K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Dành thời gian để xem trực tiếp hoặc xem qua internet các vở diễn chèo, tuồng nổi tiếng. Có thể tìm đọc thêm một số tài liệu nghiên cứu chèo, tuồng để bổ sung kiến thức về các loại hình nghệ thuật sân khấu đặc sắc này của dân tộc.- Về chèo, có thể tìm đọc: Trần Việt Ngữ, Về nghệ thuật chèo, NXB Sân khấu, Hà Nội, 2013; Bùi Đức Hạnh, 150 làn điệu chèo cổ, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 2006; Hà Văn Cầu,...
Đọc tiếp

Dành thời gian để xem trực tiếp hoặc xem qua internet các vở diễn chèo, tuồng nổi tiếng. Có thể tìm đọc thêm một số tài liệu nghiên cứu chèo, tuồng để bổ sung kiến thức về các loại hình nghệ thuật sân khấu đặc sắc này của dân tộc.

- Về chèo, có thể tìm đọc: Trần Việt Ngữ, Về nghệ thuật chèo, NXB Sân khấu, Hà Nội, 2013; Bùi Đức Hạnh, 150 làn điệu chèo cổ, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 2006; Hà Văn Cầu, Hề chèo, NXB trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2005;…

- Về tuồng, có thể tìm đọc: Mịch Quang, Tìm hiểu nghệ thuật tuồng, NXB Quân đội nhân dân, hà Nội, 2017; Hoàng Châu ký (Chủ biên), Tổng tập Văn học Việt Nam, tập 15A, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1994; Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn quốc gia, Tổng tập văn học Việt Nam, tập 12, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2000;…

1
HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
21 tháng 11 2023

Học sinh dành thời gian xem các vở chèo, vở tuồng. 

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
21 tháng 11 2023

Chèo ra đời và phát triển từ nghệ thuật diễn xƣớng dân gian, bắt nguồn từ trò nhại cách nay khoảng 1.000 năm, là sản phẩm của người nông dân, phục vụ nhu cầu giải trí của người nông dân trong các dịp lễ tết, đình đám, khao vọng. 1.000 năm qua, nghệ thuật chèo đã trải qua nhiều bước thăng trầm. Dưới tác động của văn hóa phƣơng Tây, khi nền văn học dân tộc trong trạng thái chuyển đổi hệ hình từ phạm trù “trung đại” sang phạm trù “hiện đại”, từ phạm trù “dân tộc” sang phạm trù thế giới”, tất cả các loại hình văn học - nghệ thuật đều đồng loạt cách tân (đổi mới). Chèo đi từ quê ra phố thị, đánh dấu sự trở lại và tìm chỗ đứng trong lòng công chúng thành phố. Do nhu cầu thưởng thức của tầng lớp thị dân đương thời, để bắt kịp xu hướng đổi mới của các loại hình văn học - nghệ thuật khác, từ rất sớm, chèo cổ đã trải qua hai cuộc cách mạng, cách tân trở thành chèo văn minh (1906) rồi chèo cải lương (1924). Sự đổi mới về phương pháp sáng tác kịch bản chèo đã tạo nên một dấu mốc quan trọng, một bước ngoặt lịch sử. 

Trong văn học, thể loại kịch trong đó có kịch hát, cụ thể là tuồng, chèo là lĩnh vực liên ngành, vừa thuộc sân khấu, vừa thuộc văn học. Kịch bao gồm văn bản, đồng thời còn thuộc nghệ thuật trình diễn. Như vậy, một mặt vừa phải xem kịch như một thể loại văn học bên cạnh các thể loại khác, mặt khác phải kết hợp khảo sát với thực tế biểu diễn trên sân khấu. Chèo là sân khấu kể chuyện (tự sự) bằng trò nên là hình thức sân khấu diễn kể, diễn để kể, kể để diễn. Câu chuyện được diễn kể trên chiếu chèo được gọi là “tích trò” hay tích diễn. Tích truyện chính là nội dung chính của vở diễn. Là sân khấu kể chuyện nên chèo, tuồng truyền thống coi vở kịch như một câu chuyện đã xảy ra và được diễn lại trên sân khấu. Vì vậy, tích diễn trên sân khấu đóng vai trò quan trọng, có quá trình phát sinh, phát triển và kết thúc theo trình tự thời gian, không gian. Thời gian của sân khấu chèo là thời gian một chiều. Không gian của sân khấu chèo được giữ nguyên như trong tích truyện, phụ thuộc vào trình tự của thời gian và quá trình hành động theo thời gian của nhân vật. “Cốt truyện” (tình tiết của bản kịch) theo Lại Nguyên Ân còn được gọi là đối tượng, sự việc, đề tài - để gọi tên các câu chuyện, các sự kiện được miêu tả trong đó. Cốt truyện có chức năng quan trọng là bộc lộ các mâu thuẫn của đời sống, tức là thể hiện xung đột. Có các loại cốt truyện như cốt truyện biên niên, cốt truyện đồng tâm (hoặc cốt truyện ly tâm, cốt truyện hướng tâm), cốt truyện đơn tuyến và cốt truyện đa tuyến. Cốt truyện được xây dựng bằng nhiều biện pháp kết cấu khác nhau.

Cốt truyện trong kịch bản chèo truyền thống là cốt truyện đơn tuyến. Toàn bộ cốt truyện tức câu chuyện kể được dựng trên một trục, xoay quanh cuộc đời nhân vật chính. Như vở Trương Viên, nhân vật chính của vở là Thị Phương. Cả cốt truyện chỉ xoay quanh cuộc đời của Thị Phương, bắt đầu từ mảnh trò Trương Viên hỏi vợ. Sau đó, Trương Viên từ biệt Thị Phương tham gia chiến trận. Thị Phương và mẹ chồng loạn lạc đi tìm chồng, bị lọt vào hang quỷ. Thị Phương phải cắt thịt cánh tay nuôi mẹ chồng, khoét mắt để làm thuốc cho mẹ chồng, được quỷ tha chết vì lòng hiếu với mẹ chồng. Sau đó, trong cảnh mù lòa, Thị Phương hát ở chợ, được quan Thừa tướng Trương Viên mời vào hát, cả nhà hội ngộ đoàn viên.

Cốt truyện trong kịch bản chèo cổ tuy chứa xung đột nhƣng ý tƣởng của kịch không nhất thiết bộc lộ từ sự va đập trực tiếp của xung đột, nhƣ dạng kịch luận đề mà nằm ở toàn bộ diễn tiến của cốt truyện. Nhưng cũng có thể mâu thuẫn và xung đột chỉ xảy ra trong những sự kiện riêng biệt của cốt truyện mà sự kiện sau không nhất thiết phải có quan hệ nhân quả với sự kiện trước. Mâu thuẫn xung đột nảy sinh và được giải quyết ngay trong từng sự kiện”. [1, tr.148]. Khảo sát vở Quan Âm Thị Kính, ngoài lớp giáo đầu, còn có các lớp trò: Thiện Sĩ hỏi vợ; Mãng ông gả Thị Kính cho Thiện Sĩ; sự biến thứ nhất: Thị Kính định cắt râu chồng nên bị đổ oan giết chồng (nỗi oan thứ nhất); Thị Kính đi tu ở chùa Vân; Thị Mầu lên chùa; Nô và Màu, Việc làng; sự biến thứ hai: Thị Kính bị Thị Mầu vu oan là “tác giả” cái thai cô đang mang (nỗi oan thứ hai), Thị Mầu “trả” con cho Tiểu Kính; Tiểu Kính nuôi con Thị Mầu; Thị Kính chết, nỗi oan giải tỏ, Phật tổ ban sắc,

Tiểu Kính thành Phật. Cuối cùng là lớp Chạy đàn. Ta thấy, cốt truyện của vở Quan Âm Thị Kính có nhiều xung đột. Tuy nhiên,câu chuyện trải dài cả các lớp trò kể trên để toát nên sự Nhẫn của Thị Kính, chứ không phải hai xung đột (cắt râu chồng, bị Thị Màu vu oan) kể trên tạo nên sự thắt nút, cao trào để bộc lộ ý nghĩa của cốt truyện.

Với sân khấu chèo cổ, vị trí quan trọng của vở dành cho nghệ thuật biểu diễn ngẫu hứng của người diễn viên. Còn kịch bản chỉ là một yếu tố của trò diễn, gọi là thân trò thôi. Ứớc lệ đảm bảo cho người xem vẫn có thể hiểu được đầy đủ những gì nội dung vở chèo biểu diễn, dù đã có sự lược bỏ khá nhiều chi tiết, ước lệ giúp người xem phát huy trí tưởng tượng của mình. Vì vậy, những tình tiết trong cốt truyện được lựa chọn kỹ càng, những tình tiết nào quan trọng thể hiện được tư tưởng, chủ đề của vở diễn mới đƣợc đƣa lên sân khấu.

Phương thức lưu truyền của kịch bản chèo là truyền miệng. Sự tồn tại của chèo chính là trong trí nhớ của những nghệ nhân, nông dân vì vậy tạo ra các dị bản. Các vở chèo cổ có kịch bản không trùng khít nhưng vẫn thống nhất về cốt truyện (tích truyện). Tính ứng diễn đáp ứng nhu cầu người xem nên một vở chèo diễn ở những làng khác nhau, trong những đêm diễn khác nhau không giống nhau. Vì vậy, cốt truyện có tính không cố định với kết cấu mở. Sự thêm nội dung vào làm cho những vở chèo quen thuộc trở nên hấp dẫn. Tính ứng diễn là cơ sở quan trọng để đánh giá tài năng, sự thành công, nét đặc sắc của một gánh chèo. Chèo cổ là hình thức kể chuyện bằng sân khấu, lấy sân khấu và diễn viên làm phương tiện giao lưu với công chúng. Trình tự phát triển của các cốt truyện đều đƣợc diễn ra theo lối kể chuyện, lướt nhanh ở những đoạn không cần thiết, nhấn sâu vào những mảng xung đột lớn nơi có điều kiện phát huy tiềm năng ca hát, âm nhạc, vũ đạo, diễn xuất gây ấn tượng mạnh mẽ. Trong những lớp đặc tả trọng tâm này, các nhân vật chính thường được đặt vào những tình huống điển hình với những hành động đã vượt lên ranh giới tả thực, được kỳ lạ hoá, mỹ lệ hoá chứa đựng được dung lượng lớn lao điều tác giả muốn nói.

Lịch sử Việt Nam đến nay đã trải qua 3 lần giao lưu văn hóa. Cuộc giao lưu lần hai từ nửa sau thế kỷ XIX đến năm 1945 chủ yếu là ảnh hưởng của văn hóa phương Tây. Cuộc tiếp biến văn hóa này thực sự là một cuộc cách mạng, làm văn học - nghệ thuật Việt Nam chuyển mình từ văn học dân gian thành văn chƣơng bác học (văn học viết), đi từ nền văn học trung đại (phong kiến) sang văn học hiện đại. Chèo chỉ nằm ở không gian văn hóa Bắc bộ, nơi đã tồn tại tứ chiếng chèo xưa. Không gian văn hóa của chèo hàng nghìn năm qua vẫn không thay đổi. Do đó, chèo là loại hình nghệ thuật khó biến đổi, dù không còn thời hưng thịnh như xưa nhưng chèo đã trở thành di sản văn hóa phi vật thể mà bất kì người Việt Nam nào cũng biết tới.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
21 tháng 11 2023

- Cần phải giữ gìn và bảo tồn những loại hình văn hóa nghệ thuật dân gian và đưa chúng phát triển hơn. Dù thời gian ra đời từ rất lâu nhưng những loại hình nghệ thuật này đã được ông cha ta đúc kết và xây dựng, nó phản ánh đặc điểm văn hóa của tổ tiên cha ông ta.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
21 tháng 11 2023

- Tuồng là 1 trong các loại hình nghệ thuật dân gian Việt Nam nổi tiếng nhất là ở khu vực Trung Bộ, những tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh,… Tích chuyện trong mỗi vở tuồng đều là những tích chuyện lịch sử, những vị tướng anh hùng, phản ánh các yếu tố của thời đại. Các diễn viên được hóa thân rất nổi bật, “cá tính hóa” với các màu sắc để phân biệt vai diễn: màu đỏ là trung thần, xám là nịnh thần, hồn ma sẽ là xanh lục và người thật thà sẽ đi cùng màu đen. 

- Chèo là một trong những loại hình nghệ thuật sân khấu cổ truyền Việt Nam, phát triển mạnh ở phía bắc, đặc biệt là đồng bằng sông Hồng và lan tỏa đến khu vực Bắc Trung Bộ và Trung Du Miền Núi Bắc Bộ:

+ Chèo là sân khấu của hiện thực đời sống tam nông: nông nghiệp, nông dân và nông thôn.

+ Sân khấu chèo hướng tới trình thức hóa, mô hình hóa (hình tượng của nhân vật).

+ Nghệ thuật sân khấu đồng cảm: đó là sự kết hợp tinh tế, nhuần nhuyễn, điêu luyện và hài hòa giữa gián cách và hòa cảm, giữa khách quan và chủ quan, giữa thực và hư trong quá trình thể hiện đời sống nhân vật trên sân khấu.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
21 tháng 11 2023

1. Chuẩn bị nói và nghe.

Chuẩn bị nói:

- Dù đặt trọng tâm vào việc rèn luyện kỹ năng lắng nghe và phản hồi về nội dung thuyết trình kết quả nghiên cứu, nhưng tiết Nói và nghe này không thể thiếu nội dung nói. Nếu là người được chỉ định 2 được phân công thuyết trình Bạn cần thực hiện đầy đủ các thao tác đã được hướng dẫn làm Bài 4, trong đó, việc đầu tiên là phải xây dựng được một bài thuyết trình kết quả nghiên cứu dựa trên bài 2 công trình nghiên cứu đã có.

- Khi thuyết trình, dựa trên văn bản đã soạn, cần nêu rõ vấn đề nghiên cứu các luận điểm chính được đề xuất, những bằng chứng và lý lẽ đã sử dụng để làm rõ hệ thống luận điểm đặc biệt cần nhấn mạnh những phát hiện mới về vấn đề. Để viết thuyết trình đạt hiệu quả cao thu hút được sự chú ý của người nghe bạn có thể sử dụng thêm các phương tiện hỗ trợ như hình ảnh, sơ đồ, bảng biểu,… nhằm cụ thể hóa trực quan hóa nội dung bài thuyết trình.

Chuẩn bị nghe

- Bạn cần tìm hiểu trước về tên của bài thuyết trình kết quả nghiên cứu, cũng là vấn đề sẽ được trình bày để có định hướng nghe phù hợp. Cần hình dung hướng triển khai của chính mình để dễ nhận ra nét riêng trong cách giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu mà tác giả bài thuyết trình đã thực hiện.

- Viết lại những điều bạn đã biết và muốn biết dựa trên sơ đồ K – W – L:

K (What we know)

W (What we want to learn)

L (What we learned)

 

 

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
21 tháng 11 2023

2. Thực hành nói và nghe

Người nói:

- Mở đầu: nêu vấn đề nghiên cứu và lí do chọn vấn đề đó; trình bày ngắn gọn về cách thức và quá trình thực hiện công việc nghiên cứu.

- Triển khai: dựa vào văn bản báo cáo kết quả nghiên cứu để trình bày tóm tắt các luận điểm, thông tin chính có trong công trình nghiên cứu, kết hợp việc trình chiếu PowerPoint (nếu có).

- Kết luận: khái quát lại những kết quả nghiên cứu chính, khẳng định ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu và gợi mở những hướng tiếp cận mới.

Người nghe:

- Nắm bắt được mục đích nghiên cứu của người thuyết trình (chú ý lắng nghe phần mở đầu và kết thúc bản thuyết trình để có được những thông tin cần thiết).

- Nhận biết cấu trúc của bài thuyết trình kết quả nghiên cứu (luận điểm lớn, luận điểm nhỏ, bằng chứng, hình ảnh, số liệu, ...). Khi lắng nghe thuyết trình, nên ghi lại các từ khóa, dùng một số kí hiệu thông dụng để đánh dấu các luận điểm lớn, luận điểm nhỏ và mối quan hệ giữa chúng.

- Theo dõi và đánh giá được tác dụng hình ảnh, sơ đồ, bảng biểu, động tác hình thể mà tác giả của bài hay báo cáo nghiên cứu đã sử dụng lúc thuyết trình.

- Phát hiện các tư liệu, bằng chứng nhưng chưa đủ độ tin cậy trong bài thuyết trình: xem xét kĩ xuất xứ các dữ liệu, bằng chứng được cung cấp để kiểm chứng tính chính xác, trung thực, đáng tin cậy của nguồn thông tin, phát hiện ra những điểm mâu thuẫn trong lập luận của người thuyết trình.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
21 tháng 11 2023

1. Chuẩn bị viết

- Lựa chọn đề tài:

+ Viết tham khảo ở trên đã gợi ý một đề tài nghiên cứu cụ thể dựa vào các văn bản vừa học, bạn có thể viết bài nghiên cứu về hình tượng Xúy Vân qua lớp chèo Xúy Vân giả dại nhân vật tri huyện qua cảnh tuần huyện đường chấm Ngoài ra, bạn có thể nghĩ tới một số đề tài khác như hai chấm nội dung thường gặp trong các tích chèo, tuồng, múa rối nước; một hình tượng nhân vật hay một lớp màn nổi bật trong chèo, tuồng; đạo cụ của chèo phải tuồng múa rối nước; vũ điệu trong chèo, tuồng chiếc quạt trong chèo; mặt nạ tuồng; hình thức xưng danh của nhân vật; cách bài trí sân khấu chèo phải tuồng; trống và các loại nhạc cụ khác của chèo, tuồng;   việc vận dụng từ ngữ,i thành ngữ, ca dao trong lời thoại của nhân vật chèo; ...

+ Đề tài được lựa chọn nên gắn liền với một vấn đề nào đó (tức là câu hỏi nghiên cứu ) còn khiến bạn băn khoăn tìm lời đáp, từng gây cho bạn ít nhiều khó khăn khi bạn muốn đến với các loại hình sân khấu dân gian.

+ Đề tài có thể được nảy sinh qua trao đổi với bạn bè hoặc người khác, thích hoặc không thích các loại hình sân khấu dân gian. Những ý kiến khen phải chê đều có thể gợi nhiều suy nghĩ và mở đường cho việc nghiên cứu, khám phá.

Thu thập thông tin:

Để có được những ý tưởng và luận điểm cần thiết cho báo cáo nghiên cứu, cần tìm đọc/ xem các tài liệu, sách, báo, các phương tiện thông tin và truyền thông… có liên quan để nắm được những ý kiến bàn luận đã có. Cũng có thể gặp trực tiếp các nghệ nhân, diễn viên để học hỏi, tham khảo ý kiến.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
21 tháng 11 2023

Đề cương tham khảo hình tượng Xúy Vân qua lớp chèo Xúy Vân giả dại

* Đặt vấn đề: 

- Nêu lí do, mục đích, nhiệm vụ của đề tài

+ Chèo từ lâu đã là một loại hình nghệ thuật dân gian đại diện cho tiếng nói của những người dân bình thường trong xã hội xưa, là tấm gương phản chiếu cuộc sống con người dưới chế độ phong kiến.

+ “Xúy Vân giả dại” là một trích đoạn tiêu biểu mà đã được đưa vào chương trình học trung học phổ thông. “Xúy Vân giả dại” là trích đoạn thể hiện tập trung được bi kịch tình yêu và nội tâm đầy mâu thuẫn của nhân vật Xúy Vân một cách đặc sắc.

+ Sự sáng tạo của dân gian trong lớp trò “Xuý Vân giả dại” đã phả hơi thờ nhân văn vào tác phẩm, vào nhân vật. Hình tượng Xúy Vân mang lại tư tưởng mới mẻ, vượt ra khỏi phong tục lễ giáo truyền thống.

Giải quyết vấn đề:

a. Khái quát nhân vật trong Chèo:

- Đặc điểm chung của chèo

- Đặc điểm các nhân vật nữ trong chèo:

+ Nữ chính

+ Nữ lệch

+ Nữ pha

b. Nhân vật Xúy Vân: 

- Xúy Vân là một cô gái xinh đẹp, đảm đang và nàng lúc nào cũng mang trong mình khát khao hạnh phúc.

- Xúy Vân phải chịu những bất công đau khổ nhưng vẫn giữ gìn phẩm hạnh.

- Xúy Vân phá bỏ những lễ giáo phong kiến, phá cách táo bạo tự tìm hạnh phúc cho bản thân.

- Bi kịch Xúy Vân: từ giả điên trở thành điên   

- Lí giải nguyên nhân dẫn tới bi kịch 

* Kết luận: 

- Hình tượng Xúy Vân là hình tượng mang tính sáng tạo và cũng gây nhiều tranh cãi trong văn học.

- Nhân vật đáng trách nhưng đáng thương nhiều hơn.

- Phản ánh thực trạng xã hội thời xưa với những bất công của người phụ nữ.

- Liên hệ 1 số nhân vật tác phẩm khác.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
21 tháng 11 2023

- Phần cuối của báo cáo nêu thông tin về tác giả, vị trí của bài nghiên cứu, tên nhà xuất bản và năm xuát bản.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
21 tháng 11 2023

- Tác giả sử dụng những cứ liệu từ các vở chèo để minh chứng cho các luận điểm

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
21 tháng 11 2023

Những luận điểm chính:

- Một câu đối thoại vừa giải thích được đặc điểm riêng của nhân vật vừa nói lên được hành động của nhân vật đó.

- Ngôn ngữ thể hiện được tư tưởng của tác giả.

- Ngôn ngữ có nhịp điệu và âm luật.

- Ngôn ngữ vượt khỏi tính khẩu ngữ tới tượng trưng.

- Ngôn ngữ mang tính ước lệ.

- Hình thái văn học của ngôn ngữ.