K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 11 2017


* Ví dụ : Khi chân ta dẫm phải hòn than, chân vội nhấc lên là một phản xạ. Con chuột đang đi. bỗng nhìn thấy con mèo, liền chạy trốn cũng là một phản xạ...
- Phân tích đường đi của xung thần kinh trong phản xạ : Nếu ta dẫm phải hòn chân thì cơ quan thụ cảm ở đó nhận được một cảm giác rất nóng, liền xuất hiện một xung thần kinh theo dây thần kinh hướng tâm về trung ương thần kinh. Rồi từ trung ương phát đi xung thần kinh theo dây li tâm tới chân (cơ quan phản ứng).
Kết quả của sự phản ứng được thông báo ngược về trung ương theo
hướng làm nếu phản ứng chưa chính xác thì phát lệnh điều chỉnh, nhờ dây li tâm truyền tới cơ quan phản ứng. Nhờ vậy mà cơ thể có thể phản ứng chính xác đối với kích thích.

1 tháng 11 2017

-Phương pháp xử lí:
+Bước 1: Dùng ngón tay cái bịt chặc miệng vết thương đến khi máu không còn chảy nữa.
+Bước 2: Sát trùng bằng cồn iôt.
+Bước 3: Dùng băng dán miệng vết thương lại.

-Lưu ý: Sau khi băng, nếu máu vẫn còn chảy thì phải đưa ngay đến bệnh viện cấp cứu.

1 tháng 11 2017

-Tim hoạt động suốt đời mà không biết mệt mỏi vì tim làm việc và nghỉ nghơi 1 cách hợp lí, nhịp nhàng. Tim làm việc 0,4s và nghỉ nghơi 0,4s xen kẽ nhau do đó tim làm việc suốt đời mà không mệt mỏi.

1 tháng 11 2017

Gdbd

31 tháng 10 2017

* Giống nhau :
- Đều nằm trong khoang ngực và được ngân cách với khoang bụng bởi cơ hoành.
- Đều gồm đường dẫn khí và 2 lá phổi.
- Đường dẫn khí đều có mũi, hầu, thanh quản, khí quản, phế quản.
- Mỗi lá phổi đều được cấu tạo bởi các phế nang (túi phổi) tập hợp thành từng cụm bao quanh mỗi túi phổi là một mạng mao mạch dày đặc.
- Bao bọc phổi có 2 lớp màng : lá thành dính vào thành ngực và lá dạng dính vào phổi, giữa 2 lớp màng là chất dịch.
* Khác nhau : Đường dẫn khí ở người có thanh quản phát triển hơn về chức năng phát âm.

31 tháng 10 2017

Kể tên các thành phần có trong môi trường sống của sinh vật.

- Gồm: đất, nước, cây cối,...

Các thành phần đó của môi trường được gọi chung là gì ?

- Được gọi chung là môi trường sống.

31 tháng 10 2017

+ Môi trường đất gồm các lớp đất sâu khác nhau, trong đó có các sinh vật đất sinh sống.

+ Môi trường trên cạn bao gồm mặt đất và lớp khí quyển, là nơi sinh sống của phần lớn sinh vật trên trái đất.

+ Môi trường nước gồm những vùng nước ngọt, nước lợ và nước mặn có các sinh vật thuỷ sinh.

+ Môi trường sinh vật gồm có thực vật, động vật và con người, là nơi sống của các sinh vật khác như sinh vật kí sinh, cộng sinh.



- gọi chung là nhân tố sinh thái

31 tháng 10 2017

Môi trường sống là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả những gì bao quanh chúng.

15 tháng 11 2017

"Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên."

1 tháng 11 2017

- Bắp cơ bao gồm nhiều bó cơ. Bó cơ gồm rất nhiều sợi cơ bọc trong màng liên kết. hai đầu bắp cơ có gân bám với xương qua khớp, phần giữa phình to là bụng cơ
- Sợi cơ gồm nhiều tơ cơ. Tơ cơ có 2 loại là: tơ cơ dày có mấu sinh chất và tơ cơ mảnh trơn xen kẽ nhau.
- Phần tơ cơ giữa 2 tấm Z là đơn vị cấu trúc của tế bào cơ.

26 tháng 10 2018

Bắp cơ gồm nhiều bó cơ, mỗi bó gồm rất nhiều sợi cơ (tế bào cơ), bọc trong màng liên kết. Hai đầu bắp cơ có gân bám vào các xương qua khớp, phán giữa phình to là bụng cơ.
Sợi cơ gồm nhiều tơ cơ. Tơ cơ có 2 loại là to cơ dày và tơ cơ mảnh xếp song song và xen kẽ nhau. Tơ cơ mảnh thì trơn, tơ cơ dày có máu sinh chất.

Giúp mình trước ngày 2/11/2017 với, nhanh lên: Câu 1: Sinh sản là gì? Câu 2: Nêu đặc tính cơ bản của cơ thể sống. Câu 3: Thế nào là sinh trưởng và phát triển? Câu 4: Nêu đặc điểm của các nhóm sinh vật. Câu 5: Nêu sự phân chia giới sinh vật. Câu 6: Nêu ý nghĩa của ánh sáng. Câu 7: Nêu đặc điểm phân biệt sinh sản hữu tính, sinh sản vô tính. Câu 8: Lấy ví dụ về một số loài vật di chuyển theo hướng của ánh sáng...
Đọc tiếp

Giúp mình trước ngày 2/11/2017 với, nhanh lên:

Câu 1: Sinh sản là gì?

Câu 2: Nêu đặc tính cơ bản của cơ thể sống.

Câu 3: Thế nào là sinh trưởng và phát triển?

Câu 4: Nêu đặc điểm của các nhóm sinh vật.

Câu 5: Nêu sự phân chia giới sinh vật.

Câu 6: Nêu ý nghĩa của ánh sáng.

Câu 7: Nêu đặc điểm phân biệt sinh sản hữu tính, sinh sản vô tính.

Câu 8: Lấy ví dụ về một số loài vật di chuyển theo hướng của ánh sáng phát ra( ít nhất lấy hộ mình 5 loài) .

Câu 9: Khi canh tác ở đồng bằng miền Bắc, vì sao người dân thường cấy lúa theo hàng, trồng rau theo luống? Tại sao cây non khi mới trồng phải làm giàn che bớt ánh sáng, khi cây trưởng thành lại không che ánh sáng nữa?

Câu 10: Tại sao về mùa đông nên mặc quần áo màu tối, còn về mùa hè nên mặc quần áo mùa sáng? Bố mẹ thường khuyên con cái thỉnh thoảng phải ra ngoài nắng để cho cơ thể được cứng cáp, khoẻ mạnh. Bố mẹ định nói đến tác dụng gì của ánh sáng mặt trời?

Câu 11: Hãy quan sát và mô tả điều kiện ánh sáng nơi em ở và cho biết trong điều kiện ánh sáng như vậy thì tác động đến sinh vật như thế nào? Tìm hiểu điều kiện ánh sáng ở lớp học, điều kiện ánh sáng ở bàn học của em ở nhà có đảm bảo tốt cho sức khoẻ và sự học tập của em không. Nếu chưa đảm bảo thì giải pháp khắc phục là thế nào?

0