K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 10 2021

Tượng hình : lom khom,thất thểu,lóng lánh,thong thả,lò dò

Tượng thanh : róc rách,lanh lảnh,thút thít,loảng xoảng,cành cạnh

20 tháng 10 2021

S bn ko tự nghĩ đi

20 tháng 10 2021

khó

 

Bài 3: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: ...“Em ngồi nép trong một góc tường, giữa hai ngôi nhà, một cái xây lùi vào chút ít.   Em thu đôi chân vào người, nhưng mỗi lúc em càng thấy rét buốt hơn.  Tuy nhiên, em không thể nào về nhà nếu không bán được ít bao diêm, hay không ai bố thí cho một đồng xu nào đem về; nhất định là cha em sẽ đánh em.  Vả lại ở nhà cũng rét...
Đọc tiếp

Bài 3: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

...“Em ngồi nép trong một góc tường, giữa hai ngôi nhà, một cái xây lùi vào chút ít.

  Em thu đôi chân vào người, nhưng mỗi lúc em càng thấy rét buốt hơn.

  Tuy nhiên, em không thể nào về nhà nếu không bán được ít bao diêm, hay không ai bố thí cho một đồng xu nào đem về; nhất định là cha em sẽ đánh em.

  Vả lại ở nhà cũng rét thế thôi. Cha con em ở trên gác sát mái nhà, và mặc dầu đã nhét giẻ rách vào các kẽ hở lớn trên vách, gió vẫn thổi rít vào trong nhà. Lúc này đôi bàn tay em đã cứng đờ ra.

  Chà! Giá quẹt một que diêm mà sưởi cho đỡ rét một chút nhỉ?”...

1. Đoạn trích trên nằm trong văn bản nào? Tác giả là ai?

2. Chỉ ra và cho biết tác dụng của thán từ trong đoạn trích trên.

3. Giải thích vì sao trong đoạn trích trên em bé không thể trở về nhà? Chi tiết đó gợi cho em suy nghĩ gì về nỗi bất hạnh của em bé?

4. Từ văn bản trên và những hiểu biết xã hội, em hãy viết đoạn văn (khoảng 10 câu) làm sáng tỏ vai trò của gia đình trong cuộc sống của mỗi người, đặc biệt là các em nhỏ, trong đoạn văn có sử dụng một trợ từ (gạch chân và chú thích).

5. Em hãy kể tên một văn bản đã học trong chương trình Ngữ văn THCS cũng viết về nỗi bất hạnh của những em nhỏ và ghi rõ tên tác giả.                                                                                    

0
Bài 2: Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:Chị Dậu nghiến hai hàm răng:- Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu1. Đoạn văn trên trích từ văn bản...
Đọc tiếp

Bài 2: Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:

Chị Dậu nghiến hai hàm răng:

- Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!

Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu

1. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Của ai?

2. Em hiểu như thế nào về ý nghĩa nhan đề của văn bản?

3. Tìm các từ ngữ cùng trường từ vựng trong đoạn văn trên và chỉ rõ các trường từ vựng đó.

4. Hãy viết một đoạn văn khoảng 12 câu để làm rõ câu chủ đề sau:Chị Dậu tiêu biểu cho vẻ đẹp của người phụ nữ nông dân vừa giàu tình yêu thương, vừa có sức sống tiềm tàng, mạnh mẽ. Trong đoạn văn có sử dụng thán từ (gạch chân chú thích).

1
20 tháng 10 2021

1.Đoạn văn trên trích trong văn Tức nước vỡ bờ.Tác giả là Ngô Tất Tố

2.Em hiểu ý nghĩa nhân đề là:

+Nghĩa đen :nước lớn ,nhiều quá thì ắt sẽ vỡ bờ

+tên nhan đề có ý nghĩa là con người bị áp bức,bóc lột một cách quá đáng thì sẽ vùng dậy đấu tranh,phản kháng.Sức mạnh đó bắt nguồn từ chính nhân phẩm,tình yêu thương gia đình,..

3.Trường từ vựng bộ phận trên cơ thể con người :hàm răng ,cổ ,miệng 

trường từ vựng hoạt động của con người :túm ,ấn ,dúi,chạy,xô đẩy,ngã

4.Văn bản “Tức nước vỡ bờ” trích tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố là một văn bản tiêu biểu trong thời  kì bấy giờ nói về người phụ nữ có đầy tinh thần mạnh mẽ, và đồng thời giản ánh sự cực khổ của của những người nông dân trong xã hội cũ bị Thực Dân Pháp xâm lược. Trong văn bản người mà đã để lại ấn tưởng sâu sắc trong tôi đó là nhân vật chị Dậu. Chị một lòng muốn bảo vệ chính người chồng của mình một cách chu đáo nhất (nấu cháo cho chồng ăn, quạt cho chồng ngủ, rón rén ân cần, để ý chồng ăn có ngon miện không..). Chị là người vợ thương yêu chồng hết mực, sẵn sàng đánh trả bọn Cai Lệ để bảo vệ chồng. Tuy đó là tên tay sai chuyên nghiệp và đầy hung bạo lòng lang dạ thú và sẵn sàng gây tội ác để đạt được mục đích của mình. Nó chính là hiện thân của bộ mặt tàn ác bất nhân bất nghĩa của xã hội thực dân phong kiến đương thời. Chị  Dậu là người phụ nữa có tinh thần phản kháng mạnh mẽ. Được thể hiện rõ qua thái độ của chị. Ban đầu chị một mực van xin với lời lẽ cam chịu: Bẩm ông, xưng cháu, chị cố gắng xin khất cai lệ người nhầ lý trưởng nhưng hắn không những không tha mà còn đe dọa sẽ dỡ cả nhà chj. Sau đó tên Cai Lệ còn định xông đến bắt trói anh Dậu .Chị dậu hoảng hốt liền vội dỡ tay hắn ":cháu van ông ,nhà cháu vừa tỉnh đc 1 lúc ông tha cho ! Tên cai lệ độc ác liền bịch mấy bịch vào ngực chị y:tha này!tha này!Trước sự ngang tàn và bị dồn đến đường cùng, chị liều mạng cự lại bằng lí: Chồng tôi đau ốm ông không được phép hành hạ. Lời nói cảnh báo với tư thế ngang hàng qua cách xưng hô: Tôi – ông. Và khi tên Cai Lệ đạp vào mặt chị và sấn đến trói anh Dậu. Và chị đã cự lại bằng lực, chị nghiến hai hàm răng nói “ Mày trói chồng cho bà mày xem”. Những lời lẽ của chị  đầy sự thách thức và đanh đá và mạnh mẽ. Chị Dậu khi đó hiện lên thật là đẹp. Với tinh thần phản kháng. Qua câu nói “ Thà ngồi tù chứ không để chúng làm tình làm tội”. Qua đó cho ta thấy chị là người phụ nữa giàu lòng yêu thương , có sức sống mạnh và một tinh thần chiến đầu mạnh mẽ tiềm tàng.

Bạn tham khảo nha,chúc bạn học tốt !

Bài 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:...“ Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng. Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi. [...] Và cái lầm đó không những làm tôi thẹn mà còn tủi cực nữa, khác gì cái ảo...
Đọc tiếp

Bài 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

...“ Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng. Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi. [...] Và cái lầm đó không những làm tôi thẹn mà còn tủi cực nữa, khác gì cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc.”  

1. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Ai là tác giả?

2. Đoạn văn được kể theo ngôi thứ mấy, bằng lời kể của nhân vật nào?

3. Các từ in đậm trong đoạn văn trên thuộc trường từ vựng nào?

4. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: “ Và cái lầm đó không những làm tôi thẹn mà còn tủi cực nữa, khác gì cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc.”  

5. Viết một đoạn văn khoảng 10- 12 câu với câu chủ đề “Đến với văn bản “ Trong lòng mẹ” của nhà văn Nguyên Hồng, ta cảm nhận được bé Hồng có tình yêu thương mẹ sâu sắc”. Trong đoạn văn, em sử dụng thán từ (gạch chân chỉ rõ).

0
20 tháng 10 2021

lom khom, thướt tha

20 tháng 10 2021

liêu xiêu, tập tễnh...

20 tháng 10 2021

Em tham khảo:

Ấn tượng:

Người vợ, ngươi mẹ giàu tinh yêu thương vì chị sẵn sàng hi sinh tất cả để bảo vệ chồng, nhường đồ ăn cho con...

20 tháng 10 2021

Em tham khảo:

 "Tôi đi học" của Thanh Tịnh là một truyện ngắn xuất sắc đã thể hiện một cách xúc động tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật "tôi", chú bé được mẹ đưa đế trường vào học lớp năm trong ngày tựu trường.

               Đó là "một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh", chú mặc " chiếc áo vải dù đen dài", chú cảm thấy "trang trọng và đứng đắn". Lòng chú "tưng bừng rộn rã" được mẹ hiền "âu yếm nắm tay" dẫn đi trên con đường làng thân thuộc " dài và hẹp". Chú vô cùng xúc động, cảm thấy bỡ ngỡ, cảm thấy lạ, tưởng như con đường làng và mọi vật xung quanh "đều thay đổi". Chú đã nghĩ về sự bỡ ngỡ ấy : "vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn : hôm nay tôi đi học"

              Chú bâng khuâng tự hào thấy mình đã lớn khôn, không còn lêu lổng đi thả diều, đi ra đồng nô đùa như thằng Sơn, thằng Quý nữa. Chú "thèm" cảnh mấy cậu học trò bằng tuổi mình "áo quần tươm tất, nhí nhảnh gọi tên nhau hay trao sách vở cho nhau xem". Chỉ cầm hai quyển vở mới, dù "tay ghì thật chặt" mà chú vẫn cảm thấy "nặng", rồi một quyển vở " xệch ra và chếch đầu cúi xuống đất". Nhìn thấy mấy cậu ôm sách vở nhiều lại còn kèm cả bút thước nữa, chú ngây thơ nghĩ : "chắc chỉ người thạo mới cầm nổi bút thước". Ý nghĩ, tâm lí ấy của nhân vật "tôi" đã thoáng qua trong trí mình một cách nhẹ nhàng 
"như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi".

           Khi đứng trước ngôi trường, chú bé càng hồi hộp, bỡ ngỡ. Chú ngạc nhiên trước cảnh đông vui " đầy đặc cả người" trước sân trường; ai cũng áo quần "sạch sẽ", gương mặt cũng "vui tươi sáng sủa". Chú đã từng đi bẫy chim quyên với thằng Minh, và ghé lại trường một lần, đi quanh các lớp, cảm thấy trường "xa lạ", "cao ráo và sạch sẽ hơn các nhà trong làng". Buổi tựu trường hôm nay, chú cảm thấy trường Mĩ Lí của mình "vừa xinh xắn oai nghiêm như cái đình làng Hòa Ấp". Đứng giữa sân trường rộng, chú bé "đâm ra lo sợ vẩn vơ". Đó là tâm trạng bồi hồi, bỡ ngỡ rất thực, rất điển hình đối với tuổi thơ trong buổi tựu trường đầu tiên của đời mình.

         Chú bé cũng như những học trò mới khác " bỡ ngỡ đứng nép bên người thân", chỉ dám " nhìn một nửa", chỉ dám " đi từng bước nhẹ". Tất cả đều " như con chim non đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ"...

         Chú cảm thấy lòng mình vô cùng hồi hộp, '"thúc vang dội" bởi một hồi trống trường; cảm thấy mình "chơ vơ", "vụng về lúng túng". Chân "không đi" như bị một sức mạnh "kéo dìu" về phía trước; lúc "co", lúc "duỗi", cứ "dềnh dàng mãi". Chú cũng như các cậu học trò mới vì quá hồi hộp mà "run run theo nhịp bước rộn ràng trong các lớp".

        Lúc nghe ông đốc đọc tên từng người, chú bé xúc động, hồi hộp đến độ quả tim "ngừng đập", "giật mình lúng túng", chú " quên cả mẹ" đứng sau mingf. Nghe ông đốc dặn dò, "không em nào dám trả lời"; trước cái nhìn của mọi người, các học trò mới cũng như nhân vật "tôi" càng thêm "lúng túng". Nhiều học trò mới "ôm mặt khóc", chú bé cũng " dúi đầu vào lòng mẹ nức nở khóc theo". Mặc dù lúc ấy "một bàn tay dịu dàng", " một bàn tay quen nhẹ" của mẹ hiền "vuốt mái tóc" cho, nhưng chú vẫn cảm thấy cô đơn, lẻ loi hơn bao giờ hết khi xếp hàng vào lớp. "Trong thời thơ ấu, tôi chưa lần nào thấy xa mẹ tôi như lần này".

       Cảm xúc hồi hộp, bâng khuân dâng lên man mác trong lòng khi chú vào ngồi trong lớp, cảm thấy "một mùi hương lạ xông lên". Chú " thấy lạ và hay hay" những hình treo trên tường. Chú nhìn bàn ghế rồi tạm nhận đó "vật riêng của mình", nhìn bạn tí hon ngồi cạnh không cảm thấy xa lạ mà " quyến luyến tự nhiên".... Có lúc chú " đưa mắt thèm thuồng" một cánh chim...Chú vòng tay lên bàn lầm nhẩm đánh vần bài viết tập "Tôi đi học". Tiếng phấn của thầy giáo đã đưa chú về "cảnh thật".

       Thanh Tịnh đã diễn tả những kỉ niệm, những diễn biến tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật "tôi" trong buổi tựu trường theo trình tự thời gian - không gian : lúc đầu là một buổi sớm mai mẹ dẫn đi trên con đường làng, sau đó là lúc đứng giữa sân trường, một hồi trống vang lên, nghe ông đốc đọc tên và dặn dò, cuối cùng là khi thầy giáo trẻ đưa vào lớp.

       Kỉ niệm ấy rất sâu sắc và rất đẹp, vì thế sau này "hàng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường".

20 tháng 10 2021

Cho mình xin 1 tick nhá

       Tôi đi học được bố cục theo dòng hồi tưởng của nhân vật "tôi” về những kỉ niệm buổi tựu trường. Tiết trời vào những ngày cuối thu, hình ảnh các em nhỏ đến trường gợi cho nhân vật “tôi” nhớ lại ngày đầu tiên đi học. "Tôi" nhớ lại con đường cùng mẹ đến trường, cảnh vật trên đường vốn rất quen nhưng lần này tự nhiên thấy lạ, “tôi” cảm thấy có sự thay đổi lớn trong lòng mình. Đó là cảm giác trang trọng và đứng đắn trong chiếc áo vải dù đen dài, cùng mấy quyển vở mới trên tay. Bàn tay cẩn thận, nâng niu mấy quyển vở, lúng túng muốn thử sức nên xin mẹ được cầm cả bút, thước như các bạn khác. Khi nhìn thấy ngôi trường ngày khai giảng, "tôi" thấy ngạc nhiên vì sân trường hôm nay dày đặc cả người, ai cũng ăn mặc sạch sẽ, gương mặt tươi vui và sáng sủa. Ngôi trường vừa xinh xắn vừa oai nghiêm khác thường, “tôi” cảm thấy mình bé nhỏ, do đó lo sợ vẩn vơ. Đặc biệt, lúc ngồi vào chỗ của mình trong giờ học đầu tiên, nghe thày giáo gọi tên, bắt đầu học bài học thứ nhất,... nhân vật chính của thiên truyện vừa thấy hồi hộp, ngỡ ngàng lại vừa tự tin, sung sướng.