K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 12 2016

Các quốc gia Đông Nam Á ( như Trung Quốc, Viêt Nam, lào,...) có vị trí địa lí quan trọng, giàu tài nguyên nên sớm trở thành đối tượng xâm lược của các nước tư bản phương Tây.
Đông Nam Á là một khu vực khá rộng, bao gồm nhiều nước trên lục địa và hải đảo. diện tích khoảng 4,5 triệu km2, ngày nay có số dân hơn 500 triệu người ; các dân tộc có nền văn hóa truyền thống rực rỡ. Đông Nam Á nằm trên đường hàng hải từ Tây sang Đông, nối liền Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương. Đây là khu vực giàu tài nguyên : lúa gạo, cây hương liệu, động vật, khoáng sản..., có nguồn nhân công rẻ và thị trường tiêu thụ lớn.
Nhân khi chế độ phong kiến ở các nước Đông Nam Á đang suy yếu, vào nửa sau thế kỉ XIX. các nước tư bản phương Tây đã đẩy mạnh các cuộc chiến tranh xâm chiếm thuộc địa.

28 tháng 12 2016

có ai bít hông làm ơn giúp vớikhocroi

28 tháng 12 2016

Cuộc Cách mạng tháng 2 - 1917 (theo lịch Nga) là của một cuộc cách mạng tư sản. Sau cuộc cách mạng này đã tồn tại song song hai chính quyền: Chính phủ tư sản lâm thời và Chính quyền Xô viết. Sự tồn tại song song này hoàn toàn không có lợi cho việc khôi phục những khủng hoảng và phát triển kinh tế nước Nga. Vì thế Lennin đã làm cuộc Cách mạng tháng Mười (tức là cuộc Cách mạng của chính quyền Xô viết lật nhằm lật đổ Chính phủ tư sản lâm thời).


Quyết định này đã đem lại thắng lợi to lớn cho Chính quyền Xô viết, tạo tiền đề cho việc phát triển và bảo vệ nhà nước Nga còn non trẻ.



30 tháng 12 2016

Cuộc Cách mạng tháng 2 - 1917 (theo lịch Nga) là của một cuộc cách mạng tư sản. Sau cuộc cách mạng này đã tồn tại song song hai chính quyền: Chính phủ tư sản lâm thời và Chính quyền Xô viết. Sự tồn tại song song này hoàn toàn không có lợi cho việc khôi phục những khủng hoảng và phát triển kinh tế nước Nga. Vì thế Lennin đã làm cuộc Cách mạng tháng Mười (tức là cuộc Cách mạng của chính quyền Xô viết lật nhằm lật đổ Chính phủ tư sản lâm thời).


Quyết định này đã đem lại thắng lợi to lớn cho Chính quyền Xô viết, tạo tiền đề cho việc phát triển và bảo vệ nhà nước Nga còn non trẻ.



27 tháng 12 2016

mk bt hết đợi tý nhé

27 tháng 12 2016

bạn nhanh giúp mik nha!!! Mai thi sớm rồikhocroi

30 tháng 12 2016

Sau cách mạng tháng 2 một tình hình chính trị phức tạp chưa từng thấy đã xảy ra ở Nga. Đó là tình trạng 2 chính quyền song song tồn tại : chính phủ tư sản lâm thời và Xô viết đại biểu công nhân, nông dân và binh lính.Hai chính quyền này đại diện cho lợi ích của các giai cấp khác nhau nên không thể cùng tồn tại lâu dài.

30 tháng 12 2016

Trong nông nghiệp, cũng có nhiều tiến bộ về kĩ thuật và phương pháp canh tác. Sang thế kỉ XIX. phân hóa học được sử dụng. Máy kéo chạy bằng hơi nước, máy cày nhiều lưỡi, máy gặt đập được sử dụng rộng rãi.
Trong lĩnh vực quân sự. nhiều vũ khí mới được sản xuất : đại bác, súng trường bán nhanh và xa : chiến hạm vỏ thép chạy bằng chân vịt có trọng tải lớn ; ngư lôi bắt đầu được sử dụng : khí cầu dùng để trinh sát trận địa đối phương...

Trong giao thông vận tải có động cơ hơi nước...

Trong công nghiệp nổi bật là kĩ thuật luyện kim làm tăng nhanh sản xuất thép, sản xuất nhôm, nhiều loại máy móc như máy phay, máy tiện, máy điện tử



2 tháng 10 2017

Vào đầu thế kỉ 18, Niu-tơn người Anh đã phát minh ra thuyến vạn vật hấp dẫn

Giữa thế kỉ đó, Lô-mô-nô-xốp người Nga phát minh ra định luật bảo toàn vật chất và năng lượng

Năm 1837,Puốc-kin-giơ(Séc)tìm ra thuyết tế bào.

Năm 1859, Đác-uyn(Anh)nêu lên thuyết tiến hóa và di truyền

Ý nghĩa:Những phát minh trên chứng tỏ vạn vật biến chuyển, vận động theo quy luật, tấn công vào Giáo lý cho rằng thượng đế sinh ra muôn loài.

30 tháng 12 2016

“Kẻ gieo gió phải gặt bão" - chiến tranh kết thúc với sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa phát xít Đức, I-ta-li-a. Nhật Bản. Tuy nhiên, toàn nhân loại đã phải hứng chịu những hậu quả thảm khốc của chiến tranh.
Chiến tranh thế giới thứ hai là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất và tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử loài người : 60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn tật, thiệt hại về vật chất gấp 10 lần so với Chiến tranh thế giới thứ nhất, bằng tất cả các cuộc chiến tranh trong 1000 năm trước đó cộng lại.
Chiến tranh kết thúc đã dẫn đến những biến đổi căn bản của tình hình thế giới.

20 tháng 1 2017

/ly-thuyet/bai-11-cac-nuoc-dong-nam-a-cuoi-the-ki-xix-dau-the-ki-xx.1507/

1 tháng 1 2017

1>

Dưới sự tác động của Cách mạng tháng Mười và cao trào cách mạng thế giới.

- Dưới sự tác động của Cách mạng tháng Mười và cao trào cách mạng thế giới, phong trào độc lập dân tộc phát triển mạnh mẽ, đa dạng, nhưng không đồng đều giữa các nước.

- Phong trào có nhiều điểm mới : phong trào dân tộc tư sản có những bước tiến rõ rệt về về tổ chức và mục tiêu đấu tranh ; khuynh hướng vô sản xuất hiện ; sự ra đời của các Đảng Cộng sản ở một số nước.

26 tháng 12 2016

Kết cục của chiến tranh thế giới thứ hai

“Kẻ gieo gió phải gặt bão" - chiến tranh kết thúc với sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa phát xít Đức, I-ta-li-a. Nhật Bản. Tuy nhiên, toàn nhân loại đã phải hứng chịu những hậu quả thảm khốc của chiến tranh.
Chiến tranh thế giới thứ hai là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất và tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử loài người : 60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn tật, thiệt hại về vật chất gấp 10 lần so với Chiến tranh thế giới thứ nhất, bằng tất cả các cuộc chiến tranh trong 1000 năm trước đó cộng lại.
Chiến tranh kết thúc đã dẫn đến những biến đổi căn bản của tình hình thế giới.



26 tháng 12 2016

Nguyên nhân bùng nổ chiến tranh thế giới thứ hai

Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, những mâu thuẫn mới về quyền lợi, về thị trường và thuộc địa lại tiếp tục nảy sinh giữa các nước đế quốc. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 làm cho những mâu thuẫn đó thêm sâu sắc dẫn tới việc lên cầm quyền của chủ nghĩa phát xít ở I-ta-li-a, Đức và Nhật Bản, với ý đồ gây chiến tranh chia lại thế giới.
Giữa các nước đế quốc dần dần hình thành hai khối đối địch nhau : khối Anh - Pháp - Mĩ và khối phát xít Đức - I-ta-li-a - Nhật Bản. Hai khối đế quốc này mâu - thuẫn gay gắt với nhau về thị trường và thuộc địa nhưng đều coi Liên xô là kẻ thù cần phải tiêu diệt. Khối Anh - Pháp - Mĩ thực hiện đường lối thỏa hiệp nhượng bộ nhằm làm cho khối phát xít chĩa mũi nhọn chiến tranh về phía Liên Xô. Do chính sách thỏa hiệp này, sau khi sáp nhập nước Áo vào Đức, Hít-le chiếm Tiệp Khắc (tháng 3 - 1939). Tuy vậy, thấy chưa đủ sức đánh Liên Xô, Hít-le quyết định tấn công các nước châu Âu trước. Ngày 1-9-1939 phát xít Đức tấn công Ba Lan. Ngay sau đó, Anh, Pháp tuyên chiến với Đức Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.