra sức luyện tập để được tham dự cuộc thi “Văn hay chữ tốt” do nhà trường phát động. Mình cũng nghe nói, Trinh chưa hào hứng lắm, có lẽ vì bạn chưa hiểu hết ý nghĩa của cuộc thi và vì thế mà mình đã viết những dòng tâm sự này để chia sẻ cùng bạn.

Trinh thân!

Nghe mẹ kể, ngay từ bé, mình đã thích cầm viết rồi. Mình nghịch lắm, chỉ toàn cầm bút vẽ bậy lên tường. Còn mẹ mình thì mỉm cười, tuyên bố : “Bé con này mai mốt sẽ viết chữ đẹp và vẽ đẹp lắm đây!”. Mọi trong gia đình mình cũng tin tưởng và mong muốn thế. Rồi đến khi mình vào Mầm non, mình càng thích viết, thích vẽ. Trong lớp, mình luôn được cô khen về chữ viết, về những bài viết chữ theo mẫu. Có lúc, những bức tranh của mình cũng được treo lên cho toàn trường cùng xem. Thế là những năm Mầm non trôi qua thật vui vẻ và thú vị.

Nhưng khi mình lên lớp Năm, bài tập, bài học nhiều hơn, mình dần quên đi sự ham mê Mỹ thuật, mà thay vào đó là kỹ năng viết văn của mình được bộc lộ. Những con điểm 8, điểm 9 luôn đỏ chói trong quyển ở tập làm văn của mình. Mình liên tục được cô giáo đưa đi thi “Vở sạch chữ đẹp” cấp trường rồi cấp Quận rồi có cả cấp Thành phố nữa chứ! Đến bây giờ, mình vẫn không sao quên được những nét chữ tròn trịa, mềm mại của cô đã chỉ dạy cho mình. Rồi lên lớp Bảy, mình được dự thi “Văn hay chữ tốt”. Mình luôn thầm hỏi : “Phải chăng, những năm tháng được rèn chữ, luyện văn ở tiểu học là bệ phóng cho mình?”.

Chắc chắc là thế Trinh à! Trinh biết không, mình đang rất hào hứng vơi cuộc thi đó đấy. Mình luôn suy nghĩ rằng : “Trong cuộc sống, có biết bao kiến thức mình cần phải học nhưng trước hết, phải học làm người đã!”. Nhưng nếu để học làm người thì văn thơ là phương tiện truyền đạt hay nhất, vừa nhẹ nhàng, vừa sâu sắc. Đến bây giờ, mình có thể khẳng định là mình yêu văn thơ. Cuộc thi “Văn hay chữ tốt” đã truyền cho mình niềm đam mê đó.

Có những bài văn làm cho hàng mi mình đẫm nước mắt, làm cho mình luôn băn khoăn, luôn suy nghĩ. Hay là khi đọc tác phẩm văn học, mình thấy những tác phẩm đó đã truyền cho mình những bài học quí giá. Những lời văn truyền cảm mà sâu lắng, trong sáng mà sâu sắc vô cùng đã dạy mình biết yêu thương con người, biết quan tâm, sẻ chia, biết ước mơ, hy vọng vào những điều tốt đẹp. Những bài thơ về quê hương làm mình cảm thấy tâm hồn trong trẻo và và nhẹ nhõm :

“Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày…”

Nhưng làm mình hỏi thầm lòng nhiều nhất là những câu thơ viết về cha mẹ. Mình nhớ nhà thơ Ngọc Sơn đã viết :

“Tình cha ấm áp như vầng Thái Dương”

Nhẹ nhàng và sâu lắng, nhà thơ Quế Mai đã ca ngợi tình mẹ:

“Đôi tay cảm nhận nhịp con thở
Những đêm con sốt cao
Đôi tay lạnh mát đặt lên đầu
Cho con bớt ốm…”

Những câu thơ, những mạch văn trong sáng luôn làm con tim ta lúc thổn thức, lúc chạnh lòng và xúc động.

Trinh ơi ! Nếu đã giỏi văn, sao ta không rèn chữ để cho nét chữ mềm mại hòa cùng những lời văn mang đậm nét đẹp nhân văn. Lúc đó, khi đọc những dòng văn ấy, tâm hồn ta sẽ hướng thiện, sẽ đẫm mình vào mạch văn. Mình luôn nghĩ rằng : “Nét chữ là nết người” và qua cuộc thi “Văn hay chữ tốt”, mình càng khẳng định suy nghĩ đó là đúng. Cuộc thi cũng đã gởi đến một thông điệp: “Hãy cảm nhận văn thơ, cảm nhận cuộc sống thanh bình, hãy yêu văn thơ để tâm hồn sạch trong, hãy rèn con chữ như rèn chính bản thân ta” Mình đã cảm nhận được thông điệp đó qua hai năm dự thi.

Trinh biết không, mình luôn dành thời gian buổi tối để đọc những lời văn thật nhẹ nhàng, những vần thơ xúc động, mình luôn cố gắng trau dồi thêm những bài học quý giá từ các tác phẩm và đặc biệt, mình luôn dành ra khoảng nửa tiếng để rèn chữ đấy! Mình luôn thầm cảm ơn cuộc thi đã truyền cho mình sự yêu thích văn học, đã cho mình thấy được tầm quan trọng của chữ viết. Hay là Trinh cùng mình tham gia cuộc thi này nhé! Sẽ rất bổ ích cho Trinh và cả các bạn khác nữa, được không Trinh? Trinh đã hiểu được ý nghĩa của cuộc thi “Văn hay chữ tốt” chưa? Nếu Trinh đã hiểu được rồi thì cùng mình tham gia. Nếu Trinh vẫn chưa thấy hào hứng, Trinh nên đọc và nghĩ thông điệp của cuộc thi nhé! Chúc Trinh thành công!

Thư mình cũng đã khá dài rồi, mình đành tạm biệt Trinh vậy. Nhớ cùng mình dự thi đấy! Chắc chắn mình sẽ gửi cho Trinh mấy quyển sách văn học rất hay. Còn bây giờ, lớp trưởng gửi lệnh cho lớp phó: “Học giỏi và giữ gìn sức khỏe nhé!”

Chào lớp phó 5A năm xưa
Lớp trưởng Xuân Chiêu

7 tháng 4 2018

Quận 9, ngày 25, tháng 10, năm 2009 Trinh thân mến,

Dạo này bạn có khỏe không? Chắc bạn còn nhớ cô lớp trưởng nhỏ nhắn ngày nào phải không? Thấm thoát đã hai năm rồi còn gì, chúng mình xa nhau cũng khá lâu rồi nhỉ! Chắc là Trinh cũng đồng ý với mình, cuộc sống ngày nay hối hả và hiện đại hơn ngày trước. Nào là xe cộ, nhà cao tầng … Đặc biệt là từ lúc máy vi tính trở nên thông dụng, ít ai còn nghĩ đến việc rèn chữ, luyện văn. Nhưng đối với mình, con chữ là nết người, vì thế mình đã ra sức luyện tập để được tham dự cuộc thi “Văn hay chữ tốt” do nhà trường phát động. Mình cũng nghe nói, Trinh chưa hào hứng lắm, có lẽ vì bạn chưa hiểu hết ý nghĩa của cuộc thi và vì thế mà mình đã viết những dòng tâm sự này để chia sẻ cùng bạn.

Trinh thân!

Nghe mẹ kể, ngay từ bé, mình đã thích cầm viết rồi. Mình nghịch lắm, chỉ toàn cầm bút vẽ bậy lên tường. Còn mẹ mình thì mỉm cười, tuyên bố : “Bé con này mai mốt sẽ viết chữ đẹp và vẽ đẹp lắm đây!”. Mọi trong gia đình mình cũng tin tưởng và mong muốn thế. Rồi đến khi mình vào Mầm non, mình càng thích viết, thích vẽ. Trong lớp, mình luôn được cô khen về chữ viết, về những bài viết chữ theo mẫu. Có lúc, những bức tranh của mình cũng được treo lên cho toàn trường cùng xem. Thế là những năm Mầm non trôi qua thật vui vẻ và thú vị.

Nhưng khi mình lên lớp Năm, bài tập, bài học nhiều hơn, mình dần quên đi sự ham mê Mĩ thuật, mà thay vào đó là kỹ năng viết văn của mình được bộc lộ. Những con điểm 8, điểm 9 luôn đỏ chói trong quyển ở tập làm văn của mình. Mình liên tục được cô giáo đưa đi thi “Vở sạch chữ đẹp” cấp trường rồi cấp Quận rồi có cả cấp Thành phố nữa chứ! Đến bây giờ, mình vẫn không sao quên được những nét chữ tròn trịa, mềm mại của cô đã chỉ dạy cho mình. Rồi lên lớp Bảy, mình được dự thi “Văn hay chữ tốt”. Mình luôn thầm hỏi : “Phải chăng, những năm tháng được rèn chữ, luyện văn ở tiểu học là bệ phóng cho mình?”.

Chắc chắc là thế Trinh à! Trinh biết không, mình đang rất hào hứng với cuộc thi đó đấy. Mình luôn suy nghĩ rằng : “Trong cuộc sống, có biết bao kiến thức mình cần phải học nhưng trước hết, phải học làm người đã!”. Nhưng nếu để học làm người thì văn thơ là phương tiện truyền đạt hay nhất, vừa nhẹ nhàng, vừa sâu sắc. Đến bây giờ, mình có thể khẳng định là mình yêu văn thơ. Cuộc thi “Văn hay chữ tốt” đã truyền cho mình niềm đam mê đó.

Có những bài văn làm cho hàng mi mình đẫm nước mắt, làm cho mình luôn băn khoăn, luôn suy nghĩ. Hay là khi đọc tác phẩm văn học, mình thấy những tác phẩm đó đã truyền cho mình những bài học quý giá. Những lời văn truyền cảm mà sâu lắng, trong sáng mà sâu sắc vô cùng đã dạy mình biết yêu thương con người, biết quan tâm, sẻ chia, biết ước mơ, hi vọng vào những điều tốt đẹp. Những bài thơ về quê hương làm mình cảm thấy tâm hồn trong trẻo và và nhẹ nhõm :

“Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày…”

Nhưng làm mình hỏi thầm lòng nhiều nhất là những câu thơ viết về cha mẹ. Mình nhớ nhà thơ Ngọc Sơn đã viết :

“Tình cha ấm áp như vầng Thái Dương”

Nhẹ nhàng và sâu lắng, nhà thơ Quế Mai đã ca ngợi tình mẹ:

“Đôi tay cảm nhận nhịp con thở
Những đêm con sốt cao
Đôi tay lạnh mát đặt lên đầu
Cho con bớt ốm…”

Những câu thơ, những mạch văn trong sáng luôn làm con tim ta lúc thổn thức, lúc chạnh lòng và xúc động.

Trinh ơi ! Nếu đã giỏi văn, sao ta không rèn chữ để cho nét chữ mềm mại hòa cùng những lời văn mang đậm nét đẹp nhân văn. Lúc đó, khi đọc những dòng văn ấy, tâm hồn ta sẽ hướng thiện, sẽ đẫm mình vào mạch văn. Mình luôn nghĩ rằng : “Nét chữ là nết người” và qua cuộc thi “Văn hay chữ tốt”, mình càng khẳng định suy nghĩ đó là đúng. Cuộc thi cũng đã gởi đến một thông điệp: “Hãy cảm nhận văn thơ, cảm nhận cuộc sống thanh bình, hãy yêu văn thơ để tâm hồn sạch trong, hãy rèn con chữ như rèn chính bản thân ta” Mình đã cảm nhận được thông điệp đó qua hai năm dự thi.

Trinh biết không, mình luôn dành thời gian buổi tối để đọc những lời văn thật nhẹ nhàng, những vần thơ xúc động, mình luôn cố gắng trau dồi thêm những bài học quý giá từ các tác phẩm và đặc biệt, mình luôn dành ra khoảng nửa tiếng để rèn chữ đấy! Mình luôn thầm cảm ơn cuộc thi đã truyền cho mình sự yêu thích văn học, đã cho mình thấy được tầm quan trọng của chữ viết. Hay là Trinh cùng mình tham gia cuộc thi này nhé! Sẽ rất bổ ích cho Trinh và cả các bạn khác nữa, được không Trinh? Trinh đã hiểu được ý nghĩa của cuộc thi “Văn hay chữ tốt” chưa? Nếu Trinh đã hiểu được rồi thì cùng mình tham gia. Nếu Trinh vẫn chưa thấy hào hứng, Trinh nên đọc và nghĩ thông điệp của cuộc thi nhé! Chúc Trinh thành công!

Thư mình cũng đã khá dài rồi, mình đành tạm biệt Trinh vậy. Nhớ cùng mình dự thi đấy! Chắc chắn mình sẽ gửi cho Trinh mấy quyển sách văn học rất hay. Còn bây giờ, lớp trưởng gửi lệnh cho lớp phó: “Học giỏi và giữ gìn sức khỏe nhé!”

Chào lớp phó 5A năm xưa
Lớp trưởng Xuân Chiêu

6 tháng 4 2018

Vậy là đã hai năm trôi qua từ khi tôi bước đi tạm biệt ngôi trường cấp 1 yêu dấu này. Ôi! Sao nhớ quá! Những hình ảnh về buổi đầu tiên đến trường cứ gợi lên mãi trong tâm trí tôi. Tất cả hiện lên thật quá đỗi thân thương. Hình ảnh thầy cô, hình ảnh bạn bè và cả hình ảnh sân trường giờ ra chơiNgày mai, tôi sẽ chuyển đến một nơi rất xa cùng với gia đình mình nhưng có lẽ những kỉ niệm về ngôi trường đặc biệt này tôi sẽ mãi không bao giờ quên. 
+ Câu đặc biệt: in đậm
+ Câu rút gọn: in nghiêng

K CHO MK NHA MN!!!

CHÚC BN HC TỐT!!!

7 tháng 4 2018

Vậy là đã hai năm trôi qua từ khi tôi bước đi tạm biệt ngôi trường cấp 1 yêu dấu này. Ôi! Sao nhớ quá! Những hình ảnh về buổi đầu tiên đến trường cứ gợi lên mãi trong tâm trí tôi. Tất cả hiện lên thật quá đỗi thân thương. Hình ảnh thầy cô, hình ảnh bạn bè và cả hình ảnh sân trường giờ ra chơiNgày mai, tôi sẽ chuyển đến một nơi rất xa cùng với gia đình mình nhưng có lẽ những kỉ niệm về ngôi trường đặc biệt này tôi sẽ mãi không bao giờ quên. 
+ Câu đặc biệt: in đậm
+ Câu rút gọn: in nghiêng

8 tháng 4 2018

Thầy cô - hai chữ thiêng liêng mà chỉ có những học sinh đủ tư cách mới được phép gọi. Họ là những người đã dẫn dắt chúng em đi trên con đường đời của riêng mình, người chắp cánh ước mơ cho chúng em . Mọi người vẫn thường nói thầy cô là người lái đò cho học sinh . Khi một năm học kết thúc là chuyến đò cập bến .Có lẽ trong chuyến đò đó đã có biết bao điều thú vị . Thầy cô dạy cho chúng em biết rằng trong cuộc sống có rất nhiều khó khăn , thử thách nhưng cũng có vô vàn niềm vui và sự bất ngờ . Nhờ thầy, nhờ cô luôn tận tình điều khiển,lèo lái chuyến đò đó nên chúng em đã vượt qua tất cả những khó khăn , để rồi theo chuyến đò cập bến cảng kiến thức trong niềm vui ,niềm không chỉ riêng của chúng em , mà còn của thầy cô nữa.Những gì thầy cô làm cho chúng em thiêng liêng ,cao quí đâu kém những gì cha mẹ làm cho chúng em.
Con người chắc hẳn ai cũng có thời cắp sách tới trường.Đó là khoảng thời gian đẹp nhất ,thời của tuổi mộng mơ,của những ý tưởng vụt đến rồi vụt đi,của cả sự ngỗ nghịch. Chính thầy cô là những người thay đổi cuộc đời chúng em ,uốn nắn chúng em từng chút một trên con đường học vấn .Từ khi chúng ta còn bi bô tập nói đã đã được đưa tới trường mẫu giáo để tập làm quen với trường lớp. Cũng chính tại đó , thầy cô đã dạy cho chúng ta biết thế nào là lễ nghĩa , là biết cách cư xử cho phải phép . Rồi từng ngày ,chúng ta bướclên những bậc cao hơn của nấc thang kiến thức .Thầy cô luôn dõi theo chúng ta . Từ một con điểm tốt, một ý tưởng hay cho đến một sai phạm nhỏ , một lần không thuộc bài ,thầy cô đều chú ý khen ngợi hoặc nhắc nhở .Thầy cô là những người thầm lặng đưa chúng em đến đỉnh cao của kiến thức ,cho chúng em một tương lai tươi đẹp .
Chúng em luôn tự hào vì là học sinh của trường Nguyễn Huệ, tự hào không chỉ vì được học tập trong một môi trường tốt ,mà còn vì chúng em đã được những thầy cô giáo giỏi tận tình dạy dỗ.Ở đây,thầy cô giáo không chỉ đơn thuần là một người thầy,người cô mà còn là người cha người mẹ .Thầy cô sẵn sàng dành thời gian lắng nghe những thắc mắc ,những tâm sự của chúng em .Thầy cô có thể tạo cho chúng em những trận cười sảng khoái trong giờ học khi chúng em cảm thấy căng thẳng.Thầy cô có thể kiên nhẫn lắng nghe và thông cảm với chúng em .Thầy cô khẽ cười và gật đàu khi chúng em cúi chào lễ phép .Nhưng thầy cô buồn khi chứng kiến chúng em hỗn láo.Phải chăng thầy cô đã luôn không cho phép mình được khóc mỗi khi học trò hư,để giữ lòng mãi cứng rắn dạy bảo chúng em.Vâng,tất cả ,tất cả ,từ những gì nhỏ nhặt nhất đến những điều cao cả nhất chúng em đều coi trọng,vì đó là tình thương mênh mông như trời biển của thầy cô dành cho chúng em.
Trên cuộc đời này, có biết bao tình cảm vô cùng thiêng liêng và sâu sắc.Tình mẫu tử ,tình phụ tử ,tình anh em và cả tình thầy trò .Mọi tình cảm đều có ý nghĩa khác nhau .Thầy cô đã cho chúng em hiểu thế nào là tình thầy trò ,một tình thầy trò thực thụ.Chúng em sẽ mãi biết ơn thầy cô.Chúng em sẽ cố gắng dành tặng cho thầy cô những đóa hoa điểm mười chứa đựng sự biết ơn sâu sắc nhất của chúng em vào những ngày 20-11.Chúng em biết rằng tình cảm đó sẽ không bằng những gì thầy cô dành cho chúng em.Nhưng chúng em sẽ cố gắng làm cho thầy cô cảm thấy tự hào về chúng em,để thầy cô có thể mỉm cười mãn nguyện .Thầy cô ơi ,thầy cô sẽ mãi là người dìu dắt chúng em trên đường đời.Chúng em sẽ luôn chăm chỉ học hành để không phụ lòng thầy cô.Xin hãy tin vào chúng em!

9 tháng 4 2018

I. Mở bài: giới thiệu câu tục ngữ “ có công mài sắt có ngày nên kim”
Kho tàn ca dao, tục ngữ của Việt Nam vô cùng phông phú và đa dạng. Đó là những kinh nghiệm đúc kết từ thời xa xưa của ông bà ta về những kinh nghiệm trong cuộc sống thường ngày. Ca dao, tục ngữ không những phản ánh những kinh nghiệm trong cuộc sống mà còn những hầm ý chúng ta ít ai biết được. Trong đó có câu tục ngữ “ có công mài sắt có ngày nên kim” . Không phải ai cũng hiểu rõ về câu tục ngữ này, sau đây chúng ta sẽ đi tìm hiểu về câu tục ngữ này.
II. Thân bài
1. Giải thích câu tục ngữ “ có công mài sắt, có ngày nên kim”

a. Nghĩa đen
- Một mảnh sắt to mài lâu ngày cũng sẽ thành kim nhỏ xíu
- Một hình ảnh ít ai tin được
b. Nghĩa bóng
- Lòng kiên trì của con người
- Lòng kiên nhẫn chờ đợi của con người
- Lòng kiên trì sẽ giúp con người vượt qua thử thách
- Không có kiên trì thì không làm được gì hết
2. Bàn luận vấn đề
- Câu tục ngữ là một lời dạy bổ ích cho mỗi con người chúng ta
- Câu tục ngữ thể hiện truyền thống kiên trì, đoàn kết của dân tộc ta
- Cần phê phán những người lười biếng, thiếu kiên nhẫn
- Cần phê phán những người không có lòng kiên trì
3. Ý nghĩa câu tục ngữ
- Khuyên chúng ta nên có lòng kiên trì
- Có kiên trì thì việc gi cũng sẽ làm được
4. Chứng minh lòng kiên trì
- Học sinh chăm học sẽ được kết quả tốt
- Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí sẽ thành công

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về câu tục ngữ
Câu tục ngữ là một là dạy bổ ích cho mỗi con người chúng ta. Ta cần học tập và phát huy những giá trị truyền thống của dân tộc ta từ xưa đến nay. nếu có lòng kiên trì và kiên định thì mọi việc của chúng ta sẽ có thành công. Bạn sẽ không bao giờ thất bại nếu có lòng kiên trì.

6 tháng 4 2018

I. Mở bài: giới thiệu câu tục ngữ “ có công mài sắt có ngày nên kim”
Kho tàn ca dao, tục ngữ của Việt Nam vô cùng phông phú và đa dạng. Đó là những kinh nghiệm đúc kết từ thời xa xưa của ông bà ta về những kinh nghiệm trong cuộc sống thường ngày. Ca dao, tục ngữ không những phản ánh những kinh nghiệm trong cuộc sống mà còn những hầm ý chúng ta ít ai biết được. Trong đó có câu tục ngữ “ có công mài sắt có ngày nên kim” . Không phải ai cũng hiểu rõ về câu tục ngữ này, sau đây chúng ta sẽ đi tìm hiểu về câu tục ngữ này.

II. Thân bài
1. Giải thích câu tục ngữ “ có công mài sắt, có ngày nên kim”

a. Nghĩa đen
- Một mảnh sắt to mài lâu ngày cũng sẽ thành kim nhỏ xíu
- Một hình ảnh ít ai tin được
b. Nghĩa bóng
- Lòng kiên trì của con người
- Lòng kiên nhẫn chờ đợi của con người
- Lòng kiên trì sẽ giúp con người vượt qua thử thách
- Không có kiên trì thì không làm được gì hết

2. Bàn luận vấn đề
- Câu tục ngữ là một lời dạy bổ ích cho mỗi con người chúng ta
- Câu tục ngữ thể hiện truyền thống kiên trì, đoàn kết của dân tộc ta
- Cần phê phán những người lười biếng, thiếu kiên nhẫn
- Cần phê phán những người không có lòng kiên trì

3. Ý nghĩa câu tục ngữ
- Khuyên chúng ta nên có lòng kiên trì
- Có kiên trì thì việc gi cũng sẽ làm được

4. Chứng minh lòng kiên trì
- Học sinh chăm học sẽ được kết quả tốt
- Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí sẽ thành công
 

Dàn ý bài văn chứng minh có công mài sắt có ngày nên kim


III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về câu tục ngữ
Câu tục ngữ là một là dạy bổ ích cho mỗi con người chúng ta. Ta cần học tập và phát huy những giá trị truyền thống của dân tộc ta từ xưa đến nay. nếu có lòng kiên trì và kiên định thì mọi việc của chúng ta sẽ có thành công. Bạn sẽ không bao giờ thất bại nếu có lòng kiên trì.

6 tháng 4 2018
Sự thành công của rất nhiều người trong xã hội không phải tự nhiên mà có được, cũng không phải do vận may mà là nhờ vào sự nỗ lực, lòng kiên trì. Sống có mục đích, có ước mơ nhưng không kiên trì thực hiện nó thì cuối cùng chúng ta vẫn quay về con số 0. Trong cuộc sống, đối với mỗi người, lòng kiên trì là cần thiết và phải được rèn giũa hằng ngày. Kiên trì là thái độ sống, làm theo, theo đuổi mục đích mà mình đã đề ra. Đó chính là sự nỗ lực, cố gắng không ngừng nghỉ, dù có gian nan thử thách nhưng vẫn nhất quyết làm đến cùng. Lòng kiên trì đối với mỗi người là nhân tố để thành công, để đạt được mục đích mà mình đặt ra. Lòng kiên trì là một đức tính tốt, cần được phát huy, có ý nghĩa lớn quyết định đến cuộc đời của mỗi con người. Khi chúng ta vạch ra kế hoạch và quyết tâm theo đuổi nó đến cùng, đó là lòng kiên trì, và chắc chắn chúng ta sẽ đạt được một kết quả như mong đợi. Có một người bạn có đam mê văn chương, bạn ấy viết rất nhiều, nhưng gia đình lại phản đối và buộc bạn phải lựa chọn con đường đi khác. Bạn vẫn kiên trì với ước mơ đó, theo đuổi nó và bây giờ bạn là một nhà văn trẻ có tên tuổi. Nhờ vào sự kiên trì, quyết tâm theo đuổi đam mê nên bạn đã thành công. Đây chính là bài học mà nhiều người cần phải học hỏi và rèn luyện. Lòng kiên trì không phải rèn luyện trong ngày 1, ngày 2 mà là cả một quá trình. Mỗi ngày, chúng ta có thể rèn luyện đức tính đó bằng nhiều cách. Bạn kiên nhẫn làm hết bài tập mà cô giáo giao, đó là một biểu hiện của lòng kiên nhẫn. Đã hơn 12h đêm nhưng bài toán giải mãi vẫn chưa ra, đừng vội tắt đèn đi ngủ, bạn hãy kiên nhẫn ngồi thêm chút nữa, biết đâu bạn sẽ tìm ra được đáp án. Sự thành công của nhiều người hiện nay có được là do năng lực, bản lĩnh, nhưng yếu tố góp phần không nhỏ chính là sự nỗ lực, cố gắng không ngừng nghỉ. Để đạt được một thứ gì đó, có thể chúng ta phải đánh đổi nhiều thứ, hi sinh nhiều thứ. Đó là cái giá, nhưng bản thân mình hài lòng với việc đó, cũng không uổng phí. Cha ông ta có câu “Có công mài sắt, có ngày nên kim” cũng chính là răn dạy chúng ta cần phải kiên trì, chịu khó, nhẫn nại trong công việc thì mới có thể gặt hái được thành công. Muốn ăn trái ngọt, hoa thơm thì cần phải có những quãng đường đánh đổi, hi sinh. Tuy nhiên, lòng kiên trì hiểu theo nghĩa tích cực không có nghĩa là cố chấp đến cùng. Cố chấp cũng là kiên nhẫn, nhưng cố chấp vì điều không nên thì thật không đáng. Bởi vậy, lòng kiên trì nên dùng đúng lúc, đúng chỗ thì cuộc đời của mỗi người mới có thể hạnh phúc và thành công được. Bên cạnh những người có đức tính kiên trì thì vẫn còn tồn tại không ít người thiếu kiên nhẫn, cả thèm chóng chán, nhanh gục ngã. Thành công đến không dễ dàng, nếu từ bỏ mọi thứ một cách nhanh chóng thì chúng ta sẽ không nhận lại được điều gì. Đối với tuổi trẻ thì thường hay nhanh chán, nhanh bỏ cuộc. Cần phải rèn luyện đức tính này để sau này mỗi người có thể tự lập và đứng vững trên đôi chân của mình. Lòng kiên trì thực sự rất quan trọng đối với nhiều người. Chúng ta cần phải có kế hoạch để rèn luyện nó từng ngày. Chắc chắn rằng mục đích mà mình vạch ra khi có lòng kiên nhẫn sẽ nhanh chóng đi đến đích.
6 tháng 4 2018

a)Câu chủ động.

b)Câu bị động.

c)Câu chủ động.

d)Câu bị động.

giải thích tại sao

Mở bài
– Dấn dắt vấn đề: Trong xã hội hiện đại, muốn làm được một việc gì đó, dù khó hay dễ, mỗi chúng ta đều phải biết cố gắng, kiên trì hết mình. Điều đó cũng tương tự như câu “Có chí thì nên” – một câu nói hay và đặc sắc
– Trích dẫn vấn đề: Phần gạch chân
– Khẳng định vấn đề: Phần in nghiêng

Thân bài:

1. Giải thích:
a/ Giải thích từ “Chí” : là ý chí, là nghị lực và quyết tâm của con người. Nó giúp một người từ bàn tay trắng mà gây dựng nên cơ nghiệp –  Giải thích từ “Nên” : làm được một việc gì đó, là sự thành công của sự cố gắng
b/ Giải thích cả câu “Có chí thì nên” : Khẳng định chân lí, ai có nghị lực, quyết tâm thì nhất định sẽ thành công trong mọi việc, dù là khó khăn nhất.

2. Mối liên hệ giữa từ “chí” và từ “nên (hoặc ” tại sao có nghị lực lại làm nên thành công?”)
– Vì nó tiếp thêm cho ta sức mạnh, khiến ta quên đi mọi khó khăn, trắc trở
(d/c: thầy Nguyễn Ngọc Ký đã bị mất một tay nhưng nhờ có nghị lực mà thầy đã vượt lên chính mình để trở thành một nhà giáo ưu tú ; Hay Ê-đi-xơn – ông vua của các phát mình đã từng đội sổ suốt nhưng năm đi học nhưng nhờ tính tò mò và sự cố gắng, ông đã tạo nên bao nhiêu các phát minh vĩ đại cho nhân loại)
– Vì nó khiến ta có thêm động lực, thúc đẩy tinh thần ta vươn tới thành công => Khi có ý chí, không việc gì là không làm được.

3. Cách rèn luyện tính kiên trì
– Phải đặt ra mục đích ban đầu, việc đặt ra mục đích cũng giống như một vạch đích để một con ngựa giỏi lao thẳng tới, nếu thiếu nó, ta sẽ bị lạc lối và cố gắng một cách vô ích
– Phải sắp xếp công việc phù hợp với giờ giấc, tự nhắc nhở bản thân thực hiện nghiêm chỉnh các mục đích, tìm đọc thêm tư liệu để đọc, học mỗi khi rảnh.
– Hãy nhắc nhở bản thân “đứng lên” sau mỗi lần thất bại

4. Ý nghĩa
– Đức tính không thể thiếu của mỗi con người
– Giúp con người thành công trong mọi việc
– Tạo lập tính tự lập cho ta ngay từ lúc còn bé và rèn ta trở thành một người luôn biết cách để hoàn thành công việc

Kết luận:

– Khẳng định lại vấn đề: Như nhà bác học Ê-đi-xơn đã từng nói “1% là nhờ trí thông minh còn 99% là nhờ cố gắng”, khi muốn thực hiện môt việc nào đó, dù khó đến nhường nào, ta chỉ cần có ý chí, cố gắng thì nhất định sẽ thành công.

6 tháng 4 2018

Câu tục ngữ này có 2 vế: “Có chí” tức là có ý chí quyết tâm, bền lòng. “Thì nên” là đạt đc kết wả thành công. Cả câu như muốn nói rằng có ý chí, nghị lực, hoài bão, lý tưởng tốt đẹp, sự kiên trì sẽ gặt hái đc nhìu thành công trong sự nghiệp và cuộc sống. Thiếu ý chí sẽ ko làm đc gì, dễ chán nản, buông xuôi khi gặp khó khăn.

Thực tế trong cuộc sống cho ta biết đc rất nhìu điều. Chẵng hạn như Thầy Nguyễn Ngọc Ký, từ nhỏ đã bị liệt cả 2 tay, nhưng vì lòng ham học và có ý chí, nghị lực vươn lên, Thầy đã tập viết chữ bằng chân. Nhờ sự cố gắng, kiên trì, bền bỉ mà giờ đây Thầy đã là tấm gương sáng để học trò noi theo. Hoặc như là Mạc Đĩnh Chi, nhà nghèo, phải nhờ ánh sáng của đom đóm làm đèn mà học. Nhờ sự chịu khó, kiên trì như thế mà ông đã đỗ đạt làm quan lớn giúp ích cho nhân dân. Như vậy, kiên trì, nhẫn nại là đức tính cần có của mỗi con người. Trong cuộc sống, ai mà chẵng có ước mơ, hoài bão, nhưng ước mơ sẽ vẫn mãi là ước mơ nếu ta ko kiên trì theo đuổi. Nhẫn nại luôn là động lực, là sức mạnh giúp con người vượt wa khó khăn và tiến lên phía trước.

Trái ngược với người “Có chí thì nên” là kẻ “thấy sóng cả mà ngã tay chèo”. Những kẻ ấy thường bi quan, ko có sự kiên trì, quyết tâm, thấy việc nặng nhọc là đùn đẩy, có suy nghĩ là ko làm đc và từ đó từ bỏ tất cả mọi thứ. Sống cho qua ngày, sống 1 cách vô nghĩa, vô dụng thì ko bao giờ chạm đến thành công. Thử hỏi, trong 1 xã hội đầy rẫy những kẻ như thế thì xã hội đó đâu còn phát triển, còn đâu mà đi lên?