K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 6 2019

Thế là hôm nay, em đành phải từ biệt chiếc áo sơ mi xanh thân thuộc. Vì lẽ nào em không nhớ. Nhưng chỉ biết là hôm nay tổng kết năm học em mặc bộ quần áo mới nhất để tới trường dự buổi lễ quan trọng ấy. Tuy vậy những kỷ niệm về tấm áo cũ vần in đậm trong tâm hồn em.

   Tấm áo ấy không phải ai mua ai tặng và không phải do một thợ may khâu lành nghề nào may mà chính đôi bàn tay khéo léo của mẹ em đã may cho em: Mẹ cắt chiếc áo bộ đội của bố thành tấm áo nhỏ rồi thức thâu đêm khâu áo cho em. Một ngày kia áo được may xong. Em sung sướng mặc vào. Chà, đẹp quá! Mẹ khéo tay thật! Tấm áo màu xanh lá cây có hai chiếc túi xinh xắn và cặp cầu vai vồng vồng. Em khoe với tất cả bạn bè. Ngày ngày tới lớp em khoác trên mình tấm áo thân yêu. Nhưng một điều nữa làm em quí nó gấp bội. Đó là hơi ấm của bố vẫn còn trong áo em. Hơi ấm của người chiến sĩ. Vui sao mỗi sáng đến trường em cùng áo và bạn Phương, Hằng đi trên con đường làng ẩm ướt hơi sương. Những cơn gió thổi nhè nhẹ làm tà áo bay lượn như nhắc nhớ chúng em mau mau tới lớp nhìn áo lòng em vui phơi phới khi nghĩ tới người cha kính yêu đang cầm súng đánh giặc bảo vệ từng tấc đất biên cương của Tổ quốc.

   Một hôm trời mưa rả rích, sân trường trơn, nước đọng lại từng vũng to như cái chảo. Khi mưa vừa ngớt hạt, cái Hằng đã rủ em ra chơi đuổi bắt mối. Mải nhìn và chạy theo mối, em quên bẵng những vũng nước đáng ghét kia. Bỗng “oạch” em ngã sõng soài, quần áo lấm lem bùn đất, các bạn phải chạy tới đỡ em dậy, Hôm ấy cứ tức cái Hằng mãi. Còn cái áo tuyệt đẹp kia em phải giặt mỏi tay mà không sạch. Mẹ em phải giặt bao nhiêu xà phòng nó mới sạch được mọi vết bùn. Em ân hận quá. Từ đó em quý áo hơn lúc nào em cũng gần gũi với áo như một đôi bạn thân thiết. Đêm nằm ngủ, em cởi áo ra và gấp lại. Sáng em mặc áo đi học. Nhưng em có tính bộp chộp và hay quên. Một hôm nào đó em đi học về không nhớ nữa. Chả là hôm đó em được 9 điểm văn. Em sem nghĩ được một ý, liền lấy que chọc một lỗ hổng chui sang lấy cặp, lúc trở ra mặt mũi em bị sước, áo rách toạc một mảng. Lần này về em bị mẹ phê bình. May sao mẹ tìm được manh vải giống màu, mẹ cặm cụi vá lại. Chiếc áo bị vá làm em rất buồn. Tấm áo ấy em vẫn mặc để nhớ ngày bố em lên chiến trường đánh giặc. Nhưng tiếc thay vì hay nghịch ngợm quá đáng nên áo rách thêm, ngày càng phai màu, cũ vải. Em vẫn quý nó, vẫn mặc áo, vẫn gắn liền những kỉ niệm thời thơ ấu và vẫn gửi gắm tình thương của mình sang áo. Một ngày kia áo rách nhiều quá. Mẹ em không vá hết được và hôm nay tổng kết năm học. em đành phải từ biệt áo. Áo ơi, mình vẫn quý bạn đó. Mình vẫn nhớ mãi sáng mùa đông rét buốt như kim châm, không nhờ bạn mình không thể đến lớp được đâu. Mình xin cảm ơn bạn nhé. Chính nhờ bạn, mình đi học đều đặn trong mỗi buổi sáng mùa đông. Nên bây giờ mình mới đạt được kết quả to lớn trong buổi tổng kểt năm nay.

Tấm áo của em đã “nghỉ hưu” rồi là như vậy đấy. Chỉ vì em nên áo chóng hỏng. Tấm áo mẹ may cho em đây là chiếc áo thứ mấy? Rút kinh nghiệm lần trước em sẽ giừ gìn cẩn thận cho áo bền, đẹp lâu hơn. Em sẽ mặc chiếc áo ấm để tới lớp thật đều, học cho thật giỏi để đền đáp công ơn cha mẹ. Chính cha mẹ em cũng như bao nhiêu người chiến sĩ khác đã chiến đấu một mất một còn với giặc cho em được học hành yên ổn dưới mái trường thân yêu. Còn mẹ em thì tận dụng từng mảnh vải để may thành những chiếc áo em mặc ấm qua mùa đông giá lạnh và những tấm áo xinh xắn ấy đã giúp em nhớ lại những kỉ niệm về đời mình.

7 tháng 6 2019

Thế là hôm nay, em đành phải từ biệt chiếc áo sơ mi xanh thân thuộc, vì lẽ nào em cũng không nhớ. Nhưng chỉ biết là hôm nay tổng kết năm học, em mặc bộ quần áo mới nhất để tới trường dự buổi lễ quan trọng ấy. Tuy vậy, những kỷ niệm về tấm áo cũ vẫn in đậm trong tâm hồn em.

Người lính bảo vệ từng tấc đất biên cương Tổ quốc

Tấm áo ấy không phải ai mua, ai tặng, và không phải do một thợ máy khâu lành nghề nào may, mà chính đôi bàn tay khéo léo của mẹ đã may cho em. Mẹ cắt chiếc áo bộ đội của bố thành tấm áo nhỏ rồi thức thâu đêm khâu áo cho em. Một ngày kia, áo được may xong, em sung sướng mặc vào. Chà! Đẹp quá! Mẹ khéo tay thật! Tấm áo màu xanh lá cây có hai cái túi xinh xắn cặp cầu vai vồng vồng. Em khoe với tất cả bạn bè. Ngày ngày tới lớp, em khoác lên người tấm áo thân yêu. Nhưng có một điều làm em quý nó gấp bội: đó là hơi ấm của bố vẫn còn trong áo em - hơi ấm của người chiến sĩ. Vui sao mỗi sáng tới trường, em cùng áo và bọn Phương, Hằng đi trên con đường làng ẩm ướt hơi sương. Những cơn gió thổi nhè nhẹ làm tà áo em bay lượn, múa hát như nhắc nhở chúng em mau đến lớp. Nhìn áo, lòng em vui phơi phới khi nghĩ đến người cha yêu kính đang cầm súng đánh giặc, bảo vệ từng tấc đất biên cương Tổ quốc.

Em khoác lên người tấm áo thân yêu

Một hôm, trời mưa rả rích, sân trường trơn, nước đọng lại từng vũng to như cái chảo. Khi mưa vừa ngớt hạt, cái Hằng đã rủ em ra chơi đuổi bắt mối (vì thường thường khi mưa tạnh mối hay ra mà). Mải nhìn và chạy theo mối, em quên bẵng những vũng nước đáng ghét kia. Bỗng “oạch” em ngã sóng xoài, quần áo lâm lem bùn đất. Các bạn phải chạy ra đỡ em dậy. Hôm ấy em cứ tức cái Hằng mãi. Còn cái áo “tuyệt đẹp” kia thì em phải giặt mỏi tay mà không sạch. Mẹ em giặt bao xà phòng nó mới sạch được mọi vết bẩn. Em ân hận quá. Từ đây, em quý áo hơn. Lúc nào em cũng gần gũi với nó như một đôi bạn thân thiết. Đêm nằm ngủ, em cởi áo ra và gấp lại. Sáng, mặc áo đi học. Nhưng em có tính bộp chộp và hay quên. Một hôm nào đó đi học về, em không nhớ rõ nữa. Chả là hôm ấy được chín điểm văn. Em sung sướng hồ hởi, vừa đi vừa tung cặp lên cao. Quá tay, chiếc cặp rơi bịch sang bờ rào bên kia. Em hơi lo. Bỗng em nghĩ được một ý, liền lây que chọc một lỗ hổng, chui sang lây cặp. Lúc trở ra, mặt mũi em bị xước, áo rách toạc một mảng. Lần này em về bị mẹ phê bình và xuýt nữa bị mấy roi vào “đằng sau chỗ thắt lưng” nữa đấy. May sao em tìm được mảnh vải giống áo. Mẹ cặm cụi vá. Thế là áo em đã bị vá, em rất buồn. Tấm áo này em vẫn mặc để nhớ ngày bố em lên chiến trường đánh giặc. Nhưng tiếc thay. Vì hay nghịch ngợm quá đáng nên chiếc áo rách thêm và ngày càng phai màu, cũ vải. Em vẫn quý nó, vẫn mặc nó, vẫn gắn liền kỉ niệm thời thơ ấu và vẫn gởi gắm tình thương của mình sang áo. Một ngày kia, áo rách nhiều quá. Mẹ không vá hết được. Và hôm nay tổng kết năm học, em đành phải từ biệt áo. Áo ơi! Mình vẫn quý bạn đó, mình vẫn nhớ mỗi sáng mùa đông rét buốt như kim châm, không nhờ bạn, có lẽ mình không thể đến lớp học được đâu. Mình xin cảm ơn bạn nhé! Chính nhờ bạn, mình đi hoc đều đặn trong mỗi sáng mùa đông nên bây giờ mình mới đạt được kết quả to lớn trong buổi tổng kết năm học năm nay.

Tấm áo của em đã phải “nghỉ hưu” rồi là như vậy. Chỉ vì em mà áo chóng hỏng. Tấm áo mẹ may cho em đây là chiếc áo thứ bao nhiêu! Rút kinh nghiệm lần trước, em giữ gìn áo cẩn thận cho áo bền, đẹp lâu hơn. Em sẽ mặc áo ấm để tới lớp thật đều, học cho thật giỏi, để đáp đền cổng ơn mẹ cha. Chính cha em cũng như bao chiến sĩ khác đã chiến đấu một mất một còn với giặc để cho em được học hành yên ổn dưới mái trường thần yêu. Còn mẹ em thì tận dụng từng mảnh vải để may thành những chiếc áo em mặc ấm qua mùa đông giá lạnh. Và những tấm áo xinh xắn ấy đã giúp em nhớ lại những kỷ niệm về đời mình.

Trả lời:

   Theo mình:

a) Trắng bệch là màu trắng rất nhợt nhạt, không có hồn.

b) Trắng muốt là màu trắng mịn màng, trông đẹp.

c) Trắng phau là trắng hoàn toàn, không có lấy một vết nào của màu khác.

d) Trắng xóa là trắng đều khắp trên một diện rất rộng.

                       ~ Học tốt nha bạn ~

mk sắp xếp nha:

a, tiêu hao/tiêu dùng/tiêu thụ

b,nhà thơ/thi sĩ

hok tốt

3 tháng 6 2019

~ Mik sắp xếp theo thứ tự nha ~

a) Tiêu hao / Tiêu dùng / Tiêu thụ 

b) Nhà thơ / Thi sĩ 

~ Hok tốt ~
#JH 

a.

Mỗi vùng quê, mỗi mảnh đất đều có những phong tục tập quán riêng. Và những ngày hội là điều làm nên nét riêng vốn có ấy. Ở quê em cũng vậy, hằng năm cứ vào dịp tết đến lại có ngày hội tổ chức các trò chơi dân gian để mọi người cùng vui chơi và giải trí.

Trò chơi dân gian được làng em tổ chức vào dịp mùng 3 Tết hằng năm, khi tiết trời mùa xuân đang ôm lấy cả đất trời. Không khí tươi mới, rạo rực, niềm vui luôn hiển hiện trên nụ cười của mỗi người. Những trò chơi dân gian được tổ chức tại sân kho của làng. Đó là một cái sân bằng đất rất rộng, đủ để mọi người vui chơi nhiều trò. Nào là trò vất cù, trò chơi chuyền, trò ném pháo đất, trò đấu vật. Mỗi trò đều có một nét đặc trưng riêng tạo nên không khí tưng bừng và phấn khởi nhất.

Đây là lễ hội lớn nhất trong một năm của làng quê em. Có thể nói đây là ngày lưu giữ lại trong lòng người nhiều cảm xúc nhất. Vừa có cái gì đó tươi mới, vừa có cái gì đó gợi lại những điều xưa cũ. Những người đi trước luôn vẫn cảm thấy điều này khi xem các trò chơi dân gian diễn ra.

Những đứa trẻ chúng em chỉ biết thích thú nhìn người lớn chơi và reo hò ầm ĩ. Dù thắng hay thua thì mọi người vẫn luôn giữ được niềm vui và nụ cười ở trên môi. Bởi rằng ngày Tết, tổ chức lễ hội là để ôn lại truyền thống, để gìn giữ và phát huy hơn nữa nét đẹp truyền thống đối với thế hệ trẻ.

Trò chơi nào cũng thu hút được người xem, tuy nhiên lớn nhất vẫn là trò chơi đánh đu. Ai đu cao hơn sẽ giành chiến thắng. Nhiều lúc em có cảm tưởng như người ta sắp rơi khỏi dây vì đu lên quá cao. Trò chơi ném pháo đất với tiếng nổ lớn, vang xa cũng khiến nhiều người xem thích thú.

Người chơi ai cũng nỗ lực chơi hết mình, không mong dành chiến thắng nhưng mang đến cho người xem nhiều tiếng cười cũng như dư âm thú vị sau khi kết thúc. Cứ thế sân kho của làng trở nên đông đúc trong tiết trời se lạnh của những ngày Tết. Ai cũng háo hức, vui mừng khi được đắm chìm trong không khí vui tươi và an lành như thế này.

Mọi người cùng chúc nhau những lời chúc tốt đẹp sau khi lễ hội kết thúc và trao cho nhau những phong bao lì xì đầy may mắn.

b.

Chó là một loài động vật rất có ích, vì vậy hầu hết các gia đình đều nuôi chó. Nhà thì nuôi một con, nhà thì nuôi vài con thậm chí nhiều hơn và nhà em cũng vậy.

Cách đây một thời gian, mẹ em đi chợ và mua về một con chó. Hôm mua về mẹ bảo, phải chăm sóc cẩn thận chẳng mấy chốc mà lại có một đàn chó con, nghe mẹ nói vậy em rất háo hức. Em rất yêu quý động vật, vì vậy em đặt tên cho nó là Đốm. Sở dĩ tên của nó như vậy vì nó có ba màu lông xen kẽ nhau trên cơ thể. Đầu màu đen, thân cũng màu đen nhưng lại được xen kẽ bởi những đốm trắng. Nó được ba tháng tuổi và cũng khá là mập. Hai mắt đen, long lanh như hai hòn bi ve, chiếc mũi cũng màu đen và rất thính, bên cạnh là những chiếc râu ngắn. Hàm răng có những chiếc nhọn hoắt, thêm một thời gian ngắn nữa thì hàm răng đó có thể khiến những ai bị nó cắn chảy máu, thậm chí những vết cắn sâu có thể rất nguy hiểm. Hai tai rất ngắn, cụp xuống mặt. Thân hình mập mạp với bộ lông mặc dù không được óng mượt nhưng em vẫn rất thích vuốt ve bộ lông ấy. Chiếc đuôi ngắn ngủi, màu đen có những sợi lông trắng ở phần cuối. Mẹ em thường trêu: “đốm đầu thì nuôi, đốm đuôi thì thịt”, những lúc ấy em lại xị mặt ra và kêu mẹ không được thịt nó. Bốn chân có màu trắng, đầu mỗi ngón chân là những móng vuốt sắc. Đặc biệt cũng giống như loài mèo, dưới mỗi ngón chân có một lớp đệm dày, chính những lớp đệm ấy giúp nó đi lại nhẹ nhàng.

Chó là loài động vật ăn tạp, vì vậy nuôi nó rất dễ, bên cạnh đó mẹ em cũng mua thuốc về tiêm để phòng các loại bệnh. Mỗi khi em đi học về nó lại chạy ra tận cổng đón, ngoe nguẩy cái đuôi, chạy vòng quanh và quấn lấy chân em như thể đòi vuốt ve. Mặc dù đi học về rất mệt nhưng em vẫn chơi với nó. Có nhiều trò rất hay, em cầm hai chân trước và để nó đi bằng hai chân sau, bẻ ngược hai cái tai của nó lên, vì tai nó mềm nên không bị đau, lấy tay cù vào bụng nó, những lúc như vậy nó nằm ngửa ra bốn chân chổng lên trời trông rất hay. Mỗi bữa cơm em đều giành với mẹ việc cho nó ăn, đêm đến nó nằm co tròn ở một góc nha và ngủ ngon lành. Nó rất thông minh, biết phân biệt người nhà với người lạ, khi có người lạ vào, nó sủa ầm ĩ cho đến khi bố mẹ em quát mới thôi.

Em rất yêu quý con chó nhà em, gia đình em sẽ chăm sóc nó thật cẩn thận để nó mau lớn và cho gia đình em một đàn chó con như lời mẹ nói!

a

Mùa xuân về với những cơn mưa phùn nhè nhẹ, với những tia nắng mới ấm áp, với bao cánh đào, cánh mai bung xòe rực rỡ và với không khí lễ hội tưng bừng khắp mọi nẻo đất nước. Năm nay, thủ đô Hà Nội tổ chức lễ hội đua thuyền ở Hồ Tây. Đây là dịp để những người con Hà Nội như tôi có dịp được chứng kiến cảnh tượng nô nức hiếm có này.

Lễ hội diễn ra vào ngày mùng 9 tháng Giêng Âm lịch, nhằm tạo không khí xuân vui tươi và nâng cao tinh thần đoàn kết cộng đồng. Với những vùng sông nước, hội đua thuyền còn có ý nghĩa khai thông sông nước, cầu một năm mưa thuận, gió hòa. Ngay từ sáng sớm, người dân và du khách tứ phương đã kéo về đông đúc. Lễ khai mạc diễn ra với nhiều tiết mục nghệ thuật đặc sắc và tiếng trống khai xuân rộn vang. Trên sông, hai mươi bảy chiếc chiếc thuyền rồng được trang trí những viền vàng đỏ hoặc vàng xanh xen kẽ rực rỡ. Họ còn cắm lá cờ bảy sắc ở đuôi thuyền. Mỗi thuyền mặc một bộ đồng phục khác nhau và khoác chiếc áo phao màu cam bên ngoài. Những người tham gia đua tươi cười, sẵn sàng tham gia cuộc đua. Khi tiếng trống vang lên ra hiệu cuộc đua bắt đầu, những người đua thuyền vung tay chèo lái. Mái chèo quẫy tung mặt nước. Hồ Tây chẳng còn vẻ lăn tăn sóng gợn. Không khí một lúc một căng thẳng. Ven hồ, những khán giả hò reo cổ vũ. Những hàng liễu, hàng hoa sữa hay bằng lăng ở đó cũng ngả mình theo gió như biết trận đua đang diễn ra tưng bừng. Gió trên hồ khá lớn, làm lá cờ tung bay phấp phới. Những hồi trống vang lên không dứt để tiếp thêm sức mạnh cho các đội người đua thuyền. Em cũng hô vang "Cố lên...! Cố lên..." như mọi người. Thuyền trôi nhanh trên mặt hồ như một chú cá vàng đang bơi. Làn sương mù ngày xuân chẳng cản bước được những chiếc thuyền. Chẳng mấy chốc, một chiếc thuyền đã về đích, vượt qua chiếc băng đỏ bắc ngang trên mặt hồ. Mọi người hò hét chúc mừng đội đua đã vô địch.

Em cảm thấy lễ hội đua thuyền hôm đó rất vui, hào hứng và cuồng nhiệt. Quả thực, lễ hội truyền thống luôn để lại cho thế hệ chúng em những hiểu biết quý báu. Em hi vọng mùa xuân năm sau sẽ lại được xem lễ hội này.

b) 

Vào ngày sinh nhật lần thứ 8 của em , bà ngoại có tặng em một chú mèo rất dễ thương và đáng yêu. Vừa nhìn thấy chú là em đã vui mừng và thích thú lắm! Em thường gọi chú với cái tên dễ thương là Mi.

"Meo, meo, meo", hôm nào cũng vậy, cứ khi em ngồi vào bàn học bài là chú Mi lại đến nằm dụi đầu vào chân em. Mi thân thiết và gắn bó với em từng ngày.

Ngày bà ngoại cho, con mèo chỉ bằng chai nước khoáng nhỏ nhưng bây giờ thì nó đã to bằng cái chai Cô-ca đại bự. Toàn thân chú được bao phủ một màu vàng và điểm thêm vài vệt trắng làm cho chiếc áo của chú lại càng thêm đẹp. Cái đầu của chú to hơn quả bóng ten-nít một chút. Đôi mắt tròn như hai hòn bi ve và sáng như đèn pha. Cái mũi phơn phớt hồng, lúc nào cũng ươn ướt như người bị cúm sổ mũi vậy. Cái tai của chú mới thính làm sao. Chỉ một tiếng động nhỏ, chú đều phát hiện được đó là tiếng gì, có cần phải giải quyết hay không. Cái tai và cái mũi đó chính là cái ra-đa của chú để phát hiện những tên chuột láu lỉnh hay phá hoại, ăn trộm thóc gạo của người. Cổ Mi được quàng một chiếc khăn màu trắng đục. Bốn cái chân không cao lắm so với thân hình chú nhưng lại chạy rất nhanh. Dưới bàn chân là một lớp thịt dày, mịn, màu hồng nhạt.

Bà em bảo những miếng thịt đó giúp Mi di chuyển nhẹ nhàng, không gây một tiếng động nhỏ, làm cho nhiều chú chuột không ngờ. Những chiếc vuốt của chú rất nhọn và sắc. Đã có lần, những chiếc vuốt đó đã để lại đấu vết trên tay em khi em đùa vui, nghịch ngợm với chú. Chính những chiếc vuốt đó là thứ vũ khí lợi hại của chú mà mỗi con chuột khi nhìn thấy phải kinh hoàng. Mỗi khi muốn chơi với em, chú lại dùng đầu dụi vào tay em rồi lấy những cái vuốt ấy cào cào nhẹ vào bàn tay em. Chao ôi ! Cái đuôi của chú mới dẻo làm sao ! Chiếc đuôi như một cái dấu ngã, chẳng giấu vào đâu được. Hôm nào cũng vậy, chú ta cứ ngủ khì. Thế nhưng lũ chuột cũng chẳng dám ra quấy phá vì chú rất tinh, cũng có thể lũ chuột cảnh giác, nghĩ là Mi đang rình chúng đấy. Ban đêm, Mi ta mới đi làm cho chủ. Chú ta biết hết đường đi lối lại của bọn chuột.

Không con chuột nào chạy thoát nếu chú đã phát hiện được. Có lần, em được chứng kiến nó bắt chuột ban ngày. Có lẽ, con chuột đó đói quá phải đi ăn trộm ban ngày. Chú Mi nguỵ trang rất khéo, chú nằm khuất sau cái chổi cạnh chân hòm cáng thóc. Một con chuột nhắt rất tinh ranh, mắt lấm lét, đi nhẹ nhàng đến định trèo lên hòm thóc để chui vào ăn thóc. Mi nằm yên như đang ngủ. Bỗng "chụp" một cái, chỉ nghe thấy tiếng"chít" tuyệt vọng, Mi ta đã vồ gọn con mồi trong móng vuốt của chú. Hả hê với chiến thắng của mình, Mi tha con chuột đó ra vườn. Chú nhả con chuột ra, lấy cái chân trước vờn đi vờn lại con chuột đó. Con chuột vội chạy đi nhưng chạy sao thoát. Em nghĩ con chuột đó chỉ sợ đã chết. Thế rồi, chú ta ung dung ngồi chén hết con chuột nhắt đó. Mỗi lần chú bắt được chuột, em đều vuốt ve động viên chú. Đến bữa, em lại thưởng cho chú những miếng ăn ngon nhất. Mi tỏ vẻ sung sướng lắm.

Mi ăn rất ít, hàng ngày chú ta ăn không hết một bát cơm. Khi ăn, chú ta cứ nhỏ nhẻ từng tí một. Em thường nghe mọi người nói "ăn như mèo" quả không sai. Dù đói đến đâu thì Mi cúng ăn rất từ tốn. Khác với Vàng - chú cún tinh nghịch nhà em, cứ ăn hùng hục. Vàng và Mi rất thân với nhau. Ngày nào, chúng cũng chơi đùa với nhau mà không có xích mích gì cả.

Buổi sáng, khi nắng vàng trải khắp sân, Mi nằm duỗi dài bốn chân, mắt lim dim, trông thật đáng yêu. Thỉnh thoảng , nó lại cho tay lên mặt cào cào, như là nó đang rửa mặt. Buổi tối, khi cả nhà ăn cơm xong, bao giờ Mi cũng tranh thủ ngồi vào lòng em nũng nịu.

Em rất yêu quý Mi. Mi không chỉ là vật kỉ niệm của bà ngoại tặng cho em mà nó còn là "dũng sĩ diệt chuột" của nhà em. Mi giúp nhà em rất nhiều trong chiến dịch diệt chuột. Từ ngày có Mi, nhà em không còn lo lũ chuột quấy phá. Em sẽ chăm sóc Mi cho khỏe, chơi với Mi vui vẻ để làm theo đúng lời dặn của bà em khi bà tặng Mi cho em.

Bài Mẫu Số 3: Tả Một Con Vật Nuôi Trong Nhà

Nhà em có nuôi một đàn gà, có rất nhiều loại như: gà trống, gà mái, gà con...nhưng em chú ý nhất đến chú gà trống màu đỏ rực rỡ.

Con gà trống được mẹ em xin dưới bà ngoại về, khi mang về nó cũng khá to và bây giờ sau hai tháng ở nhà em nó đã trở thành một con gà trống cường tráng. Nó có cân nặng khoảng ba ki lô gam, có bộ lông màu đỏ rực rỡ, óng mượt riêng phần đuôi thì có điểm thêm một vài sợi lông khác màu. Chiếc đuôi cong cong khiến em liên tưởng đến chiếc cầu vồng với đủ các màu sắc. Chiếc mào đỏ rực rỡ như những bông hoa gạo tháng ba, hai mắt như hai hạt cườm, chiếc mỏ cứng mỗi khi nó nhặt thóc hay gạo ở sân là lại phát ra tiếng lạch cạch. Nó cũng hay dùng chiếc mỏ cứng ấy để mổ những con gà khác khi tranh nhau thức ăn, hay mổ bất cứ cái gì có ý định tấn công nó.

Chiếc cổ cao, vươn dài kiêu hãnh mỗi khi nó cất tiếng gáy. Hai chân to, vững chắc màu vàng với mỗi bên là ba ngón giúp nó đứng vững, ở đầu mỗi ngón là những móng vuốt sắc nhọn, giúp nó bới đất để tìm các loại thức ăn như giun, dế...Đặc biệt sau mỗi bên chân đều có những chiếc cựa đặc trưng chỉ ở những con gà trống mới có. Thỉnh thoảng có xảy ra xung đột giữa những con gà trống với nhau thì chiếc cựa và móng vuốt là vũ khí để tự vệ.

Con gà trống giống như chiếc đồng hồ báo thức của cả xóm vậy. Hôm nào cũng vậy, cứ sáng sớm là cả xóm vang dội trong tiếng gáy của nó. Nó ra khỏi chuồng và bay lên một chỗ thật cao như đống rơm hoặc mái nhà phẩy cánh phành phạch và cất cao tiếng gáy Ò...ó...o. Mỗi lần như vậy nó gáy khoảng từ năm đên sáu lần liên hồi. Nhờ có nó mà cả nhà em luôn thức dậy đúng giờ, em không bị đi học trễ giờ học, bố mẹ cũng không bị muộn giờ làm.

Em rất yêu quý con gà trống nhà em, em coi nó là chiếc đồng hồ báo thức của riêng em, giúp em thuận lợi rất nhiều về việc giờ giấc. Em sẽ cho nó ăn thật cẩn thận để nó lớn hơn nữa.

3 tháng 6 2019

BT1: Xác định trạng ngữ trong các câu sau và cho biết các trạng ngữ ấy bổ sung cho câu về những mặt nào

a. Hôm qua, tôi được về quê : thời gian

b. Trên trời những chú chim bay lượn : nơi chốn

c. Vì lười học, Hà bị điểm kém : nguyên nhân

d. Để đạt học sinh giỏi tôi phải cố gắng nhiều : cách thức

e. Vội vàng nó chạy vào lớp : cách thức

f. Nó đến trường bằng xe đạp : phương tiện

BT4: Xác định CN- VN của các câu sau và nêu tác dụng của dấu phẩy trong mỗi câu

a. Chôm chôm, xoài tượng, xoài cát / mọc chen nhau : liệt kê

b. Núi đồi, thung lũng, bản làng / chìm trong biển mây mù : liệt kê

c. Hoa lá, quả cín những vật nấm ẩm ướt và con suối / chảy âm thầm dưới chân đua nhau tỏa mùi hương : liệt kê

3 tháng 6 2019

BT1: Xác định trạng ngữ trong các câu sau và cho biết các trạng ngữ ấy bổ sung cho câu về những mặt nào

a. Hôm qua, tôi được về quê

b. Trên trời những chú chim bay lượn

c. Vì lười học, Hà bị điểm kém

d. Để đạt học sinh giỏi tôi phải cố gắng nhiều

e. Vội vàng nó chạy vào lớp

f. Nó đến trường bằng xe đạp

BT4: Xác định CN- VN của các câu sau và nêu tác dụng của dấu phẩy trong mỗi câu

a. Chôm chôm, xoài tượng, xoài cát mọc chen nhau

b. Núi đồi, thung lũng, bản làng chìm trong biển mây mù

c. Hoa lá, quả cín những vật nấm ẩm ướt và con suối chảy âm thầm dưới chân đua nhau tỏa mùi hương

2 tháng 6 2019

=7

=4

hok tót

tk đi

2 tháng 6 2019

Trả lời:

7 + 0 = 7

4 + 0 = 4

Uk. có j ko bt cứ hỏi nhekkk

2 tháng 6 2019

Trả lời

Từ Hay1: Có nghĩa là để chị biết.

Từ Hay2: Có nghĩa là thường xuyên.

Từ Hay3  Và Từ Hay4: Có nghĩa là hoặc cái này hoặc là cái kia.

Theo mk hiểu là vậy.

Ko biết đúng ko nha !

1 tháng 6 2019

Há miệng chờ sung 

Hok tốt

rảnh rỗi k có việc làm

mik k tìm thấy

1 tháng 6 2019

Cơn mưa kéo dài đến tận một tiếng sau mới dần tạnh. Ở phía đằng đông chân trời mang một màu ửng hồng rất đẹp. Những người trú mưa lại bắt đầu ra đường hoạt động trở lại, ánh nắng vàng chiếu khắp mặt đất. Những cánh hoa còn vương những giọt nước mưa được ánh mặt trời chiếu rọi lấp lánh và lung linh như những viên pha lê quý hiếm. Xe cộ đi lại như mắc cửi, tiếng cười nói, tiếng phương tiện hoạt động lại ồn ào, ầm ĩ trái ngược hẳn với lúc trời mưa.

1 tháng 6 2019

Ông mặt trời tỏa nắng chói chang, làm không khí thật oi ả.Bỗng nhiên mây đen kéo đến, trời nổi giông làm cho lá rụng la tả, bụi bay mù mịt.Những đám mây lớn, nặng bao phủ cả bầu trời.Cơn gió lành lạnh thổi qua mang theo vài hạt mưa.Mưa mau dần. lẹt đẹt, xiên xẹo theo gió, hạt mưa rào rào bắn xuống lòng đường trắng xóa.Nước chảy lênh láng, chỉ ít phút đường bây giờ đã toàn là nước.Cành cây nghiêng ngả theo gió, cành to thì sà vào dây điện.Mọi người kéo nhau dạt vào hai bên đường người thì trú lại, người thì mặc áo mưa đi tiếp.Trên vỉa hè mỗi lúc một đông.Mọi người xúm xít vào với nhau để cho người khác trú.Con đường vẫn có những chiếc xe máy đi qua chắc là họ có bận việc gì thế mới không kịp dừng xe để mặc áo mưa.Mưa mỗi lúc một to, những hạt mưa nhảy nhót trên mái nhà lộp độp, lộp độp.Tia chớp lóe sáng loằng ngoằng trên bầu trời xám xịt.Tiếng sấm rèn vang khiến cho những em bé nép mình vào người mẹ.Trong nhà bỗng tối sầm lại, một cái mùi xa lạ đến khó tả.Con mèo nằm co ro trên giường, thỉnh thoảng meo meo nhìn trời mưa như sợ hãi.Mưa đến đột ngột và tạnh cũng bất ngờ.Mưa đang ào ạt, thưa dần rồi tạnh hẳn.

Sau cơn mưa trời lại sáng.Mặt trời ló ra những tia nắng ấm áp, nhè nhẹ xiên xuống mặt đường.Cỏ cây được tắm gội sạch sẽ.Những chiếc lá sạch bóng, xanh mát như ai vừa chùi.Chim chóc từ đâu bay ra lại hót líu lo.Mọi người ồ ạt xuống lòng đường.Mưa đem lại nước và cái mát dịu cho cây cối, con vật và mọi người để xua đi cái nắng nóng oi ả.

Dạ là là....con đường :) 

Tk nhóe

1 tháng 6 2019

con dng