K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 1 2018

https://hoc24.vn/hoi-dap/question/94492.html

bạn qua đó tham khảo nha

NHÀ NGÔ : (939 – 967)

  1. Tiền Ngô Vương Ngô Quyền 939-944
  2. Dương Bình Vương Dương Tam Kha 944-950
  3. Hậu Ngô Vương Ngô Xương Ngập 950-965
    Hậu Ngô Vương Ngô Xương Văn 950-965

Dương Tam Kha cướp ngôi của nhà Ngô và làm vua trong 6 năm.
Thời Hậu Ngô Vương gồm hai vị vua Nam Tấn Vương Ngô Xương Văn và Thiên Sách Vương Ngô Xương Ngập cùng trị vì.

LOẠN 12 SỨ QUÂN

NHÀ ĐINH : (968 – 980)

  1. Đinh Tiên Hoàng Đinh Bộ Lĩnh 968-979
  2. Đinh Phế Đế Đinh Toàn 979-980

NHÀ TIỀN LÊ : (980 – 1010)

  1. Lê Đại Hành Lê Hoàn 980-1005
  2. Lê Trung Tông Lê Long Việt 1005 (3 ngày)
  3. Lê Ngoạ Triều Lê Long Đĩnh 1005-1009

NHÀ LÝ : (1010 – 1225)

  1. Lý Thái Tổ Lý Công Uẩn 1010 – 1028
  2. Lý Thái Tông Lý Phật Mã 1028 – 1054
  3. Lý Thánh Tông Lý Nhật Tôn 1054 – 1072
  4. Lý Nhân Tông Lý Càn Đức 1072 – 1127
  5. Lý Thần Tông Lý Dương Hoán 1128 – 1138
  6. Lý Anh Tông Lý Thiên Tộ 1138 – 1175
  7. Lý Cao Tông Lý Long Trát 1176 – 1210
  8. Lý Huệ Tông Lý Sảm 1211 – 1224
  9. Lý Chiêu Hoàng Lý Phật Kim 1224 đến 1225

Lý Chiêu Hoàng là Nữ vương duy nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam.

NHÀ TRẦN : (1225 – 1400)

  1. Trần Thái Tông Trần Cảnh 1225-1258
  2. Trần Thánh Tông Trần Hoảng 1258-1278
  3. Trần Nhân Tông Trầm Khâm 1279-1293
  4. Trần Anh Tông Trần Thuyên 1293-1314
  5. Trần Minh Tông Trần Mạnh 1314-1329
  6. Trần Hiến Tông Trần Vượng 1329-1341
  7. Trần Dụ Tông Trần Hạo 1341-1369
  8. Hôn Đức Công Dương Nhật Lễ 1369-1370
  9. Trần Nghệ Tông Trần Phủ 1370-1372
  10. Trần Duệ Tông Trần Kính 1372-1377
  11. Trần Phế Đế Trần Hiện 1377-1388
  12. Trần Thuận Tông Trần Ngung 1388-1398
  13. Trần Thiếu Đế Trần Án 1398-1400

NHÀ HỒ : (1400 – 1407)

  1. Hồ Quý Ly Hồ Quý Ly 1400
  2. Hồ Hán Thương Hồ Hán Thương 1401-1407
3 tháng 1 2018

Năm 1416, Lê Lợi và các cộng sự mở Hội thề Lũng Nhai, bắt đầu khởi nghĩa chống quân Minh xâm lược.

Ban đầu nghĩa quân lập chiến khu ở vùng núi Lam Sơn (Thanh Hóa), mặc dù có giành được một vài thắng lợi ở Lạc Thủy, Mường Một, Mường Chánh, nhưng lực lượng mỏng lại bị quân Minh trấn áp quyết liệt, nên phải rút về lập chiến khu mới ở vùng núi Chí Linh tại thượng nguồn sông Chu (thuộc xã Giao An giữa Lang Chánh và Thường Xuân của Thanh Hóa) vào khoảng năm 1418. Tại Chí Linh, quân Việt tiếp tục gặp phải khó khăn về lương thực và lực lượng, bị quân Minh tấn công dữ dội. Lê Lai đã phải cảm tử, đóng giả Lê Lợi để cứu nguy cho chủ tướng. Giữa năm 1419, quân Minh lập căn cứ ngay tại vùng Lam Sơn, gây sức ép mạnh trực tiếp tới Chí Linh, quân Việt buộc phải di chuyển căn cứ của mình tới vùng Mường Khôi ở thượng lưu sông Mã, và phải xin viện trợ về lương thực và voi, ngựa của các bộ tộc Lào. Nhưng về sau Lê Văn Luật gièm pha, nên Lào không giúp nữa và còn liên minh với quân Minh đánh quân Việt.[1][2] Cuối năm 1420, sau khi hạ được trại Quan Du của quân Minh, Lê Lợi chuyển đại bản doanh của mình về đây. Đầu năm 1423, quân Minh sử dụng lực lượng lớn đánh vào Quan Du, quân Việt phải rút về huyện Khôi (Nho Quan). Quân Minh phối hợp với quân Lào tiến đánh huyện Khôi, tuy quân Việt phòng thủ thành công, nhưng cũng thiệt hại lớn và nhận thấy huyện Khôi nằm giữa Tây Đô và Đông Quan là những căn cứ lớn của địch, nên không phải là nơi thuận lợi. Tháng 5/1423, quân Việt quay trở lại vùng núi Chí Linh, tướng sĩ đều kiệt quệ, lương thực thiếu nghiêm trọng, lại rút tiếp về Lam Sơn. Nhân việc nhà Minh giao chiến lớn với Mông Cổ ở phía Bắc, quân Minh và quân Việt tạm hòa hoãn. Trong thời gian hòa hoãn khoảng 1 năm, nghĩa quân Lam Sơn tranh thủ đẩy mạnh sản xuất, tích trữ lương thực, chiêu mộ binh sĩ, và đặc biệt là nghiên cứu tìm một căn cứ chiến khu mới.

Nguyễn Chích đã đề xuất nghĩa quân lấy Nghệ An làm nơi trú chân mới vì nơi đây lực lượng quân Minh mỏng nên dễ giải phóng, lại xa Đông Quan và Tây Đô nên sức ép của quân Minh không mạnh. Phía Nam Nghệ An là vùng Tân Bình-Thuận Hóa, nơi lực lượng quân Minh không nhiều. Điều quan trọng nữa là Nghệ An có thể cung cấp sức người cho quân khởi nghĩa. vùng đồng bằng Nghệ An khi được giải phóng có thể cung cấp lương thực.

Cuối năm 1424, Lê Lợi quyết định tiến hành chiến dịch giải phóng Nghệ An.

Diễn biến

Quân Lam Sơn quyết định tiến theo đường núi vào Nghệ An, giải phóng miền núi Nghệ An, và tiếp theo giải phóng vùng đồng bằng tại đây.

Trận Đa Căng

Để dọn đường vào Nghệ An, quân Việt đánh thành Đa Căng (ở Thọ Xuân) vào ngày 12/10/1424 .Thành này do Lương Nhữ Hốt, một viên tướng người Việt theo quân Minh giữ chức tham chính, làm chỉ huy. Trận này quân Việt giành thắng lợi, diệt hơn 1 ngàn quân địch, thu hết quân giới, đốt sạch trại thành của địch. Lương Nhữ Hốt bỏ chạy về thành Tây Đô. Quân Minh do Hoa Anh chỉ huy đến đánh, bị thua, cũng rút về Tây Đô.

Trận Bồ Đằng

Sau khi đánh xong Đa Căng, quân Việt theo đường núi Bồ Lạp ở lưu vực sông Hiếu, sông Con và sông Lam thuộc huyện Quỳ Châu ngày nay, tiến tới đánh thành Trà Lân. Quân Minh chia làm 2 cánh chặn đầu và chặn đuôi quân Việt. Cánh chặn đầu do Sư Hựu (người Minh, giữ chức đồng tri), Cầm Bành (người Việt, giữ chức tham tri phủ châu Trà Lân), Cầm Lạn (người Việt giữ chức tri phủ ở Quỳ Châu) chỉ huy có 5 nghìn quân. Cánh chặn hậu do Trần Trí (tổng binh), Lý An, Phương Chính, Thái Phúc (đều là người Minh) chỉ huy dẫn quân từ thành Tây Đô tới.

Cánh chặn hậu của quân Minh bị quân Việt phục kích đánh thua ở Bồ Đằng (Quỳ Châu), phải rút lui. Trận này, quân Việt tiêu diệt trên 2000 quân địch, chém được Trần Trung (hoặc Trần Quý) là đô ty người Minh. Cánh chặn đầu của quân Minh không dám đánh nữa, mà rút về lập trại ở Trịnh Sơn để bảo vệ thành Trà Lân.

Trận Trà Lân

Thành Trà Lân ở châu Trà Lân là một sơn thành tọa lạc tại một trái núi ở bờ Bắc sông Lam, chỗ hợp lưu của sông Con với sông Lam thuộc địa phận xã Bồng Khê, huyện Con Cuông ngày nay. Thành này trấn giữ đường từ miền núi Nghệ An xuống vùng đồng bằng. Thành đắp theo thế núi, chu vi khoảng 2 km, ngoài có hàng rào tre và hào sâu. Lực lượng của Cầm Bành vào khoảng 2.000 người.

Quân Việt vây thành Trà Lân, vừa đánh vừa dụ hàng. Cầm Bành cố thủ, nhưng quân lính trốn mất dần. Tổng binh Trần Trí ở thành Nghệ An sau trận thua đau ở Bồ Đằng không dám đến cứu Cầm Bành. Sơn Thọ (quân Minh) thả sứ của quân Việt là Lê Trăn để xin Lê Lợi hòa hoãn.

Sau 2 tháng bị vây đánh, Cầm Bành xin hàng. Lê Lợi tha cho Cầm Bành, tuyển mộ thêm 5000 tân binh. Thế lực của quân Việt lớn mạnh thêm. Thành Trà Lân trở thành một căn cứ của quân Việt, khống chế cả vùng miền núi Nghệ An, uy hiếp thành Nghệ An.

Trận ải Khả Lưu - Bồ Ải

Bị vua Minh phê bình, Trần Trí đành tiến quân tái chiếm Trà Lân. Từ thành Nghệ An tới thành Trà Lân phải đi qua ải Khả Lưu, cách thành Trà Lân khoảng 40 km.

Lê Lợi dẫn quân tới ải Khả Lưu, cho làm các hoạt động nghi binh tại ải này, và bố trí trận địa mai phục ở sau ải. Mặt khác, ông phái một cánh quân tinh nhuệ đến phục ở Bãi Sở (Long Sơn, Anh Sơn), sát trại Phá Lũ của quân Minh.

Quân Minh đánh ải Khả Lưu, quân Việt giả vờ thua chạy nhử địch vào trận địa mai phục rồi ập lại đánh. Trong khi đó, cánh quân Việt ở bãi Sở đánh úp, chiếm được doanh trại Phá Lũy. Hai trận này, quân Minh bị thiệt hại rất nặng.Tuy nhiên số quân Minh còn lại tiếp tục lập trại trên các núi để ngăn chặn quân Việt. Lê Lợi bèn cho đốt phá trại ở Khả Lưu rồi rút quân về ải Bồ (Đức Sơn, Anh Sơn) và bố trí một trận mai phục ở đây. Quân Minh thấy quân Việt rút liền truy kích nhưng lại rơi vào ổ mai phục, bị thiệt hại nặng; đô ti Chu Kiệt bị quân Việt bắt, và tiên phong Hoàng Thành bị tử trận. Trần Trí phải rút tàn quân về thành Nghệ An cố thủ.[8][10]

Trận Đỗ Gia

Từ sau các trận Bồ Đằng, Trà Lân, Khả Lưu, thanh thế của Lê Lợi nổi mạnh, các lực lượng khởi nghĩa của người Việt ở Nghệ An đều xin theo. Nhiều châu, huyện được giải phóng thêm. Cả Cẩm Quý, người Việt làm tri phủ cho quân Minh ở phủ Ngọc Ma cũng xin quy thuận. Quân Việt áp sát thành Nghệ An, đưa thành này vào thế bị cô lập. Quân Minh từ thành Nghệ An đánh ra vài lần đều thất bại, đành cố thủ bên trong.

Đầu năm 1425, Quân Minh từ thành Đông Quan do Lý An chỉ huy đi đường biển vào chi viện cho mặt trận Nghệ An. Quân Trần Trí từ trong thành đánh ra. Quân Việt dụ đối phương đến cửa sông Độ Gia và dùng chiến thuật phục kích đánh bại. Trần Trí chạy về Đông Quan. Lý An ở lại cố thủ thành Nghệ An.

Trận Diễn Châu

Tháng 6 năm 1425, Lê Lợi sai Đinh Lễ đem quân đánh thành Diễn Châu. Thành này là trị sở của châu Diễn (gồm các huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Yên Thành ngày nay). Quân Minh cố thủ trong thành. Quân Minh ở Thanh Hóa điều 300 thuyền lương do đô ti Trương Hùng chỉ huy vào tiếp tế cho thành Diễn Châu, nhưng rơi vào ổ phục kích của quân Đinh Lễ ngay tại ngoài thành. Quân Minh bị mất nhiều thuyền bè và lương thực, lại thêm trên 300 binh sĩ bị tử trận tại chỗ. Trương Hùng bỏ chạy về Thanh Hóa. Quân Việt tiếp tục vây hãm thành.

Kết quả

Dùng lối đánh bao vây và mai phục, chỉ trong vài tháng, quân Việt đã giành được những thắng lợi quan trọng, giải phóng các miền Nghệ An, đưa các thành Nghệ An và Diễn Châu vào thế bị cô lập. Nghệ An trở thành căn cứ quan trong, bàn đạp lợi hại để giải phóng các vùng khác của đất nước, trước hết là Thanh Hóa và Tân Bình-Thuận Hóa.Quân Minh chỉ còn giữ được mấy thành ở đây, nhưng bị chia cắt và cô lập hoàn toàn, không ứng cứu được cho nhau.

Ý nghĩa

Chiến dịch giải phóng Nghệ An của quân Lam Sơn thành công đã làm thay đổi cục diện chiến tranh Minh-Việt tại Việt Nam. Giải phóng được cả miền rộng lớn từ Thanh Hóa vào Nam, nghĩa quân Lam Sơn phát triển mạnh cả về lực lượng và kinh nghiệm chiến đấu, có điều kiện tiến hành tổng tấn công ra miền Bắc.

3 tháng 1 2018

C.mơn bạn nhiều nhayeu

3 tháng 1 2018

1.

- Nhà Trần:

+ Biết dựa vào sức mạnh toàn dân, đoàn kết dân tộc, vua tôi nhà Trần trên dưới một lòng kiên quyết kháng chiến chống quân xâm lược.

+ Thực hiến kế sách "vườn không nhà trống" vừa đánh, vừa rút lui để bảo toàn lực lượng, khi có thời cơ thì tổng phản công giành thắng lợi quyết định.

- Nhà Hồ: Không biết dựa vào nhân dân, đoàn kết tập hợp nhân dân để chống giặc mà chỉ chiến đấu đơn độc, không kế thừa được bài học kinh nghiệm của cha ông đi trước.

2.

- Nguyên nhân bùng nổ:

+Với những âm mưu thâm độc và tội ác của chế độ thống trị nhà Minh, trong vòng 20 năm đô hộ nước ta, nhà Minh đã làm cho sự khuungr hoảng của xã hội ngày càng thêm sâu sắc, đất nước bị tàn phá, lạc hậu, nhân dân lâm vào cảnh lầm than, điêu đứng.

+Chế độ thống trị của nhà Minh không thể tiêu diệt được tinh thần đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta, với lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc ta đã cầm vũ khí đứng lên đấu tranh theo sự chỉ huy của các quý tộc nhà Trần.

-Đặc điểm: Phong trào khởi nghĩa chống Minh đầu thế kỉ XV đã nổ ra sớm, các cuộc khởi nghĩa đều diễn ra khá liên tục, mạnh mẽ nhưng thiếu sự phối hợp, vì thế đều thất bại.

-Nguyên nhân thất bại: Thiếu liên kết, chưa tạo nên một phong trào chung, thiếu một đường lối đánh giặc đúng đắn, nội bộ những người lãnh đọa có mâu thuẫn, làm cho sức chiến đấu của cuộc khởi nghĩa suy yếu, dẫn đến các cuộc khởi nghĩa lần lượt bị đàn áp.

2 tháng 1 2018

Thời Trần, Quốc tử giám mở rộng việc đào tạo con em quý tộc, quan lại. Các lộ, phù quanh kinh thành đều có trường công. Trong nhân dân, ở các làng xã có trường tư. Các kì thi được tổ chức ngày càng nhiều. Chu Văn An là một thầy giáo tiêu biểu thời Trần.
Cơ quan chuyên viết sử ra đời (Quốc sử viện) do Lê Văn Hưu đứng đầu. Năm 1272, ông biên soạn xong bộ Đại Việt sử kí gồm 30 quyển. Đây là bộ chính sử đầu tiên có giá trị của nước ta.
Về quân sự, tác phẩm nổi tiếng Binh thư yếu lược của Trần Hưng Đạo đánh dấu bước phát triển về lí luận quân sự của Đại Việt.
Trên lĩnh vực y học, người thầy thuốc nổi tiếng Tuệ Tĩnh đã nghiên cứu cây thuốc nam, tổng kết việc chữa bệnh bằng thuốc nam trong nhân dân. Một số nhà thiên văn học như Đặng Lộ, Trần Nguyên Đán cũng có những đóng góp đáng kể. Cuối thế kỉ XIV, Hồ Nguyên Trừng và các thợ thủ công giỏi đã chế tạo được súng thần cơ và đóng các loại thuyền lớn, có hiệu quả cao trong chiến đấu.

2 tháng 1 2018

thanks nhưng mik đang hỏi về kinh tế
và mik cx vừa tìm đc câu trả lời

2 tháng 1 2018

- Từ giữa thế kỉ XI, nhà Tống gặp nhiều khó khăn về đối ngoại, vì thế nhà Tống muốn dùng chiến tranh xâm lược để giải quyết những cuộc khủng hoảng trong nước.

- Nhà Tống muốn dùng chiến công để trấp áp phe đối lập trong triều, lai nước biên cương ở phía Bắc là Liêu – Hạ và các cuộc đổi với nhân dân trong nước.

9 tháng 12 2018

từ giữa TK XI nhà Tống gặp nhiều khó khăn chồng chất:

- trong nc ngân khố cạn kiệt tài chính nguy ngập nội bộ mâu thuẫn

-nhân dân đói khổ nổi dậy đấu tranh

-vùng biên giới phía bắc thường xuyên bị nc Liêu-Hạ quấy phá

=> Nhà Tống muốn dùng chiến tranh để giải quyết khủng hoảng trong nc và các nc biên giới cũng phải kiêng nể

là một lễ hội trước đây tại một số quốc gia như Việt Nam và Trung Quốc, do nhà vua đích thân khai mạc. Nghi thức chính của lễ hội là người đứng đầu (vua, chủ tịch nước) sẽ đích thân ra cày cấy để làm gương, khuyến khích nông nghiệp.
Tại Việt Nam, sau gần 100 năm không tổ chức, thì đến năm 2009, nghi lễ này chính thức được tái hiện tại Đọi Sơn thuộc tỉnh Hà Nam vào mùng 5-7 tháng giêng, và từ năm 2010, có sự tham gia của chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và Trương Tấn Sang.
Ở các nước nông nghiệp, lễ hội tịch điền nhằm khuyến khích nông nghiệp, vua đã biết chăm lo đến nghề nông. Hơn nữa, như người xưa đã nói, hành động có công hiệu hơn ngàn lời nói. Chẳng thế mà kỷ cương phép nước giữ vững. Đất nước vững vàng, kinh tế cực phát triển, cũng nhờ công lớn lắm của các vua thời trước.

3 tháng 1 2018

Thanks ạthanghoa

2 tháng 1 2018

Chiến thắng Bạch Đằng năm 1288 đã kết thúc cuộc chiến tranh xâm lược của quân Nguyên đối với Đại Việt. Trong ba lần tấn công xâm lược, với quyết tâm cao, quân địch đã huy động một lực lượng hùng mạnh, nhiều tướng giỏi hòng đè bẹp nhân dân Đại Việt nhưng cả ba lần đều thất bại.

Chiến thắng Bạch Đằng năm 1288 đã đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược của Mông – nguyên, một kẻ thù mạnh và an tàn bạo nhất thế giới lúc bấy giờ để bảo vệ độc lập toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia của Đại Việt.

2 tháng 1 2018

cảm ơn bạnhahaokeoeo

Ôn tập lịch sử lớp 7

2 tháng 1 2018

Lễ này có nguồn gốc từ trung quốc và do nhà vua đích thân khai mạc , thường tổ chức dịp đầu xuân . Vua quan xuống ruộng cày nhằm động viên , khuyến khích người dân sản xuất và phát triển nông nghiệp . Vua đầu tiên nước ta làm lễ này là vua Lê Đại Hành (năm 987)

2 tháng 1 2018

cam on a

2 tháng 1 2018

Thế này bạn nhé: Cổ Loa hiện đang còn là một cái tên mà nhiều nhà nghiên cứu chưa đi đến một sự thống nhất. Nếu phiên âm ra tiếng Việt thì Cổ nghĩa là xưa, cũ, còn Loa là ốc. Nếu gép vào thì có nghĩa là ốc xưa. Giải thích thế này vẫn o ổn. Đúng không? Theo ý tôi thì cái tên Cổ Loa - là người đời sau Thục Phán An Dương Vương đặt để tưởng nhớ về một toà thành ( Loa Thành ) xưa cũ. Như tôi đã nói Loa nghĩa là ốc. Nếu bạn chịu khó đọc tài liệu về toà thành này thì thấy. Kiến trúc của nó giống hình trôn ốc với 9 vòng thành, chu vi tới 9 dặm. Hiện chỉ còn 4 vòng thành hào khép kín, như những vòng tròn to nhỏ lồng vào nhau.