K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 6 2018

    Do cấu trúc phân tử ADN có 2 mạch pôlinuclêôtit đối song songGiải bài 2 trang 102 sgk Sinh 12 | Để học tốt Sinh 12, enzim pôlimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5' → 3'. Nên mỗi mạch của phân tử ADN được tổng hợp theo một cách khác nhau (mạch khuân chiều 3’ → 5’ được tổng hợp liên tục, còn mạch khuân 5’ → 3’được tổng hợp ngắt quãng tạo các đoạn Okazaki).

Đề thi đánh giá năng lực

14 tháng 6 2017

Xác suất để 5 hạt đều cho cây hoa trắng là (1/4)5. Để tìm xác suất trong số 5 cây ít nhất có một cây hoa đỏ ta chỉ cần lấy 1- (xác suất để 5 cây cho hoa trắng) = 1- (1/4)5.

3 tháng 11 2017

 * Có hai loại biến dị đó là biến dị di truyền và biến dị không di truyền được chia dựa vào khả năng di truyền cho thế hệ sau.

    - Biến dị di truyền là những biến đổi trong vật chất di truyền (ADN) nên di truyền được. Biến dị di truyền gồm:

Giải bài 3 trang 102 sgk Sinh 12 | Để học tốt Sinh 12

    - Biến dị không di truyền là những biến đổi kiểu hình dưới tác động của điều kiện sống, không biến đổi trong vật chất di truyền (ADN) nên không di truyền được. Đó là thường biến.

 * Đặc điểm của từng loại:

    - Đột biến: là những biến đổi trong vật chất di truyển, cung cấp nguồn nguyên liệu cho quá trình tạo giống và tiến hóa.

      + Đột biến gen: Là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan tới một hoặc một số cặp nuclêôtit. Đột biến gen bao gồm đột biến thay thế, thêm hay mất một cặp nuclêôtit.

      + Đột biến NST: những biến đổi trong cấu trúc NST, bao gồm đột biến cấu trúc NST và đột biến số lượng NST.

        • Đột biến cấu trúc NST có 4 dạng: mất đoạn NST, lặp đoạn NST, đảo đoạn NST, chuyển đoạn NST.

        • Đột biến số lượng NST gồm: đột biến lệch bội (thể không, thể một, thể ba…) và đột biến đa bội (đa bội chắn và đa bội lẻ)

    - Thường biến: những biến đổi kiểu hình của cùng một kiểu gen do sự thay đổi của môi trường sống. Vận dụng những hiểu biết về ảnh hưởng của môi trường đối với tính trạng số lượng, về mức phản ứng để nâng cao năng suất cây trồng.

3 tháng 6 2019

Bệnh AIDS được gây nên bởi virut HIV.

Quá trình lây nhiễm của virut bắt đầu khi nó xâm nhập vào tế bào người. Hạt virut gồm hai phân tử ARN, các protein cấu trúc và enzim đảm bảo cho sự lây nhiễm liên tục. Virut sử dụng enzim phiên mã ngược để tổng hợp mạch ADN trên khuôn ARN. Sau đó, cũng nhờ enzim này, từ mạch ADN vừa tổng hợp được dùng làm khuôn để tạo mạch ADN thứ hai. Phân tử ADN mạch kép được tạo ra sẽ xen kẽ vào ADN tế bào chủ nhờ enzim xen. Từ đây, ADN virut nhân đôi cùng với hệ gen người.

Trong quá trình lây nhiễm, sự tương tác giữa virut HIV và các tế bào chủ rất phức tạp do virut có hoạt động rất khác nhau tùy thuộc vào bản chất và hoạt tính của từng tế bào chủ. Virut có thể tiềm sinh vô hạn trong tế bào bạch cầu Th, nhưng khi các tế bào này hoạt động thì chúng lập tức bị virut tiêu diệt. Trong một số tế bào khác như đại thực bào, bạch cầu đơn nhân, virut sinh sản chậm nhưng đều làm rối loạn chức năng của tế bào. Sự giảm sút số lượng cũng như chức năng của các tế bào này làm mất khả năng miễn dịch của cơ thể. Các vi sinh vật khác lợi dụng lúc cơ thể bị suy giảm miễn dịch để tấn công gây sốt, tiêu chảy, lao, ung thư, viêm màng não, mất trí,… dẫn đến cái chết không tránh khỏi. HIV/AIDS đã trở thành đại dịch làm kinh hoàng cả nhân loại.

10 tháng 9 2019

      Những biện pháp để bảo vệ vốn gen của loài người:

      - Tạo môi trường sạch nhằm hạn chế các tác nhân gây đột biến.

      - Sử dụng tư vấn di truyền và việc sang lọc trước khi sinh: Cần chẩn đoán, đưa ra lời khuyên cho các cặp vợ chồng hay thực hiện các xét nghiệm trước khi sinh.

      - Sử dụng liệu pháp gen: thay thế các gen đột biến gây bệnh ở người bằng các gen lành.

26 tháng 5 2017

Đáp án: c.

26 tháng 6 2017

 Các loại đột biến luôn phát sinh và chỉ một phần bị loại bỏ khỏi quần thể người do chọn lọc tự nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên . Nhiều loại gen đột biến được di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác tạo ra những "gánh nặng di truyền" cho loài người. Đó là sự tồn tại trong vốn gen của quần thể người các đột biến gây chết, nửa gây chết… Những đột biến này khi ở trạng thái đồng hợp sẽ làm chết cá thể hay làm giảm sức sống của họ.. Con người đang phải chịu một số lượng lớn các bệnh di truyền.

11 tháng 5 2018

  Một số vấn đề xã hội của Di truyền học:

    * Tác động xã hội của việc giải mã bộ gen người

    Việc giải mã bộ gen người ngoài những việc tích cực mà nó đem lại cũng làm nảy sinh nhiều vấn đề tâm lí xã hội như:

      - Liệu những hiểu biết về hồ sơ di truyền của mỗi cá nhân có cho phép tránh được bệnh tật di truyền hay chỉ đơn thuần thông báo về cái chết sớm có thể xảy ra và không thể tránh khỏi.

      - Hồ sơ di truyền của mỗi người liệu có bị xã hội sử dụng để chống lại chính họ hay không? (Vấn đề xin việc làm, hôn nhân…).

    * Vấn đề phát sinh do công nghệ gen và công nghệ tế bào

    Việc tạo các sinh vật biến đổi gen ngoài những lợi ích kinh tế và khoa học cũng nảy sinh nhiều vấn đề như các gen kháng thuốc kháng sinh từ sinh vật gây bệnh cho người hay không?

    Ăn các sản phẩm từ sinh vật biến đổi gen có an toàn cho sức khoẻ con người và ảnh hưởng đến hệ gen của người không? Các gen kháng thuốc diệt cỏ ở cây trồng biến đổi gen có phát tán sang cỏ dại hay không? Các chất độc tiết ra từ cây chuyển gen kháng sâu hại có tác động tới những côn trùng có ích hay không?

    Ngoài ra, còn lo ngại rằng liệu con người có sử dụng kĩ thuật nhân bản cô tính để tạo ra người nhân bản hay không?

9 tháng 3 2019

  Nhiều loại bệnh ung thư xuất hiện là do gen tiền ung thư hoạt động quá mức gây ra quá nhiều sản phẩm của gen. Đó là các đột biến xảy ra ở vùng điều hoà đầu gen tiền ung thư làm cho gen hoạt động mạnh tạo ra quá nhiều sản phẩm dẫn đến tăng tốc độ phân bào sinh ra khối u tăng sinh quá mức mà cơ thể không kiểm soát được dẫn đến ung thư.

   - Đột biến gen → gen đột biến hoạt động mạnh mẽ → tăng sản phẩm → ung thư.

   - Đột biến chuyển đoạn làm thay đổi vị trí của gen trên NST → thay đổi mức độ hoạt động gen → tăng sản phẩm → ung thư.