K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 3 2019

A. quan hệ từ là : gần.

     Tác dụng : so sánh

B.quan hệ từ là : bằng

     Tác dụng : so sánh

7 tháng 3 2019

Tác dụng là:

Câu 1: quan hệ từ là"gần", sử dụng để so sánh vật mà mình ko biết rõ. 

Câu 2: quan hệ từ là"bằng" , dùng để so sánh

12 tháng 3 2019

  "Cu Khôi ơi! Cố lên nào! Một, hai, ba...! Giỏi lắm, con trai mẹ giỏi lắm! ". Chị Hai sung sướng khi thấy con mình đã đi được ba bốn bước. Cu Khôi giơ hai tay ra phía trước như chờ người đón, chân loạng choạng chưa vững, thân hình lắc lư trông thật ngộ. Bé ào vào lòng mẹ, dúi đầu vào ngực mẹ rồi quay ra toét miệng cười với những người xung quanh đang reo hò, cổ vũ.

   Cu Khôi là con đầu lòng của anh Hai. Bé mới được mười một tháng. Gương mặt bầu bĩnh, đôi má hồng hồng như màu táo chín, ai trông thấy cũng muốn hôn. Cặp mắt đen láy mở to dưới hàng mi dài cong vút. Mỗi khi bé cười, đôi môi tươi như cánh hồng hé nở, để lộ mấy chiếc răng sữa trắng muốt. Nụ cười hồn nhiên, thơ ngây của bé làm cho gương mặt bé càng đáng yêu hơn.

   Cu Khôi mới lẫm chẫm biết đi nên thích đi lắm. Nó thường nhoài khỏi lòng mẹ, vịn thành giường lần từng bước một. Mười ngón tay bụ bẫm bám chặt cho khỏi ngã. Có lúc, bé dám buông tay nhưng chỉ được vài bước, nó ngã ngồi xuống đất rồi lại loay hoay đứng dậy đi tiếp. Mọi người trong gia đình hồi hộp và thích thú theo dõi những bước đi chập chững đầu tiên của bé.

   Trong số đồ chơi, cu Khôi thích nhất quả bóng và chiếc ôtô. Chị Hai bấm công tắc cho xe chạy, bé thích thú vỗ tay cười rồi nhanh nhẹn bò theo. Nhiều lúc nó ném quả bóng nhựa vào gầm bàn rồi lại chui vào lấy ra, mấy lần như thế.

   Mẹ em và chị Hai thường dạy cu Khôi tập nói. Giờ đây bé đã biết nói từng tiếng một: Ba, bà, mẹ, cây, hoa, măm, ụm... Cái giọng ngọng nghịu, non nớt của bé mới dễ thương làm sao!

   Đùa nghịch chán, cu Khôi lại lăn ra ngủ. Chị Hai bế bé lên giường, đặt nằm ngay ngắn, nhưng chỉ được một lát là bé dang rộng tay chân, cái đầu hơi ngoẹo sang một bên, mái tóc dợn sóng xoã bồng bềnh trên gối. Đôi mắt khép hờ, đôi môi đỏ tươi thỉnh thoảng lại nún nún như đang bú.

   Em rất thích ngắm cu Khôi ngủ. Thỉnh thoảng em lại cúi xuống hôn đôi má bầu bĩnh thơm thơm mùi sữa. Mẹ em thường bảo cái dáng nằm của nó là dễ nuôi, hay ăn chống lớn.

   Cả nhà em ai cũng yêu quý bé. Có bé, căn nhà lúc nào cũng rộn tiếng cười vui. Chỉ vài tháng nữa là em có thể dắt cháu đi chơi công viên Đầm Sen được.

27 tháng 4 2020

/////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////////O/OOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOO                                               IIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOO                              OOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOO                                   OOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOO

7 tháng 3 2019

Địa lí Châu Phi ?? lớp 5 hay lớp 7 ??

loigiaihay.com

vietjack.com

tự xử

cô mình không như thế

Sorry

7 tháng 3 2019

Cô giáo đã dạy em trong nhiều tiết học.Nhưng hình ảnh cô trong tiết Tập Đọc ” Hạt gạo làng ta” làm em nhớ mãi.

Hôm ấy, cô bước vào lớp trong tà áo dài màu xanh điểm những hoa văn làm nổi bật lên vóc dáng cao ráo thon thả của cô.Mái tóc hơi xoăn,dài ngang lưng luôn được cột cao gọn gàng để lộ khuôn mặt trái xoan cùng với nước da trắng hồng.Dưới hàng lông mi cong và dài là đôi mắt cô sáng long lanh màu hạt dẻ.

Cô nhẹ nhàng ngồi xuống ghế và bắt đầu kiểm tra bài cũ.Ngón tay gầy gầy,xương xương lât nhẹ trang sổ. Cô gọi bạn Quỳnh,Trí,Ly lên đọc bài.Các bạn đọc to,rõ ràng làm nét mặt cô rạng rỡ hắn lên.Cô nở một nụ cười tươi tắn để lộ hàm răng trắng tin, đều tăm tắp.Sau đó cô nhẹ nhàng đứng dậy giới thiệu bài mới,bàn tay thoăn thoắt lướt trên mặt bảng để lại dòng chữ ”Hạt gạo làng ta – Trần Đăng Khoa.”Em rất thích lúc cô luyện đọc cho chúng em nghe.Có lúc cô phát âm thật chuẩn,miệng tròn như chữ ”O”.Có bạn nào đọc sai cô bắt đọc đi đọc lại nhiều lần đến khi nào đọc đúng mới thôi.Rồi cô đọc mẫu cho chúng em nghe.Giọng cô sang sảng vang lên:

”Hạt gạo làng ta

Có vị phù sa

Của sông Kinh THầy”

Chao ôi! Giọng cô truyền cảm làm sao.Lúc trầm,lúc bổng,lúc tha thiết,lúc ngọt ngào.Bàn tay viết trên mặt bàng những từ ngữ ,những hình ảnh nổi bật giúp em khắc sâu kiến thức.Để cho tiết học thêm phần sội nổi,cô cho chùng em thảo luận nhóm,lúc thì nhóm đôi, lúc thì nhóm bàn.Mỗi lần như thế,cô thường hay đi xuống kiểm tra hoặc giải thích cho chúng em hiểu.Cứ thế cô di chuyển nãy thì trên bục giảng, giở thì trước mặt chúng em.Qua phần giảng bài của cô,cô giúp chúng em hiểu hạt gạo rất quý.Nó được làm từ mồ hôi công sức của các cô bác nông dân.Cứ thế tiếp tục cứ thế trôi đi.Cuối cùng cô cho chúng em thi đọc diễn cảm.Các bạn đọc hay quá.Cô nở một nụ cười sung sướng.

Em rất yêu và kính trọng cô .Mỗi tiết học trôi đi là bao nhiêu công sức của cô.Em hứa sẽ học thật giỏi để không phụ lòng cô.

7 tháng 3 2019

Lòng biết ơn là một trong những vẻ đẹp của đạo lý dân tộc. Lòng biết ơn thể hiện phẩm chất đạo đức cần phải có ở mỗi một chúng ta. Trong cuộc sống, chúng ta mang ơn cha mẹ, thầy cô ,những người lao động làm ra sản phẩm cho chúng ta dùng..Công ơn của thế hệ đi trước đã cho ta bầu trời tự do và cuộc sống yên bình,,, Lẽ nào ta sống mà quên ơn những người vì hạnh phúc của mình? Biết ơn sẽ làm cho cuộc sống mỗi người tốt đẹp hơn. Ai cũng sẽ có những hành động tốt đem lại niềm vui cho người khác. Lòng biết ơn là cơ sở bền vững cho những tình cảm tốt đẹp như lòng yêu nước, thương dân, hiếu thảo với cha mẹ, kính yêu thầy cô...Quả như cha ông ta đã nhắc nhở: " Uống nước nhớ nguồn", " Ăn quả nhớ kẻ trồng cây". Chúng ta luôn học tập và thể hiện sâu sắc ý nghĩa của sự biết ơn trong cuộc sống thường nhật của mình.
 

từ hô ứng là gì :) quên ròi

7 tháng 3 2019

biết thì trả lời chứ :(
 

7 tháng 3 2019

Năm 1235, khi Trần Quốc Tuấn mới 5, 6 tuổi, cha ông là Trần Liễu có chuyện tị hiềm với vua Trần Thái Tông. Năm 1251, Trần Liễu lâm bệnh nặng, trước khi mất có trăng trối dặn Trần Quốc Tuấn phải vì cha mà giành lại ngôi vua. Biết cha không quên hận cũ, thương cha, Quốc Tuấn đành gật đầu để cha yên lòng, nhưng ông không cho đó là điều phải và luôn tìm cách hoà giải mốì hiềm khích trong gia tộc.

Cuối năm 1284, nhà Nguyên lại kéo hàng chục vạn quân sang xâm chiếm nước ta. Thế giặc mạnh như chẻ tre. Vua Trần Nhân Tông (cháu Trần Thái Tông) cho mời Trần Hưng Đạo về kinh. Vừa từ Vạn Kiếp về tới Thăng Long đậu thuyền ở bến Đông, ông sai mời Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải (con vua Trần Thái Tông) đến cùng bàn kế đánh giặc. Biết Quang Khải ngại tắm, ông sai nấu sẵn nước thơm và xin được tắm giùm. Ông tự tay cởi áo cho Quang Khải, dội nước thơm cho Quang Khải và thân mật đùa:

-  Hôm nay, thật may mắn, tôi được tắm hầu Thái sư.

Quang Khải cũng không kìm nổi xúc động, đùa lại:

-  Tôi mới thật có may mắn vì được Quốc công Tiết chế tắm cho.

Trước tấm lòng chân tình của cả hai người, mối hiềm khích cùa cả hai bên dược cởi bỏ.

Hôm sau, hai người vào cung. Vua đã chờ sẵn để bàn việc nước.

Nhà vua băn khoăn:

-  Lần trước, giặc Nguyên đá bị ta đánh bại. Nhưng lần này chúng đông và mạnh hơn trước bội phần. Các khanh xem có kế gì để giữ yên xã tắc?

Trần Hưng Đạo trình bày kĩ mọi việc, từ trấn giữ biên thuỳ, cắt cử các tướng..., đoạn ông nhấn mạnh:

Nên triệu gấp bô lão cả nước về kinh để cùng bàn luận. Có sức mạnh nào mạnh bằng sức mạnh trăm họ! Anh em hoà thuận, trên dưới một lòng thì giặc kia dẫu mạnh mấy cũng phải tan!

Vua y lời.

Một sáng đầu xuân năm 1285, bô lão từ mọi miền đất nước tụ hội về điện Diên Hồng. Vua quan nhà trần tề tựu đông đủ. Vua ướm hỏi:

-   Nhà Nguyên sai sứ giả mang thư sang, xin mượn đường để đánh Chăm-pa. Ý các khanh thế nào?

Hưng Đạo tâu:

-  Cho giặc mượn đường là mất nước!

Cả điện đồng thanh:

-   Không cho giặc mượn đường!

Vua hỏi tiếp:

-  Ta nên hoà hay nên đánh?

Điện Diên Hồng như rung lên bởi những tiếng hô cùa muôn người:

-  Nên đánh!

-  Sát Thát!

Nhờ trên dưới đồng lòng, vua tôi hoà thuận... quân dân ta đã đánh tan giặc Nguyên, giữ vững độc lập dân tộc.


♥Tomato♥

7 tháng 3 2019

ghi từng tranh nha

7 tháng 3 2019

ÝA từ "quan" thay thế cho từ "ông".

Nhớ k nha😇😇

7 tháng 3 2019

cảm ơn 

7 tháng 3 2019

Trong cuộc sống quanh ta, có rất nhiều gương sáng về ý chí, nghị lực vượt khó để vươn lên, chiến thắng hoàn cảnh, chiến thắng số phận bất hạnh và thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký là một trong số đó. Đây chính là người thầy giáo đầu tiên ở Việt Nam soạn bài, chấm bài, viết văn bằng chân. Bằng nghị lực phi thường và ý chí mạnh mẽ vượt lên số phận bất hạnh đã giúp thầy để trở thành một “Nhà giáo ưu tú”. Xuất thân từ một gia đình nông dân nghèo, bản thân lại bị liệt cả hai tay sau một cơn sốt kéo dài từ lúc còn nhỏ tuổi, Nguyễn Ngọc Ký rơi vào hoàn cảnh thật đáng thương. Ngày ngày, thấy bạn bè cùng lứa tuổi tung tăng cắp sách đến trường, cậu nhóc cũng thèm lắm. Thấy con ham học, năm  lên sáu tuổi, bố mẹ dẫn cậu đến trường. Cô giáo thương  lắm nhưng đành lắc đầu. Không được học ở trường,  tự học ở nhà. Niềm khao khát được biết chữ đã khiến cậu bé nghĩ ra nhiều cách để tập viết. Thoạt đầu, cậu viết bằng miệng, nhưng không thành công. Một lần tình cờ nhìn thấy đàn gà bới đất bằng chân, Nguyễn Ngọc Ký loé lên ý nghĩ là có thể dùng chân để viết. Sau đó, cậu đã kiên trì tập viết bằng chân… Kết quả, cậu không những viết thành thạo mà còn viết rất đẹp và trở thành học sinh giỏi trong nhiều năm liền, hai lần được Bác Hồ tặng huy hiệu… Vượt qua tất cả rào cản, giờ đây cậu bé Nguyễn Ngọc Ký ngày nào đã trở thành một “Nhá giáo ưu tú” với những đóng góp đáng kể cho ngành giáo dục…

7 tháng 3 2019

   Trong những năm học ở cấp một có rất nhiều thầy cô đã dạy em, ai em cũng quý cũng yêu. Nhưng người em dành nhiều tình thương nhất, đó là cô Hồng Nga - người đã dìu dắt em trong năm học lớp ba.

   Mới thoạt nhìn, có Nga không đẹp lắm. Cô khoảng hai mươi lăm, hai mươi sáu tuổi. Đó là tuổi đời đầy mơ mộng nhưng cô lại rất yêu nghề và yêu học sinh. Mỗi khi có bước vào lớp, nụ cười tươi thắm khoe hai hàm răng trắng đều như hạt bắp luôn nở trên môi. Mái tóc dày, đen mượt thả ngang lưng rất phù hợp với gương mặt trái xoan thanh tú. Miệng cô hơi nhỏ nên khi cười chúm chím như một nụ hoa. Chúng em thích nhất khi cô đến lớp và bộ áo dài màu xanh da trời thướt tha, dịu dàng. Lúc đó, em thấy cô trẻ trung và duyên dáng như một chị nữ sinh cấp 3.

   Chúng em rất thích nghe cô giảng bài. Cô có giọng nói rất nhẹ nhàng và trong trẻo kết hợp với phong cách vui tươi dí dỏm càng làm cho giờ dạy thêm sinh động, hấp dẫn. Cô hay tìm kể cho chúng em nghe những câu chuyện xoay quanh câu tục ngữ: "Có công mài sắt, có ngày nên kim" để khuyên nhủ các bạn chưa chăm chỉ, kiên trì trong học tập. Em còn nhớ, mặc dù cô bận rất nhiều việc nhưng cô vẫn dành thời gian để đến thăm từng nhà học sinh. Có một lần, em bị ốm nặng đột ngột phải nghỉ học ở nhà. Không ngờ, sau khi tan trường về cô đã không ngại đường sá, nắng gắt vội đến thăm cô học trò nhỏ. Tấm lòng tận tuỵ vì học sinh của cô đã làm cả nhà em vô cùng cảm động! Đặc biệt cô còn dành nhiều thì giờ để chăm chút các bạn nghèo các bạn chưa ngoan. Lúc ấy trong lớp em có bạn Hùng mồ côi mẹ ít được ba quan tâm chăm sóc, bạn thường nghỉ học, thỉnh thoảng cô mua cho bạn vài cuốn tập hoặc quyển sách hay. Nhờ tình thương của cô và lớp 5A chúng em, bạn Hùng đã khắc phục dần khuyết điểm và học tập tiến bộ rõ rệt vào cuối học kì một. Cuối năm ấy, lớp em lại nhận được cờ khen của Ban giám hiệu trường. Cô bảo đó là thành tích của tập thế chúng em. Nhưng riêng em, em nghĩ vinh quang đó phần lớn chính là nhờ công lao dạy dỗ của cô vậy!

   Giờ đây, dù chúng em đã xa cô, xa mái trường cấp 1 thân yêu để lên học cấp 2. Chúng em mãi mãi vẫn còn nhớ như in gương mặt, dáng đi, giọng nói, tiếng cười thân yêu của cô giáo Nga ngày nào. Sau này, khi em đã khôn lớn và biết nghĩ, em càng quý, càng trân trọng tình thương cô đã dành cho chúng em, đám học trò nhỏ chưa ngoan lắm! Cô ơi, em xin hứa sẽ cố gắng học thật giỏi, thật chăm và ngoan hơn để không phụ lòng mong mỏi của cô đối với chúng em.