K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

THAM KHẢO:

lap bang so sanh su tuong phan giua don ki ho te va xan cho pan xa ngoai hinh tinh cach suy nghi

Bảng nó hơi khác nhưng maf cùng ý nghĩa nhé!

~HT~

https://thuthuat.taimienphi.vn/lap-bang-so-sanh-su-tuong-phan-giua-don-ki-ho-te-va-xan-cho-pan-xa-ngoai-hinh-tinh-cach-suy-nghi-54130n.aspx

5 tháng 10 2021

chưa làm hả Hưng :)

 

4 tháng 10 2021

viết tóm tắt thôi

4 tháng 10 2021

Tham khảo:

Mỗi nhân vật trong truyện ngắn Lão Hạc của nhà văn Nam Cao là một mảnh đời, một số phận. Ta thương cảm xót xa cho cái chết đầy đau đớn dữ dội của lão Hạc, nhưng cũng không quên đi một ông giáo đầy bất hạnh. Nung nấu trong mình những ý định lớn lao, nhưng tất cả đều sụp đổ bởi “cơm áo không đùa với khách thơ”.

Hai tiếng ông giáo đầy kính trọng, thiêng liêng. Ở cái đất quê mùa, ít học ấy mấy ai được người đời tôn xưng là ông giáo. Đó phải là người hiểu luân lí, lắm chữ nghĩa mới được gọi như vậy. Và ông giáo chính là một người như vậy.

Dưới sự giới thiệu của Nam Cao, người đọc được biết đôi nét về tiểu sử của ông giáo.Thời trẻ ông giáo là một người chăm chỉ, ham học hỏi, sống có mục đích, lí tưởng, thứ ông quý hơn sinh mạng của mình chính là những cuốn sách. Nhưng cuộc sống đưa đẩy, đầy éo le, vào Sài Gòn lập nghiệp không được bao lâu, ông giáo ốm, trận ốm ấy đã khiến ông bán gần hết những gia sản mình có và mang về được một va li sách. Nếu như lão Hạc yêu quý cậu Vàng như thế nào thì ông lão cũng nâng niu những cuốn sách của mình như vậy. Nhưng lấy vợ, rồi cái nghèo cứ đeo bám, ông bán dần bán mòn những quyển sách của mình và giữ lại đúng năm quyển, tự hứa sẽ không bán chúng đi nữa. Nhưng cuộc đời cũng thật biết trêu đùa, con ông ốm đau, sài đẹn, ông phải làm sao? Đành bán vợi, bán dần những cuốn còn lại kia. Cuộc đời của ông giáo cũng chính là một bi kịch khác, bi kịch của một người trí thức nghèo.

 

Ông giáo còn là một người có tâm lòng nhân hậu, luôn biết yêu thương và san sẻ với mọi người. Ông giáo là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho lão Hạc. Ông giao là nơi để lão Hạc chia sẻ tâm sự, vợi bớt đi bao nỗi buồn, đặc biệt là tư ngày con lão Hạc bỏ đi đồn điền cao su. Những bức thư con lão gửi về cũng chính là ông giáo đọc, để lão thỏa vơi nỗi nhớ con. Rồi khi lão Hạc bán chó, đau đớn, xót xa, tự trách mình, cũng chính ông giáo đã ở bên an ủi, động viên: “Chẳng kiếp gì sung sướng thật, nhưng có cái này là sung sướng: bây giờ cụ ngồi xuống phản này chơi, tôi đi luộc mấy củ khoai lang, nấu một ấm nước chè tươi thật đặc; ông con mình ăn khoai, uống nước chè, rồi hút thuốc lào. Thế là sướng”. Đối với ông giáo, lão Hạc là một người thân trong gia đình, ông thương cảm cho số phận bất hạnh của lão Hạc, vợ mất, một mình gà trống nuôi con, nay lại lụi cụi một mình khi đứa con trai bỏ đi. Lão Hạc nào có ai bên cạnh chăm sóc, ngoài sự quan tâm, sẻ chia của ông giáo.

Dù gia cảnh cũng không khấm khá gì hơn lão Hạc. Nhưng nhìn cảnh lão Hạc sau khi gửi tiền tang ma sau này và giao mảnh vườn lại để cho con, phải ăn uống kham khổ, lấy củ khoai, củ ráy ăn thì ông giáo động lòng thương cảm muốn giúp đỡ. Ông giúp bằng chính cái tâm của mình, nhưng lại bị lão Hạc từ chối gần như là hách dịch. Ông hiểu lắm, bởi lão là người có lòng tự trọng, nên không muốn ai thương hại mình. Cái chết của lão Hạc cũng làm ông giáo bàng hoàng đau đớn. Đến bấy giờ ông mới thực sự hiểu hết con người lương thiện, nhân cách cao đẹp của lão Hạc: “Lão Hạc ơi! Lão Hạc ơi! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt. Lão đừng lo gì cho cái vườn của lão. Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão. Đến khi con trai lão về, tôi sẽ trao lại cho hắn và bảo hắn: Đây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn; cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào…”.

Ông giáo cũng là người rất hiểu chuyện, nắm bắt rõ tâm lí con người. Khi ông đem chuyện lão Hạc kể với vợ, mụ vợ gắt phắt đi vì cho rằng chính lão tự làm lão khổ nên mặc kệ lão. Ông giáo không trách vợ bởi: “Vợ tôi không ác nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên dược cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu?Khi người ta đau khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất”.

 

Ông giáo là nhân vật tư tưởng của nhà văn Nam Cao, ông đại diện cho Nam Cao phát biểu những suy nghĩ, quan niệm nhân sinh ở đời. Xây dựng nhân vật với chiều sâu tâm lí cho thấy biệt tài của tác giả, đồng thời cũng thể hiện niềm cảm thong sâu sắc của Nam Cao với những trí thức nghèo đương thời.

4 tháng 10 2021

Mỗi nhân vật trong truyện ngắn Lão Hạc của nhà văn Nam Cao là một mảnh đời, một số phận. Ta thương cảm xót xa cho cái chết đầy đau đớn dữ dội của lão Hạc, nhưng cũng không quên đi một ông giáo đầy bất hạnh. Nung nấu trong mình những ý định lớn lao, nhưng tất cả đều sụp đổ bởi “cơm áo không đùa với khách thơ”.

Hai tiếng ông giáo đầy kính trọng, thiêng liêng. Ở cái đất quê mùa, ít học ấy mấy ai được người đời tôn xưng là ông giáo. Đó phải là người hiểu luân lí, lắm chữ nghĩa mới được gọi như vậy. Và ông giáo chính là một người như vậy.

Dưới sự giới thiệu của Nam Cao, người đọc được biết đôi nét về tiểu sử của ông giáo.Thời trẻ ông giáo là một người chăm chỉ, ham học hỏi, sống có mục đích, lí tưởng, thứ ông quý hơn sinh mạng của mình chính là những cuốn sách. Nhưng cuộc sống đưa đẩy, đầy éo le, vào Sài Gòn lập nghiệp không được bao lâu, ông giáo ốm, trận ốm ấy đã khiến ông bán gần hết những gia sản mình có và mang về được một va li sách. Nếu như lão Hạc yêu quý cậu Vàng như thế nào thì ông lão cũng nâng niu những cuốn sách của mình như vậy. Nhưng lấy vợ, rồi cái nghèo cứ đeo bám, ông bán dần bán mòn những quyển sách của mình và giữ lại đúng năm quyển, tự hứa sẽ không bán chúng đi nữa. Nhưng cuộc đời cũng thật biết trêu đùa, con ông ốm đau, sài đẹn, ông phải làm sao? Đành bán vợi, bán dần những cuốn còn lại kia. Cuộc đời của ông giáo cũng chính là một bi kịch khác, bi kịch của một người trí thức nghèo.

Ông giáo còn là một người có tâm lòng nhân hậu, luôn biết yêu thương và san sẻ với mọi người. Ông giáo là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho lão Hạc. Ông giao là nơi để lão Hạc chia sẻ tâm sự, vợi bớt đi bao nỗi buồn, đặc biệt là tư ngày con lão Hạc bỏ đi đồn điền cao su. Những bức thư con lão gửi về cũng chính là ông giáo đọc, để lão thỏa vơi nỗi nhớ con. Rồi khi lão Hạc bán chó, đau đớn, xót xa, tự trách mình, cũng chính ông giáo đã ở bên an ủi, động viên: “Chẳng kiếp gì sung sướng thật, nhưng có cái này là sung sướng: bây giờ cụ ngồi xuống phản này chơi, tôi đi luộc mấy củ khoai lang, nấu một ấm nước chè tươi thật đặc; ông con mình ăn khoai, uống nước chè, rồi hút thuốc lào. Thế là sướng”. Đối với ông giáo, lão Hạc là một người thân trong gia đình, ông thương cảm cho số phận bất hạnh của lão Hạc, vợ mất, một mình gà trống nuôi con, nay lại lụi cụi một mình khi đứa con trai bỏ đi. Lão Hạc nào có ai bên cạnh chăm sóc, ngoài sự quan tâm, sẻ chia của ông giáo.

Dù gia cảnh cũng không khấm khá gì hơn lão Hạc. Nhưng nhìn cảnh lão Hạc sau khi gửi tiền tang ma sau này và giao mảnh vườn lại để cho con, phải ăn uống kham khổ, lấy củ khoai, củ ráy ăn thì ông giáo động lòng thương cảm muốn giúp đỡ. Ông giúp bằng chính cái tâm của mình, nhưng lại bị lão Hạc từ chối gần như là hách dịch. Ông hiểu lắm, bởi lão là người có lòng tự trọng, nên không muốn ai thương hại mình. Cái chết của lão Hạc cũng làm ông giáo bàng hoàng đau đớn. Đến bấy giờ ông mới thực sự hiểu hết con người lương thiện, nhân cách cao đẹp của lão Hạc: “Lão Hạc ơi! Lão Hạc ơi! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt. Lão đừng lo gì cho cái vườn của lão. Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão. Đến khi con trai lão về, tôi sẽ trao lại cho hắn và bảo hắn: Đây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn; cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào…”.

Ông giáo cũng là người rất hiểu chuyện, nắm bắt rõ tâm lí con người. Khi ông đem chuyện lão Hạc kể với vợ, mụ vợ gắt phắt đi vì cho rằng chính lão tự làm lão khổ nên mặc kệ lão. Ông giáo không trách vợ bởi: “Vợ tôi không ác nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên dược cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu?Khi người ta đau khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất”.

Ông giáo là nhân vật tư tưởng của nhà văn Nam Cao, ông đại diện cho Nam Cao phát biểu những suy nghĩ, quan niệm nhân sinh ở đời. Xây dựng nhân vật với chiều sâu tâm lí cho thấy biệt tài của tác giả, đồng thời cũng thể hiện niềm cảm thong sâu sắc của Nam Cao với những trí thức nghèo đương thời

Lai

4 tháng 10 2021

  Truyện ngắn Lão Hạc là một trong những thành công của Nam Cao trong việc xây dựng những hình tượng người nông dân Việt Nam sống dưới ách thống trị nặng nề trọng xã hội thực dân nửa phong kiến, những con người phải sống một cuộc đời đầy đau khổ nhưng vẫn mang một vẻ đẹp tâm hồn thật cao quý. Nếu lão Hạc là hình tượng nhân vật gảy xúc động bởi tình phụ tử thiêng liêng và nhân cách cao thượng thì ông giáo cũng là điểm sáng về tinh thương người, về cách nhìn đầy cảm thông trân trọng đối với người nông dân nghèo đói đương thời.

    Trước hết, ta thấy nhân vật "tôi" trong tác phẩm là một người tri thức nghèo. Nghề giáo trong xã hội ấy thường bị thất nghiệp. Mọi mơ ước, lí tưởng, mọi nhiệt tình sôi nổi của tuổi trẻ đành bỏ dở và phai nhạt dần. Kể cả những cuốn sách quý giá ông giáo cũng đành bán đi để chữa bệnh cho con. ông giáo, do đó, rất cảm thông với nỗi đau xót của lão Hạc... ông tâm sự như muốn nói với người bạn đồng cảnh ngộ: "Lão Hạc ơi!Ta có quyền giữ cho ta một tí gì đâu? Lão qúy con chó Vàng của lão đã thấm vào đâu với tôi quý năm quyển sách của tôi!"

    Từ kinh nghiệm, từ nỗi đau bản thân, ông giáo dễ dàng thông cảm với lão Hạc. Ông thấy được phẩm chất cao quý của lão Hạc và rất trân trọng lão Hạc. Ông đã nhận xét nếu không hiểu sâu tâm hồn phẩm chất của họ, ta chỉ thấy họ ngu dốt, gàn dở, xấu xa! Ngược lại, đã hiểu và yêu quý Lão Hạc, ông giáo ngầm giúp đỡ lão Hạc đến nỗi vợ của ông phàn nàn trách cứ. Đó là thời buổi cái đói khổ và cái chết chóc đang rình rập bất cứ ai! Hiểu nhau ở tinh thần, thể hiện bằng hành động giúp đỡ cụ thể, điều đó rõ là tình cảm sâu xa, nhân hậu.

    Tuy nhiên, cả một xã hội đang bị cảnh chết đói đe dọa, có người còn giữ được đạo đức nhân cách, có người phải trộm cắp để sống. Vì vậy, thấy Lão Hạc xin bả chó của Binh Tư, ông giáo lầm tưởng lão Hạc cũng từ bỏ nhân cách, đói nghèo đến liều lĩnh rồi. Dù vậy, ông giáo cũng suy nghĩ rất nhân hậu: Lão Hạc lại nối gót Binh Tư làm nghề bắt trộm chó để sống, lẽ nào một con người hiền lành chất phác như vậy mà giờ đây lại có ý nghĩ và hành động xấu xa đến như thế? Vừa kính nể về nhân cách, vừa thương vì hoàn cảnh túng cùng, ông giáo cảm thấy buồn trước sự suy thoái đạo đức. Đến lúc nghe và thấy cái chết thảm khốc vì ăn bả chó của lão Hạc, ông giáo chợt nhận ra: "Không! Cuộc đời chưa hẳn đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác". Thật vậy, cuộc đời chưa hẳn đáng buồn vì Lão Hạc vẫn là con người có đạo đức, có nhân cách cao quý, Lão Hạc vẫn xứng đáng với niềm tin của ông, lão chưa mất nhân phẩm vì miếng cơm manh áo! Chưa hẳn đáng buồn, vì lão Hạc vẫn là con người có đạo đức, có nhân cách cao quý, lão Hạc vẫn xứng đáng với niềm tin cậy của ông, lão chưa mất nhân phẩm vì miếng cơm manh áo! Nhưng đời đáng buồn theo nghĩa khác: ông giáo buồn vì con người mà ông đang yêu mến, quý trọng ấy lại nghèo đến nỗi không có cái ăn để tồn tại trên cõi đời này. Cuộc đời con người lương thiện lại bi thảm đến thế? Vậy thì chân lí "ở hiền gặp lành" còn tồn tại nữa chăng?

    Đối với lão Hạc, còn quý gì hơn lời hứa thực hiện điều ông trăn trối: Lão Hạc ơi! Lão Hạc ơi! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt! Lão đừng lo gì cho cái vườn của lão... cái vườn mà lão nhất định không chịu bán đi một sào". Ta như nghe ông giáo đang thề nguyện trước vong linh người đã khuất, ta tin rằng ông sẽ làm tròn lời hứa với lão Hạc.
Truyện Lão Hạc đã cho ta thấy xã hội đương thời có nhiều cảnh bi thương, dồn con người lương thiện vào đường cùng không giúp được, không cưu mang nổi nhau để cuối cùng phải tự kết liễu đời mình một cách thảm thương. Ý nghĩa tố cáo của truyện thật sâu sắc!

    Tóm lại, ông giáo là người trí thức, không may mắn trong xã hội đương thời nhưng vẫn có tấm lòng nhân hậu đáng quý, có cái nhìn sâu sắc để cảm thông chia sẻ và quý trọng một người chất phác thật thà như lão Hạc. Biết bao người có lòng nhân hậu mà không giúp nhau vượt qua bi kịch của cuộc sống! Qua ông giáo, ta hiểu cái nhìn cảm thông tin tưởng của Nam Cao đối với nhân cách đáng quý: dù đó là trí thức hay nông dân thì quan hệ giữa họ vẫn là tri kỉ, họ có thể kí thác những điều hệ trọng, thiêng liêng nhất đời mình.

Giúp e vs akHệ thống câu hỏi tìm hiểu văn bản1.Vì sao nói những mộng tưởng của cô bé diễn ra theo thứ tự hợp lí? Em có nhận xét gì về ước mơ khát vọng của cô bé?2.Khi diêm tắt, tất cả mộng tưởng đều biến mất chỉ còn lại thực tế. Em hãy nhận xét đây là thực tế như thế nào?3.Khi nói về mộng tưởng và thực tế, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật đặc sắc nào? Em hãy nêu tác dụng của...
Đọc tiếp

Giúp e vs ak

Hệ thống câu hỏi tìm hiểu văn bản
1.Vì sao nói những mộng tưởng của cô bé diễn ra theo thứ tự hợp lí? Em có nhận xét gì về ước mơ khát vọng của cô bé?
2.Khi diêm tắt, tất cả mộng tưởng đều biến mất chỉ còn lại thực tế. Em hãy nhận xét đây là thực tế như thế nào?
3.Khi nói về mộng tưởng và thực tế, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật đặc sắc nào? Em hãy nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật này?
4.Thông điệp mà nhà văn muốn gửi gắm qua những ước mơ của cô bé bán diêm là gì? Từ đó em hiểu gì về tầm lòng của nhà văn?
5.Hãy nêu cảm nhận của em về ý nghĩa của hình ảnh ngọn lửa diêm trong câu truyện.
6.Hình ảnh cô bé bán diêm gợi cho em liên tưởng đến những người như thế nào trong xã hội? Từ đó em rút ra bài học gì cho bản thân?


0
4 tháng 10 2021

Tham khảo:

"Cuộc sống đã cho em bao ước mơ màu hồng, cho em bao khát vọng và tình yêu mênh mông… Lời hát ấy cứ ngân vang mãi khiến cho tôi bao lần phải đặt ra câu hỏi “Cuộc sống là gì vậy nhỉ? Cuộc sống tươi đẹp và phong phú đến dường nào?…”. Phải chăng cuộc sống là một cuốn sách thần kì mà mỗi ngày là một trang sách mới?Bạn ơi! Hàng ngày chúng ta tiếp xúc với thế giới muôn loài và qua đó chúng ta hiểu thêm về ý nghĩa cuộcsống. Trái đất đang quay, nước sông đang chảy, con người đang làm việc… đó là cuộc sống. Mỗi vật xungquanh chúng ta luôn có cuộc sống để tồn tại, sinh sôi và phát triển. Chúng được sinh ra rồi lại chết đi. Conngười chúng ta cũng vậy, từ thuở lọt lòng – nhìn thấy mặt trời đến khi tạm biệt với thế giới đang sống là cảmột chuỗi thời gian dài. Trong quá trình đó, có khi là khổ đau tận cùng, có khi là hạnh phúc vô bờ. Cái cảmgiác đi vào giấc ngủ dài và không bao giờ tỉnh lại có thể làm con người ta hoảng hốt vì phải xa lìa với cuộcsống muôn vàn điều kì diệu đang và sẽ diễn ra. Nhiều lúc suy nghĩ vẩn vơ, tôi bỗng giật mình thót tim rằng“Rồi sẽ có ngày mình như thế*. Quy luật của tự nhiên và cuộc đời không ai có thể tránh khỏi. Thế nhưng đểcan đảm vượt qua cái “chết” thì mỗi người, ngay bây giờ hãy tự tạo ra cuộc sống có ý nghĩa để tạm thời lãngquên cái chết, để phấn đấu cho cuộc sống hôm nay. Chẳng phải N.A.Ostrovsky trong Thép đã tôi thế đấy đãtừng nói: “Cái quý giá nhất của con người là cuộc sống, đời người lạ chỉ sống có một lần, phải sống sao chokhỏi xót xa ân hận vì những năm tháng đã sống hoài sống phí…