K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 9 2018

waf là gì vậy bn

28 tháng 9 2018

vvaf là và

28 tháng 9 2018

Trong công cuộc kháng chiến chống giặc Mông - Nguyên xâm lược đời Trần, Thượng tướng Trần Quang Khải đã lập được nhiều chiến công to lớn. Sau chiến thắng Hàm Tử, rồi chiến thắng Chương Dương năm 1285, trong ngày vui đất nước được giải phóng, Trần Quang Khải vinh dự đón nhà vua về kinh đô. Trên đường đi, ông đã hứng khởi sáng tác bài thơ Tụng giá hoàn kinh sư. Bài thư nguyên văn bằng chữ Hán, theo thể Đường luật ngũ ngôn tứ tuyệt, toàn bài bốn câu, mỗi câu năm tiếng tuyệt hay. Tuy tác phẩm thuộc loại biểu ý là chính, nhưng đằng sau những ý tưởng lớn lao vẫn dạt dào biết bao cảm xúc sâu lắng. Đây là khúc khải hoàn dầu tiên của dân tộc ta trong cồng cuộc kháng chiến chống ngoại xâm.

Trước thời đại nhà Trần, dân tộc ta từng đã nhiều lần đánh tan bọn giặc ngoại xâm. Nhưng sau những chiến công ấy, chúng ta chưa dược đọc, được nghe một tác phẩm văn chương nào viết về chiến thắng, hoan ca khúc khải hoàn. Do đó, bài thơ Phò giá về kinh của vị thượng tướng - thi sĩ không những có tính lịch sử mà còn có giá trị văn chương. Chúng ta hãy đọc nguyên tác bài thơ phiên âm chữ Hán :                                   Đoạt sáo Chương Dương độ,                                   Cầm Hồ Hàm Tử quan.                                   Thái bình tu trí lực,                                   Vạn cổ thử giang san. Và đọc bản dịch thơ của Trần Trọng Kim :                                   Chương Dương cướp giáo giặc,                                   Hàm Tử bắt quân thù.                                   Thái bình nên gắng sức,                                   Non nước ấy ngàn thu. Bố cục tác phẩm gổm hai phần khá mạch lạc. Hào khí chiến thắng được thể hiện ở hai câu đầu:                                   Chương Dương cướp giảo giặc,                                   Hàm Tử bắt quân thù. Tìm hiểu lịch sử, biết rằng trong công cuộc kháng chiến chống giặc Mông - Nguyên đời Trần, quân dân ta đã giành nhiều chiến thắng trong nhiều chiến dịch, nổi tiếng nhất là chiến thắng trên sông Bạch Đằng. Nhung Trần Quang Khải chí nói tới hai chiến thắng ở Chương Dương và Hàm Tử. Tại sao ? Phải chăng đây là hai chiến dịch tiêu biểu, có tính quyết định dể giành thắng lợi cuối cùng ? Phải chăng nhờ hai chiến thắng này, xa giá nhà vua và cá triều đình sau thời gian sơ tán, tạm lánh về nông thôn, được trở về kinh đô, vui lắm, phân khởi lắm, đáng làm thơ, đáng ca hát lắm ? Trong thực tế, chiến thắng Hàm Tử diễn ra trước (tháng 4 năm 1285), chiến thắng Chương Dương sau (tháng 6 năm 1285). Tại sao tạc giả nêu Chương Dương trước, sau đó là Hàm Tử ? Đây cũng là câu hỏi thú vị. Tìm hiểu lịch sử, ta biết rằng, ở chiến thắng trước - Hàm Tử - người chỉ huy là tướng Trần Nhật Duật, còn Trần Quang Khải chi tham gia hỗ trợ. Còn tại Chương Dương, Thượng tướng Trần Quang Khải thống lĩnh ba quân, trực tiếp chỉ huy và giành thắng lợi giòn giã, để rồi ngay sau đó đón nhà vua về kinh. Niềm vui chiến thắng, đi liền niềm vui được "phò giá" dồn dập nối tiếp nhau lay động trí tuệ và tâm hồn. Có lẽ vì thế trong phút ngẫu hứng, vị thượng tướng đã nhắc ngay tới Chương Dương, rồi mới hồi tưởng Hàm Tử. Trong cả hai chiến dịch Chương Dương và Hàm Tử, quân dân ta đã chiến đấu vô cùng dùng cảm, khí thế trận mạc vô cùng sôi động, thành tích chiến đấu vô cùng phong phú,... Song, tác giả chỉ đúc lại trong hai câu thơ ngấn gọn, mười âm tiết. Ở mỗi chiến thắng, cũng dúc lại bằng hai từ : "đoạt sáo" (cướp giáo), "cầm Hồ" (bắt quân Hồ). Cần chú ý câu thơ nguyên tác "đoạt sáo". "Đoạt" nghĩa gốc là "lấy hẳn được về cho mình qua đấu tranh với người khác". Như vậy, dùng từ "đoạt sáo", nhà thơ vừa ghi chiến công vừa ngợi ca hành động chính nghĩa và dũng cảm của quân dân ta. Bản dịch dùng từ "cướp giáo" làm giảm phần nào vẻ đẹp của chiến thắng. Ở Chương Dương, ta giành được gươm giáo, vũ khí quân giặc. Còn ở Hàm Tử, ta bắt được quân tướng của chúng. Mỗi chiến dịch một thành tích khác nhau, bổ sung cho nhau, thật hài hoà, toàn diện. Trong chiến trận, chắc có thương vong, quân giặc chắc bị ta tiêu diệt, giết chết, đuổi chạy khá nhiều. Nhưng lời thơ khống nói tới cảnh máu chảy, đầu rơi, mà chỉ nhắc hai hành động "đoạt sáo", "cầm Hồ". Cách nói ấy nhẹ mà sâu, biểu hiện rõ mục đích chiến đấu của dân tộc ta không phải là chém giết mà là giành lại nền độc lập, bắt kẻ thù phải quy thuận, trả lại non sông, đất nước cho ta. Câu thơ dồn nén, biểu ý rắn khoẻ. Nhưng nhịp thơ, âm điệu vẫn toát ra niềm vui, niềm tự hào phơi phới. Đọc thơ, ta có cảm giác vị thượng tướng ấy đang ngẩng cao đầu, vừa đi giữa đoàn quân chiến thắng vừa sang sảng cất tiếng ngâm thơ. Tiếng ngâm lan truyền và được ba quân nối tiếp, trở thành khúc ca hào hùng vang động núi sông. Đúng là khúc khải hoàn ca. Xuống hai câu dưới, âm điệu thơ như lắng lại. Nhà thơ suy nghĩ về tương lai đất nước :                                   Thái bình nên gắng sức,                                   Non nước ấy ngàn thu. Đây là lời tự nhủ của vị thượng tướng về ngày mai của đất nước, cũng là lời nhắn nhủ toàn thể quân dân ta bấy giờ. Tiếng nói, khát vọng, của một người đã trở thành ý nghĩ, quyết tâm của toàn dân tộc. Trần Quang Khải tự nhắc mình nêu cao trách nhiệm, cố gắng "tu trí lực", tức là rèn luyện, tu dưỡng tài nâng, sức lực. Đồng thời ông động viên quân dân "gắng sức, đồng lòng" phát huy thành quả chiến thắng để xây dựng đất nước thanh bình bền vững dài lâu. Câu thơ kết "Vạn cổ thử giang san" vừa chỉ ra cái đích đi tới của đất nước vừa bày tỏ lòng mong muốn, niềm khát khao mãnh liệt về một tương lai tươi sáng muôn đời của dân tộc. Nghĩa của thơ biểu ý, nhưng nhạc của thơ biểu cảm. Lời răn dạy hài hoà với niềm tin, niềm hi vọng. Ba năm sau khi bài thơ Tụng giá hoàn kinh sư ra đời, vào tháng 4 năm 1288, trong buổi tế thần tại Chiêu Lăng (lăng vua Trần Thái Tông), đức vua Trần Nhân Tông đã ngẫu hứng đọc hai câu thơ :                                   Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã,                                   Sơn hà thiên cổ điện kim âu.                                   (Xã tắc hai phen chồn ngựa đá,                                   Non sông nghìn thuở vững âu vàng) Phải chăng hai câu thơ trên của nhà vua đã đồng vọng với bài thơ Tụng giá hoàn kinh sư của Thượng tướng Trần Quang Khải ? Và phải chăng đấy cũng chính là hào khí của cả dân tộc ta thời đại nhà Trần, mà sau này người đời gọi là Hào khí Đông A ? Hào khí Đông A nghĩa là thế nào ? Đông A là chiết tự tên họ Trần, gồm hai chữ : chữ Đông ghép với chữ A trong Hán tự. Hào khí Đông A là lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, là khí thế, quyết tâm lớn lao của quân dân đời Trần trong sự nghiệp chống ngoại xâm và xây dựng đất nước thanh bình, bền vững. Hào khí Đông A không chỉ là tư tướng, tâm hồn của con người mà còn là nội dung tư tưởng, là âm hưởng bao trùm trong rất nhiều tác phẩm thơ văn Việt Nam thời nhà Trần, thế kỉ XII, XIII. Trở lại với bài thơ Phò giá vê kinh của Trần Quang Khải, ta thấy bài thơ thật ngắn gọn, hàm súc, biểu ý sâu sắc, biểu cảm dạt dào. Trong bài thơ có nhiều từ Hán Việt, nhưng khá quen thuộc với chúng ta ngày nay, như : "Chương Dương độ, Hàm Tử quan, thái bình, trí lực, vạn cổ, giang sơn". Do đó, đọc thơ, chịu khó tìm tòi, suy ngẫm, chúng ta hiểu được và rung cảm được với ý thơ, hồn thơ của tác giả - người sống cách chúng ta gần một ngàn năm. Nếu ta gọi bài thơ Sông núi nước Nam là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên, thì cũng có thể coi Phò giá về kinh là khúc khải hoàn ca đầu tiên trong lịch sử chống ngoại xâm và trong lịch sử văn học Việt Nam. Bằng hình thức diễn đạt cô đúc, dồn nén cảm xúc vào bên trong ý tưởng, bài thơ Phò giá về kinh đã thể hiện hào khí chiến thắng và khát vọng lớn lao của dân tộc ta ở thời đại nhà Trần. 

 

28 tháng 9 2018

đây có đúng là ngữ văn 7 không hay là sinh 7 vậy ?

28 tháng 9 2018

Biểu đồ:


Resized Image

28 tháng 9 2018

Sau khi nhìn đứa em gái bé bỏng của mình đi, Thành lặng lẽ vào trong nhà lấy quyển nhật kí mà những lúc buồn bã mình hay thường viết nó nhất. Những dòng chữ ngay thẳng viết riêng cho nỗi lòng của bản thân.

   Em gái yêu quý của anh! Giờ anh em mình phải xa nhau thật rồi sao? Hay nó chỉ là giấc mơ thôi em nhỉ, sao giấc mơ này giống như 1 tai họa giáng xuống đầu của 2 anh em mình vậy. Ông trời không thương anh xem mình sao, sao lại nỡ chia cắt 2 anh em. Giờ anh buồn lắm, ngôi nhà dường như yên tĩnh hơn mọi ngày vì nó thiếu bóng dáng em thiếu cái sự tinh nghịch ấy. Chả hiểu sao anh lại có cảm giác như em đang đi du lịch với mẹ một thời gian rồi sau đó sẽ quay về ngôi nhà này. Một mình anh làm sao có thể tự lo cho bản thân mình đây, áo anh rách ai vá cho anh đây. Không chỉ riêng em mà anh còn nhớ mẹ vô cùng. Mẹ là người nuôi nấng anh và em nên anh không thể quên mẹ và em được. 2 người đã có rất nhiều kỉ niệm đẹp ở ngôi nhà này, những kỉ niệm khó quên ấy em biết không? Anh sẽ kèm bức ảnh anh và em cùng ẹm nắm tay nhau đi chơi ở đây để lúc nào nhớ anh có thể mở nó ra nhìn nó để trong lòng anh đỡ đau hơn. Anh yêu em gái của anh và cả mẹ nữa. Đừng bao giờ quên anh nhé!

  Có lẽ những dòng nhật kí của người anh sẽ mãi mãi là những dòng nhật kí bí ẩn. bên trong nó chất chứa những kỉ niệm hoài ức của 2 anh em.

28 tháng 9 2018

Vào câu hỏi tương tự nha bn

Có đó

K mk nè

*Mio*

1 tháng 10 2018

lên google có đó 

10 tháng 1 2022

TRẾCH CỐC CỐC ,

28 tháng 9 2018

5 + 9 + 5 - 12

= 14 + 5 - 12

= 19 - 12

= 7

Hk tốt

28 tháng 9 2018

=14+5-12

=19-12

=7

chúc bạn học tốt

28 tháng 9 2018

1. Mở bài:

- Giới thiệu tên trường, trường nằm ở trung tâm xã.

- Trường xây được 15 năm.

2. Thân bài:

Thứ tự cụ thể (tuỳ sự quan sát mà miêu tả theo thứ tự cụ thể)

a) Tả bao quát về ngôi trường

- Trường được xây dựng bằng gì? Mái lợp, tường, nền? (Trường xây bằng xi măng. Mái lợp ngói đỏ tươi. Đầu năm học, trường thường được quét vôi và sơn lại các cửa nên trông cứ như mới. Nền được lát gạch hoa rất sạch sẽ.)

- Địa điểm: cao ráo, khang trang hay ẩm thấp

b) Tả ngôi trường với những chi tiết nổi bật.

- Cảnh khu lớp học (chạy dài thẳng tắp, trang trí giống nhau, dãy bàn học ngay ngắn, thứ tự, gợi lên những khuôn mặt thân quen...)

- Cảnh dãy văn phòng: phòng thầy (cô) hiệu trưởng, phòng giáo viên, phòng chức năng...

- Sân trường: hàng cây, các bồn hoa, cột cờ sừng sững, sân trường rộng, khu vườn trường xinh xắn...

c) Cảnh sinh hoạt của học sinh: trước buổi học, trong giờ học, sau giờ học.

3) Kết luận

Nêu cảm nghĩ: yêu mến ngôi trường, góp phần xây dựng trường lớp sạch đẹp.

Thời gian thấm thoắt thoi đưa, mới ngày nào em mới chỉ là một cô bé lớp một rụt rè núp sau lưng mẹ vậy mà giờ đây đã gần năm năm em theo học tại ngôi trường thân yêu này.

Ngôi trường của em đã được xây cách đây từ rất lâu rồi nên trông nó có một vẻ gì đó rất trang nghiêm và cổ kính. Trường em có tổng cộng ba tòa nhà, hai dãy nhà để xe cho học sinh và một dãy nhà để xe dành cho giáo viên. Ở giữa sân trường còn có một hồ nước rất rộng trồng hoa sen. Hè về những bông hoa sen nở hồng thắm như tô điểm cho ngôi trường của em thêm đẹp hơn. Xung quanh hồ còn có hàng rào cẩn thận để bảo đảm an toàn cho học sinh. Các dãy nhà được xây theo hình chữ U với các bức tường phủ sơn vàng óng toát lên vẻ thân thương, gần gũi.

Trong các lớp học ngoài những những vật dụng cần thiết như bàn ghế, bảng đen, phấn trắng còn có rất nhiều những thiết bị hiện đại khác như máy chiếu, máy in,…phục vụ cho công việc học tập. Đằng sau trường là một khu đất rất rộng dùng làm nơi để học thể dục và thi đấu thể thao. Trước cửa mỗi lớp học có những bồn hoa bé bé xinh xinh với những bông hoa màu sắc nổi bật thu hút những anh ong chị bướm đến hút mật đùa vui. Ngoài ra, trên sân trường còn có rất nhiều những cây bóng mát khác nhau như cây phượng với sắc đỏ rực rỡ, cây bàng với sắc xanh ngọc dịu mát,…

Đội ngũ giáo viên trường em đều là những thầy cô với chuyên môn cao và nhiệt huyết đối với nghề. Các thầy cô luôn luôn hết mình và tận tâm đối với nghề, luôn coi học sinh như con của mình mà chăm sóc, dạy dỗ. Học sinh trong trường ngoan ngoãn và chăm chỉ học tập, tu dưỡng đạo đức, kính thầy, yêu bạn. Em cảm thấy mình rất may mắn khi có thể được học tập tại môi trường lành mạnh này.

Em yêu trường em nhiều lắm. Hình ảnh của ngôi trường thân yêu sẽ mãi mãi khắc sâu vào trong tâm trí em như đánh dấu cả một quãng thời gian tuổi thơ tươi đẹp đầy nắng và gió.

Hk tốt

28 tháng 9 2018

Thấm thoát đã hơn bốn năm học trôi qua dưới mái trường thân yêu, vậy mà giờ đây những kỉ niệm buồn vui của năm tháng học trò cũng sắp trôi đi. Ngôi trường vẫn còn đó, vẫn lặng lẽ dõi theo từng lũ học trò chúng em học hành, đùa giỡn và cùng em bước đi trên con đường học tập.

Nhìn từ xa, ngôi trường như được khoác lên mình một chiếc áo màu màu vàng nhạt nhưng khi ánh nắng chiếu xuống làm cho chiếc áo ấy trở nên rực rỡ hơn. Mái tôn màu cam hòa lẫn với màu sơn hồng đậm của những bức tường tạo nên một phong cảnh đầy màu sắc. Khi đến gần, chúng ta sẽ bắt gặp ngay dòng chữ: "Trường tiểu học Nguyễn Nam Kim " được làm bằng đá hoa cương. Dù đã nhiều năm trôi qua, hứng chịu biết bao trận mưa rào, bao cái nắng nóng chói chang, vậy mà ngôi trường chẳng thay đổi là bao. Chiếc cổng sắt màu xám lúc nào cũng dang tay, mở rộng như vòng tay của một người mẹ lúc nào cũng sẵn sàng đón chào những đứa con thân yêu vào trường. Đối với em, ngôi trường này không nguy nga và tráng lệ như một tòa lâu đài mà chỉ đơn sơ nhưng vẫn giữ đầy nét trang nghiêm và thân thiện lạ thường. Sân trường được lát bằng đan, các bạn có biết, nơi đây chúng mình có thể chạy thỏa thích mà không sợ trượt chân đấy. Hai hàng cây xanh xoè tán rộng, làm bóng râm cho những bạn học sinh đứng chờ bố mẹ. Những chú chim từ phương nào bay đến đậu trên những cành cây hót líu lo chờ nắng sớm ban mai của ông mặt trời. Hàng ghế đá xếp dài gần các lớp học dể chúng em ngồi tâm sự với nhau sau mỗi tiết học căng thẳng, mệt mỏi. Sân trường còn là nơi các bạn học sinh và thầy cô sinh hoạt với nhau trong lễ chào cờ. Dãy hành lang xây dựng giống hình chữ U. Dọc các dãy hành lang, các lớp học được trang trí những hình ảnh ngộ nghĩnh và dễ thương. Các tủ sách di động được thầy Hiệu trưởng đặt để các em được đọc những quyển truyện rất hay và hấp dẫn. Mỗi phòng học được trang trí đẹp với nhiều sáng tạo và mang phong cách riêng của mỗi lớp. Lớp thì treo những chậu cây lơ lửng trên cửa sổ, lớp thì trang trí những bông hoa và những hình dáng con cá trên bức tường tạo nên một bức tranh sắc màu rực rỡ làm cho ngôi trường thân thuộc đến lạ kì. 

Em yêu ngôi trường này lắm. Mỗi ngày đến trường là một niềm vui. Những kỉ niệm, những khoảnh khắc đáng nhớ về ngôi trường về bạn bè, thầy cô không bao giờ em quên. Rồi một ngày em sẽ phải đến một ngôi mái trường mới nhưng ngôi trường tiểu học Nam Kim  vẫn không phai nhòa trong tâm trí em.