Có bạn đang trong đội tuyển văn thì muốn sang đội Toán . Em hãy phát biểu cảm nghĩ và đưa ra lời khuyên cho bạn
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tìm từ láy:
+)tiếng nói:dõng dạc,ngấp ngứ,khô khan,dịu dàng,dỗ dành,đanh đá,nhỏ nhẹ,lưu loát.
+)tiếng cười:hớn hở,sặc sụa.
Tớ tên là Nga. Tớ 12 tuổi học ở THCS TT Nhã Nam. Tớ có mái tóc ngang vai xoăn từng lọn. Tớ cao 1.52. Tớ thik nghe nhạc nhất là nhạc anh. Ai giống tớ thì kb nhé
Sáo trúc
Sáo trúc xuất hiện nhiều trong văn thơ Việt Nam. Từ xưa đến nay đã gắn bó với đời sống tinh thần, văn hóa của người Việt. Vật liệu làm sáo trúc thường là tre hoặc trúc. Đường kính khoảng 1,5cm và chiều dài 30cm.
Sáo trúc diễn đạt nhiều cung bậc cảm xúc, âm vực rộng trên hai quãng tám. Âm sắc của nó trong sáng, vui tươi gợi mở khung cảnh đồng quê yên bình của nước ta.
Sáo trúc có thể độc tấu hoặc hòa tấu cùng với dàn nhạc giao hưởng, cổ truyền, thính phòng, nhạc nhẹ.
Đàn tranh
Đàn tranh có hình hộp dài, khung hình thang chiều dài từ 110 – 120cm. Đầu lớn có lỗ và con chắn để mắc dây, rộng 25 – 30cm. Đầu nhỏ gắng 16 khóa lên dây chéo qua mặt đàn rộng 15 – 20cm.
Mặt đàn được làm bằng ván gỗ ngô đồng uốn hình vòm và dày 0,05cm. Ngựa đàn (con Nhạn) nằm ở giữa để gác dây và di chuyển điều chỉnh âm thanh.
Dây đàn có các cỡ khác nhau và được làm bằng kinh loại. Móng gảy được làm bằng nhiều chất liệu như kim loại, đồi mồi, sừng.
Tiếng đàn tranh nghe trong trẻo, tươi sáng thể hiện những điệu nhạc vui tươi. Đàn tranh được sử dụng để độc tấu, hòa tấu, đệm cho người hát, ngâm thơ, dàn nhạc tài tử, dàn nhã nhạc, phường bát âm và những dàn nhạc dân tộc tổng hợp.
Đàn bầu
Còn được gọi là Độc huyền cầm. Đây là một trong các loại nhạc cụ dân tộc Việt Nam được gảy bằng que hoặc miếng gảy. Có hai loại đàn bầu là đàn thân tre và đàn hộp gỗ.
Đàn thân tre: Loại đàn được sử dụng trong hát Xẩm. Thân đàn là một đoạn tre hoặc bương dài 120cm, đường kính 12cm. Mặt đàn được lóc đi phần cật trên đoạn tre, bương.
Đàn hộp gỗ: Loại đàn được cải tiến về sau, dùng cho nghệ sĩ chuyên nghiệp. Loại đàn này có nhiều kích thước, hình dáng khác nhau.
Dây đàn bầu chạy suốt thân đàn. Xưa dây đàn được làm bằng tơ tằm se thành sợi, sau thay bằng dây sắt.
Đàn bầu được làm bằng một nửa quả bầu nậm. Bầu đàn lồng vào giữa vòi đàn nơi buộc dây đàn. Bầu đàn sẽ giúp âm lượng của đàn tăng thêm.
Âm sắc của loại nhạc cụ dân tộc Việt Nam này sâu lắng, ngọt ngào, quyến rũ, dễ đi vào lòng người.
Ðàn đáy
Được chế tác vào thời Lê khoảng thế kỷ XV-XVIII, là cây đàn dài nhất do người Việt sáng tạo ra. Xưa đàn đáy được gọi là Vô để cầm tức đàn không đáy, cũng có người gọi là Đới cầm.
Đàn đáy được sử dụng trong hát ca trù, hát ả đào cùng với phách và trống đế.
Âm thanh của đàn đáy nỉ non, buồn man mác. Loại đàn này được gắn với 7 cung chia đều nên khi hát xuống thấp hoặc lên cao thì người nghệ sĩ không cần vặn dây lại mà chỉ cần đổi thế bấm nhanh.
Đàn đáy có thể tạo ra các ngón chùn khi bấm tạo thành nét độc đáo của loại đàn này.
Đàn tỳ bà
Là một loại nhạc cụ dây gẩy của Việt Nam. Tuy nhiên, cũng có một số tài liệu ghi chép đàn tỳ bà xuất hiện ở Trung Quốc từ rất sớm được gọi là PiPa, rồi ở Nhật được gọi là BiWa.
Đàn tỳ bà được làm bằng gỗ cây ngô đồng. Cần đàn, thùng đàn liền nhau có dáng như hình quả lê bổ đôi. Mặt đàn được làm bằng gỗ xốp, nhẹ và để mộc. Mặt cuối thân đàn để mắc dây gọi là ngựa đàn. Đầu đàn còn được chạm khắc cầu kỳ, có thể là hình chữ thọ hoặc hình con dơi. Đầu đàn được gắn 4 trục gỗ để lên dây.
Đàn tỳ bà dài từ 94 – 100cm. Cần đàn có gắn 4 miếng ngà voi cong vòm lên được gọi là Tứ Thiên Vương. Tám phím chính làm bằng gỗ hoặc tre gắn ở phần mặt đàn cho những cao độ khác nhau.
Xưa dây đàn được làm bằng tơ tằm, nay được làm bằng dây nilon.
Đàn tỳ bà mặc dù có xuất xứ từ những nước khác, nhưng qua thời gian đã được bản địa hóa và trở thành nhạc cụ dân tộc Việt Nam. Nó thể hiện sâu sắc, đậm đà các bản nhạc mang phong cách của dân tộc Việt Nam.
Đàn nguyệt
Đàn nguyệt có tên gọi khác là đàn Kìm. Đây là loại nhạc cụ dân tộc được sử dụng rộng rãi trong dòng nhạc cung đình, nhạc dân gian.
Đàn nguyệt bắt đầu xuất hiện trong mỹ thuật Việt Nam từ thế kỷ XI, cho đến nay vẫn là một nhạc cụ âm nhạc quan trọng và được sử dụng chủ yếu dành cho nam giới.
Cần đàn nguyệt khá dài, phím cao nên nghệ sĩ có thể tạo ra được các âm mềm mại, nhấn nhá uyển chuyển.
Âm đàm vang, trong và biểu hiện rất phong phú, có lúc nỉ non sâu lắng, có lúc lại sôi nổi, tươi vui. Vì thế, đàn nguyệt được sử dụng trong hòa tấu nhạc lễ trang nghiêm, lễ tang hoặc hát văn, hòa tấu thính phòng. Hình thức diễn tấu cũng phong phú: Độc tấu, hòa tấu hoặc đệm cho hát.
Đàn nhị (đờn cò)
Có mặt trong âm nhạc truyền thống của nước ta từ rất lâu đời, đàn nhị đóng vai trò quan trọng không thể thiếu trong những dàn nhạc dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay.
Đàn nhị được người dân Nam bộ gọi là đàn cò vì hình dáng trông giống như con cò. Trục dây đầu quặp xuống như mỏ cò. Thân đơn như con cò. Cần đờn như cổ cò. Tiếng đờn nghe lảnh lót nhưng tiếng cò.
Đờn cò được sử dụng trong các dàn nhạc nhã nhạc, sắc mùa, cải lương, ngũ âm, bát âm, nhạc tài tử, dân ca…
Ngày nay, đàn nhị còn được khai thác dùng trong những ca khúc buồn hoặc nhạc phẩm quê hương.
Đàn tam thập lục
Có 36 dây đàn nên được gọi là tam thập lục. Đây là nhạc khí dây thuộc chi gõ của nhạc cụ dân tộc Việt Nam.
Đàn tam thập lục hình thang cân, mặt đàn được làm bằng gỗ xốp, nhẹ, để mộc, nhìn hơi phồng lên ở giữa. Cần đàn và thành đàn được làm bằng gỗ cứng, trên mặt đàn và đặt so le 2 hàng ngựa. Mỗi hàng có 28 ngựa. Cần đàn bên trái có 36 móc để mắc dây và bên phải có 36 trục lên dây.
Dây đàn được làm bằng kim khí. Que đàn làm bằng 2 thanh tre mỏng và dẻo. Đầu que được quấn dạ để tiếng đàn nghe êm hơn.
Âm thanh của đàn tam thập lung thánh thót, trong sáng và rộn rã.
Đàn tam thập lục được sử dụng trong những dàn nhạc cải lương, chèo. Được dùng để độc tấu, đệm cho hát hoặc tham gia vào dàn nhạc dân tộc tổng hợp.
Đàn tam
Đàn tam có 3 dây, mặt bầu vàng được bịt da trăn. Trước đây, đàn tam được sử dụng trong dàn nhạc bát âm. Ngày nay, đàn tam có mặt ở hầu hết các dàn nhạc với kích cỡ khác nhau.
Âm sắc của loại đàn này không như những loại đàn khảy dây khác, có màu âm vang, sáng sủa, ấm áp và rộn rã. Nhưng khi ở quãng thấp thì âm đàn tam lại hơi đục. Vì thế thường được dùng để thể hiện những giai điệu khỏe khoắn, trầm hùng.
Đàn sến
Đàn sến là một trong những loại nhạc cụ dân tộc Việt Nam, là nhạc khí dây gảy loại có cần đàn. Loại đàn này được du nhập vào nước ta và trở thành nhạc cụ dân tộc Việt, được sử dụng phổ biến nhất là ở miền Nam.
Âm sắc đàn sến rất trong trẻo, tưới sáng, gần giống đàn nguyệt nhưng độ ngân vang không bằng. Đàn sến được dùng trong những dàn nhạc cải lương, sân khấu tuồng.
Đàn đá
Đàn đá thuộc bộ gõ, đâu là loại nhạc cụ cổ nhất của dân tộc Việt Nam. Mỗi thanh đá có hình dáng, kích thước khác nhau và được chế tác bằng phương pháp gõ thô sơ.
Đá nhỏ, mỏng sẽ cho âm cao. Ngược lại đá to, dày sẽ cho âm trầm. Vật liệu được sử dụng làm đàn đá là các loại đá ở vùng Đông Nam Bộ và Nam Trung Bộ.
Tiếng đàn âm vang nghe như lời kể, niềm an ủi những vui buồn trong cuộc sống.
Đàn gáo
Còn được gọi là đàn hồ, là loại nhạc khí cung vĩ phát triển từ đàn nhị. Đàn gáo to, dài hơn đàn nhị nhưng lại khá giống đàn hồ cầm của Trung Quốc về các tính năng.
GS Tô Vũ cho biết: “Gáo” và “Cò” là hai sáng tạo ngôn ngữ có tính cách dân gian ở Nam Bộ, chỉ đàn Nhị và Hồ ở miền Bắc và Trung. Đàn gáo ở miền Nam thường được làm bằng nửa gáo dừa to, bịt mặt gỗ để làm bầu đàn nên được gọi là đàn gáo.
Đàn gáo có âm trầm hơn đàn nhị nhưng lại đầy đặn, rộng rãi và chắc chắn hơn. Âm sắc của đàn gáo đẹp, ấm nhưng hơi trầm đem lại cảm xúc sâu lắng.
Đàn gáo thường được sử dụng trong dàn nhã nhạc, sân khấu chèo, tuồng, phường bát âm. Đây cũng là nhạc cụ đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong hát Xẩm, đệm cho giọng trung, trầm.
Điểm khác biệt nhất so với đàn nhị là không xuất hiện trong dàn nhạc cung đùng, dàn nhạc tài tử miền nam. Tuy nhiên, đàn gáo và đàn nhị luôn song hành ở những dàn nhạc sân khấu cải lương, cổ truyền và dàn nhạc lễ.
Đàn T’Rưng
Đàn T’Rưng là loại nhạc cụ dân tộc thuộc họ nhạc cụ tự thân vang ở Tây Nguyên. Đây là loại đàn có từ 5 – 7 ống lô ô và được cắt dài ngắn khác nhau. Đối với đàn T’Rưng chuyên nghiệp thì có từ 12 – 16 ống xếp thành hàng trên giá đàn. Các ống này được kết vào 2 sợi dây song song tạo thành câu đàn. Để chơi đàn người ta sẽ dùng 2 dùi bọc vải gõ lên trên các ống.
Đàn T’Rưng có âm vực rộng gần 3 quãng 8. Có thể thể đánh được chồng âm hoặc đồng âm nhưng 2 nốt nhạc phải cách nhau một quãng 8. Những ống nhỏ ngắn sẽ phát ra âm cao, còn các ống to, dài sẽ phát ra âm trầm.
Âm sắc của đàn T’Rưng khá độc đáo, tiếng không to, không vang xa nhưng lại khác biệt.
Đàn đoản
Còn được gọi là đàn nhật, đàn mặt trời. Đây là nhạc khí dây gảy loại có dọc, là nhạc cụ truyền thống của dân tộc Việt Nam và một vài dân tộc thiểu số ở miền Bắc. Gần giống với đàn đoản, người Lô Lô có Gièn Xìn, người H’Mông có Thà Chìn. Hộp đàn mỏng hơn và có vẽ hoa, khoét lỗ thoát âm.
Đoàn đoản được du nhập vào Việt Nam và trở thành đàn Việt Nam. Đây là loại đàn có 4 dây bằng tơ. Được xếp phím theo hệ thống 7 âm chia đều, khi đánh theo điệu thức 12 bình quân phải nhấn mới đạt được độ cao mong muốn.
Âm thanh của đàn đoản vang, khỏe và giòn, thường phù hợp với những giai điệu vui tươi, dí dỏm, hoạt bát. Đàn đoản thường được sử dụng trong những dàn nhạc bát âm, cải lương, tuồng. Hiện nay, đàn đoản còn được đưa vào dàn nhạc dân tộc tổng hợp hòa tấu.
Khèn
Khèn là nhạc cụ thuộc bộ hơi, cấu trúc phức tạp. Nó bao gồm nhiều ống trúc xếp cạnh nhau. Mỗi đầu cắm được xuyên qua bầu đàn hình bắp chuối để làm hộp cộng hưởng. Khèn là nhạc cụ quen thuộc của đồng bào dân tộc Mường, Thái, H’mông…. Đới với người Mường, khèn được sử dụng để đệm cho hát. Người H’Mông khèn lại được dùng để giao duyên trai gái.
Khèn của người Thái có 12 ống, còn của người H’Mông có 6 ống, được bó thành hai hàng và gọi là khèn bè. Âm sắc của khèn bè giòn, mảnh, mỗi ống sẽ phát ra âm sắc nhất định. Bên trong ống có lưỡi gà được làm bằng bạc hoặc đồng dát mỏng.
Khèn bè là nhạc cụ âm nhạc đa thanh, âm vực rộng khoảng 1, 5 quãng 8, âm kéo dài.
Cồng chiêng
Cồng chiêng là nhạc cụ dân tộc Việt Nam, xuất hiện từ thời văn hóa đồng thau Đông Sơn. Đây là loại nhạc cụ thuộc họ tự thân vang, được đúc bằng hợp kim đồng pha chì và thiếc. Cồng là loại có núm, chiêng là loại không có núm. Cồng chiêng càng nhỏ thì tiếng càng cao, càng to thì tiếng sẽ càng trầm.
Trong âm nhạc của hầu hết các dân tộc Việt Nam, cồng chiêng là loại nhạc cụ không thể thiếu. Cồng chiêng nổi tiếng và gắn liền với Tây Nguyên. Ngày nay, âm nhạc cồng chiêng Tây nguyên mang giá trị nghệ thuật được khẳng định trong đời sống văn hóa xã hội.
Trên đây là các loại nhạc cụ dân tộc Việt Nam. Hi vọng rằng, thế hệ trẻ Việt Nam ngày nay cũng sẽ dành sự quan tâm đến âm nhạc cổ truyền. Nhờ vậy mà nền âm nhạc cổ truyền được bảo tồn và phát huy.
Trên đời này, chắc ai cũng sẽ có một ngày kỉ niệm thật đáng nhớ, đúng không nào? Chị cũng vậy, kỉ niệm đáng nhớ nhất đối với chị đó là sinh nhật năm lên chín. Dịp sinh nhật đó, chị được bố mẹ cho về quê để tổ chức với ông bà.
Ngày sinh nhật là ngày vui của người được sinh nhật cũng như niềm vui của những người thân, bạn bè được chung vui, chúc mừng. Ở nơi thành phố, bữa tiệc sinh nhật của các bạn nhỏ thường rất đông vui, rất nhiều hoa quả, bánh kẹo và những gói quà, ngược lại, ở vùng nông thôn, một bữa tiệc sinh nhật như vậy là quá xa xỉ. Ở nơi đây, đa số các gia đình đều làm nông dân, họ ngày ngày quần quật với ruộng đồng, bán mặt cho đất bán lưng cho trời, lao động bất kể ngày mưa ngày nắng.
Họ chỉ cố gắng sao cho gia đình đủ ăn đủ mặc, cho con cái có quyển sách, cái bút chứ chẳng còn thời gian và tâm trí đâu để nhớ tới cái gọi là ngày sinh nhật. Ngày sinh nhật chị, chỉ có một chiếc chiếu làm bằng những cật tre trải ra giữa sân, giữa chiếu được bày ra chỉ vỏn vẹn vài cái kẹo, những chiếc bỏng nhỏ xíu nhiều màu sắc và vài thanh bỏng gạo. Sinh nhật ở đây cũng có mấy bạn tới dự, nhưng các bạn chỉ đến chơi, tranh nhau đồ ăn chứ không mang quà, hay kể cả người thân, anh em cũng không hề có quà. Chị hiểu rằng, quà cáp không quan trọng và dù không có quà thì chỉ cần mọi người tới dự, nhớ tới sinh nhật của mình đã là niềm vui lớn lắm rồi.
Sau khi ăn hết đồ ăn, chúng bạn cùng nhau chơi, chính vì hôm nay là ngày sinh nhật của chị nên khi chơi bất cứ trò gì chị cũng được nhường hơn.
Và, em biết gì không? Chị cảm thấy rất ấn tượng và bất ngờ, lần đầu tiên chị được chứng kiến một bữa tiệc giản đơn đến thế, và có lẽ đây sẽ là bữa tiệc sinh nhật mà chị nhớ nhất. Ở cái tuổi hồi đó, như chị, các bạn ở thành phố còn phải dỗ ăn, chiều chuộng, bao bọc, còn ở nông thôn, các bạn ấy đi ăn sinh nhật còn mang phần về, vì các bạn nhớ tới người ở nhà, đúng là có nghèo có khó người ta mới nhớ đến nhau còn khi đầy đủ rồi thì chẳng cần nhớ đến như thế nữa.
#Riin
Câu 2 : Do đâu ếch bị con trâu đi qua giẫm bẹp ?- Thứ nhất ếch ra ngoài giếng, rời khỏi nơi quen thuộc nhưng nó vẫn giữ thói kiêu căng.- Thứ hai, ếch không chú ý gì đến xung quanh, chỉ nhâng nháo nhìn trời.Việc rời khỏi cái giếng quen thuộc là nguyên nhân khách quan. Nhưng nếu ếch không kiêu ngạo, chịu khó quan sát xung quanh thì không thể bị trâu giẫm bẹp. Vậy ếch chết vì nguyên nhân khách và chủ quan nhưng nguyên nhân chủ quan là chính.
Câu 3 : Truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng nhằm nêu lên bài học gì ? Ý nghĩa của bài học ?- Bài học đầu tiên là môi trường sống nhỏ bé tù túng, không giao lưu làm hạn chế sự hiểu biết thế giới xung quanh.- Bài học thứ hai là sống lâu ở môi trường như thế, sự hiểu biết của người ta sẽ trở nên nông cạn, hạn hẹp.- Bài học thứ ba là từ hiểu biết hạn hẹp, dễ nảy sinh tâm lí chủ quan, kiêu ngạo.- Bài học thứ tư là khi thay đổi môi trường sống, người ta phải thận trọng, khiên tốn tìm hiểu để thích nghi.- Bài học thứ năm là kiêu ngạo, chủ quan bao giờ cũng phải trả giá đắt, có khi mất mạng như chú ếch kia.Ý nghĩa các bài học là sự khuyên bảo, nhắc nhở con người ở mọi lĩnh vực nghề nghiệp, mọi nơi cần cảnh giác với sự nông cạn, hạn hẹp và chủ quan.
Đúng đấy,sang luôn đi