K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 4 2017

mk viết nhầm XI= XIX ( the ki 19 )

leuleuleu

2 tháng 4 2017
Giống Khác
Phong trào yêu nước trong cả hai giai đoạn đều thể hiện tinh thần yêu nước, chống Pháp để giành độc lập tự do cho dân tộc.

Của @Đỗ Hương Giang cái phần khác nhau mình sẽ phóng to ra cho bạn, em ấy làm hơi nhỏ.

1 tháng 4 2017

Câu 1:

Âm mưu:
+ Đà Nẵng là cảng nước sâu vì vậy tàu chiến có thể hoạt động dễ dàng. + Có thể dùng Đà Nẵng làm bàn đạp tấn công Huế,buộc triều Nguyễn phải đầu hàng, kết thúc nhanh chóng cuộc xâm lược Việt Nam. Đà Nẵng còn là nơi thực dân Pháp xây dựng được cơ sở giáo dân theo Kitô, chúng hy vọng được giáo dân ủng hộ. Vì vậy, sáng ngày 1/9/1858 từ các tàu neo đậu ở cửa biển Đà Nẵng, liên quân Pháp

Hiệp ước Nhâm Tuất

a. Hoàn cảnh ra đời:
- 23/2/1861 tấn công & chiếm được đồn Chí Hoà.
- Thừa thắng Pháp chiếm 3 tỉnh miền Đông NK Định Tường (12/4/1861), Biên Hoà (18/12/1861), Vĩnh Long (23/3/1862)
- Nhân nhượng với Pháp để bảo vệ quyền lợi của giai cấp và giòng họ , rảnh tay ở phía nam để đối phó với phong trào nông dân khởi nghĩa ở phía Bắc .

b. Nội dung:
* Về lãnh thổ : Huế thừa nhận quyền cai quản của Pháp ở Gia Định – Định Tường – Biên Hòa .Pháp trả lại Vĩnh Long khi nào triều đình buộc nhân dân ngừng kháng chiến
* Về thông thương :mở 3 cửa biển Đà Nẵng ,Ba Lạt ,Quảng Yên cho Pháp vào tự do buôn bán .
* Về chiến phí : bồi thường cho Pháp 288 vạn lạng bạc .
* Về truyền giáo :cho phép người Pháp và Tây Ban Nha tự do truyền đạo Gia Tô và bãi bỏ lệnh cấm đạo

c. Đánh giá:
- Đây là 1 hiệp ước mà theo đó VN phải chịu nhiều thiệt thòi, vi phạm chủ quyền lãnh thổ của VN.
- Hiệp ước chứng tỏ thái độ nhu nhược của triều đình, bước đầu nhà Nguyễn đã đầu hàng Thực dân Pháp.

Câu 2:

Nguyên nhân:
Sau hai hiệp ước Hác măng và Patơnốt, phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân ta tiếp tục phát triển.
Sĩ phu , văn thân yêu nước rất bất bình.
Dựa vào phong trào của nhân dân, phái chủ chiến đứng đầu là Tôn Thất Thuyết mạnh tay hành động.
- Diễn biến :
Đêm 4 rạng 5/7/1885, Tôn Thất Thuyết chỉ huy tấn công Pháp ở Tòa Khâm sứ và đồn Mang Cá.Sáng 5/7 Pháp phản công. Quân ta thất bại.Tôn Thất Thuyết đưa Hàm Nghi lên sơn phòng Tân Sở. 13/7/1885, lấy danh nghĩa Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương kêu gọi nhân dân chống Pháp cứu nước. Chiếu Cần Vương làm bùng lên phong trào đấu tranh chống Pháp rầm rộ, sôi nổi, quyết liệt
Câu 3:

Vì: Quy mô, địa bàn hoạt động rộng lớn, gồm 4 tỉnh bắc Trung kì: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
- Trình độ tổ chức quy cũ, gồm 15 quân thứ do các tướng lĩnh tài ba chỉ huy.
- Thời gian tồn tại dài nhất trong các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần Vương.
- Khởi nghĩa thất bại đánh dấu mốc kết thúc của phong trào đấu tranh chống Pháp dưới ngọn cờ Cần Vương.

1 tháng 4 2017

tks

5 tháng 4 2017

-Khởi nghĩa Yến Thế:

+Mục tiêu:Tự phát (để bảo vệ cuộc sống của mình mà đấu tranh)

+Phương thức là khởi nghĩa vũ trang

+Lãnh đạo :lúc đầu là Đề Nắm sau là Đề Thắm

+Lực lượng:nhân dân

+Thời gian:kéo dài gần 30 năm

+Kết quả :thất bại

-Phong trào Cần Vương

+Mục tiêu:chống Pháp

+Phương thức là khởi nghĩa vũ trang

+Lực lượng:nhân dân

+Kết quả :thất bại

+Lãnh đạo:Tôn Thất Thuyết

Thời gian:ngắn hơn khởi nghĩa Yến thế

2 tháng 4 2017

A

1 tháng 4 2017

2. vì :

- Quy mô, địa bàn hoạt động rộng lớn, gồm 4 tỉnh bắc Trung kì: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.

- Trình độ tổ chức quy củ, gồm 15 quân thứ do các tướng lĩnh tài ba chỉ huy. Mỗi quân thứ gồm 100 - 500 người, phân bố đồng đều trên địa bàn hoạt động.

- Thời gian tồn tại dài nhất trong các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần Vương. Khi khởi nghĩa tan rã cũng là lúc phong trào Cần Vương kết thúc.

- Khởi nghĩa thất bại đánh dấu mộc kết thúc của phong trào đấu tranh chống Pháp dưới ngọn cờ Cần Vương.

- Trình độ trang - thiết bị quân sự: cùng kiểu trang phục, được xây dựng công sự, rèn - đúc - chế tạo vũ khí (đặc biệt là súng trường, tích trữ lương thảo...)

- Phương thức tác chiến: đánh du kích và vận động chiến; có sự chỉ huy phối hợp thống nhất và tương đối chặt chẽ nhờ dựa vào vùng rừng núi hiểm trở; biết sử dụng các phương thức tác chiến linh hoạt, phong phú, biết phát huy tính chủ động, sáng tạo khi giáp trận với đối phương.

1 tháng 4 2017

Nhân dân

+Thái độ: Kiên quyết chống xâm lược khi chúng bắt đầu nổ súng xâm lược nước ta +Hành động :Tiến hành các cuộc đấu tranh; khởi nghĩa tại Đà Nẵng, khởi nghĩa Trương Định

Triều đình

+Thái độ:

-Không kiên quyết động viên nhân dân chống xâm lược .Có thái độ cầu hòa +Hành động:

-:Không thực sự chống pháp.Kêu gọi nhân dân miền đông ngừng kháng pháp

- Ký hiệp ước đầu hàng 1862

5 tháng 4 2019

+Thái độ:
Nhân dân: Kiên quyết chống giặc
Triều đình: Không kiên quyết chống giặc, cầm chừng, chủ yếu thiên về thương thuyết
+Hàng động
Nhân dân: Nhân dân anh dũng đứng lên kháng chiến
Triều đình:

-Tạo điều kiện cho Pháp ra Bắc Kì
-Làm thất thủ thành Hà Nội
-Kí Hiệp ước Giáp tuất (15-3-1874)

6 tháng 4 2019

*Thái độ
+Nhân dân: Kiên quyết chống giặc
+Triều đình: Không kiên quyết chống giặc ,cầm chừng ,chủ yếu thiên về thương thuyết
*Hành động
+Nhân dân: Nhân dân anh dũng đứng lên kháng chiến
+Triều đình: -Tạo điều kiện cho Pháp ra Bắc Kì
-Làm thất thủ thành Hà Nội
-Kí Hiệp ước Giáp tuất (15-3-1874)

31 tháng 3 2017

a) Giai đoạn từ tháng 9-1858 đến tháng 2-1861:

* Thái độ của triều đình:

- Xây thành luỹ, phòng tuyến tại Đà Nẵng và Gia Định, tăng lực lượng, thực hiện chiến thuật phòng thủ.

- Kêu gọi nhân dân ứng nghĩa, chủ trương “vườn không nhà trống”, bất hợp tác với giặc.

- Quan quân triều đình đã phối hợp với nhân dân đánh Pháp.

* Thái độ của nhân dân:

Ngay từ đầu, nhân dân đã hưởng ứng lời kêu gọi của triều đình phá nhà cửa, vườn tược, đào hào, cùng quân triều đình xây thành đắp luỹ, lập các đội dân binh hăng hái đánh Pháp.

b) Giai đoạn từ tháng 2-1861 đến ngày 5-6-1862

* Thái độ của triều đình: Phòng tuyến Chí Hoà bị vỡ, quân triều đình tan rã. Triều đình hoang mang dao động, số ít quan quân triều đình tiếp tục đánh Pháp, nhưng đa số lo sợ muốn "thủ để hoà", cuối cùng đã kí Hiệp ước Nhâm Tuất để bảo vệ quyền thống trị .

* Thái độ của nhân dân: Phong trào chống Pháp của nhân dân diễn ra ngày càng mạnh mẽ dưới sự lãnh đạo của các sĩ phu, văn thân yêu nước, thể hiện quyết tâm đánh Pháp đến cùng, nhiều căn cứ chống Pháp được xây dựng ở Gia Định, Gò Công, Đồng Tháp Mười,... chiêu mộ hàng nghìn nghĩa quân, hoạt động rất mạnh, đẩy quân Pháp vào thế bất lợi.

c) Giai đoạn từ tháng 6-1862 đến tháng 6-1867

* Thái độ của triều đình:

- Sau khi kí Hiệp ước, triều đình ra lệnh giải tán nghĩa binh, giải tán phong trào kháng chiến, hạ khí giới nộp cho Pháp.

- Triều đình bước đầu trả chiến phí cho Pháp, cử phái đoàn sang Pháp thương thuyết chuộc ba tỉnh miền Đông nhưng thất bại.

- Tăng tô thuế, đàn áp khởi nghĩa nông dân mà lẽ ra phải chỉnh đốn nội trị, bồi dưỡng sức dân, đoàn kết nhân dân kháng chiến.

-Thái độ của nhà Nguyễn tạo điều kiện thuận lợi cho Pháp chiếm luôn ba tỉnh miền Tây.

* Thái độ của nhân dân:

- Từ phong trào ứng nghĩa chuyển thành phong trào tự động kháng chiến sôi nổi khắp sáu tỉnh Nam Kì. Nghĩa quân kiên trì bám đất, bám dân, phản kháng quyết liệt trước bản Hiệp ước 1862, nổi bật nhất là hoạt động của nghĩa quân Trương Định.

- Một số sĩ phu văn thân yêu nước ở miền Đông thể hiện thái độ bất hợp tác với địch, không chấp nhận Hiệp ước 1862 bằng phong trào "tị địa".

31 tháng 3 2017

1.

- Khi cuộc tấn công thất bại, Tôn Thất Thuyết phải đưa vua chạy ra Tân Sở (Quảng Trị). Tại đây, ngày 13/7/1885, ông nhân danh vua Hàm Nghi ra “ Chiếu Cần Vương ”, nhằm kêu gọi văn thân và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước. Từ đó, phong trào yêu nước chống quân xâm lược đã dâng lên sôi nổi, kéo dài đến cuối thế kỉ XIX gọi là phong trào Cần Vương.

- Được chia làm hai giai đoạn:

+ Giai đoạn 1 (1885 – 1888): phong tào lan rộng và diễn ra vô cùng mạnh mẽ ở các khu vực Trung Kì và Bắc Kì.

+ Giai đoạn 2 (1888 – 1892): phong trào đã quy tụ những cuộc khởi nghĩa lớn và quy mô và trình độ tổ chức cao.

5 tháng 4 2017

Nguyễn Tri Phương