72\303 nhan 202 phan 63 nhan 28\16
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1. Vì sao đức Long Quân lại cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần.
- Lí do đức Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần:
- Vì giặc Minh quá tàn ác, sát hại dân lành làm bao điều bạo ngược.
- Vì lòng dân căm giận bọn giặc đến tận xương tuỷ.
- Vì lực lượng nghĩa quân trong những ngày đầu chưa mạnh.
- Ý nghĩa
- Thể hiện sự đồng tình và phù hộ của thần linh của tổ tiên đối với cuộc chiến tranh chính nghĩa của dân tộc
- Làm tăng thêm sự kì ảo và hấp dẫn của câu chuyện.
Câu 2. Lê Lợi đã nhận được gươm thần như thế nào cách Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn và Lê Lợi mượn gươm có ý nghĩa gì?
- Lê Thận gặp được lưỡi gươm khi kéo lưới. Lê Lợi ghi nhận điều là của gươm khi đến nhà Lê Thận: Lưỡi gươm phát sáng và có hai chữ “thuận thiên”. Khi chạy giặc Lê Lợi được chuôi gươm có ánh sáng lạ. Lấy chuôi và lưỡi tra vào thì vừa khớp.
- Cách Long Vương cho nghĩa quân Lam Sơn và Lê Lợi mượn gươm như vậy có ý nghĩa nói về sức mạnh của toàn dân
- Lê Lợi chủ tướng được chuôi.
- Lê Thận là người đánh cá được lưỡi.
- Gươm tỏa sáng biểu hiện cho dân tộc trên dưới đồng lòng sẽ tạo thành sức mạnh cứu nước.
- Thuận Thiên thực ra là ý muốn muôn dân muốn Lê Lợi là minh chủ của họ trong cuộc kháng chiến.
Câu 3. Hãy chỉ ra sức mạnh của gươm thần đối với nghĩa quản Lam Sơn.
- Từ khi có gươm, nhuệ khí của nghĩa quân ngày một tăng cao. Sức mạnh của gươm thần làm cho quân Minh bạt vía.
- Từ bị động và nhiều lần thua trận, nghĩa quân chủ động đi tìm giặc đánh và đã chiến thắng giòn giã, đuổi hẳn quân Minh về nước.
Câu 4. Khi nào Long Quân cho đòi gươm? Cảnh đòi gươm và trả gươm đã diễn ra như thế nào?
- Sau khi hòa bình, Long Vương cho đòi gươm.
- Cách trả gươm.
- Ở hồ Tả Vọng.
- Một năm sau khi đuổi giặc Minh.
- Nhân vật đòi: Rùa Vàng – sứ giả Long Vương.
- Vua nâng gươm trân trọng, Rùa đớp lấy rồi lặn xuống.
- Cách trả gươm.
Câu 5. Ý nghĩa của truyện Sự tích Hồ Gươm
- Ý nghĩa
- Ca ngợi tính chất ý nghĩa, tính nhân dân của khởi nghĩa Lam Sơn.
- Giải thích tên hồ Hoàn Kiếm.
- Thể hiện khát vọng hòa bình của dân tộc.
Câu 6. Em biết còn truyền thuyết nào của nước ta cũng có hình ảnh Rùa vàng? Theo em, hình tượng Rùa vàng trong truyền thuyết Việt Nam tượng trưng cho ai? Và cho cái gì?
- Ngoài truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm, hình ảnh Rùa Vàng còn xuất hiện trong truyền thuyết Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ.
- Từ hai truyền thuyết này có thể thấy, trong truyền thuyết Việt Nam, Rùa Vàng thường tượng trưng cho Long Vương (thần cai trị biển), tượng trưng cho sự giúp đỡ của các thần dưới biển với con người.
Truyện cổ tích là loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc như:
- Nhân vật bất hạnh ( người mồ côi, người có hình dạng xấu xí,... )
- Nhân vật dũng sĩ và có tài năng kì lạ ( Thạch Sanh )
- Nhân vật thông minh hoặc ngốc nghếch.
- Nhân vật là động vật ( con cá vàng trong "Ông lão đánh cá và con cá vàng" )
Truyện cổ tích có yếu tố hoang đường, thể hiện niềm tin và ước mơ của cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng với cả bất công.
Tính kiên trì
Con người không thể thiếu đức tính kiên trì và ý chí nghị lực nếu muốn thành công trong cuộc sống. Câu tục ngữ “Có chí thì nên” mà ông cha ta truyền lại đã khẳng định điều đó. “Chí” là hoài bão, lý tưởng tốt đẹp, là ý chí, nghị lực và sự kiên trì. “Nên” là sự thành công trong mọi việc. “Có chí thì nên” khẳng định vai trò và ý nghĩa to lớn của ý chí trong cuộc sống. Khi ta làm bất cứ việc gì, nếu có ý chí, nghị lực và sự kiên trì thì chúng ta sẽ vượt qua được mọi khó khăn, trở ngại để đi đến thành công bởi vì tất cả những thành công đều phải trải qua quá trình rèn luyện lâu dài. Tính kiên trì sẽ giúp chúng ta không nản chí trước những thất bại và biết rút kinh nghiệm từ những thất bại đó để làm nên thành công sau này. Nếu chỉ có một lần thất bại đã nản lòng, nhụt chí thì chúng ta sẽ không bao giờ đạt được mục tiêu của mình. Tóm lại, mỗi học sinh nên hiểu được lợi ích của đức tính kiên trì và bắt đầu rèn luyện ý chí, nghị lực ngay từ những việc nhỏ trong học tập để sau này trở thành những người có ích cho xã hội.
Lòng dũng cảm
Trong cuộc sống, con người ta luôn cần ý chí để vượt qua mọi gian nan, cách trở, nhưng trước khi có được ý chí ấy, thì không thể không cần đến lòng dũng cảm đối diện với chúng. Lòng dũng cảm – một điều rất quan trọng mà mỗi người cần và nên có. Lòng dũng cảm là sự can đảm, không run sợ, nản chí trước bất kỳ một điều gì, dù có khó khăn vẫn giữ được cho mình sự bình tĩnh, tự tin. Vậy tại sao nó lại quan trọng đến vậy? Ta không thể tránh khỏi có những lúc gặp phải thất bại khiến ta gần như tuyệt vọng, thế nhưng nếu cứ để cho nỗi tuyệt vọng ăn mòn đi chính khả năng của bạn thì vĩnh viễn bạn sẽ chẳng thể nào thành công, điều cần thiết nhất khi ấy là cần biết đứng dậy, nhìn nhận ra lỗi sai của bản thân, can đảm mà bước tiếp bằng những kinh nghiệm đã rút ra được, rồi một lần, hai lần, ban lần, nhiều lần như vậy, bạn chắc chắn sẽ đạt được điều mà mình mong muốn. Đó chính là lòng dũng cảm dám đối diện với khó khăn và lỗi lầm của bản thân mình. Bên cạnh đó, khi mọi thứ dường như quá sức hoặc ngoài tầm tay của ta thì lòng dũng cảm sẽ giúp đơn giản hóa mọi chuyện, cho ta bản lĩnh, sự tự tin, kiên cường để đối diện với mọi điều đang chờ ở phía trước. Người có lòng dũng cảm sẽ dám đương đầu, dám dấn thân, còn kẻ yếu đuối sẽ chẳng bao giờ đi đến được cái đích của mình. “Bạn không thể yếu đuối trên con đường theo đuổi giấc mơ. Hãy dám vượt qua các rào chắn để tìm con đường của riêng mình.” (Les Brown). Nếu không có lòng dũng cảm, bạn chắc chắn sẽ bị bỏ lại ở phía sau, đó là lý do vì sao có rất nhiều những tấm gương sáng về lòng dũng cảm đã dám đương đầu để đạt được những điều tốt đẹp. Thế hệ ông cha ta ngày trước là biểu tượng sáng ngời cho lòng dũng cảm, kiên cường chống lại kẻ thù xâm lược để bảo vệ đất nước, không ngại đổ máu, hy sinh. Người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành một phần nhờ có lòng dũng cảm đã sẵn sàng ra đi tìm đường cứu nước cho dân tộc, Trên thế giới, Thomas Edison có lẽ sẽ chẳng thể phát minh ra điện, một bước tiến trong lịch sử phát triển của nhân loại nếu không có sự dũng cảm đối mặt với bao khó khăn, thất bại trong quá trình nghiên cứu. Vậy nên, có thể thấy, dũng cảm sẽ đem lại cho ta bản lĩnh để làm nên những kỳ tích, những điều kỳ diệu, tốt đẹp trong cuộc sống, nó giúp ta nhìn nhận được bản thân mình và tôi luyện ý chí để vượt qua khó khăn, thử thách. Mỗi người chúng ta, cần biết rèn luyện cho mình một lòng dũng cảm vì nó rất cần thiết với mỗi người, trước hết hãy học cách dũng cảm với bản thân mình, đừng bao giờ sợ hãi hay tự ti về bất kỳ một khiếm khuyết nào mà tự tìm ra điểm yếu để sửa chữa và hoàn thiện, có như thế, con người ta mới có một bản lĩnh kiên cường, vững vàng. Có lòng dũng cảm, đó sẽ là ngọn đèn soi sáng mọi con đường tối tăm trong cuộc sống của mỗi người.
Bài làm
Căn cứ vào các nghĩa của từ chân đã tìm được ở câu trên ta thấy:
- Nghĩa đầu tiên của từ chân là: bộ phận tiếp xúc với đất của cơ thể người hoặc động vật.
- Nghĩa đầu tiên là cơ sở để suy ra các nghĩa sau. Các nghĩa sau làm phong phú cho nghĩa đầu tiên.
# Học tốt #
Cùng là bộ phận cuối cùng và dùng để nâng đỡ hay chống đỡ.
~Học Tốt~
Bài làm
+ Chân: là bộ phận dưới cùng của cơ thể người hay động vật, dùng để đi, đứng, chạy, nhảy, v.v.
+ Chân: chân con người, coi là biểu tượng của cương vị, tư cách hay phận sự nào đó trong một tổ chức.
+ Chân: là (Khẩu ngữ) một phần tư con vật có bốn chân, khi chung nhau sử dụng hoặc chia nhau thịt
+ Chân: là bộ phận dưới cùng của một số đồ dùng, có tác dụng đỡ cho các bộ phận khác
+ Chân: là phần dưới cùng của một số vật, tiếp giáp và bám chặt vào mặt nền
+ Chân: là từ dùng để chỉ từng đơn vị những đám ruộng thuộc một loại nào đó
+ Chân: là thật, đúng với hiện thực (nói khái quát)
# Học tốt #
I. Mở bài
- Vua Hùng Vương thứ 18 có con gái là Mị Nương.
- Vua muốn kén rể xứng đáng.
II. Thân bài
1. Hai người tài cùng đến cầu hôn
a. Sơn Tinh
- Người vùng Tản Viên.
- Có tài lại: Làm nổi lên cồn bãi, núi đồi.
b. Thủy Tinh
- Người ở miền biển.
- Tài năng: Gọi gió, hô mưa.
c. Hùng Vương băn khoăn
- Vua Hùng thấy hai người đều tài giỏi.
- Quyết định: Ai đưa lễ vật đến sớm thì cưới Mị Nương làm vợ.
- Lễ vật: Voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao.
2. Cuộc giao tranh dữ dội.
a. Nguyên nhân
- Sơn Tinh đến sớm, đón dâu về núi.
- Thủy Tinh đến trễ, tức giận, quyết cướp lại Mị Nương.
b. Diễn biến cuộc giao tranh.
- Thủy Tinh tấn công: Làm dông bão, dâng nước sông.
- Sơn Tinh phản công: Dời núi, dựng thành lũy, nước cao bao nhiêu, thì núi cao bấy nhiêu.
- Đánh nhau mấy tháng. Thủy Tinh đành rút quân.
III. Kết bài
Hàng năm, Thủy Tinh nhớ mối hờn cũ, dâng nước đánh Sơn Tinh. Nhưng năm nào cũng vậy, vẫn không thắng nổi, đành phải rút quân.