K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 4 2018

Như các bạn đều đã biết, rừng là lá phổi xanh của trái đất và rừng rất quan trọng đối với cuộc sống của con người. Rừng đem đến cho chúng ta một ngôi nhà xanh, đem đến cho ta rất nhiều những nguồn lợi từ rừng và hơn thế nữa, rừng cung cấp cho chúng ta một lượng lớn khí oxi – hay còn chính là nguồn sống của mỗi con người. 

Không một quốc gia nào, một con người nào có thể nói rằng, họ không cần rừng, rừng không là một tài nguyên nào cả. Bởi, đối với mỗi con người, mỗi quốc gia, hay một dân tộc nào đó thì rừng là vô giá. Nhưng liệu những thế hệ trẻ như chúng ta, lý thuyết từ sách vở chúng ta đã học quá nhiều, nhưng liệu có bao nhiêu bạn thực sự hiểu được về tầm quan trọng của rừng đối với cuộc sống của con người.

Rừng là lá phổi xanh của trái đất. Không phải tự nhiên mà ta lại nói như vậy. Như các bạn đều đã biết, cây xanh hấp thụ khí cacbonic và cung cấp khí oxi cho chúng ta. Đặc biệt là đối với tất cả các quốc gia, khi mà công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang phát triển rất mạnh mẽ thì đi cùng với nó luôn là khói bụi từ nhà máy, từ các công trường, từ các phương tiện giao thông. Bởi vậy mà nếu ta liên tục thải khí các-bon-níc mà không có những biện pháp xử lý, thì làm cách nào để có thể có đủ lượng khí oxi cung cấp cho con người nếu không có rừng?

Rừng giúp ta ngăn lũ quét và sạt lở đất. Nếu bạn thắc mắc tại sao trên các tỉnh vùng núi thường hay có nhiều rừng phòng hộ, thì chính bởi lý do: đây chính là nơi thường ra những trận lũ quét lớn. Khi ta trồng rừng, cây sẽ bám chặt xuống đất, ngăn cho lũ khi chảy về xuôi sẽ gây ra hiện tượng sạt lở đất và với diện tích rừng phủ đầy cây xanh cũng sẽ giảm được tốc độ của dòng nước lũ khi chảy về. Và điều đó có ý nghĩa rất lớn đối với người dân.

Rừng cung cấp cho ta một tài nguyên phong phú. Rừng cung cấp cho chúng ta một lượng gỗ lớn, nếu ta biết khai thác và có những biện pháp chăm sóc đúng quy cách. Nhưng trên thực tế thì rừng của nước ta hiện nay đang lâm vào tình trạng rất đáng báo động. Tình trạng khai thác rừng trái phép với nạn lâm tặc khiến cho hàng nghìn héc-ta rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn bị chặt phá nghiêm trọng. Cùng với đó là nạn cháy rừng hay người dân do thiếu hiểu biết mà phá rừng để làm nông cũng khiến cho diện tích rừng của nước ta bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Rừng đang bị khai thác trái phép, diện tích rừng giảm và điều chúng ta được tận mắt nhìn thấy đó chính là hậu quả nghiêm trọng, bởi nó làm thiệt hại về người, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con người và đặc biệt là hiệu ứng nhà kính đang tác động đến chính mỗi chúng ta. Vậy nên, chúng ta không chỉ khoanh tay đứng nhìn rừng đang bị tàn phá, hay nhìn những sự nỗi lực của các nước khác mà hơn thế nữa, chúng ta hãy cùng chung tay trồng rừng, bảo vệ rừng, bởi:”Rừng rất quan trọng đối với cuộc sống của mỗi chúng ta”. 

23 tháng 4 2018

Rừng là một hệ sinh thái mà quần xã cây rừng giữ vai trò chủ đạo trong mối quan hệ tương tác giữa sinh vật với môi trường. Rừng có vai trò rất quan trọng đối với cuộc sống của con người cũng như môi trường: cung cấp nguồn gỗ, củi, điều hòa, tạo ra oxy, điều hòa nước, là nơi cư trú động thực vật và tàng trữ các nguồn gen quý hiếm, bảo vệ và ngăn chặn gió bão, chống xói mòn đất, đảm bảo cho sự sống, bảo vệ sức khỏe của con người… Vì vậy tỷ lệ đất có rừng che phủ của một quốc gia là một chỉ tiêu an ninh môi trường quan trọng (diện tích đất có rừng đảm bảo an toàn môi trường của một quốc gia tối ưu là 45% tổng diện tích). Sự quan hệ của rừng và cuộc sống đã trở thành một mối quan hệ hữu cơ. Không có một dân tộc, một quốc gia nào không biết rõ vai trò quan trọng của rừng trong cuộc sống. Tuy nhiên, ngày nay, nhiều nơi con người đã không bảo vệ được rừng, còn chặt phá bừa bãi làm cho tài nguyên rừng khó được phục hồi và ngày càng bị cạn kiệt, nhiều nơi rừng không còn có thể tái sinh, đất trở thành đồi trọc, sa mạc, nước mưa tạo thành những dòng lũ rửa trôi chất dinh dưỡng, gây lũ lụt, sạt lở cho vùng đồng bằng gây thiệt hại nhiều về tài sản, tính mạng người dân. Vai trò của rừng trong việc bảo vệ môi trường đang trở thành vấn đề thời sự và lôi quấn sự quan tâm của toàn thế giới. Rừng giữ không khí trong lành: Do chức năng quang hợp của cây xanh, rừng là một nhà máy sinh học tự nhiên thường xuyên thu nhận CO2 và cung cấp O2.. Đặc biệt ngày nay khi hiện tượng nóng dần lên của trái đất do hiệu ứng nhà kính, vai trò của rừng trong việc giảm lượng khí CO2 là rất quan trọng. Rừng điều tiết nước, phòng chống lũ lụt, xói mòn: Rừng có vai trò điều hòa nguồn nước giảm dòng chảy bề mặt chuyển nó vào lượng nước ngấm xuống đất và vào tầng nước ngầm. Khắc phục được xói mòn đất, hạn chế lắng đọng lòng sông, lòng hồ, điều hòa được dòng chảy của các con sông, con suối (tăng lượng nước sông, nước suối vào mùa khô, giảm lượng nước sông suối vào mùa mưa). Rừng bảo vệ độ phì nhiêu và bồi dưỡng tiềm năng của đất: ở vùng có đủ rừng thì dòng chảy bị chế ngự, ngăn chặn được nạn bào mòn, nhất là trên đồi núi dốc tác dụng ấy có hiệu quả lớn, nên lớp đất mặt không bị mỏng, mọi đặc tính lý hóa và vi sinh vật học của đất không bị phá hủy, độ phì nhiêu được duy trì. Rừng lại liên tục tạo chất hữu cơ. Điều này thể hiện ở qui luật phổ biến: rừng tốt tạo ra đất tốt, và đất tốt nuôi lại rừng tốt. Nếu rừng bị phá hủy, đất bị xói, quá trình đất mất mùn và thoái hóa dễ xảy ra rất nhanh chóng và mãnh liệt. Ước tính ở nơi rừng bị phá hoang trơ đất trống mỗi năm bị rửa trôi mất khoảng 10 tấn mùn/ ha. Đồng thời các quá trình ferali, tích tụ sắt, nhôm, hình thành kết von, hóa đá ong, lại tăng cường lên, làm cho đất mất tính chất hóa lý, mất vi sinh vật, không giữ được nước, dễ bị khô hạn, thiếu chất dinh dưỡng, trở nên rất chua, kết cứng lại, đi đến cằn cỗi, trơ sỏi đá. Thể hiện một qui luật cũng khá phổ biến, đối lập hẳn hoi với qui luật trên, tức là rừng mất thì đất kiệt, và đất kiệt thì rừng cũng bị suy vong, chúng ta có thể tóm tắt như sau Điều đó đã giải thích vì sao trong việc phá rừng khai hoang trước đây ở miền đồi núi, dù đất đang rất tốt cũng chỉ được một thời gian ngắn là hư hỏng. Ngoài ra Rừng có vai trò rất lớn trong việc: chống cát di động ven biển, che chở cho vùng đất bên trong nội địa, rừng bảo vệ đê biển, cải hóa vùng chua phèn, cung cấp gỗ, lâm sản, Rừng nơi cư trú của rất nhiều các loài động vật:. Động vật rừng nguồn cung cấp thực phẩm, dược liệu, nguồn gen quý, da lông, sừng thú là những mặt hàng xuất khẩu có giá trị. Như trên chúng ta đã biết rừng có vai trò rất lớn trong việc bảo vệ môi trường. Để môi trường sống của chúng ta không bị hủy hoại thì chúng ta phải bảo vệ và phát triển trồng rừng nhiều hơn nữa. Năm nay đã được Liên hợp quốc chọn là năm quốc tế về Rừng với mục tiêu thúc đẩy sự phát triển bền vững tất cả các loại rừng, phòng chống suy thoái và tàn phá rừng. Hưởng ứng Năm quốc tế Rừng Ngày môi trường thế giới đã được Liên hợp quốc chọn là: “Rừng: giá trị cuộc sống từ thiên nhiên” nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của rừng đối với cuộc sống và hệ sinh thái đồng thời đưa ra cảnh báo về tình trạng phá rừng và suy thoái rừng để mỗi chúng ta nhận biết được giá trị của Rừng và hãy có hành động cụ thể vì “Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống”.

23 tháng 4 2018

Trình bày những hiểu biết về Hiệp định Mậu dịch tự do Bắc Mĩ và Khối thị Trường chung Trung - Nam Mĩ


Trả lời:

* Hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mĩ:
thành lập năm: 1993
gồm 3 nước Hoa kì cânđa và mê hi cô
Mục đích: tao nên thị trường chung rộng lớn tăng sức cạnh tranh trên thị trường thé giới
vai trò của Hoa kì: chiếm phần lớn kim ngạch xuất khẩu và vốn đâu ftư nước ngoài vào Mê hi cô
hơn 80% kim ngchj của cânđa

 

23 tháng 4 2018

Hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mĩ (NAFTA)

_ Thời gian thành lập : năm 1993

_ Các quốc gia : Hoa Kì, Ca-na-đa, Mê-hi-cô

_ Mục đích :

+ Tăng sức cạnh tranh trên thị trường thế giới

+ Chuyển giao công nghệ, tận dụng nhân lực và nguồn tài nguyên dồi dào

Khối thị trường chung Mec-cô-xua (trung - na mĩ)

_ Thời gian thành lập : năm 1991

_ Các quốc gia : Bra-xin, Ac-hen-ti-na, U-ru-guay, Pa-ra-guay, Chi-lê, Bô-li-vi-a

_ Mục đích :

+ Thoát khỏi sự lũng đoạn kinh tế của Hoa Kì

+ Tháo dỡ hàng rào thuế quan

+ Tăng cường trao đổi thương mại giữa các quốc gia trong khối

23 tháng 4 2018

à chịu

25 tháng 4 2018

– Bắc Phi: các nước Bắc Phi nằm ven Địa Trung Hải, kinh tế khá phát triển, nông nghiệp chủ yếu là trồng lúa mì, ô liu, cây ăn quả cận nhiệt đới ; các nước phía nam Xa-ha-ra trồng lạc, ngô, bông,… có ngành công nghiệp chính là khai thác khoáng sản, phát triển du lịch.

– Trung Phi: kinh tế còn kém phát triển, thường xuyên bị khủng hoảng do thị trường nông.sản bên ngoài biến động; trồng trọt và chăn nuôi theo lối cổ truyền, khai thác lâm sản,trồng cây công nghiệp xuất khẩu.

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
4 tháng 5 2018

=> Đặc điểm chung của nền kinh tế các khu vực là đều dựa vào khai thác khoáng sản và nguồn tài nguyên là chủ yếu. Nông nghiệp nhỏ lẻ theo lối cổ truyền và nghèo nàn.

23 tháng 4 2018

Xã hội loài người phát triển được như ngày nay là nhờ quá trinh tìm hiểu nhận thức, tích luỹ và không ngừng nâng cao tri thức của tất cả các dân tộc trên thế giới. Tri thức rất cần thiết đối với con người. Muốn có tri thức thì phả học hỏi. Học trong sách vở, học từ thực tế cuộc sống, ông cha ta xưa kia để nhận thức rất đúng đắn về sự cần thiết của việc mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết đối với mỗi người nên đã khuyên nhủ, động viên con cháu: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.

   Xã hội Việt Nam trước đây là xã hội phong kiến còn nhiều bảo thủ, lạc hậu. Người dân quanh năm suốt tháng chỉ quanh quẩn trong luỹ tre xanh, ranh giới của cộng đồng làng xã. Có người suốt đời chẳng bước ra khỏi cổng làng, số người được đi xa để ăn học hoặc làm việc rất hiếm hoi. Vì vậy, trình độ hiểu biết của mọi người nói chung rất thấp vá khó mà mở rộng hoặc nâng cao lên được.

   Tuy vậy, trong sự ràng buộc của tư tưởng bảo thủ, lạc hậu, vẫn loé lên những tia sáng nhận thức về sự cần thiết phải học hỏi để nâng cao hiểu biết. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. Chỉ cần đi một ngày đàng (ý nói thời gian ít ỏi và quãng đường không xa là bao so với nơi ta sinh sống) thì ta đã học được một sàng khôn. Đây là hình ảnh cụ thể, gần gũi được dùng để thể hiện một khái niệm trừu tượng là sự hiểu biết của con người. Nếu chịu khó đi xa thì ta sẽ học được nhiều bài học bổ ích trong cuộc đời, bởi trên khắp các nẻo đường đất nước, nơi nào cũng có vô vàn những điều hay, điều lạ.

   Để động viên tinh thần học hỏi của con cháu, ông cha xưa đã có những câu ca dao nội dung tương tự như câu tục ngữ trên: Làm trai cho đáng nên trai. Phú Xuân cùng trải, Đồng Nai cũng từng; Làm trai đi đó đi đây, Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn. Điều đó chứng tỏ ông cha ta đã nhận thức được việc đi xa để học hỏi là điều quan trọng, cần thiết và đáng khuyến khích.

   Trình độ hiểu biết tạo điều kiện cho ta làm việc tốt hơn, đạt hiệu quả cao hơn, giúp ích cho gia đình, xã hội được nhiều hơn. Hiểu biết càng nhiều, con người càng có cách xử thế đủng đắn trong quan hệ gia đình và xã hội.

   Trong giai đoạn đổi mới hiện nay, việc học tập để mở mang nhận thức va hiểu biết của mỗi người càng trở nên cấp bách. Muốn xoá bỏ tình trạng lạc hậu, muốn rút ngắn sự cách biệt giữa nước ta và các nước phát triển trên thế giới, chúng ta chỉ có một con đường là học: Học, học nữa, học mãi như lời Lênin đã dạy. Vấn đề đặt ra là phải học những điều hay, lẽ phải, những điều thiết thực, bổ ích cho sự nghiệp xây dựng đất nước. Không nên học theo điều dở, điều xấu, có hại đến bản thân, gia đình và xã hội.


Hiện nay, việc đi đó đi đây không còn là chuyện hiếm có như ngày xưa. Ai cũng có quyền tự do đi lại, học hành, kể cả ra nước ngoài. Học hỏi bằng con đường tham quan, du lịch; học hỏi bằng con đường du học... Nhưng mục đích cuối cùng vẫn là để tiếp thu những kinh nghiệm, những kiến thức khoa học mới mẻ, tiên tiến của nhân loại, nhằm phục vụ công cuộc xây dựng và phát triển Việt Nam thành một đất nước giàu mạnh mà vẫn giữ được bản sắc và truyền thống dân tộc.

   Học hỏi không phải là chuyện ngày một, ngày hai mà là chuyện của cả đời người. Học ở trường, học trong sách vở, học lẫn nhau và học ở cuộc sống. Việc nâng cao hiểu biết là rất quan trọng và cần thiết đối với mỗi người. Vì vậy chúng ta phải có mục đích và phương pháp học tập đúng đắn để đạt được hiệu quả cao. Có tri thức, chúng ta mới làm chủ được bản thân, mới đóng góp hữu ích cho gia đình, xã hội. Học vấn làm đẹp con người - đó cũng là điều ông cha muốn nhắn gửi đến chúng ta. Câu tục ngữ: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn là lời khuyên quý báu của người xưa; đến nay nó vẫn là bài học quý báu đối với tuổi trẻ trên con đường tạo dựng sự nghiệp.

23 tháng 4 2018

Nó có hai nghĩa là nghĩa đen và nghĩa bóng: 
-Nghĩa đen: Khi ta đi đến một nơi ta sẽ học tập và biết được nhiều những gì gắn với nó. 
-Nghĩa bóng: Khuyên chúng ta phải tích cực học hỏi, mài mò tìm tòi, cố gắng rèn luyện bản thân, không chỉ học từ sách vở mà còn phải biết từ thật tế.

23 tháng 4 2018

Với những hình ảnh gần gũi, giản dị, câu tục ngữ này dễ dàng tạo nên một ấn tượng riêng trong lòng người đọc. Ngắn gọn thế nhưng câu tục ngữ lại chứa đựng những ba nghĩa chính. Xét về nghĩa đen có người bảo “Lá lành đùm lá rách" là để chỉ một hiện tượng tự nhiên. Trên cây, những chiếc lá lành lặn, mạnh mẽ bao giờ cũng vươn lên và cũng luôn ở phía trên những chiếc lá có đôi chút rách nát, yếu ớt như để che chở, bao học. Tuy đó chỉ là một cái nhìn chủ quan của dân gian xưa về một hiện tượng tự nhiên nhưng nó cũng đã thể hiện tình cảm của họ thời đó. Còn có một cách giải thích khác được lưu truyền. Cách giải thích ấy cho rằng “Lá lành đùm lá rách” là để chỉ những lớp lá khi gói luôn là những chiếc lá không mấy lành lặn rồi mới đến những chiếc lá lành lặn, đẹp đẽ. Cái cách gói ấy đã có từ muôn đời, đến nay đã thành cái lệ, cái tập tục, cái thói quen của những người làm bánh.

Nhưng dù lớp nghĩa đen này có là gì đi nữa thì ẩn sâu trong nó vẫn là một lớp nghĩa bóng đẹp đẽ, sâu xa. Câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” đã thể hiện tinh thần tương thân tương ái, bao bọc, che chở những con người khó khăn hơn, và cả những chiếc lá rách nát, xấu xí để cuộc sống sẽ như một cái cây tươi tốt, đâm chồi nảy lộc. Những ý nghĩ sâu sắc ấy đã dạy cho chúng tôi một bài học về cách làm người, về cách ứng  xử trong xã hội, trong cuộc sống này. Qua đó mỗi người cũng đã tự thấy được bổn  phận, trách nhiệm của mình là phải bao bọc, chở che cho những con người bất hạnh hơn. Nói đúng ra là phải biết thương yêu, chia sẻ, đùm bọc lẫn nhau để cuộc sống bớt  khổ đau, đói nghèo và bất hạnh. Có vậy, mối quan hệ giữa con người trong xã hội mới đúng nghĩa “đồng bào” mà cha ông xưa đã răn dạy.



 

23 tháng 4 2018

 Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thồng đạo lý vô cùng tốt đẹp.Trong đó, lòng nhân ái luôn được đặt lên hàng đầu. Ông cha ta đã đúc kết nên câu tục ngữ : ” Lá lành đùm lá rách” nhằm khuyên bảo con cháu về lòng thương người, lối sống vị tha.Thật vậy, câu tục ngữ là một chân lí lớn laovề truyền thoòng đoàn kết của đồng bào ta. Để có thể kế tục truyền thống của ông cha, việc đầu tiên ta phải hiểu được ý nghĩa của câu tục ngữ. Vậy, thế nào là ” lá lành”, “lá rách”? ” Lá lành” là những chiếc lá còn nguyên vẹn, lành lặn. Ý ở đấy muốn nói đến những người có cuộc sống đầy đủ, ấm no. ” Lá rách” là những chiếc lá không còn nguyên vẹn, lành lặn, đã bị sâu nát. Ý chỉ những người có hoàn canh khó khăn, vất vả. “Lá lành đùm lá rách” có nghĩa là chúng ta phải biết yêu thương, chia sẻ, đùm bọc những người có hoàn cảnh éo le , cuộc sống đau khổ, bệnh hoạn,… Vậy thì tại sao câu tục ngữ lại khuyên chúng ta phải “lá lành đùm lá rách”? Vì để có thể ssống một cuộc sống đầy đủ, ý nghĩa, mỗi cá nhân phải hoà nhập với cộng đồng, cùng chia sẻ với mọi người . “Sông có khúc, người có lúc”, trong cuộc sống, khó ai có thể thuận lợi, vuông tròn về mọi mặt. Vì vậy, để muốn mọi người đối xử tốt với mình thì mình phải đối xử tốt với mọi người trước đã. Ca dao Việt Nam có câu:” Bầu ơi thương lấy bí cùngTuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”Câu ca dao nói về bầu và bí nhưng xét về ý nghĩa thì chẳng khác gì “lá lành đùm lá rách”. Trong xã hội, mỗi người có một hoàn cảnh, điều kiện sống riêng. Tuy vậy, những mối quan hệ giữa người với người đã tạo ra sự ràng buộc, gắn bó, là cơ sở của sự gần gũi, cảm thông. Bạn bè đồng tuổi cùng chung trường, chung lớp. Hàng xóm láng giềng cùng chung đường đi, lối lại. Dân tộc Kinh, Tày, Mường, Nùng….cùng sinh ra từ bọc trứng cảu mẹ Âu Cơ…Vì vậy không ai có thể sống riêng lẻ, tách biệt với mọi người. Tình thương yêu, sự chai sẻ ngọt bùi sẽ làm cho con người gẵn bó với nhau hơn, cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn. Ngày này có rất nhiều hoạt động thể hiện tinh thần tương thần tương thân, tương ái. Trong năm nay, chi đội em đã thực hiện rất tích cực phong trào góp quần áo, sách vở ủg hộ nhân dân bị thiên tai: mua tăm ủng hộ người mù. Và gần đây nhất là phong trào ” Góp bút cùng bạn đến trường” do công ty Thiên Long phát động. Ở khắp các trường tiểu học, THCS, THPT, đại học, các trường cao đẳng… những quy học bổng đã được mở nhằm khích lệ học sinh nghèo vượt khó. Trên khắp đất nước, đâu đâu cũng có những quỹ từ thiện giúp đỡ những gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Đúng đắn hơn cả là chính sách của nhà nước dành cho con thương binh, liệt sĩ, đồng bào vùng núi, vùng sâu, vùng xa để phát triển kinh tế, xoá đói, giảm nghèo. ” Chúng ta là con một cha, nhà một nóc/ Thịt với xương, tim óc dính liền”. Thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau trong lúc yên vui cũng như hoạn nạn, đó là đạo lí làm người, là truyền thống tốy đẹp của dân tộc Việt nam.Trong thời đại mới, dù đất nước co phát triển thế nào, con người có thay đổi ra sao thì câu tục ngữ vẫn giữ nguyên giá trị nhân sinh của nó. Nhiệm vụ của chúng ta là phải kế thừa và phát huy tinh thần tương thần tương thân tương ái của dân tộc.