K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 3

a. Một số chỉ tiêu cơ bản của môi trường nuôi thủy sản:

- Các yêu cầu chính của môi trường nuôi thủy sản:

+ Yêu cầu về thủy lí

+ Yêu cầu về thủy hóa

+ Yêu cầu về thủy sinh

- Các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường nuôi thủy sản:

+ Thời tiết, khí hậu

+ Nguồn nước

+ Thổ nhưỡng

+ Ảnh hưởng từ quá trình vận hành hệ thống nuôi.

b. Quản lí môi trường nuôi thủy sản:

- Vai trò của Quản lí môi trường nuôi thủy sản:

+ Lựa chọn được nguồn nước có chất lượng tốt cho hệ thống nuôi giúp giảm được sự xâm nhập của chất độc và chất ô nhiễm vào hệ thống nuôi.

+ Đảm bảo được các thông số môi trường nuôi trong khoảng phù hợp cho từng đối tượng nuôi, từ đó đưa ra được các biện pháp xử lí kịp thời khi chất lượng nước suy giảm, giúp vật nuôi sinh trưởng tốt và duy trì tỉ lệ sống cao trong suốt quá trình nuôi.

+ Giảm thiểu tác động của nước thải và chất thải từ hệ thống nuôi lên môi trường tự nhiên.

- Các biện pháp quản lí môi trường nuôi thủy sản:

+ Nguồn cấp nước

+ Dự trữ nguồn nước

- Quản lí nước sau khi nuôi: Thu gom, xử lí nước thải

c. Xử lí môi trường nuôi thủy sản.

- Ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lí môi trường nuôi thủy sản:

+ Xử lí chất thải hữu cơ

+ Xử lí khí độc

+ Xử lí vi sinh vật gây hại

- Xử lí môi trường  trước khi nuôi thủy sản:

+ Trước khi cấp nước vào ao, nền đáy ao nuôi cần được nạo vét, bón vôi và phơi đáy để khử trùng, diệt tạp và giảm độ chua.

+ Lấy nước vào hệ thống nuôi qua túi lọc để loại bỏ sinh vật tạp và cặn vẫn.

+ Khử trùng nước bằng hoá chất như chlorine, BKC, thuốc tím (KMnO), Iodine,... để tiêu diệt vi sinh vật gây hại.

+ Sử dụng chế phẩm sinh học để tạo hệ vi sinh có lợi sau khi khử trùng nước từ 2 đến 3 ngày

- Xử lí môi trường sau khi nuôi thủy sản:

+ Xử lí nước thải

+ Xử lí chất thải rắn

28 tháng 3

1. Ao nuôi thuỷ sản thường có hàm lượng oxygen hoà tan thấp khi nào?

- Khi nhiệt độ nước tăng cao, khả năng hoà tan oxygen của nước giảm.

- Khi áp suất khí quyển thấp, lượng oxygen hoà tan trong nước cũng giảm.

- Mưa lớn có thể làm giảm độ mặn của nước, dẫn đến giảm khả năng hoà tan oxygen.

- Gió yếu làm giảm sự trao đổi khí giữa nước và không khí, dẫn đến giảm lượng oxygen hoà tan trong nước.

- Nắng nóng kéo dài làm tăng tốc độ quang hợp của tảo, dẫn đến sự cạnh tranh oxygen giữa tảo và các sinh vật khác trong ao.

- Khi mật độ nuôi cao, lượng oxygen tiêu thụ bởi các sinh vật trong ao sẽ tăng, dẫn đến giảm lượng oxygen hoà tan.

- Thức ăn dư thừa sẽ phân hủy, tiêu thụ oxygen trong ao.

2. Xác định được lượng oxygen hoà tan trong nước

Phân tích chuẩn độ trong phòng thí nghiệm, đo tại hiện trường bằng máy đo oxygen điện tử hoặc dùng bộ KIT đo nhanh bằng phương pháp so màu.

28 tháng 3

1. Nguồn cung cấp oxygen cho ao nuôi thuỷ sản

- Khuếch tán từ không khí

- Quang hợp của thực vật thuỷ sinh

2. Hàm lượng oxygen hoà tan lớn hơn 5 mg/L phù hợp cho hầu hết các loài động vật thuỷ sản sinh trưởng, khi giảm thấp (dưới 3 mg/L) sẽ làm giảm khả năng sinh trưởng và tỉ lệ sống của động vật thuỷ sản. Trong thuỷ vực, hàm lượng oxygen thường thấp vào ban đêm đến rạng sáng, cao hơn vào ban ngày, đặc biệt vào những ngày trời nắng và ở thuỷ vực có nhiều thực vật phù du phát triển.

28 tháng 3

1. Độ trong và màu nước ao nuôi thuỷ sản chủ yếu do các loài vi tảo có trong nước quyết định

2. Màu nước và độ trong phù hợp cho ao nuôi cá nước ngọt, ao nuôi tôm nước mặn:

- Màu phù hợp cho ao nuôi cá nước ngọt là màu xanh lục nhạt (xanh nõn chuối) do tảo lục phát triển mạnh. Màu nước phù hợp cho ao nuôi tôm là màu vàng nâu (màu nước trà) do các loại tảo sillic phát triển mạnh trong môi trường nước mặn, lợ 

- Độ trong phù hợp cho ao nuôi cá từ 20 đến 30 cm và cho ao nuôi tôm từ 30 đến 45 cm. Những ao nuôi mật độ cao, sử dụng nhiều thức ăn thường có nhiều chất thải làm cho tào phát triển quá mức, giảm độ trong, ảnh hưởng xấu đến đối tượng nuôi.

28 tháng 3

-  Những địa phương Miền Bắc phù hợp để nuôi cá hồi vân:

+ Sa Pa

+ Mù Cang Chải

+ Hòa Bình

+ ...

28 tháng 3

Khoảng pH phù hợp cho các loài động vật thuỷ sản sinh trưởng từ 6,5 đến 8,5.

28 tháng 3

1. Khí ammonia có nguồn gốc từ chất thải, chất bài tiết của động vật thuỷ sản và từ quá trình phân huỷ các chất thải hữu cơ chứa nitrogen. Những ao nuôi thuỷ sản mật độ cao, sử dụng nhiều thức ăn thường có hàm lượng ammonia cao

2. Vì:

- Ao nuôi mật độ cao có nhiều cá, dẫn đến lượng thức ăn tiêu thụ và chất thải bài tiết cao.

- Chất thải của cá bao gồm thức ăn dư thừa, phân, xác tảo,… là những nguồn cung cấp ammonia cho ao nuôi.

- Ao nuôi mật độ cao thường có lượng oxy hòa tan thấp, hạn chế hoạt động của các vi sinh vật phân hủy ammonia.

- Vi sinh vật phân hủy ammonia cần oxy để chuyển đổi ammonia thành nitrite và nitrate. Khi thiếu oxy, quá trình này diễn ra chậm chạp, dẫn đến tích tụ ammonia trong ao.

- Ao nuôi mật độ cao thường có diện tích mặt nước nhỏ, hạn chế sự trao đổi khí với môi trường bên ngoài.

- Ammonia là một khí có thể bay hơi, nhưng ao nuôi mật độ cao có diện tích mặt nước nhỏ, hạn chế sự thoát ammonia ra ngoài môi trường.

28 tháng 3

- Mỗi loài thuỷ sản yêu cầu mức nhiệt độ phù hợp khác nhau, nhiệt độ nằm ngoài khoảng phù hợp sẽ làm giảm sinh trưởng của chúng. 

- Khoảng nhiệt độ phù hợp để nuôi các loài cá vùng nhiệt đới (ví dụ cá rô phi) là từ 25 đến 30 °C, trong khi điều kiện nhiệt độ phù hợp cho các loài cá nước lạnh (ví dụ cá hồi vân) là khoảng từ 13 đến 18 °C. 

- Để xác định nhiệt độ nước hệ thống nuôi, người ta sử dụng nhiệt kế thuỷ ngân hoặc các máy đo nhiệt độ điện tử.

28 tháng 3

- Nước ở vùng miền núi thường chảy từ các khe suối, sông ngòi, có hàm lượng oxygen hoà tan cao do tiếp xúc trực tiếp với không khí.

- Nước chảy liên tục giúp cung cấp oxygen mới cho ao nuôi, đồng thời loại bỏ khí độc hại như CO2 ra khỏi ao.

- Vùng miền núi có địa hình dốc, giúp nước chảy nhanh hơn, tăng cường sự trao đổi khí giữa nước và không khí.

- Ao nuôi cá thường được xây dựng ở những nơi có dòng nước chảy mạnh, giúp tăng lượng oxygen hoà tan trong ao.

- Vùng miền núi thường có nhiệt độ thấp hơn so với vùng đồng bằng, giúp tăng khả năng hoà tan oxygen của nước.

28 tháng 3

Nguồn nước nuôi thủy sản cần đảm bảo những yêu cầu sau:

- Yêu cầu về thủy lí: Nhiệt độ nước, độ trong của nước, ...

- Yêu cầu thủy hóa: Hàm lượng oxygen hòa tan, độ mặn,...

- Yêu cầu thủy sinh: thực, động vật thủy sinh,...