K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 2 2018

b, Chủ đề:

- Hình ảnh trong thơ Thanh Hải mang nhiều tầng nghĩa, gợi lên cảm xúc trong trẻo, đáng yêu

- Bức tranh mùa xuân với màu sắc, âm thanh thiết tha, trìu mến, dịu dàng

- Từ mùa xuân tươi đẹp của quê hương, đất nước, của ước nguyện hòa nhập, dâng hiến chân thành

→ Người viết thuyết phục bằng cách phân tích, bình giảng, nhận định hình ảnh thơ, cảm hứng, giọng điệu, kết cấu

27 tháng 6 2018

Sự biến đổi của đất trời sang thu được cảm nhận từ sự tinh tế của tác giả:

   + Bỗng: sự ngạc nhiên, bâng khuâng trước sự biến đổi của đất trời

   + Hương ổi phả trong gió se

   + Sương chùng chình qua ngõ

- Khoảnh khắc giao mùa mang tới cảm nhận ngỡ ngàng, xao xuyến trong tâm trạng tác giả

- Nhà thơ gợi tả sự biến chuyển khoảnh khắc sang thu bằng nhiều yếu tố, nhiều giác quan:

   + Chim vội vã, sông dềnh dàng

   + Đám mây mùa hạ "vắt nửa mình sang thu"- hình ảnh giàu sức biểu cảm

→ Cảm nhận tinh tế, có chọn lọc của nhà thơ thông qua những quan sát chân thực

3 tháng 1 2018

Biến chuyển trong không gian lúc sang thu được Hữu Thỉnh cảm nhận qua nhiều yếu tố, bằng nhiều giác quan và sự rung động thật tinh tế:

- Hương ổi lan vào không gian, phả vào gió se.

- Sương đầu thu giăng mắc nhẹ nhàng gợi lên vẻ đẹp êm dịu của bức tranh thiên nhiên, những cánh chim bắt đầu vội vã ở buổi hoàng hôn.

- Cảm giác giao mùa được diễn tả thú vị qua đám mây mùa hạ "vắt nửa mình sang thu".

- Nắng cuối hạ vẫn còn nồng, còn sáng nhưng nhạt dần. Những ngày giao mùa này đã ít những cơn mưa rào ào ạt, bất ngờ.

- Lúc này cũng bớt đi những tiếng sấm bất ngờ gắn cùng những cơn mưa rào mùa hạ thường có.

- Cần cảm nhận được sự tinh tế của nhà thơ thể hiện trong những từ ngữ diễn tra cảm giác, trạng thái: bỗng, phả vào, chùng chình, hình như, dềnh dàng, vắt nửa mình…

1 tháng 2 2018

Sấm cũng bớt bất ngờ

Trên hàng cây đứng tuổi

Ý nghĩa tả thực: mùa thu, trời bớt sấm chớp trên những hàng cây cao, cổ thụ

- Sấm còn tượng trưng cho những biến động bất thường, những khó khăn, sóng gió trong cuộc đời

- Hàng cây đứng tuổi để chỉ những người từng trải, có kinh nghiệm sống, có sự vững vàng, bản lĩnh

→ Hai câu kết khẳng định, việc con người từng trải cũng giống như hàng cây cổ thụ vững vàng không còn sợ sệt, ngạc nhiên trước những biến động của cuộc đời.

25 tháng 5 2017

Đoạn văn gợi ý:

Bài thơ Sang thu của nhà thơ Hữu Thỉnh là một trong những bài thơ miêu tả tinh tế, đặc sắc nhất sự biển đổi của cảnh vật trong không gian cuối hạ đầu thu. Trước khung cảnh giao mùa tuyệt đẹp ấy, tác giả không chỉ thể hiện lòng yêu mến vẻ đẹp thiên nhiên của quê hương đất nước mà còn đồng thời thể hiện những suy ngẫm về triết lý cuộc đời.

Ở hai khổ thơ đầu, một loạt những sự vật, hiện tượng thiên nhiên được tác giả khắc họa như: hương ổi, sương, sông, chim, đám mây mùa hạ. Trong khoảnh khắc giao mùa, mọi sự vật đều có sự thay đổi. Mùa thu đến kéo theo hương ổi thoang thoảng trong không gian. “Sương chùng chình qua ngõ” như cố ý nán lại, tiếc nuối níu kéo mùa hạ. Dòng chảy của sông cũng như chậm lại, thong thả hơn trong cái tiết mùa thu đang đến gần. Đám mây mùa hạ “vắt nửa mình sang thu”, hình ảnh đầy tính gợi hình. Những sự vật thiên nhiên trong bài thơ đã được tác giả thổi vào đó những hành động của con người. Cả không gian cũng như có xúc cảm, có tâm hồn. Thiên nhiên đất trời được tác giả Hữu Thỉnh khắc họa trong trạng thái lửng lơ, nửa còn là hạ, nửa đã là thu. Sang thu, nhịp sống dường như chậm lại, tất cả trở nên thư thái, nhẹ nhàng hơn. Những hình ảnh trên đã thể hiện sự quan sát nhạy bén, tinh tế của nhà thơ trước những chuyển động dù khẽ khàng của thiên nhiên. Nó cũng đồng thời bộc lộ tâm trạng vừa như nuối tiếc mùa hạ, lại vừa đang chào đón mùa thu của nhà thơ khi đứng giữa thiên nhiên giao mùa.

Nếu hai khổ thơ đầu là xúc cảm của nhà thơ trước vẻ đẹp thiên nhiên thì đến khổ thơ cuối, dòng cảm xúc ấy chuyển sang suy tư, triết lý. Thông qua cảnh sắc thiên nhiên đất trời khoảnh khắc giao mùa, nhà thơ đã bày tỏ những suy nghĩ về triết lý nhân sinh: Khi bước sang nửa bên kia con dốc cuộc đời, con người ta sẽ trở nên bản lĩnh hơn, bình tĩnh hơn trước những biến cố, bất ngờ của cuộc sống. Những hiện tượng thiên nhiên như “nắng”, “mưa”, “sấm” là biểu tượng cho những biến cố xảy đến với con người trong cuộc sống. “Hàng cây đứng tuổi” chính là hình ảnh của những con người đã từng trải, đã bước qua thời tuổi trẻ.

Những hình ảnh giàu tính biểu tượng cùng với bố cục của bài thơ đã góp phần khắc họa dòng tâm trạng, cảm nhận của nhà thơ Hữu Thỉnh trước sự biến chuyển của đất trời lúc sang thu.

Ý nghĩa - Giá trị

- Về nội dung: Học sinh hiểu được những cảm nhận tinh tế của nhà thơ Hữu thỉnh trước sự biến đổi của đất trời cuối hạ đầu thu.

- Về nghệ thuật: Học sinh phân tích được giá trị biểu đạt của thể thơ năm chữ cùng với những hình ảnh gợi hình, gợi cảm, mang tính chất biểu tượng cao.

9 tháng 3 2019

- Mở bài : Giới thiệu chung về sự gắn bó cây lúa trên đồng ruộng Việt Nam (có thể dẫn thêm ca dao, tục ngữ về cây lúa).

- Thân bài:

- Khái quát vai trò quan trọng của cây lúa với nền nông nghiệp Việt Nam. Đó không chỉ là nguồn lương thực chủ yếu mà còn là truyền thống.

- Đặc điểm cây lúa :

    + Sống chủ yếu nhờ nước nên được gọi là lúa nước.

    + Thân cây thẳng, nhỏ và dài, cao chừng 60 – 80cm.

    + Cấu tạo : rễ, thân, ngọn.

- Phân loại : có hai loại là lúa nếp (nấu lên dẻo và mềm) và lúa tẻ (là hạt lúa làm nên bữa cơm hàng ngày, khi nấu sẽ nở ra).

- Cách trồng lúa :

    + Gieo giống : hạt lúa sau khi ngâm ủ kĩ càng được gieo mọc thành mạ.

    + Cấy lúa : cấy mạ xuống đất (đất đã ngập nước được một thời gian để đất mềm), phù hợp với giống cây ưa nước.

    + Chăm sóc : thường xuyên thăm lúa để phát hiện sâu, chuột,... Giai đoạn này đôi khi gặp phải mưa bão sẽ rất vất vả.

    + Gặt lúa : khi lúa trĩu bông chín vàng thì gặt về và phơi phóng, bảo quản.

- Sản phẩm từ cây lúa :

    + Lương thực thiết yếu.

    + Làm nên nhiều đặc sản vùng miền các nơi : các loại bánh, cốm, cơm lam,...

    + Lá, thân lúa làm rơm rạ, thức ăn trâu bò...

    + Gắn với truyền thống lâu đời của nước ta, liên quan đến một số lễ hội.

    + Là gương mặt nông thôn Việt, là tuổi thơ của những đứa trẻ thôn quê.

- Kết bài: Cây lúa vô cùng quan trọng trong đời sống người dân Việt Nam.

31 tháng 1 2017

Trong văn bản khoa học, mặc dù tác giả văn bản chỉ gồm 1 người nhưng người ta vẫn xưng là chúng tôi

Việc dùng “chúng tôi” dụng ý làm tăng tính khách quan ngôn ngữ khoa học, thể hiện sự khiêm tốn của tác giả

- Khi tác giả văn bản khoa học xưng tôi, tác giả muốn nhấn mạnh quan điểm cá nhân của mình trước vấn đề nào đó.

14 tháng 4 2017

a, Dế Mèn- nhân vật kể chuyện xưng “tôi”

- Dế Mèn xưng hô với Dế Choắt: ban đầu là anh- chú mày, về sau là tôi - anh

- Dế Choắt xưng hô với Dế Mèn: ban đầu là em – anh , về sau tôi - anh

Trong đoạn (1), hai nhân vật rất khác nhau, xưng hô hô vị thế kẻ mạnh, kiêu căng, hách dịch với kẻ yếu

- Đoạn (2) có sự thay đổi tình huống, vị thế giao tiếp. Dế Choắt - Dế mèn xưng hô bình đẳng như những người bạn

6 tháng 8 2017

Truyện Thánh Gióng, đứa bé gọi mẹ mình theo cách gọi thông thường

- Cách xưng hô giữa Gióng với sứ giả: ta - ông

- Cho thấy Thánh Gióng là một đứa bé kì lạ, khác thường, chững chạc

→ Đối với mẹ, Gióng là đứa trẻ, đối với quốc gia, Gióng là người hùng

9 tháng 2 2017

- Chúng ta: người nói với người nghe

- Chúng tôi/ chúng em: không gồm người nghe

- Chúng mình: có thể gồm người nghe hoặc không

- Cô học viên nhầm từ xưng hô “chúng ta”, dễ dẫn tới hiểu lầm: cô và giáo sư sẽ làm lễ thành hôn

- Cần thay từ chúng ta bằng từ: chúng em hoặc chúng tôi