K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 9 2019

Thể  hiện tinh thần đoàn kết của dân tộc

Tinh thần đánh giặc

Ước mơ về 1 người tài giỏi đánh giặc của nhân dân

Các chi tiết đặc biệt trong truyền thuyết Thánh Gióng thể hiện rất nhiều ý nghĩa. Thứ nhất, tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói đòi đi đánh giặc. Chi tiết này chứng tỏ nhân dân ta luôn có ý thức chống giăc ngoại xâm. Khi có giặc, từ người già đến trẻ con đều sẵn sàng đánh giặc cứu nước. Đây là một chi tiết thần kì: chưa hề biết nói, biết cười, ngay lần nói đầu tiên, chú đã nói rất rõ ràng về một việc hệ trọng của đất nước. Tiếp đến, Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để đánh giặc. Gióng không đòi đồ chơi như những đứa trẻ khác mà đòi vũ khí, những vật dụng để đánh giặc. Đây cũng là mội chi tiết thần kì. Gióng sinh ra đã là một anh hùng và điều quan tâm duy nhất của vị anh hùng đó là đánh giặc. Chi tiết bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé cũng là một chi tiết đặc biệt. Gióng là đứa con của nhân dân, được nhân dân nuôi nấng. Sức mạnh của Gióng là sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của tinh thần đồng sức, đồng lòng. Bên cạnh đó, Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ. Đây cũng là chi tiết thể hiện sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của dân tộc. Khi hoà bình là những người lao đông rất bình thường, nhưng khi chiến tranh xảy ra, sự đoàn kết đã hoá thành sức mạnh phi thường, vùi chôn quân giặc. Lúc xung trận, khi roi sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc. Chi tiết này khẳng định rằng: gậy sắt là vũ khí của người anh hùng nhưng khi cần thì cả cỏ cây cũng biến thành vũ khí. Điều đó thể hiện sự linh hoạt, sáng tạo trong chiến đấu của nhân dân ta. Trong nhiều cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, cha ông ta đã dùng đến cả gậy tầm vông, giáo mác, cày, cuốc,... để đối chọi với súng ống, xe tăng của giặc. Và cuối cùng Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng lên trời.


 

Lập dàn ý truyền thuyết “Sự tích Hồ Gươm” <bằng lời của em>mk có gợi ý tìm trên mạng này:Dàn ý Kể lại truyện truyền thuyết “Sự tích Hồ Gươm” I. Mở bài:Giới thiệu đôi nét từ cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược của nghĩa quân Lam Sơn, do Lê Lợi lãnh đạo.II. Thân BàiKể lại diễn biến sự việc theo trình tự sau đây:- Lê Thận kéo lưới bắt cá nhưng cả ba lần kéo lưới...
Đọc tiếp

Lập dàn ý truyền thuyết “Sự tích Hồ Gươm” <bằng lời của em>

mk có gợi ý tìm trên mạng này:

Dàn ý Kể lại truyện truyền thuyết “Sự tích Hồ Gươm” 

I. Mở bài:

Giới thiệu đôi nét từ cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược của nghĩa quân Lam Sơn, do Lê Lợi lãnh đạo.

II. Thân Bài

Kể lại diễn biến sự việc theo trình tự sau đây:

- Lê Thận kéo lưới bắt cá nhưng cả ba lần kéo lưới lên đều có một lưỡi gươm. Lê Thận tham gia nghĩa quân Lam Sơn.

- Lê Lợi đến nhà Lê Thận thấy lưỡi gươm.

- Lê Lợi chạy vào rừng, vô tình thấy chuôi gươm nạm ngọc.

Lê Lợi tra lưỡi gươm ở nhà Lê Thận vào chuôi gươm vừa như in.

- Có gươm thần, nghĩa quân Lam Sơn dâng cao khí thế đánh giặc Minh xâm lược.

- Cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược thắng lợi đất nước thanh bình, nhân dân chuyên lo việc ruộng đồng, xây dựng đất nước vững bền.

- Vua đi thuyền trên hồ Tả Vọng, Rùa nổi lên mạn thuyền, xin lại gươm thần.

III. Kết bài

Hồ Tả Vọng xưa kia nay là Hồ Gươm hay còn gọi là hồ Hoàn Kiếm.

 làm giúp mình nhá! <có thể chép mạng>

1

Dàn ý Kể lại truyền thuyết “Sự tích Hồ Gươm” bằng lời của Rùa Vàng lớp 6

1. Mở bài:

- Giới thiệu, dẫn dắt câu chuyện bằng một chi tiết nào đó của truyền thuyết hoặc từ một “chuyện ngoài truyện”.

- Nhân vật xưng tôi để kể chuyện.

2. Thân bài:

- Kể lại cuộc xâm lược của giặc Minh và những khó khăn trong ngày đầu cuộc khởi nghĩa của Lê Lợi:

+ Tội ác giặc Minh.

+ Dân ta đứng lên chống giặc.

+ Lê Lợi phất cờ nghĩa, những khó khăn buổi đầu của nghĩa quân.

- Kể lại việc Long Quân giúp Lê Lợi:

+ Nỗi lo lắng băn khoăn của Long Quân.

+ Cho Lê Lợi mượn gươm báu.

+ Giao trọng trách cho Rùa Vàng.

+ Nghĩ ra cách trao gươm: Trao lưỡi gươm cho Lê Thận, treo chuôi gươm ở một cây cổ thụ để Lê Lợi bắt được.

+ Nói rõ dụng ý của cách trao này.

Kể lại chiến công của Lê Lợi và đoàn quân từ khi có gươm báu (kể ngắn, gọn).

- Kể lại việc đòi gươm, trả gươm:

+ Thắng lợi, Lê Thái Tổ dạo chơi hồ Tả Vọng.

+ Rùa Vàng theo lệnh của Long Quân đòi gươm.

+ Lê Thái Tổ trả gươm.

3. Kết bài:

- Lê Lợi đổi tên hồ Tả Vọng thành Hồ Gươm.

- Cảm nghĩ của nhân vật (nếu có).

>> Tham khảo bài văn mẫu: Văn mẫu lớp 6: Em hãy đóng vai Rùa Vàng để kể lại truyền thuyết “Sự tích Hồ Gươm”

Dàn ý Kể lại truyền thuyết “Sự tích Hồ Gươm” chi tiết

1. MỞ BÀI

- Giặc Minh đặt ách đô hộ ở nước Nam, làm nhiều điều bạo ngược phi nhân, phi nghĩa.

- Thấy nghĩa quân Lam Sơn nhiều lần chống giặc bị thua, Đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn gươm thần để thắng giặc.

2. THÂN BÀI

1) Đức Long Quân trao gởi gươm báu

a) Lê Thận:

- Ba lần kéo lưới đều lên một thanh sắc, nhận ra đó là lưỡi gươm, đem về cất ở xó nhà.

- Tham gia nghĩa quân Lam Sơn, hăng hái, gan dạ can trường.

b) Lê Lợi:

- Một lần, đi qua một khu rừng, thấy chuôi gươm nạm ngọc trên ngọn cây đa, giắt vào lưng đem về.

Kể chuyện về chuôi gươm bắt gặp, Lê Thận mang lười gươm đến, tra vào chuôi vừa khớp như in.

- Lê Lợi nhận ra gươm báu trong một lần cùng nghla quân đến nhà Lè Thận. Lê Thận đã nâng gươm trao cho minh chủ và thay mặt nghĩa quân nói lời nguyện thề sắt son trước gươm thiêng tỏa sáng.

2) Gươm thần mở đường cho nghĩa quân đánh thắng giặc

– Lê Lợi với gươm báu trong tay, cùng nghĩa quân nhuệ khí ngày một tăng tiến, tung hoành khắp các trận địa, làm cho quân Minh kinh hồn bạc vía.

– Uy thanh của nghĩa quân vang khắp nơi. Chiến lợi phẩm thu về ngày càng nhiều. Đời sống nghĩa qụân khá hơn. Thế chủ động tân công ngày một cao, đuổi sạch quân thù ra khỏi bờ cõi.

3) Lê Lợi hoàn gươm lại cho Long Quân

- Một năm, sau khi đuổi giặc Minh, vua Lê Lợi cười thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng trước kinh thành. Nhân đó Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại thanh gươm thần.

- Thuyền rồng tiến ra giữa hồ, thấy con rùa lớn xuất hiện, vua lệnh cho thuyền đi chậm lại. Rùa Vàng tiến về phía vua, đứng nổi trên mặt nước và nói: “Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân”.

- Lưỡi gươm thần, trước đó, đeo bên người vua, tự nhiên động đậy. Nghe rùa vàng nói, vua hiểu và rút gươm trả cho Rùa Vàng. Rùa Vàng lập tức há miệng đớp lấy thanh gươm và lặn xuống nước.

- Gươm và rùa đã chìm đáy nước, người ta vẫn thấy vật gì sáng loáng dưới mặt hồ xanh.

3/. KẾT LUẬN

- Từ đó hồ Tả Vọng bắt đầu mang tôn là hồ Gươm hay là Hoàn Kiếm.

- Hồ Gươm là nơi chứng giám sự giúp sức của tổ tiên, của thần linh cho cuộc chiến đấu chính nghĩa của nhân dân ta, ghi dấu những năm tháng thanh bình của đất nước.

Dàn ý Kể lại truyền thuyết “Sự tích Hồ Gươm” văn lớp 6

I. Mở bài:

Giới thiệu đôi nét từ cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược của nghĩa quân Lam Sơn, do Lê Lợi lãnh đạo.

II. Thân Bài

Kể lại diễn biến sự việc theo trình tự sau đây:

- Lê Thận kéo lưới bắt cá nhưng cả ba lần kéo lưới lên đều có một lưỡi gươm. Lê Thận tham gia nghĩa quân Lam Sơn.

- Lê Lợi đến nhà Lê Thận thấy lưỡi gươm.

- Lê Lợi chạy vào rừng, vô tình thấy chuôi gươm nạm ngọc.

Lê Lợi tra lưỡi gươm ở nhà Lê Thận vào chuôi gươm vừa như in.

- Có gươm thần, nghĩa quân Lam Sơn dâng cao khí thế đánh giặc Minh xâm lược.

- Cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược thắng lợi đất nước thanh bình, nhân dân chuyên lo việc ruộng đồng, xây dựng đất nước vững bền.

- Vua đi thuyền trên hồ Tả Vọng, Rùa nổi lên mạn thuyền, xin lại gươm thần.

III. Kết bài

Hồ Tả Vọng xưa kia nay là Hồ Gươm hay còn gọi là hồ Hoàn Kiếm.

Dàn ý Kể lại truyền thuyết “Sự tích Hồ Gươm” bằng lời của Lê Lợi

1. Phần Mở bài (Giới thiệu câu chuyện)

- Sau khi lên làm vua và trả gươm báu cho Long Quân qua Rùa Vàng, ta nhớ lại toàn bộ sự việc diễn ra kể từ khi giặc Minh xâm lược nước ta cho đến khi ta dấy binh khởi nghĩa ở đất Lam Sơn và chiến thắng quân Minh.

- Ta sẽ kể lại toàn bộ câu chuyện xảy ra cho các tướng sĩ nghe vì sao ta có thanh gươm báu và thanh gươm báu đã giúp ta đánh giặc như thê nào. Câu chuyện như sau...

2. Phần Thân bài

a). Giặc Minh xâm lược nước ta

- Giặc Minh sang xâm lược nước ta. Chúng coi dân ta như cỏ rác, làm nhiều điều bạo ngược. Tội ác của chúng chồng chất không sao kế hết.

- Lòng dân căm giận chúng đến tận xương tủy.

- Ta sinh ra và lớn lên ở Thanh Hóa. Căm thù giặc quyết không đội trời chung, ta dấy binh khơi nghĩa tại đất Lam Sơn.

- Trong buổi đầu khới nghĩa, thế lực còn non yếu nên nhiều lần nghĩa quân của ta bị thua. Ta đang tìm mọi kế sách để đánh giặc Minh.

b). Diễn biến sự việc

Trong đoàn quân khởi nghĩa của ta cổ một người tên là Lê Thận. Người lính này luôn hăng hái, gan dạ, không nề nguy hiểm.

Một hôm, ta cùng mấy người tùy tòng đến nhà Lê Thận. Trong xó nhà tối om bồng nhiên có một thanh sắt sáng rực lên. Ta liền cầm lên xem mới biết đổ là một lưỡi gươm chứ không phải thanh sắt. Trên lười gươm có hai chữ “Thuận Thiên”. Lúc đó, ta chưa biết đấy là một báu vật.

- Ta hỏi Lê Thận vì sao có lưỡi gươm đó. Lê Thận kế cho ta và những tùy tòng của ta nghe vì sao mình có được lười gươm đó.

- Một hôm, bị giặc đuổi, ta và các tướng rút lui mỗi người một ngả. Lúc đi qua một khu rừng, ta bỗng thấy có ánh sáng lạ trên ngọn cây đa. Ta trèo len mới biết đó là một cái chuôi gươm nạm ngọc. Nhớ tới lưỡi gươm ở nhà Lê Thận, ta liền lấy chuôi gươm giắt vào lưng.

Ba ngày sau, ta gặp lại mọi người trong đó có Lê Thận. Ta đem chuyện bắt dược chuôi gươm kế lại cho mọi người, trong đó có Lê Thận nghe. Mọi người nói chắc có điềm lành nên Lê Thận đã về lấy lưỡi gươm cho ta. Khi ta lấy lưỡi gươm tra vào chuôi thì vừa như in.

- Lê Thận nâng thanh gươm lên và nói với ta: “Đây là Trời có ý phó thác cho minh công làm việc lớn. Chúng lôi nguyện đem xương thịt của mình theo minh công, cùng với thanh gươm thần này để báo đền Tổ quốc”.

c). Kết quả

- Từ khi có thanh gươm báu, khí thế của nghĩa quân ngày một tăng.

- Từ thế bị động, có lúc phái trốn tránh, bây giờ nghĩa quân chủ động tìm giặc đánh. Nghĩa quân không còn phải khổ cực nữa mà đã có những kho lương của giặc ta chiếm được.

- Gươm thần mở đường cho nghĩa quân ta đánh tràn ra mãi. Cho đến lúc không còn một tên giặc nào trên đất nước ta.

- Chiến thắng giặc Minh, ta lên làm vua.

3. Kết bài

- Ta đổi tên hồ Tả Vọng thành Hồ Gươm.

- Cảm nghĩ của nhân vật (nếu có).

đó chon như thế nào thì chọn

18 tháng 9 2019

gi đông , gác ba ga , ...

18 tháng 9 2019

gác-ba-ga,ghi-đông, pê đan...

Người bạn mà em yêu quý nhất đó chính là Mai Trang, đó là người bạn thân nhất của em, người mà em có thể thoải mái chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống, cũng là người em tin tưởng, yêu thương nhất. Mai Trang là một người bạn rất chân thành và nhiệt tình, em cảm thấy rất may mắn vì có Trang làm bạn của mình.

Em và Mai Trang đã làm bạn được rất nhiều năm nay rồi, bởi chúng em ở cùng trong một xóm nhỏ nên chúng em quen biết nhau từ rất sớm, chúng em cùng nhau vui đùa, chạy nhảy, cùng chơi những trò chơi dân gian đầy thú vị. Có thể nói, tuổi thơ của em và Mai Trang đều in đậm hình bóng của nhau. Chúng em trở nên thân thiết, luôn đi cùng nhau, đến quần áo cũng giống nhau, vì vậy mà mọi người thường hay nhầm lẫn em và Mai Trang, điều này có vẻ kì lạ nhưng em thấy vui lắm, điều đó chứng tỏ chúng em rất thân thiết, thân thiết đến mức mọi người nhầm lẫn chúng em với nhau.

Mai Trang là một cô gái vô cùng dễ thương và xinh xắn, bạn cao nhưng dáng người lại rất mảnh mai, không giống như em, chiều cao hơi khiêm tốn và dáng người thì hơi mập một chút. Mai Trang có một làn da trắng hồng như nàng Bạch Tuyết trong truyện cổ tích Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn, làn da sáng và khuôn mặt xinh xắn khiến cho Mai Trang nổi bật ở bất cứ đâu, dù đứng trong đám đông cũng có thể dễ dàng nhận ra bạn. Đôi mắt của Mai Trang lớn và đen láy, hàng mi thì cong vút tự nhiên trông vô cùng dễ thương, mọi người thường nói “đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn”, và em thấy rất đúng với Mai Trang, đôi mắt đẹp cũng thể hiện được con người trong sáng, hồn nhiên ở bạn.

Không chỉ có diện mạo xinh đẹp, nổi bật, Mai Trang còn là một học sinh vô cùng gương mẫu của lớp chúng em, Mai Trang học đều tất cả các môn, hạnh kiểm cũng tốt nên bạn được thầy cô và bạn bè trong lớp vô cùng yêu quý. Điều đáng khâm phục nhất ở Mai Trang là bạn không bao giờ bỏ cuộc, chẳng hạn như làm một bài toán khó, Mai Trang không bao giờ bỏ cuộc hay ỉ lại vào thầy cô mà luôn tự mình tìm cách giải quyết đề bài. Làm một lần không được bạn sẽ làm nhiều lần, làm bằng cách này không được thì bạn tìm những cách giải khác ưu việt hơn. Tính cách này của Mai Trang khiến em rất ngưỡng mộ, bởi em lại trái ngược với Mai Trang, em hay nản lòng trước những gì khó khăn và thường không thể kiên trì đến cùng.

Mai Trang luôn giúp đỡ em trong học tập, có những bài tập nào khó thì Mai Trang sẽ hướng dẫn để em có thể tự mình giải được, thay vì đưa vở bài tập cho em chép. Mọi người nếu không hiểu Trang có thể sẽ nghĩ rằng bạn ích kỉ, không muốn cho người khác xem bài tập của mình. Nhưng em lại không nghĩ như vậy, Mai Trang muốn em tự làm vì muốn cho em hiểu bài, có thể tự mình làm không chỉ bài tập này mà còn những bài tập khác nữa, phần khác Trang không muốn em ỉ lại vào mình mà trở lên lười biếng, thụ động.

Không chỉ đối với em mà với tất cả các bạn trong lớp Mai Trang đều tận tình giúp đỡ, không chỉ trong học tập mà trong cả cuộc sống. Trong học tập thì Mai Trang giúp đỡ mọi người giải quyết những đề bài hóc búa, giải đáp những thắc mắc của mọi người về nội dung của bài học, trong cuộc sống thì mai Trang thường quan tâm, để ý để giúp đỡ các bạn. Chẳng hạn như Trang vận động lớp quyên góp ủng hộ cho bạn Minh, bởi Minh là một học sinh chăm ngoan nhưng hoàn cảnh gia đình vô cùng khó khăn. Trước lúc Mai Trang kêu gọi cả lớp thì chúng em không ai hay biết về hoàn cảnh của Minh cả, vì vậy mà sau sự việc ấy chúng em thêm quan tâm đến Minh hơn và cũng yêu thương sự nhân hậu của Mai Trang hơn nữa.

Với tư cách là một người bạn, Mai Trang là một người bạn chân thành, nhiệt tình với bạn bè. Trong cuộc sống cũng như trong học tập có rất nhiều những nỗi buồn, và khi có bất cứ tâm sự gì thì người đầu tiên và duy nhất em nghĩ đến lúc ấy chính là Mai Trang. Mai Trang không nói nhiều mà bạn luôn dùng những hành động ấm áp nhất để an ủi em, bạn im lặng lắng nghe, để cổ vũ tinh thần thì chỉ cần một cái vỗ về động viên thôi cũng làm em cảm thấy ấm lòng hơn. Bởi, Mai Trang hiểu rõ em hơn ai hết, cách bày tỏ cảm xúc của chúng em không bằng lời nói sáo rỗng mà chỉ bằng những hành động giản đơn nhưng đầy ấp áp như vậy đấy.

Cuộc sống tươi đẹp nhưng cũng đầy rẫy những khó khăn, nó làm cho con người ta cảm thấy mệt mỏi, gục gã. Những lúc như vậy, ta rất cần một người bạn ở bên quan tâm, chia sẻ, mà đôi khi chỉ cần một người có thể lắng nghe, có thể đồng cảm thì những khó khăn, trở ngại ấy cũng không còn quá đáng sợ nữa. Bạn bè là người đồng hành cùng ta không phải chỉ trong một khoảng thời gian hữu hạn mà là người sẽ đi cùng ta đến cuối con đường. Tình bạn vĩ đại là vậy, thiêng liêng là vậy nhưng cũng sẽ nhanh chóng tan vỡ nếu như ta chỉ biết sống ích kỉ, vụ lợi. Để bảo vệ một tình bạn đẹp cần sống chân thành, yêu thương, sống không chỉ nhận mà hãy học cách cho đi.

~hok tốt~

#Trang#

18 tháng 9 2019

Tôi và Vân chơi với nhau từ năm lớp ba. Đến tận bây giờ nó vẫn là đứa bạn thân thiết nhất và hiểu tôi hơn bất kì ai.

Vân là một đứa cao, to lớn hơn tôi rất nhiều. Mạnh mẽ, vui vẻ và sôi động chính là những từ thích hợp nhất để nói về Vân. Trong khi tôi - đứa bạn của nó thì hoàn toàn ngược lại: bé nhỏ, nhút nhát và hơi tự ti. Với tính cách đó nên khi chuyển vào lớp Vân, ban đầu tôi không có bạn. Tôi chỉ lặng lẽ thu mình trong không gian riêng, không trò chuyện, hay nói đúng hơn là không dám bắt chuyện với ai. Chính chiếc bút chì màu Vân cho tôi trong giờ mĩ thuật đã bắt đầu tình bạn của hai đứa. Nhớ lúc đó tôi đang loay hoay không biết làm thế nào để hoàn thiện hình vẽ ông mặt trời trong khi cây bút chì màu đỏ của tôi không cánh mà bay thì một cánh tay đưa ra, trên đó là thứ tôi cần. Bạn có dùng không? Ưu tiên bạn mới tô trước. Dúi bút vào tay tôi, Vân cười hì hì rồi quay lên. Tôi bất ngờ và cảm động. Không hiểu sao lúc đó, trong trí óc ngây thơ của tôi, Vân như thể là một cô tiên vừa ban cho tôi một phép màu. Từ đó, tình bạn giữa hai đứa bắt đầu.

Trong lớp hai đứa lúc nào cũng như hình với bóng, đi đâu cũng có nhau. Chúng tôi đến trường cùng nhau, ngồi gần bàn nhau, cùng học bài và cùng nhau vui chơi. Những lúc tôi bị bắt nạt, Vân luôn là “bảo kê” số một của tôi. Âu yếm và hài hước, Vân gọi tôi là Ngố còn tôi gọi nó là Voi con.

Chơi với nhau lâu nên Vân hiểu tôi lắm. Những lúc tôi buồn nó thường đến bên tôi ngồi lặng lẽ, không nói gì. Bởi nó biết những lúc thế này tôi chỉ muốn một không gian yên tĩnh, tôi sợ cảm giác bị thương hại.

Bên ngoài trông Vân có vẻ là một đứa nóng tính như Trương Phi nhưng thực ra nó cũng rất tình cảm. Nó thường viết thư trò chuyện, an ủi động viên tôi. Nó như một người chị lớn, luôn muốn dang rộng cánh tay che chở cho đứa em gái bé nhỏ của mình vậy.

Khi chúng tôi chia tay để sang trường THPT khác nhau, dù rất ghét ngồi tỉ mẩn làm những đồ trang trí thế mà vì tôi, nó chịu ngồi cả tuần trong nhà, quyết gấp bằng được nghìn con hạc tặng tôi. Hôm nó mang đến, mặt tươi như hoa, tay đưa tôi một hộp thuỷ tinh rất to, bên trong là bao nhiêu chú hạc xinh xắn đủ các màu lại còn khuyến mại thêm đôi dây buộc tóc hình xúc xắc rất đáng yêu nữa chứ. Sung sướng và cảm động đến phát khóc, tôi ôm chặt nó, không nói lên lời...

Bây giờ tuy mỗi đứa một trường, gặp nhau không được nhiều như trước nên chúng tôi hay nói chuyện với nhau qua điện thoại. Nhờ ảnh hưởng từ nó mà giờ đây tôi mạnh mẽ hơn rất nhiều, không còn nhút nhát như trước, thậm chí còn rất sôi nổi và hoạt bát. Tôi phải thầm cảm ơn Vân - người bạn yêu quý - đã đánh văng cái tính nhút nhát kinh niên của tôi, giúp tôi hoàn thiện mình hơn. Đối với tôi, Voi con luôn là người bạn mà tôi yêu quý nhất. Không bao giờ tôi muốn đánh mất người bạn này.

18 tháng 9 2019

câu thơ này nói lên người việt  thời xưa đả vất vả chống lại thiên tai trong hình tượng Sơn Tinh. Ý chí quyết tâm ko khuất phục trước những ảnh hưởng xấu của thiên nhiên. Thể hiện sức mạnh của người Việt 

chúc bạn thành công : )

19 tháng 9 2019

Thể hiện ước mơ chế ngự thiên tai bão lũ và ý chí kiên cường của nhân dân

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
21 tháng 9 2019

Tác dụng của phép nhân hóa, so sánh: Giúp cách diễn đạt được uyển chuyển, các sự vật hiện lên sinh động, gần gũi hơn. Những sự vật vốn vô tri lại trở nên có tính cách, sinh động hơn.

Sự việc 1 : Nhà vua anh minh sai quan đi tìm người hiền tài lo việc nước.

Sự việc 2 : Viên quan gặp cha con người thợ cày và ra câu đố -> em bé giả đố -> quan về báo vua.

Sự việc 3 : Vua thử tài em bé hai lần -> em bé giải đố -> vua công nhận chí thông minh của em và ban thưởng.

Sự việc 4 : Em bé giải câu đố của sứ thần nước láng giềng -> vua phong em là trạng nguyên .

#Linhngoc's:)#

17 tháng 9 2019

chúc bn ngủ ngon

11 tháng 1 2021

bạn ngủ ik...ngủ ngon nha moa moa