K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 3 2017

ai biết giúp mình với chiều nay kiểm tra rồi!!!khocroi

10 tháng 3 2017

Pháp bị thất bại ở Đà Nẵng vì

Quân dân ta dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương đã lập phòng tuyến và anh dũng chống trả. Sau 5 tháng xâm lược, Pháp chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà. Kế hoạch đánh nhanh, thắng nhanh của Pháp bước đầu thất bại.

-quân pháp thắng lợi ở Gia Định(1859) vì triều đình Nguyễn khong kiên quyết đấu tranh làm thực dân pháp có thời gian củng cố lực lượng

6 tháng 3 2017

giúp tui cái !

7 tháng 3 2017
Điểm so sánh Phong trào Cần Vương Khởi nghĩa Yên Thế
Mục tiêu Đánh đuổi TD Pháp, giành độc lập dân tộc, lập lại chế độ quân chủ chuyên chế Đánh đuổi TD Pháp bảo vệ c/s của những ng dân ở Yên Thế
Lãnh đạo Văn thân, sĩ phu yêu nước ND địa phương
Địa bàn Diến ra rộng khắp nhưng giữa các cuộc k/n không có sự thống nhất Diễn ra chủ yếu ở 1 số tỉnh miền bắc
Tính chất Hưởng ứng "Chiếu Cần Vương" nhằm ủng hộ Vua để khôi phục lại quốc gia pk độc lập Tự phát,bảo vệ c/s bảo vệ quê hương đất nc
Kết quả Thất bại Thất bại
Ý nghĩa

-Thể hiện ý chí kiên cường của nhân dân ta.

-Làm quân Pháp hoang mang hoảng sợ và tiêu hao đc 1 phần lớn lự lượng của Pháp

-Làm chậm quá trình xâm lược và bình định của dân Pháp

hihichúc bn may mắn có j bn k hiểu cứ hỏi mk nhé

6 tháng 3 2017

a.Chính sách mới của tổng thống Ru-dơ-ven:

-Cuối năm 1932 Ru-dơ-ven đã thực hiện một hệ thống các chính sách biện pháp của nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế - tài chính và chính trị - xã hội được gọi chung là Chính sách mới.

+ Về kinh tế: Khôi phục và phát triển kinh tế thông qua các đạo luật (ngân hàng, phục hưng công nghiệp, điều chỉnh nông nghiệp), trong đó, đạo luật phục hưng công nghiệp là quan trọng nhất….

+Về xã hội- chính trị: Nhà nước tăng cường vai trò trong việc cứu trợ người thất nghiệp, tạo thêm việc làm, khôi phục sản xuất……..

+Về đối ngoại: Mĩ đề ra chính sách láng giềng thân thiện với các nước Mĩ Latinh,đạo luật trung lập trước các cuộc xung đột quân sự bên ngoài nước Mĩ và thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô. ….

b. Tác dụng

+Góp phần giải quyết nạn thất nghiệp, phục hồi sản xuất, ổn định xã hội….

+Giúp nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng….

+ Xoa dịu mâu thuẫn giai cấp……

+ Duy trì chế độ dân chủ tư sản…..

+Là bài học để các nước khác học tập và noi theo…

30 tháng 11 2018

- Chính sách mới của Tổng thống Ru-dơ-ven đã giúp nước Mĩ:

+ Khôi phục sản xuất, nền kinh tế được phục hồi và phát triển trở lại.

+ Xoa dịu mâu thuẫn giai cấp, ổn định xã hội.

+ Góp phần giúp cho nước Mĩ duy trì được chế độ dân chủ tư sản.

4 tháng 3 2017

Có 4 Hiệp ước mà triều Nguyễn đã ký với Pháp:

-Hiệp ước Nhâm Tuất:

+Triều đình thừa nhận quyền cai trị của Pháp ở miền Đông Nam Kỳ và đảo Côn Lôn.

+TĐình mở 3 cửa biển cửa biển cho Pháp tự do buôn bán

+Cho Pháp tự do truyền đạo Gia-tô

+TĐình sẽ bồi thường chiến phí

+Bù lại, Pháp sẽ trả lại cho triều đình thành Vĩnh Long chừng nào triều đình buộc nhân dân ngừng kháng chiến.

-Hiệp ước Giaps Tuất:

+TĐình thừa nhận 6 tỉnh Nam Kỳ thuộc Pháp

+Và Pháp sẽ rút khỏi Bắc Kỳ

-Hiệp ước Hác-măng:

+TĐình thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc và Trung Kỳ

+Pháp sẽ nắm mọi quyền nội trị và ngoại giao

+Triều đình fải rút quân về Trung Kỳ

-Hiệp ước Pa-tơ-nốt

+Cơ bnản giống với hiệp ước Hác-măng chỉ sửa lại địa giới Trung Kỳ

-Từ Hiệp ước 1862 đến HƯ 1884 là quá trình triều Nguyễn đi từ đầu hàng từng bước đến đầu hàng hoàn toàn trc quân Pháp xâm lược vì

+TĐình hết lần này đến lần khác chủ động ra hiệp ước đầu hàng với Pháp, đồng thời ngày càng cắt xén, ''tặng'' cho Pháp lãnh thổ của đất nước mình

+Cuối cùng triều Nguyễn chỉ vẻn vẹn có mỗi miền Trung Kỳ, một triều đại của 1 quốc gia lại fải ở 1 nơi như vậy, có thể nói đây là 1 lỗi sai vô cùng lớn của triều Nguyễn, gây ra những mâu thuẫn gay gắt giữa triều đình và nhân dân.

-Thái độ của nhân dân:

+Căm phẫn cả địch lẫn triều

+Đồng thời fong trào kháng chiến chống Pháp được đẩy mạnh hơn

+Quan lại triều đình ở các địa phương đã phản đối lệnh bãi binh.Là cơ sở để phái chủ chiến trong triều đình đấy mạnh hoạt động.

5 tháng 3 2017

1.1. Hiệp ước Nhâm Tuất 5/6/1862
* Hoàn cảnh:
Sau khi đại đồn Chí Hòa thất thủ, quân pháp thừa thắng, lần lượt chiếm các tỉnh Định Tường, Biên Hòa và Vĩnh Long. Tình hình này làm cho triều đình phong kiến nhà Nguyễn rất hốt hoảng và lo sợ nên
triều đình đã kí với pháp bản hiệp ước Nhâm Tuất với nội dung:
- Triều đình nhà Nguyễn thừa nhận quyền cai quản của Pháp ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định, Định Tường, Biên Hòa) và đảo Côn Lôn; mở ba cửa biển (Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên) cho Pháp vào buôn bán; cho phép người Pháp và Tây Ban Nha tự do truyền đạo Gia Tô, bãi bỏ lệnh cấm đạo trước đây; bồi thường cho Pháp một khoản chiến phí tương đương 288 vạn lạng bạc.
- Pháp sẽ trả lại thành Vĩnh Long cho triều đình chừng nào triều đình buộc được dân chúng ngừng kháng chiến......
=> Nhận xét:
- Triều đình đã chính thức đầu hàng, bức bột trước sự xâm lược của Pháp.
- Với việc làm đó, triều đình đã từ bỏ một phần trách nhiệm tổ chức và lãnh đạo kháng chiến chống
Pháp đồng thời cũng thể hiện ý thức vì lợi ích riêng của triều đình phong kiến nên đã phản bội một phần lợi ích dân tộc.
2. Hiệp ước Giáp Tuất 15/3/1874
* Hoàn cảnh:
- Chiến thắng của ta ở Cầu Giấy khiến quân Pháp hoang mang cực độ còn quân và dân ta phấn khởi, càng hăng hái đánh giặc.
- Ngược lại, triều đình phong kiến nhà Nguyễn lo sợ nên đã vội vã kí với pháp Hiệp ước Giáp Tuất, trước mắt để pháp rút khỏi Bắc Kì.
* Nội dung:
- Triều đình chính thức thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp.
- Quân Pháp sẽ rút hết quân ở Bắc Kì.
=> Nhận xét:
- Triều đình sớm tỏ ra hoang mang, giao động vô căn cứ nên lo sợ, dẫn đến những việc làm ngu ngốc và tội lỗi.
- Với nội dung kí kết đó, triều đình đã tiếp tục phản bội lợi ích dân tộc, lợi ích của nhân dân, tạo đà cho quân Pháp có cơ hội lấn tới trên con đường xâm lược nước ta.
3. Hiệp ước Quý Mùi:
* Hoàn cảnh:
- Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai làm quân Pháp thêm hoang mang dao động. Chúng đã toan bỏ chạy nhưng triều đình lại chủ trương thương lượng với Pháp.
- Sau khi có thêm viện binh, lại nhân cơ hội vua Tự Đức qua đời, triều đình nhà Nguyễn lục đục, thực dân Pháp chớp ngay lấy cơ hội và quyết định tấn công thẳng vào cửa ngõ kinh thành Huế Đó là cửa biển Thuận An.
- Ngày 20/8/1883 sau 2 ngày bắn pháo, quân Pháp đổ bộ lên Thuận An.Triều đình hoảng hốt xin đình chiến.
- Cao ủy Pháp lên ngay Huế, đưa ra bản hiệp ước thảo sẵn, buộc triều đình chấp nhận và kí ngày 25/8/1883. Hiệp ước mang chính tên viên Cao ủy Pháp: Hiệp ước Hac - măng (còn gọi là hiệp ước Quý Mùi) với nội dung:
+ Triều đình Huế Chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì,cắt tỉnh Bình Thuận ra khỏi Trung Kì để nhập vào đất Nam Kì thuộc Pháp. Ba tỉnh Thanh_Nghệ_Tỉnh được sáp nhập vào Bắc Kì .Triều đình chỉ được cai quản vùng đất Trung Kì,nhưng mọi việc đều phải thông qua viên khâm sứ Pháp ở Huế.Công sứ Pháp ở các tỉnh Bắc Kì thường xuyên kiểm soát những công việc của quan lại triều đình,nắm cá quyền trị an và nội vụ.Mọi việc giao thiệp với nước ngoài (kể cả với Trung Quốc) đều do Pháp nắm.Triều đình Huế phải rút quân đội ở Bắc Kì về Trung Kì.
=> Nhận xét:
- Tuy nội dung hiệp ước chỉ nói đến mức độ bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và trung Kì nhưng thực chất quyền đối nội, đối ngoại của triều đình đã phụ thuộc vào Pháp và do Pháp quyết định. Vì vậy, thực chất hiệp ước 1883 đã chính thức chấm dứt sự tồn tại của triều đình phong kiến nhà Nguyễn với tư cách là một quốc gia độc lạp. Tuy vẫn còn tồn tại trên hình thức nhưng triều đình phong kiến chỉ còn là tay sai cho Pháp.
=> Với hiệp ước 1883, triều đình phong kiến nhà Nguyễn không những tự mình làm mất đi sự độc lập của một chính quyền nhà nước phong kiến mà qua đó còn thể hiện sự phản bội trắng trợn của triều đình phong kiến và bè lũ vua tôi nhà Nguyễn với lợi ích của dân tộc.
4. Hiệp ước Pa - tơ - nốt ngày 6/6/1884
* Hoàn cảnh
- Sau hiệp ước 1883, nhân dân cả nước một mặt phẫn nộ trước thái độ đầu hàng của triều nguyễn, mặt khác càng căm thù quân xâm lược Pháp nên soi nổi đứng lên kháng chiến.
- Trước hoàn cảnh đó, chính quyền thực dân Pháp chủ trương làm dịu bớt tình hình căng thẳng của nhân dân và tỏ ra rộng lượng với triều đình để lấy lòng bọn tay sai nên đã dẫn đến việc kí kết hiệp ước Pa - tơ - nốt ngày 6/6/1884
=> Nhận xét :
- Việc kí kết hiệp ước đó không làm thay đổi căn bản tình hình nước ta, kẻ thù vẫn nham hiểm và đô hộ nước ta, triều đình vẫn đầu hàng, can tâm làm tay sai cho giặc.
==> Kết luận chung:
- Từ các bản hiệp ước nói trên ta đã có dủ bằng chứng kết luận từ năm 1858 - 1884, triều đình phong kiến nhà Nguyễn đã đầu hàng từng bước tiến tới đầu hàng toàn bộ trước quân xâm lược Pháp.

4 tháng 3 2017

4. từ năm 1885 đến năm 1888... cuộc khởi nghĩa được duy trì thêm 1 thời gian rồi tan rã .

4 tháng 3 2017

4. đây là cuộc khởi nghĩa có quy mô lớn, địa bàn rộng. lãnh đạo cuộc khởi nghĩa là văn thân các tỉnh Thanh- Nghệ - Tĩnh . thời gian tồn tại 10 năm . tính chất ác liệt ( chiến đấu cam go ) chống pháp và triều đình p. kiến bù nhìn . tổ chức chặt chẽ , chỉ huy thống nhất . tự chế tạo được vũ khí

4 tháng 3 2017

Giống nhau :

+Thể hiện lòng yêu nước và ý chí đấu tranh chống thực dân Pháp để giải phóng dân tộc. +Lực lượng tham gia phong trào đấu tranh chống Pháp là đông đảo quần chúng nhân dân lao động, chủ yếu là nông dân. + Cuối cùng đều bị thất bại vì thiếu giai cấp tiên tiến lãnh đạo với đường lối cách mạng đúng đắn . Khác nhau :
Những điểm khác nhau Các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương Khởi nghĩa Yên Thế
Lãnh đạo. -Quan lại, sĩ phu yêu nước -Những người xuất thân từ nông dân
Địa bàn hoạt đông Những địa bàn nhỏ ,hẹp, phân tán, thiếu sự lãnh đạo thống nhất Địa bàn được mở rộng, nhất là giai đoạn cuối
Lực lượng tham gia -Chủ yếu là nông dân ở các địa phương , nơi diễn ra khởi nghĩa -Nhân dân các địa phương, tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp
Thời gian tồn tại Lâu hơn tất cả các cuộc khởi nghĩa khác trong phong trào Cần vương, kể cả cuộc khởi nghĩa Hương Khê

2 tháng 3 2017

Phong trào Cần Vương phát triển qua 2 giai đoạn:

a)Từ năm 1885 đến năm 1888

Thời gian này, phong trào được đặt dưới sự chỉ huy của Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết, vời hàng trăm cuộc khởi nghĩa lớn nhỏ nổ ra trên phạm vi rộng lớn, nhất là Bắc Kì và Trung Kì.

Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Mai Xuân Thưởng ở Bình Định, cùng nổi dậy có Bùi Điển, Nguyễn Đức Nhuận, Đào Doãn Địch, Nguyễn Duy Cung…,;Trần Văn Dự, Nguyễn Duy Hiệu, Phan Thanh Phiến nổi lên ở Quảng Nam; Lê Trung Đình, Nguyễn Tự Tân nổi dậy ở Quảng Ngãi; Trương Đình Hội, Nguyễn Tự Như ở Quảng Trị; Lê Trực, Nguyễn Phạm Tuân ở Quảng Bình; Lê Ninh, Phan Đình Phùng, Cao Thắng ở Hà Tĩnh; Nguyễn Xuân Ôn, Lê Doãn Nhạ ở Nghệ An. Tại Thanh Hóa có các đội nghĩa quân của Phạm Bành, Đinh Công Tráng, Tống Duy Tân, Cao Điển…Vùng đồng bằng Bắc Kì có khởi nghĩa của Tạ Hiện (Thái Bình), Nguyễn Thiện Thuật (Hưng Yên). Tại vùng Lạng Sơn, Bắc Giang có khởi nghĩa của Hoàng Đình Kinh (Cai Kinh); vùng Tây Bắc có các phong trào của Nguyễn Quang Bích, Nguyễn Văn Giáp, Đề Kiều, Đốc Ngữ, Đèo Văn Thanh, Cầm Văn Toa…

Lúc này, đi theo Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết có nhiều văn thân, sĩ phu và tướng lĩnh khác như: Trần Xuân Soạn, Tôn Thất Đàm, Tôn Thất Thiệp (2 con của Tôn Thất Thuyết), Phạm Tường, Trần Văn Định….Bộ chỉ huy của phong trào đóng tại vùng rừng núi phía tây hai tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh.

Cuối năm 1888, do có sự chỉ điểm của Trương Quang Ngọc, vua Hàm Nghi rơi vào tay giặc. Nhà vua đã cự tuyệt mọi sự dụ dỗ của Pháp, chịu án lưu đày sang An-giê-ri (Bắc Phi).

b)Từ năm 1888 đến năm 1896

Ở giai đoạn này, không còn sự chỉ đạo của triều đình, nhưng phong trào vẫn tiếp tục phát triển, quy tụ dần thành các trung tâm lớn và ngày càng lan rộng.

Trước những cuộc hành quân càn quét dự dỗi của thực dân Pháp, phong trào ở vùng đồng bằng ngày càng bị thu hẹp và chuyển lên hoạt động ở vùng trung du và miền núi. Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Hùng Lĩnh do Tống Duy Tân và Cao Điển chỉ huy ở vùng rừng núi phía tây tỉnh Thanh Hóa, khởi nghĩa Hương Khê do Phan Đình Phùng và Cao Thắng lãnh đạo ở vùng rừng núi phía tây tỉnh Hà Tĩnh.

Khi tiếng súng kháng chiến đã lặng im trên núi Vụ Quang (Hương Khê-Hà Tĩnh) vào cuối năm 1895-đầu năm 1896, phong trào Cần Vương coi như chấm dứt.



2 tháng 3 2017

Phong trào Cần Vương nổ ra vào cuối thế kỷ 19 do đại thần nhà Nguyễn Tôn Thất Thuyết nhân danh vị hoàng đế trẻ Hàm Nghi đề xướng trước nạn xâm lược của thực dân Pháp.

2 tháng 3 2017

.

- Vào ngày 1-9-1858, Pháp nổ súng tấn công Đà Nẵng.

- Quân dân ta dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương đã đứng lên lập phòng tuyến anh dũng chống trả.

- Sau 5 tháng, Pháp chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà.

- Ngày 17-2-1859, Pháp tấn công thành Gia Định, quân triều đình chống cự yếu ớt rồi tan rã.

- Ngày 24-2-1861, quân Pháp chiếm được Đồn Chí Hòa rồi đánh chiếm lần lượt các tỉnh miền Đông là Định Tường, Biên Hòa và thành Vĩnh Long.

- Ngày 5-6-1862, triều Đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất, thừa nhận quyền cai quản của Pháp ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Đinh, Định Tường, Biên Hòa) và đảo Côn Lôn

2 tháng 3 2017

2.Khi Pháp vào xâm lược nhà Nguyễn với tư cách là người đứng ra lãnh đạo, tổ chức cuộc kháng chiến đã tiếp tục mắc phải những sai lầm trong đường lối đánh giặc đưa đến hậu quả nước ta rơi vào tay Pháp
-Ngay từ đầu trước cuộc xâm lăng của kẻ thù, triều đình đã có ý thức chuẩn bị kháng chiến nhưng sự chuẩn bị này lại chậm trễ, bị động, thiếu tích cực và trong quá trình kháng chiến triều đình có tư tưởng ngại địch, sợ địch không chủ động tấn công nên đã bỏ lỡ nhiều cơ hội đánh giặc (dẫn chứng)
-Triều đình đã sử dụng đường lối thủ để hoà, ảo thưởng về kẻ thù, trông chờ vào lương tâm, hảo ý của địch nên đã đi từ nhượng bộ này đến nhượng bộ khác xuất phát từ những toan tính ích kỉ muốn bảo vệ quyền lợi dòng họ nên từ chỗ kháng cự yếu ớt đến đầu hàng(d/c: lần lượt kí các bản hiệp ước đầu hàng)
-Triều đình đã không biết phát huy cuộc kháng chiến toàn dân không phối hợp với nhân dân đánh giặc đến cùng mà đã từng bước bỏ rơi, ngăn cản cuộc khởi nghĩa của nhân dân chống Pháp.
-Triều đình sai lầm trong chủ trương cầu viện bên ngoài.
- Triều đình tiếp tục duy trì đường lối bảo thủ, khước từ mọi đề nghị canh tân , đổi mới đất nước.

2 tháng 3 2017

-Giai đoạn 1: Vua Hàm Nghi là người đứng đầu lãnh đạo quần chúng nhân dân khởi nghĩa.

-Giai đoạn 2: Vua Hàm Nghi đã bị lưu đày. Nhân dân tự lãnh đạo các phong trào