K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

tham khảo:

https://hoc247.net/hoi-dap/ngu-van-8/ke-lai-mot-ket-thuc-moi-cua-truyen-lao-hac-faq386336.html#:~:text=H%E1%BB%8Fi%20%C4%91%C3%A1p%20l%E1%BB%9Bp%208-,K%E1%BB%83%20l%E1%BA%A1i%20m%E1%BB%99t%20k%E1%BA%BFt%20th%C3%BAc%20m%E1%BB%9Bi%20c%E1%BB%A7a%20truy%E1%BB%87n%20L%C3%A3o%20H%E1%BA%A1c,-K%E1%BB%83%20l%E1%BA%A1i%20m%E1%BB%99t

5 tháng 10 2021

Hạnh phúc gia đình là niềm vui, những điều tốt đẹp từ mỗi thành viên gia đình góp lại . 

hạnh phúc gia đình hơn cả kho báu trên Trái đất để nhấn mạnh tầm quan trọng của hạnh phúc gia đình. Quả thật, tiền bạc, châu báu không thể mua được hạnh phúc gia đình. Bởi nó thuộc về đời sống tinh thần của con người được hình thành từ tình cảm, tấm lòng chân thành, tinh thần trách nhiệm của mỗi thành viên trong gia đình tạo nên. Sống trong gia đình hạnh phúc, chúng ta sẽ rất bình yên, nhận được sự yêu thương, quan tâm, chia sẻ, đồng cảm, là chốn nương thân khi ta găp giông bão cuộc đời, gia đình hạnh phúc đem lại cho ta niềm vui, sự lạc quan, yêu đời, nuôi dưỡng ta những tình cảm tốt đẹp. Gia đình dầm ấm, mọi người mới dốc sức lo việc chung, con cái mới được quan tâm, giáo dục tốt, đây cũng là nét đẹp của lối sống văn minh, có văn hóa trong xã hội hiện nay. Vậy mà chế độ phong kiến với những bất công tồn tả hơn ngàn năm đã đem lại  sóng gió cho nhiều gia đình do quan điểm chồng chúa, vợ tôi gây nên. Vũ Nương phải tự vẫn vì Trương Sinh không tôn trọng nàng, cứ cố thủ chinh kiến của mình, gây nên nỗi oan ức cho Vũ Nương khiến nàng phải chọn con đường tự vẫn., còn có những người ích kỉ, lo đi tìm hạnh phúc ảo tượng , coi trọng cái tôi cá nhân dẫn đến nhà tan cửa nát. Trong văn bản " Cuộc chia tay của hai con búp bê" , ta thấy khi cha mẹ li dị,  Thành và Thủy cũng bị chia cắt, người ở với bố, người ở với mẹ. Hiểu được giá trị của hạnh phúc gia đình, chúng ta cần phải yêu thương,  quan tâm lẫn nhau,  ,có sự lắng nghe tôn trọng và giúp đỡ nhau trong mọi hoàn cảnh, biết nhường nhịn cho gia đình yên ấm.

5 tháng 10 2021

ko nên trả lời câu này :>

5 tháng 10 2021

Tham khảo:

Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao là một người cha rất thương con. Đồng cảm với nỗi phẫn chí của đứa con tội nghiệp, lão Hạc chấp nhận để con đi cao su. Làm như vậy, lão đã vì con mà ngậm ngùi chịu cảnh già cả, cô đơn, bệnh tật (liệt kê). Ở một mình, lão dành rất nhiều yêu thương cho con chó Vàng: gọi nó là “cậu” Vàng, ăn gì cũng cho nó ăn cùng, đau khổ, khóc lóc khi trót lừa nó để bán... Lão yêu con chó Vàng đơn thuần vì lão rất yêu loài chó ư? Không, lão yêu nó phần lớn bởi đó là kỉ vật của con trai để lại. Đặc biệt, cuối cùng lão Hạc đã chủ động tìm đến cái chết - một cái chết bi thương - cái chết bằng bả chó. Lão đã chấp nhận cái chết nghiệt ngã ấy để giữ lại cho con trai mảnh vườn đặng khi con về có vườn có đất làm ăn sinh sống.

5 tháng 10 2021

nhầm anh

5 tháng 10 2021

tieng anh ma sao lai la ngu van?

 

5 tháng 10 2021

Em tham khảo:

Truyện ngắn “Tôi đi học” của nhà văn Thanh Tịnh in trong tập Quê mẹ, xuất bản năm 1941. Đây là dòng cảm xúc của nhân vật “tôi” - cũng chính là tác giả, về những cảm xúc đầu đời trong buổi tựu trường ba mươi năm về trước. Dòng cảm xúc được thể hiện theo trình tự thời gian. Tâm trạng nhân vật phát triển song song cùng với các sự kiện đáng nhớ trong ngày đầu tiên đi học đó. Từ lúc được mẹ âu yếm dắt tay dẫn đi trên con đường tới trường, đến cảnh cậu say mê nhìn ngắm ngôi trường; cảnh hồi hộp nghe ông đốc gọi tên, lo lắng khi phải rời tay mẹ để cùng các bạn vào lớp nhận chỗ của mình và vào buổi học đầu tiên. Sự kết hợp hài hoà giữa bút pháp tự sự, miêu tả và cảm xúc chân thành đã tạo nên tính trữ tình đậm đà của thiên tự truyện. Để rồi sau mấy chục năm, tác giả - là cậu bé ngày xưa vẫn nhớ như in: Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm lấy tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp.

5 tháng 10 2021

help me

 

5 tháng 10 2021

Tham khảo:

 “Trong lòng mẹ” trích “Những thời thơ ấu” của Nguyên Hồng là một bài ca về tình mẫu tử bất diệt. Tại sao lại nói như vậy? Nhìn nhận sâu xa trong thời kì những năm 1930-1945 là thời kì mà cái “khái niệm” “Trọng nam khinh nữ” đặt nặng nhất. Người phụ nữ không được đi lấy chồng khác, ai đi lấy chồng khác thì bị thả trôi sông, cạo đầu bôi vôi,.. thoát nạn được là quá giỏi. Nhìn lại những gì trong văn bản, người phụ nữ – mẹ của bé Hồng đi lấy chồng khác, chịu những thành kiến “thối nát” của xã hội, tiêu biểu là bà cô của bé Hồng, bà mang ra nhiều thứ để nói, cố làm bé Hồng buồn. Bà ấy không tha cả một đứa con nít, không nghĩ đến cảm nhận của cháu mình, giả vờ tốt bụng mà như đâm một vạt dao vậy, bà ta có cay nghiệt trong ẩn ý khiến bé Hồng phải ghét bỏ mẹ của mình. Nhưng, tình mẫu tử luôn cao quý và thiêng liêng, đâu chỉ một hai lời nói “cay nghiệt” của một con người mà chia cắt được, bé Hồng không những không trách móc, ghét thù mẹ mình mà càng yêu quý mẹ nhiều, trong suy nghĩ mới “trưởng thành” chỉ nghĩ “Tại sao xã hội đầy rẫy bất công lại đặt ra thành kiến cho người phụ nữ như vậy?”. Rồi khi gặp được mẹ, bé Hồng cảm động, như bao đứa trẻ khác, sà vào lòng mẹ, tựa vào bầu sữa ấm áp của mẹ, mẹ của bé Hồng cũng thế, âu yếm, yêu thương con hết mực. Chao ôi! (thán từ) Nhìn lại như thế, ta thấy được tình mẫu tử nào dễ dập tắt, hỏi thử chăng đây phải chăng là một bài ca?