K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 7 2018

là sao bạn?

9 tháng 7 2018

Lê là: tấn công

 Mình không biết đúng hay sai nữa

9 tháng 7 2018

Lê là tấn công.

Chuối xuất hiện trong 2 câu đều mang nghĩa 'thứ ba'

Táo xuất hiện trong 2 câu đều mang nghĩa 'bí mật'

9 tháng 7 2018

Trong toán học, căn bậc ba của một số x là một số a sao cho a3 = x Tất cả số thực (trừ số không) có chính xác một căn bậc ba số thực và một cặp căn bậc 3 số phức (complex conjugate), và tất cả số phức (trừ số 0) có 3 giá trị căn bậc ba phức.

13 tháng 7 2018

Mẹ hiền dạy con

9 tháng 7 2018

Bạn tham khảo văn ở trang này nhé : https://vndoc.vn

9 tháng 7 2018

Sự việc xảy ra trong bài thơ là sự việc có thật từng xảy ra trong cuộc đời đầy sóng gió của nhà thơ: bản thân ông thì già cả, nhà bị gió thu cuốn bay mấy tấm tranh, bọn trẻ nhỏ nghịch ngợm cắp mất những tấm tranh chạy đi, Đỗ Phủ đã già cả không đủ sức chạy theo đành chịu rét mướt...
 
Ngay trong hoàn cảnh bi phẫn cùng cực đó, hoàn cảnh khiến người ta thường chỉ biết có tuyệt vọng và oán trách, nhà thơ đã có một mong ước thật bất ngờ: Ước có ngôi nhà trăm gian che gió mưa cho toàn thiên hạ, riêng mình nhà ta mưa dột, rách nát cũng cam chịu. Với mong ước này, Đỗ Phủ đã đặt nỗi đau chung của đất nước, của muôn người lên trên nỗi đau của riêng mình. Đồng thời, nhà thơ cũng đặt hạnh phúc của đồng bào lao khổ, của nhân dân lao động lầm than lên trên hạnh phúc của bản thân, ở đây, lòng thương người đã vượt lên trên nỗi thương mình. Đó thực sự là một tư tưởng nhân văn cao đẹp. Và vì thế, "Bài ca nhà tranh bi gió thu phá" sẽ mãi còn đủ sức lay động niềm trắc ẩn của độc giả cho tới mai sau.

17 tháng 7 2018
Tên tác phẩmTên tác giả
Cổng trường mở raLý Lan
Mẹ tôiÉt-môn-đô đơ A-mi-xi
Cuộc chia tay của những con búp bêKhánh Hoài
Những câu hát về tình cảm gia đình(ca dao)
Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người.(ca dao)
Những câu hát than thânca dao
Những câu hát châm biếm(ca dao)
Sông núi nước NamLý Thường Kiệt
Phò giá về kinhTrần Quang Khải
Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông raTrần Nhân Tông
Bài ca Côn SơnNguyễn Trãi
Sau phút chia liĐoàn Thị Điểm
Bánh trôi nướcHồ Xuân Hương
Qua Đèo NgangBà Huyện Thanh Quan
Bạn đến chơi nhàNguyễn Khuyến
Xa ngắm thác núi LưLý Bạch
Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnhLý Bạch
Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quêHạ Tri Chương
Bài ca nhà tranh bị gió thu pháĐỗ Phủ
Cảnh khuyaHồ Chí Minh
Rằm tháng giêngHồ Chí Minh
Tiếng gà trưaXuân Quỳnh
Một thứ quà của lúa non: CốmThạch Lam
Sài Gòn tôi yêuMinh Hương
Mùa xuân của tôiVũ Bằng
Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất(Tục ngữ)
Tục ngữ về con người và xã hội(Tục ngữ)
Tinh thần yêu nước của nhân dân taHồ Chí Minh
Sự giàu đẹp của tiếng ViệtĐặng Thai Mai
Đức tính giản dị của Bác HồPhạm Văn Đồng
Ý nghĩa văn chươngHoài Thanh
Sống chết mặc bayPhạm Duy Tốn
Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội ChâuNguyễn Ái Quốc
Ca Huế trên sông HươngHà Ánh Minh
Quan Âm Thị Kính(chèo)
8 tháng 7 2018

Cứ vào những mùa thu lá rụng , ở nước Pháp xa xôi tôi lại nhớ về Việt Nam ngày còn kháng chiến, nhớ về đứa cháu thân yêu đã hi sinh mà tôi thường gọi bằng cái tên trìu mến : ‘ Lượm’ !

Hai chú cháu tôi quen nhau tình cờ như một sự sắp đặt thú vị ở phố Hàng Bè, Thành phố Huế. Thoạt nhìn cái dáng loắt choắt, gầy gầy, đôi chân thoăn thoắt như nhún nhẩy, cái đầu nghênh nghênh, tự cao, kiêu hãnh, tôi đoán ngay, đây là một cậu bé nhanh nhẹn, hoạt bát liền bắt chuyện làm quen như công việc thường nhật của một nhà Cách mạng. Chú bé cởi mở dẫn tôi đi trên cánh đồng thơm mùa lúa chin vừa huýt sáo vừa nhảy nhót như chú chim chích hồn nhiên và vô tư. Khẽ khàng đến mức độ cẩn trọng, từ tốn, cậu bé nắm tay tôi đi nhè nhẹ: ‘Chú Tố Hữu biết không, con đường hai chú cháu mình đang đi chính là con đường tắt tới đồn Mang Cá – nơi cháu đang làm việc. Cháu thường xuyên đi lien lac qua con đường này nên cứ chiều chiều lại được nghe tiếng chim đa đa hót vui ơi là vui ! Còn thích hơn cả ở nhà ấy chứ !’

Nhìn cái cách Lượm kể lể mới đáng yêu làm sao, chẳng khác gì một đứa trẻ lần đầu tập đọc, hai má đỏ ửng như trái bồ quân , híp mí cười ngộ nghĩnh :’ Thôi ! Chào đồng chí ‘

Cậu bé mãi lúc một xa theo cái bong nhỏ tung tăng chiếc xắc và mũ ca lô đội lệch bên đầu. Cách cái ngày tôi gặp Lượm không xa thì khoảng đầu tháng sáu, dưới chiến khu có gửi lên cho tôi một bức thư mà mới thoáng qua dòng đầu tôi đã không kìm được nước mắt : ‘Lượm ! Cháu tôi !’. Trong một lần đưa thư khẩn cấp, mọi người đều ra chiến dịch, Lượm đành phải nhận trách nhiệm của một chiến sĩ đưa thư nhỏ tuổi. Cậu bé bỏ thư vào bao và mỉm cười hạnh phúc như niềm tự hào được đi đánh trận. Mặc bom, mặc đạn, cứ thế đường ta đi, sợ chi cái chết. Cậu bé chạy như bay trên con đường quê một màu lúa chin tay giữ chặt chiếc xắc bên mình. Thế rồi….’Lượm !’ Tôi nghẹn ngào không nói nên lời : Lượm đã hi sinh !

Ngay cả khi lìa khỏi trần đời, tay em vẫn nắm chặt bức thư như hình ảnh một chiến sĩ quyết tâm bảo vệ đến cùng nền độc lập của dân tộc. Trên cánh đồng dường như vẫn phảng phất trong hương sữa lời cậu bé nói với tôi như lần đầu gặp mặt : hồn nhiên, vô tư, nhí nhảnh. Giờ đâu còn hình ảnh Lượm của ngày xưa, đâu còn chú chim chích như ngày nào vừa huýt sáo, vừa nhảy nhót trên đồng.

Cái chết của Lượm như một ngòi sung thúc dục nhân dân ta chiến đấu và bảo vệ Tổ quốc. Lượm mãi mãi khắc sâu trong tâm trí tôi về một chiến sĩ nhỏ tuổi gan dạ, dũng cảm, quên đi cái ‘tôi’ của mình để bảo vệ cái ‘tôi’ lớn hơn. Đó là cái ‘tôi’ của Việt Nam trước bạn bè thế giới.

8 tháng 7 2018

ứ vào những mùa thu lá rụng , ở nước Pháp xa xôi tôi lại nhớ về Việt Nam ngày còn kháng chiến, nhớ về đứa cháu thân yêu đã hi sinh mà tôi thường gọi bằng cái tên trìu mến : ‘ Lượm’ !

Hai chú cháu tôi quen nhau tình cờ như một sự sắp đặt thú vị ở phố Hàng Bè, Thành phố Huế. Thoạt nhìn cái dáng loắt choắt, gầy gầy, đôi chân thoăn thoắt như nhún nhẩy, cái đầu nghênh nghênh, tự cao, kiêu hãnh, tôi đoán ngay, đây là một cậu bé nhanh nhẹn, hoạt bát liền bắt chuyện làm quen như công việc thường nhật của một nhà Cách mạng. Chú bé cởi mở dẫn tôi đi trên cánh đồng thơm mùa lúa chin vừa huýt sáo vừa nhảy nhót như chú chim chích hồn nhiên và vô tư. Khẽ khàng đến mức độ cẩn trọng, từ tốn, cậu bé nắm tay tôi đi nhè nhẹ: ‘Chú Tố Hữu biết không, con đường hai chú cháu mình đang đi chính là con đường tắt tới đồn Mang Cá – nơi cháu đang làm việc. Cháu thường xuyên đi lien lac qua con đường này nên cứ chiều chiều lại được nghe tiếng chim đa đa hót vui ơi là vui ! Còn thích hơn cả ở nhà ấy chứ !’

Nhìn cái cách Lượm kể lể mới đáng yêu làm sao, chẳng khác gì một đứa trẻ lần đầu tập đọc, hai má đỏ ửng như trái bồ quân , híp mí cười ngộ nghĩnh :’ Thôi ! Chào đồng chí ‘

Cậu bé mãi lúc một xa theo cái bong nhỏ tung tăng chiếc xắc và mũ ca lô đội lệch bên đầu. Cách cái ngày tôi gặp Lượm không xa thì khoảng đầu tháng sáu, dưới chiến khu có gửi lên cho tôi một bức thư mà mới thoáng qua dòng đầu tôi đã không kìm được nước mắt : ‘Lượm ! Cháu tôi !’. Trong một lần đưa thư khẩn cấp, mọi người đều ra chiến dịch, Lượm đành phải nhận trách nhiệm của một chiến sĩ đưa thư nhỏ tuổi. Cậu bé bỏ thư vào bao và mỉm cười hạnh phúc như niềm tự hào được đi đánh trận. Mặc bom, mặc đạn, cứ thế đường ta đi, sợ chi cái chết. Cậu bé chạy như bay trên con đường quê một màu lúa chin tay giữ chặt chiếc xắc bên mình. Thế rồi….’Lượm !’ Tôi nghẹn ngào không nói nên lời : Lượm đã hi sinh !

Ngay cả khi lìa khỏi trần đời, tay em vẫn nắm chặt bức thư như hình ảnh một chiến sĩ quyết tâm bảo vệ đến cùng nền độc lập của dân tộc. Trên cánh đồng dường như vẫn phảng phất trong hương sữa lời cậu bé nói với tôi như lần đầu gặp mặt : hồn nhiên, vô tư, nhí nhảnh. Giờ đâu còn hình ảnh Lượm của ngày xưa, đâu còn chú chim chích như ngày nào vừa huýt sáo, vừa nhảy nhót trên đồng.

Cái chết của Lượm như một ngòi sung thúc dục nhân dân ta chiến đấu và bảo vệ Tổ quốc. Lượm mãi mãi khắc sâu trong tâm trí tôi về một chiến sĩ nhỏ tuổi gan dạ, dũng cảm, quên đi cái ‘tôi’ của mình để bảo vệ cái ‘tôi’ lớn hơn. Đó là cái ‘tôi’ của Việt Nam trước bạn bè thế giới.

8 tháng 7 2018

Sau khi học xong văn bản “ca huế trên sông hương” em thấy cố đô huế nổi tiếng không phải chỉ có các danh lam thám cảnh đẹp và di tích lịch sử mà còn nổi tiếng bởi các làn điệu đan ca và âm nhạc cung đình như: Hò, lí…mỗi câu hò dù ngắn hay dài nhưng cũng gửi gắm được một ít ý tình trọn vẹn. Nó được hình thành từ nhạc dân ca và nhạc cung đình, nhã nhạc, trang trọng uy nghi nên có thần thái của nhạc thính phòng. Thú nghe ca huế tao nhã, đầy sức quyến rũ. âm thanh của dân hòa tấu bởi bốn bản nhạc: Khúc lưu thủy, kim tuyền, xuân phong, long hổ nghe du dương, trần bổng, réo rắt, các nhạc công dùng các ngón đàn trau chuốt như: Nhấn, mổ, vồ, vả, bấm, day, chớp, búng, phi, vãi. Ca huế là một hình thức sinh hoạt văn hóa âm nhạc thanh lịch, một sản phẩm tinh thần đáng trân trọng, cần gìn giữu và phát huy.

8 tháng 7 2018

Ca Huế trên sông Hương là bài bút kí của Hà Ánh Minh, nội dung ghi chép lại một trong những nét đẹp của văn hoá truyền thống ở cố đô Huế là ca Huế. Bài văn vừa giới thiệu về nguồn gốc những làn điệu dân ca Huế, vừa tả cảnh nghe ca Huế trong một đêm trăng. Thông qua sự phong phú, đa dạng của các làn điệu dân ca, tác giả ca ngợi vẻ đẹp tinh thần đằm thắm thiết tha của con người xứ Huế.

Mở đầu bài viết, tác giả khẳng định Huế nổi tiếng với các điệu hò. Sau đó giới thiệu những nét đặc sắc của ca Huế được thể hiện qua dàn nhạc cụ, qua ngón đàn tuyệt kĩ của các ca công và giọng hát ngọt ngào của ca nhi.

Xứ Huế nổi tiếng với những cung điện nguy nga cổ kính, những lăng tẩm đồ sộ của các triều vua… Xứ Huế còn nổi tiếng với nhiều sản phẩm văn hóa độc đáo mà ca Huế là một thể loại tiêu biểu.

Qua bài viết, tác giả đã thể hiện sự hiểu biết sâu sắc về ca Huế và bày tỏ tình cảm yêu mến, trân trọng dành cho ca Huế:

Xứ Huế vốn nổi tiếng với các điệu hò, hò khi đánh cá trên sông ngòi, biển cả, hò lúc cấy cày, gặt hái, trồng cây, chăn tằm. Mỗi câu hò Huế dù ngắn hay dài đều sược gửi gắm ra một ý tình trọn vẹn. Từ ngữ địa phương được dùng nhuần nhuyễn và phổ biến, nhất là trong các câu hò đối đáp tri thức, ngôn ngữ được thể hiện thật tài ba phong phú.

Cách giới thiệu kết hợp thật tự nhiên giữa nghệ thuật miêu tả và biểu cảm. Những hình ảnh chân thực, những nét chấm phá giàu khả năng gợi tả đã góp phần làm nổi bật bức tranh sinh hoạt văn hóa đặc sắc của con người xứ Huế. Ca Huế là sự giao hòa giữa dòng nhạc cung đình sang trọng, thanh nhã và dòng nhạc dân gian hồn nhiên, duyên dáng. Sự giao hòa đó thể hiện ở nội dung và hình thức, trong cách biểu diễn của ca nhi, nhạc công và trang phục..

Tác giả miêu tả khung cảnh tuyệt vời của một đêm ca Huế trên sông Hương. Phông màn là thiên nhiên với bầu trời lồng lộng, với sông nước huyền ảo và thơ mộng. Ánh sáng là ánh trăng dát vàng trên mặt sông. Cảnh vật lung linh, hư ảo: Đêm Thành phố lên đèn như sao sa. Màn sương dày dần lên, cảnh vật mờ đi trong một màu trắng đục. Tôi như một lữ khách thích giang hồ với hồn thơ lai láng, tình người nồng hậu bước xuống một con thuyền rồng, có lẽ thuyền này xưa kia chỉ dành cho vua chúa. Trước mũi thuyền là một không gian rộng thoáng để vua hóng mát ngắm trăng, giữa là một sàn gỗ bào nhẵn có mui vòm được trang trí lộng lẫy, xung quanh thuyền có hình rồng và trước mũi là một đầu rồng như muốn bay lên. Đọc những dòng này, chúng ta có cảm giác như người trong cuộc, đang cùng tác giả lênh đênh trên con thuyền lững lờ trôi giữa dòng Hương Giang êm đềm, thả hồn theo những lời ca mênh mang hòa trong tiếng đàn réo rắt, du dương và tiếng sóng vỗ nhẹ nhàng. Phải chăng khả năng gợi cảm, gợi trí tưởng tuợng chính là thành công của bút kí này?!

Dàn nhạc cụ, cách thức và trang phục khi biểu diễn dân ca Huế được tác giả miêu tả khá tỉ mỉ: Trong khoang thuyền, dàn nhạc gồm đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, nhị, đàn tam. Ngoài ra còn có đàn bầu, sáo và cặp sanh để gõ nhịp. Các ca công còn rất trẻ, nam mặc áo dài the, quần thụng, đầu đội khăn xếp, nữ mặc áo dài, khăn đóng duyên dáng. Ta có thể thấy nét đặc trưng của ca Huế là trang nhã, tinh tế và đậm đà tính dân tộc.

Cách thưởng thức ca Huế cũng mang những tính chất tương tự. Nơi tổ chức nghe ca Huế là trên chiếc thuyền rồng, khoan thai lướt nhẹ giữa dòng sông Hương trong đêm trăng thanh gió mát. Người hát thì hát rất hay, người thưởng thức thì say mê. Khung cảnh biểu diễn ca Huế vừa sang trọng, vừa dân dã, giữa một thiên nhiên thuần khiết và lòng người trong sạch:

Trăng lên. Gió mơn man dìu dịu. Dòng sông trăng gợn sóng. Con thuyền bồng bềnh: Đêm nằm trên dòng sông Hương thơ mộng để nghe ca Huế, với tâm trạng chờ đợi rộn lòng.

Không gian yên tĩnh bỗng bừng lên những âm thanh của dàn hòa tấu, bởi bốn nhạc khúc lưu thủy, kim tiền, xuân phong, long hổ du dương, trầm bổng, réo rắt mở đầu đêm ca Huế. Nhạc công dùng các ngón đàn trau chuốt như ngón nhấn, mổ, vỗ, vảy ngón bấm, day, chớp, búng, ngón phi, ngón rãi. Tiêng đàn lúc khoan lúc nhặt làm nên tiết tấu xao động tận đáy hồn người.

Xen vào giữa những câu văn miêu tả là những câu văn thể hiện cảm xúc của tác giả khi nghe các làn điệu dân ca Huế. Những ngón đàn điêu luyện, những giọng ca ngọt ngào, da diết mang đậm chất Huế quả đã làm rung động lồng người.

Dân ca Huế hay và đẹp như vậy bởi vì: Ca Huế hình thành từ dòng ca nhạc dân gian và ca nhạc cung đình, nhã nhạc trang trọng uy nghi nên có thần thái của ca nhạc thính phòng, thể hiện theo hai dòng lớn điệu Bắc và điệu Nam, với trên sáu mươi tác phẩm thanh nhạc và khí nhạc. Đặc điểm nổi bật của ca nhạc dân gian là các làn điệu dân ca, những điệu hò, điệu lí thường phản ánh sinh động các cung bậc tình cảm vui buồn của con người. Còn nhạc cung đình là nhạc dùng trong những buổi lễ tôn nghiêm của vua chúa hoặc nơi tông miếu thiêng liêng nên thường có sắc thái trang trọng, uy nghi.

Cuối bài văn, tác giả muốn bạn đọc cảm nhận được sự huyền diệu của ca Huế trên sông Hương. Ca Huế khiến người nghe quên cả không gian, thời gian, đắm mình vào trạng thái lâng lâng, xao xuyến khó tả. Ca Huế hướng tâm hồn ta đến những vẻ đẹp của đời sống tinh thần con người xứ Huế. Ca Huế mãi mãi hấp dẫn chúng ta bởi vẻ đẹp bí ẩn, huyền hoặc của nó.

Đêm đã về khuya. Xa xa bờ bên kia Thiên Mụ hiện ra mờ ảo, ngọn tháp Phước Duyên dát ánh trăng vàng Sóng vỗ ru mạn thuyền rồi gợn vô hồi xa mãi cùng những tiếng đàn réo rắt du dương. Đấy là lúc ca nhi cất lên những điệu Nam nghe buồn man mác, thương cảm, bi ai, vương vấn như nam ai, nam bình, quả phụ, nam xuân, tương tư khúc, hành vân, Cũng có bản mang âm hưởng điệu Bắc pha phách điệu Nam không vui, không buồn như tứ đại cảnh. Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương ai oán… Lời ca thong thảy trang trọng, trong sáng gợi lên tình người, tình đất nước, trai hiền, gái lịch.

Nghe tiếng gà gảy bên làng Thọ Cương, cùng tiếng chuông chùa Thiên Mụ gọi năm canh, mà trong khoang thuyền vẫn đầy ắp lời ca tiếng nhạc.
Không gian như lắng đọng. Thời gian như ngừng lại. Con gái Huế nội tâm thật phong phú và âm thầm, kín đáo, sâu thẳm.

Ca Huế thanh cao, lịch sự, nhã nhặn, sang trọng và duyên dáng. Chính vì thế nên nghe ca Huế trên sông Hương quả là một thú chơi tao nhã. Ca Huế là một hình thức sinh hoạt âm nhạc mang nét đặc trưng của xứ sở này nên nó rất đáng được trân trọng bảo tồn và phát triển.

ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

1. Đọc kĩ phần tóm tắt vở chèo Quan Âm Thị Kính.

2. Đọc kĩ phần trích và các chú thích.

3. Trích đoạn Nỗi oan hại chồng có 5 nhân vật: Thị Kính, Thiện Sĩ, Sùng ông, Sùng bà và Mãng ông.

Hai nhân vật chính thể hiện xung đột kịch là Sùng bà và Thị Kính.

Sùng bà thuộc loại vai “mụ ác” trong chèo, ở đây mụ đại diện cho lớp người giàu sang, nhiều quyền thế thuộc một gia đình “cao môn lệnh tộc” có địa vị cao trong xã hội phong kiến.

Thị Kính thuộc loại vai “nữ chính” trong chèo. Thị Kính đại diện cho lớp người nghèo, xuất thân trong một gia đình nông dân bình thường, chẳng có địa vị gì trong xã hội phong kiến, thường phải mò cua bắt ốc để kiếm sống.

4. Khung cảnh ở phần đầu đoạn trích là khung cảnh người vợ yêu thương chăm sóc chồng. Qua lời nói và cử chỉ của Thị Kính ta thấy đây là một con người đoan trang, đúng mực, biết lo cho chồng.

5. Hành động và ngôn ngữ của Sùng bà: Hốt hoảng chạy ra – khi nghe Thiện Sĩ nói về câu chuyện thực hư chưa tường thì Sùng bà đã sỉ vả Thị Kính: “Cái con mặt sứa gan lim này! Mày định giết con bà à?”.

Sau đó mụ luôn cao giọng kể về dòng giống cao sang của mình: “Giống nhà bà đây giống phượng giống công”.

“Trứng rồng lại nở ra rồng”.

“Nhà bà đây cao môn lệnh tộc”.

Và mụ ta luôn tỏ vẻ khinh miệt Thị Kính, coi nàng là dòng dõi rắn “liu diu” là “phường mèo mả gà đồng”, thực thất chỉ vì nàng là “con nhà cua ốc”, tức là xuất thân từ một gia đình nông dân nghèo khó.

Trên cơ sở khinh miệt người nghèo khó đó, mụ ta không thèm nghe lời phân tích của Thị Kính và càng mắng nhiếc, càng thắt chặt tội cho nàng:

Này con kia! Mày có trót say hoa đắm nguyệt

Đã trên dâu dưới Bộc hẹn hò…

Mày cứ thú với bà, bà cũng thứ đi cho.

Can chi phải dụng tình bất trắc.

Mụ bắt Thị Kính ngửa mặt lên mà rủa xả làm nhục nàng:

“Ôi chao ơi là mặt!

Chém bổ băm vàm xả xích mặt!

… Phi mặt gái trơ như mặt thớt”

Rồi mụ bắt Sùng ông đi gọi Mãng ông là cha của Thị Kính tới để nhận con về, kiên quyết không nhận nàng làm con dâu nhà họ Sùng nữa.

Qua hành động và ngôn ngữ của Sùng bà ta thấy mụ ta đúng là con người độc ác, luôn cậy mình là giàu sang, khinh bỉ người nghèo khó và xét xử sự việc một cách hồ đồ.

6. Trong trích đoạn, Thị Kính đã kêu oan sáu lần:

– Lạy cha, lạy mẹ! Cho con xin trình cha mẹ…

– Giời ơi! Mẹ ơi, oan cho con lắm mẹ ơi!

– Oan cho con lắm mẹ ơi!

Chàng học khuya mỏi mệt.

Con thấy râu mọc ngược dưới cằm…

– Oan cho thiếp lắm chàng ơi!

– Mẹ xét tình cho con, oan con lắm mẹ ơi!

– Cha ơi! Oan cho con lắm cha ơi!

Nàng đã kêu oan với cha mẹ chồng, với chồng, với cha đẻ, nhưng chỉ khi nói với cha đẻ (Mãng ông) nàng mới nhận được sự cảm thông. Tuy nhiên, cha nàng là người hiền lành, nghèo khó, không sao đối đáp nổi với mụ sui gia chanh chua, độc ác, không sao bênh vực được nàng, đành chỉ đau đớn và bất lực khuyên con theo mình về nhà rồi mọi chuyên sẽ tính sau.

7. Trước khi đuổi Thị Kính ra khỏi nhà, Sùng bà đã đẩy ngã Thị Kính, Sùng ông thì mỉa mai, châm chọc Mãng ông:

"… Đấy, con ông đấy, ông đem về mà dạy bảo. Từ giờ trở đi, ông hãy bớt cái mồm mà khoe khoang, nữ tắc với chả nữ công, về đi!”

Sùng ông còn dúi ngã Mãng ông rồi bỏ vào. Đó là điều tàn ác. Xung đột kịch trong trích đoạn này thể hiện cao nhất ở chỗ Sùng ông đẩy ngã Mãng ông một cách tàn nhẫn và hai cha con Thị Kính chỉ còn biết ôm nhau khóc. Hành động của Sùng ông đã bộc lộ rõ nhất sự cách biệt và đối lập giữa hai gia đình họ Sùng, họ Mãng và cũng bộc lộ rõ nhất sự nhẫn tâm của gia đình họ Sùng.

8. Trước khi rời khỏi nhà Sùng bà, Thị Kính đã khẩn khoản kêu oan với mọi người trong nhà họ Sùng nhưng đều vô hiệu. Nàng thực sự là người đoan chính nên vô cùng đau đớn tủi hổ trước lời buộc tội giết chồng. Nàng thực sự yêu thương chồng nên vô cùng đau xót trước cảnh tình vợ chồng phải lìa tan. Việc Thị Kính quyết tâm cải dạng nam tử để đi tu có ý nghĩa là nỗi oan của nàng quá lớn không còn có thể giải quyết, minh oan được ở trong cuộc đời thường, nàng đành tìm tới cửa chùa “cầu Phật tổ chứng minh” cho tấm lòng ngay thẳng, từ thiện của nàng.

Tuy nhiên, con đường đó cũng chẳng phải là con đường thoát khỏi đau khổ trong xã hội cũ. Khi đã trở thành nhà sư trẻ, nàng lại phải đeo chịu một nỗi oan khác mà chỉ khi chết đi mới có thể giãi bày.

Ghi nhớ:

Vở chèo Quan Âm Thị Kính nói chung và trích đoạn Nỗi oan hại chồng nói riêng là vở diễn và trích đoạn chèo rất tiêu biểu của sân khấu chèo truyền thông. Vở chèo và trích đoạn này thể hiện được những phẩm chất tốt đẹp cùng nỗi oan bi thảm, bế tắc của người phụ nữ và những đối lập giai cấp thông qua sự xung đột gia đình, hôn nhân trong xã hội phong kiến.


 

 Tuy gia đình gặp khó khăn nhưng bạn Nam vẫn học rất giỏi.

- Mặc dù trời mưa nhưng em vẫn đi học.

- Tuy Mai không được khỏe nhưng Mai vẫn đi học

- Mặc dù mùa xuân đã về nhưng cái giá lạnh của mùa đông vẫn còn.

- Tuy Băng không muốn nhưng em vẫn phải làm.

-  Lúa gạo quí vì ta phải đỗ bao nhiêu mồ hôi mới làm ra được

 - Vàng cũng quí vì nó rất đắt và hiếm

-  Bởi chng bác mẹ tôi nghèo 

 - Cho nên tôi phải băm bèo, thái khoai 

-  Vì khỉ rất nghịch nên các anh bảo vệ thường phải cột cây

 -  Thầy phải kinh ngạc vì chú học đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường

```````````````````````````````````````````Học Tốt `````````````````````````````````````

8 tháng 7 2018

- Tuy gia đình gặp khó khăn nhưng bạn Nam vẫn học rất giỏi.

- Mặc dù trời mưa nhưng em vẫn đi học.

- Tuy Mai không được khỏe nhưng Mai vẫn đi học

- Mặc dù mùa xuân đã về nhưng cái giá lạnh của mùa đông vẫn còn.

- Tuy Băng không muốn nhưng em vẫn phải làm.

- Lúa gạo quí vì ta phải đỗ bao nhiêu mồ hôi mới làm ra được

- Vàng cũng quí vì nó rất đắt và hiếm

- Bởi chưng bác mẹ tôi nghèo 

Cho nên tôi phải băm bèo, thái khoai 

- Vì khỉ rất nghịch nên các anh bảo vệ thường phải cột cây

- Thầy phải kinh ngạc vì chú học đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường