K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

I. Đọc hiểu  Câu 9. Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn sau và nêu tác dụng.  "Vợ chồng hồi hộp trông những bông hoa đầu tiên hé nở, rồi hoa kết quả, lúc đầu bằng ngón tay út, ít lâu sau đã như con chuột, rồi con lợn con." Câu 10. Bằng một đoạn văn (5 - 7 câu), em hãy nêu suy nghĩ và hành động mà mỗi người cần có trước nghịch cảnh. Bài đọc: Sự tích quả dưa...
Đọc tiếp

I. Đọc hiểu 

Câu 9. Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn sau và nêu tác dụng. 

"Vợ chồng hồi hộp trông những bông hoa đầu tiên hé nở, rồi hoa kết quả, lúc đầu bằng ngón tay út, ít lâu sau đã như con chuột, rồi con lợn con."

Câu 10. Bằng một đoạn văn (5 - 7 câu), em hãy nêu suy nghĩ và hành động mà mỗi người cần có trước nghịch cảnh.

Bài đọc:

Sự tích quả dưa hấu 

       Thuở xưa, thời vua Hùng Vương, nước ta có núi cao, sông rộng, trời đẹp nắng vàng, nhưng đồng ruộng thưa thớt, hoa quả chưa có nhiều thứ thơm ngọt như bây giờ. Vua Hùng Vương thứ mười bảy có một người con nuôi là Mai An Tiêm. Chàng có tài tháo vát và có trí hơn người.

       Vua yêu mến Mai An Tiêm nên thường ban cho của ngon vật quý. Thói thường, các quan được một chút lộc vua thì nâng niu ca tụng; riêng An Tiêm bảo: "Của biếu là của lo, của cho là của nợ!" và xem thường các thứ ấy. Việc đến tai vua, vua giận lắm, bảo: "Đã thế ta cho nó cứ trông vào tài sức của nó xem có chết rũ xương ra không?".

       Thế là một buổi sớm, tự nhiên An Tiêm thấy lính đến giải cả chàng lẫn vợ con xuống thuyền, chẳng cho mang theo gì hết. Chàng nói mãi chúng mới cho đem một cái gươm cùn hộ thân. Buồm căng gió, thuyền tròng trành nhằm biển khơi thẳng tiến. Bãi cát trắng, vệt cây xanh trong bờ lần lượt khuất đi, dấu vết của dân cư cũng không còn nữa, bây giờ chỉ thấy trời với nước xanh ngắt một màu.

       Hôm sau thuyền đến một đảo nhỏ. Họ để gia đình An Tiêm lên bờ với năm ngày lương thực, một chiếc nồi, rồi nhổ neo quay lái. Nàng Ba, vợ An Tiêm, bế con nhìn theo chiếc thuyền dần dần ra xa rồi khuất mất, nước mắt nhỏ như mưa.

       An Tiêm dắt vợ con tìm được một cái hốc đá ở tạm. Rồi chàng cắp gươm đi thăm dò. Hòn đảo quả thật hoang vu, chỉ có ít cây cỏ lơ thơ và mấy loài chim biển. Tìm mãi mới thấy vài thứ quả chát chua và rau dại ăn tạm cho đỡ đói. Từ đấy, ngày ngày An Tiêm trồng rau và tìm quả, nàng Ba thì ra bờ biển mò con ngao, cái hến. Đứa con lớn của An Tiêm bắt chước cha cũng cặm cụi làm bẫy đánh chim.

       Nhưng rồi chim dần dần quen bẫy, có khi suốt ngày thằng bé không bắt được gì. Cá nhiều nhưng không lưới, quả thì có mùa. Nên thức ăn chính của vợ chồng con cái An Tiêm vẫn là mấy thứ rau dại mà chàng trồng thành rau vườn. Cuộc đời của bốn người vô cùng lao đao, vất vả, chẳng khác giống chim muông là bao. Tuy vậy, An Tiêm vẫn tin rằng một ngày kia, mình có thể làm cho đời sống khá lên.

       Một hôm có con chim đương ăn ngoài bãi thấy An Tiêm đến, vội bay đi, bỏ lại một miếng mồi đo đỏ. An Tiêm cầm lên xem thì là một mảnh quả bằng hai ngón tay. Chàng nghĩ thầm: "Chim ăn được có lẽ người cũng ăn được". Chàng bèn ăn thử thì thấy có vị ngọt và nhặt hạt gói lại. Ngồi nghỉ một lát thấy mát ruột, đỡ đói, chàng có ý mừng, lấy gươm xới một khoảnh đất mà gieo hạt xuống.

       Ít ngày sau, mấy hạt đã mọc mầm đâm lá, bò tỏa ra khắp khoảnh đất. Nàng Ba cũng giúp chồng sớm chiều săn sóc dây của quả lạ. Vợ chồng hồi hộp trông những bông hoa đầu tiên hé nở, rồi hoa kết quả, lúc đầu bằng ngón tay út, ít lâu sau đã như con chuột, rồi con lợn con. Thấy nó lớn mãi như không bao giờ thôi, An Tiêm cũng không biết lúc nào nên hái.

       Một buổi sớm tinh mơ, nghe tiếng quạ kêu ngoài bãi, nàng Ba bảo chồng:

       – Ở đây hoang vắng, quạ không tụ họp bao giờ, nay chúng kêu inh ỏi một nơi, tất là có sự lạ. Chàng ra xem thế nào!

       An Tiêm ra đến bãi thì đàn quạ bay đi bỏ lại quả chúng vừa mổ thủng vài chỗ. Chàng cắt quả về. Khi chàng bổ ra, cả nhà lóa mắt vì màu đỏ tươi của ruột quả. Đây đó giữa màu đỏ, có những hạt đen như hạt huyền. Hai đứa bé thèm nhỏ nước dãi, nàng Ba thì cứ tấm tắc khen quả trông ngon mắt.

       An Tiêm cẩn thận cắt cho mỗi người một mảnh nhỏ ăn thử. Bốn người như một, khen ngợi cái vị thanh ngọt, cái mùi thơm nhẹ nhàng của quả lạ, ăn vào không những không xót ruột mà còn thấy đỡ khát và khỏe người ra. Đến trưa, An Tiêm mạnh dạn bổ hết quả cho con ăn đến no.

       Bấy giờ cả nhà An Tiêm mừng rỡ, bồng bế nhau ra bãi, chọn những quả sẫm màu đem về, còn lại thì thay phiên nhau canh quả. Và từ đấy, họ trồng thêm quả. Tất cả nông cụ chỉ gồm có một cái gươm cùn và mấy hòn đá mài bén. Vì vậy, thêm một gốc quả là thêm không biết bao nhiêu mồ hôi nước mắt. Nhưng họ chăm sóc hết lòng, nhờ vậy, giống quả càng ngày càng sai, càng to, thịt dày thêm mãi, vỏ mỏng dần đi, vị càng thơm ngọt.

       Cứ mỗi lần hái quả, An Tiêm lấy mấy quả đánh dấu thả ra biển. Quả trôi biệt tăm không biết bao lần, trăng non rồi trăng già không biết bao bận, An Tiêm vẫn không ngã lòng. Quả nhiên một hôm có một chiếc thuyền ghé đến hỏi xem ai đã trồng được giống quả quý để đổi về đem bán trên đất liền. Từ đấy An Tiêm đổi được các thức ăn dùng thường ngày và còn cất được một cái nhà lá.

       Về phần vua Hùng Vương, từ ngày bỏ An Tiêm ra hoang đảo, vua yên trí rằng An Tiêm đã chết, đôi khi nghĩ đến cũng có bùi ngùi thương hại. Cho đến một ngày kia, thị thần dâng quả lạ, vua ăn ngon miệng bèn hỏi thăm tung tích, mới biết là do An Tiêm trồng ngoài đảo. Vua ngẫm nghĩ thấy mình sai, cho thuyền ra đón gia đình An Tiêm.

       An Tiêm và nàng Ba mừng rỡ, thu lượm hết những quả chín và hạt giống đem về phân phát cho bà con hàng xóm, truyền dạy cách gieo trồng, chăm bón. Đó là nguồn gốc giống dưa hấu mà chúng ta ăn ngày nay.

       Về sau khắp nước ta đều có giống dưa hấu. Nhưng người ta nói chỉ có huyện Nga Sơn là trồng được những quả ngon hơn cả, vì nơi ấy xưa là hòn đảo An Tiêm ở, trải qua mấy nghìn năm nước cạn, cát bồi nay đã liền vào với đất.

(Sưu tầm)

1
12 tháng 3 2024

9."Vợ chồng hồi hộp trông những bông hoa đầu tiên hé nở, rồi hoa kết quả, lúc đầu bằng ngón tay út, ít lâu sau đã như con chuột, rồi con lợn con."

10.trong cuộc sống, ai cũng có cái riêng của mình. Thật vậy, mỗi người đều có một cuộc sống riêng, một hành trình riêng, một tương lai và mọi thứ khác với những người còn lại
Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/viet-doan-van-khoang-5-7-cau-trinh-bay-suy-nghi-cua-em-ve-van-de-ai-cung-co-cai-rieng-cua-minh-a94686.html

2 tháng 2 2024

Lần sau bạn để đúng môn học nhé. Đây không phải môn Toán!

I. Đọc hiểu  Câu 9. Câu văn sau sử dụng biện pháp tu từ nào? Chỉ ra và nêu tác dụng.  "Lòng bà thương Tích Chu cao hơn trời, rộng hơn biển." Câu 10. Viết đoạn văn từ 5 - 7 câu trình bày suy nghĩ của em về cậu bé Tích Chu.  Bài đọc: Cậu bé Tích Chu          Ngày xưa, tại một ngôi làng, có đôi vợ chồng sinh được cậu con trai đặt tên là Tích Chu. Vì chỉ sinh được một mình...
Đọc tiếp

I. Đọc hiểu 

Câu 9. Câu văn sau sử dụng biện pháp tu từ nào? Chỉ ra và nêu tác dụng. 

"Lòng bà thương Tích Chu cao hơn trời, rộng hơn biển."

Câu 10. Viết đoạn văn từ 5 - 7 câu trình bày suy nghĩ của em về cậu bé Tích Chu. 

Bài đọc:

Cậu bé Tích Chu 

        Ngày xưa, tại một ngôi làng, có đôi vợ chồng sinh được cậu con trai đặt tên là Tích Chu. Vì chỉ sinh được một mình Tích Chu nên bố mẹ yêu chiều cậu lắm. Vào một dạo trời đông giá rét, bố mẹ Tích Chu chẳng may mắc bạo bệnh qua đời.

        Bà nội Tích Chu tuy tuổi cao sức yếu, song vì thương cháu nhỏ tuổi mồ côi, ngày ngày bà gắng sức đi làm thuê cuốc mướn kiếm tiền nuôi Tích Chu. Khổ cực vất vả là vậy nhưng lòng bà lúc nào cũng nghĩ đến Tích Chu.

        Có miếng ăn ngon bà đều dành cho cậu. Những đêm hè oi ả, giấc ngủ ngon lành của Tích Chu lại được quạt mát bởi cánh tay bà. Thấy bà thương Tích Chu, mọi người đều nói:

        - Bà ơi! Lòng bà thương Tích Chu cao hơn trời, rộng hơn biển. Lớn lên, Tích Chu sẽ không khi nào quên ơn bà. 

        Nhưng quen được nuông chiều, càng lớn Tích Chu càng ham chơi. Khi thì bẻ hoa bắt bướm, lúc lại trèo cây hái quả cùng lũ bạn. Nhiều lần bà nhắc nhở Tích Chu nhưng cậu chỉ “vâng”, “dạ” rồi đợi khi bà đi làm, cậu lại chạy đi chơi với lũ bạn.

        Vì làm việc vất vả, ăn uống lại kham khổ nên bà bị ốm. Cơn sốt sầm sập kéo đến, cái khát cùng tiết trời oi bức khiến cơn sốt như đang thiêu cháy cổ họng bà. 

        - Tích Chu ơi, cho bà ngụm nước. Bà khát khô cổ rồi!

        Trong lúc đó, Tích Chu vẫn mê mải rong chơi với đám bạn, chẳng nghĩ gì đến bà đang ốm. 

        Bà gọi một lần, hai lần,... rồi ba lần nhưng vẫn không thấy Tích Chu đáp lại. Cơn khát giày vò, cổ họng bà như đang cháy xé, bỗng chốc bà hóa thành chim và vỗ cánh bay lên trời. Vừa đúng lúc đó, Tích Chu mải chơi, mãi đến khi thấy đói bụng mới chạy về nhà kiếm cái ăn. Nhìn bà biến thành chim bay đi, Tích Chu hoảng hốt kêu lên:

        Bà ơi! Bà đi đâu vậy? Bà ở lại với cháu!

        Chim bùi ngùi, bay lượn mấy vòng quanh Tích Chu:

        - Cúc cu… cu! Cúc… cu! Tích Chu ơi, bà khát quá, không thể chịu nổi phải hóa thành chim để bay đi tìm nước uống. Bà đi đây!

        Nói đoạn, chim vỗ cánh bay đi. Tích Chu thảng thốt đứng nhìn rồi cậu chợt như bừng tỉnh, vội vàng chạy theo bà, vừa chạy vừa khóc, cứ nhằm theo hướng chim bay mà chạy. Tích Chu băng qua một khu rừng, leo qua một quả núi.

        Cuối cùng, Tích Chu gặp chim đang uống nước ở một dòng suối mát. Tích Chu đến bên bờ suối cất tiếng gọi: 

        - Bà ơi! Bà về với cháu đi. Cháu sẽ lấy nước cho bà, cháu sẽ giúp đỡ bà, cháu sẽ không làm bà buồn nữa!

        - Cúc… cu… cu, muộn quá rồi cháu ơi! Bà không về với cháu được nữa! 

        Tích Chu thương bà quá và thấy vô cùng hối hận, cậu òa lên khóc. Tích Chu khóc mãi không thôi, dòng suối như dày lên vì nước mắt của Tích Chu. Thương bà cháu Tích Chu, một cô tiên hiện ra bảo:

        - Nếu cháu muốn bà trở lại thành người thì cháu phải đi lấy nước suối Cá Thần cho bà cháu uống. Đường đến đó xa lắm, cháu có đi được không?

        Nghe cô tiên nói, Tích Chu mừng rỡ vô cùng. Cậu vội vàng hỏi đường đến suối Cá Thần, rồi chẳng một phút chần chừ, Tích Chu hăng hái đi ngay. 

        Tích Chu đi suốt đêm ngày, không quản nắng mưa, lặn lội lên đường. Cô tiên còn sai một đàn chim chỉ đường, dắt lối cho Tích Chu.

        Một ngày nọ, bước chân đưa Tích Chu đến một quả núi lớn, xung quanh mây mù che phủ, không một bóng người.

       Đang lúc Tích Chu không biết phải đi đường nào, cô tiên liền hóa thành một bà cụ. Bà cụ chỉ đường rồi tặng cho cậu một nhánh cỏ thần và bảo:

        - Có nhánh cỏ này, đàn sói canh giữ dòng suối sẽ để yên cho con qua.

        Tích Chu cất nhánh cỏ rất cẩn thận. Màn đêm đã buông xuống khu rừng, vô hình như đang có muôn ngàn cặp mắt theo dõi Tích Chu. Cậu rất sợ, nhưng nghĩ đến bà, Tích Chu lại gắng dấn bước.

        Cuối cùng, Tích Chu đã tìm thấy dòng suối. Lũ sói nhác thấy bóng người liền nhe nanh nhảy bổ tới. Nhớ lời bà cụ dặn, Tích Chu vội vàng giơ cao nhánh cỏ. Quả nhiên, lũ sói lập tức ngoan ngoãn cụp đuôi để yên cho cậu đến bên bờ suối múc nước.

        Tích Chu vui sướng, quên cả mệt và đói, nhanh chóng băng rừng vượt núi chạy về nhà. Về đến nơi, Tích Chu cẩn thận bón cho chim từng ngụm nước.

        Kì lạ thay, trong chốc lát, bà lại trở về hình dáng như xưa. Tích Chu sung sướng nghẹn ngào, cậu ôm chầm lấy bà.

        Từ đó, Tích Chu hết lòng yêu thương, chăm sóc bà. Giờ đây, Tích Chu đã hiểu được một điều, chỉ có lòng thương yêu thực sự mới có thể giữ bà ở bên cậu mãi mãi.

(Cậu bé Tích Chu, Nhà xuất bản Kim Đồng)

0
2 tháng 2 2024

câu văn miêu tả biển là "Cát càng mịn, biển càng trong" bạn nhé

1 tháng 2 2024

đây là toán ko pahir ngữ văn

1 tháng 2 2024

tại vì mình nhấn mãi ko đc nên mình nhấn đại

1 tháng 2 2024

trạng thái nha

1 tháng 2 2024

trạng thái