K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 3

Nguyễn Du được mệnh danh là đại thi hào dân tộc, là một trong những nhà thơ vĩ đại nhất của nhân loại. Tài năng văn chương của ông được thể hiện qua nhiều tác phẩm, tiêu biểu nhất là Truyện Kiều. Nguyễn Du có khả năng sáng tạo độc đáo, sử dụng ngôn ngữ điêu luyện, tinh tế. Ông đã xây dựng nên những hình ảnh thơ ca đầy sức sống, giàu giá trị biểu cảm. Truyện Kiều là một kiệt tác, thể hiện sâu sắc tư tưởng nhân văn cao cả của Nguyễn Du. Tác phẩm không chỉ là tiếng nói thương cảm cho số phận con người, đặc biệt là người phụ nữ, mà còn là tiếng nói tố cáo xã hội bất công, thối nát. Nguyễn Du đã sử dụng nhiều biện pháp tu từ như ẩn dụ, so sánh, điển tích điển cố,... để làm tăng giá trị biểu cảm cho tác phẩm. Ngoài Truyện Kiều, Nguyễn Du còn có nhiều tác phẩm giá trị khác như "Thanh Hiên thi tập", "Bắc hành tạp lục", "Văn chiêu hồn",... Mỗi tác phẩm đều mang những giá trị riêng, thể hiện tài năng và tâm hồn của Nguyễn Du. Nguyễn Du là một nhà thơ lớn, một nhà nhân đạo lớn, một danh nhân văn hóa thế giới. Tác phẩm của ông đã và sẽ mãi là nguồn cảm hứng cho các thế hệ mai sau.

7 tháng 3

Trong bài thơ "Dục Thúy Sơn", hình ảnh núi đồi như những dải xanh mịn, chạy dài như bức tranh tô điểm cho vẻ đẹp huyền bí của tự nhiên. Những tia nắng mặt trời mềm mại đọng nhẹ lên những đỉnh núi, tạo nên bức tranh thiên nhiên huyền bí, mơ mộng. Mỗi góc cạnh của hình ảnh đều là những tác phẩm nghệ thuật tinh tế, khiến người đọc không khỏi say mê trước vẻ đẹp tuyệt vời của cảnh đẹp thiên nhiên tại Dục Thúy Sơn.

Khám phá sự hòa quyện giữa ánh sáng và bóng tối, những dải sáng và bóng tối nổi bật như những cảm xúc đan xen trong lòng người. Có lẽ, hình ảnh này mang đến cho người đọc không gian tĩnh lặng, nhưng cũng đầy chất bí ẩn và huyền bí. Đối với tôi, hình ảnh này là như một cánh cửa mở ra thế giới tâm hồn, nơi mà con người có thể tìm thấy sự yên bình và hòa mình vào vẻ đẹp không gian thiên nhiên hùng vĩ.

  Cuộc sống luôn có nhiều áp lực nên không phải lúc nào ta cũng có đủ vững chãi để làm chủ hết bản thân, nhất là khi có những biến động bất ngờ. Trong những lúc tâm tư rối bời hoảng loạn hay chán chường lạc lõng, ta luôn ước ao có một người thân bên cạnh để được chia sẻ. Dù người ấy chẳng giúp ta giải quyết được vấn đề, thậm chí chẳng khuyên được một điều gì bổ ích, nhưng chỉ cần...
Đọc tiếp
 

Cuộc sống luôn có nhiều áp lực nên không phải lúc nào ta cũng có đủ vững chãi để làm chủ hết bản thân, nhất là khi có những biến động bất ngờ. Trong những lúc tâm tư rối bời hoảng loạn hay chán chường lạc lõng, ta luôn ước ao có một người thân bên cạnh để được chia sẻ. Dù người ấy chẳng giúp ta giải quyết được vấn đề, thậm chí chẳng khuyên được một điều gì bổ ích, nhưng chỉ cần thái độ lắng nghe hết lòng cũng đủ khiến ta vơi đi rất nhiều phiền muộn rồi. Cho nên, được lắng nghe là nhu cầu không thể thiếu của con người. Thế nhưng, điều nghịch lý là ai cũng muốn người khác lắng nghe mình, còn mình lại không chịu lắng nghe ai cả. (….)

              Nếu ta thực sự muốn giúp người kia vơi đi những nỗi khổ niềm đau đang đè nặng trong lòng, thì việc trước tiên là ta phải biết lắng nghe họ. Cũng như vị thầy thuốc trước khi chẩn mạch kê toa thì phải luôn quan sát thần sắc của bệnh nhân. Sau đó, lắng nghe thật kĩ càng những báo cáo hay những lời than thở về bệnh trạng. Khi ta quyết định lắng nghe một người đang khổ, tức là ta đang đóng vai thầy thuốc để chữa trị bệnh cho họ. Dù ta không phải nhà tâm lý trị liệu, nhưng với lòng chân thành và thái độ lắng nghe đúng đắn, chắc chắn ta sẽ giúp được người kia ít nhiều. Vì vậy mỗi khi chúng ta chuẩn bị lắng nghe, ta phải hỏi kỹ lại mình đã thật sự vào vai của một người cứu giúp chưa? (Theo Thầy Minh Niệm, Hiểu về trái tim, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2017, tr.160-162)

a) Văn bản trên thuộc loại văn bản nào?

b) Theo tác giả khi chúng ta lắng nghe cần có thái độ như thế nào?

c) Vì sao tác giả cho rằng "Khita quyết định lắng nghe một người đang khổ, tức là ta đang đóng vai thầy thuốc để chữa trị bệnh cho họ"?

d) Theo anh/chị, vì sao tác giả cho rằng "khi chúng ta chuẩn bị lắng nghe, ta phải hỏi kỹ lại mình đã thật sự vào vai của một người cứu giúp chưa?"

e) Văn bản được viết ra nhằm mục đích gì? Tác giả đã bày tỏ thái độ, tình cảm như thế nào đối vơi các vấn đề được nêu trong văn bản?

f) Theo anh/chị, chúng ta cần làm gì khi lắng nghe ai đó?

1

UUk tớ cũng thấy vậy